Thôn Thành Công (xã Lãng Công, Sông Lô) là địa
phương duy nhất trong tỉnh có đồng bào dân tộc Dao sinh sống. Trong xu
thế hội nhập, giao thoa nền văn hóa, đồng bào dân tộc Dao nơi đây luôn có
ý thức giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc
mình.
Theo tục lệ, cứ vào các ngày mùng: 3/3; 8/4; 6/6
âm lịch hàng năm, đồng bào Dao ở Lãng Công lại làm các món xôi đen, xôi
đỏ, xôi tím, bánh dùng rồi đem ra miếu thờ. Ngoài số xôi, bánh để
thờ thần Núi, người dân còn làm thêm xôi, bánh để đem biếu gia đình
nhà ngoại. Theo ông Trưởng bản Đặng Văn Sinh, các loại xôi có màu sắc
khác lạ ở Thành Công được chế biến từ gạo nếp trộn với nước lá xôi
đỏ, tím, đen giã nhuyễn. Xôi dẻo vừa độ, thơm ngon và trông rất đẹp
mắt.
Ngoài lễ thờ thần Núi, người Dao ở Lãng Công còn
được biết đến bởi những tập tục cổ truyền độc đáo như: Lễ cúng tổ
tiên, cưới hỏi, ma chay, lễ cấp sắc, lễ đầy tháng con, Tết nhảy… Đây là
những phong tục mang đậm bản sắc dân tộc Dao, được truyền từ đời này
qua đời khác. Nói về gốc tích người Dao nơi đây, ông Đặng Văn Sinh nói:
“Người Dao ở đây vốn dĩ có nguồn gốc từ Hòa Bình, di cư tới đây từ
vài trăm năm trước. Hai người có công khai thiên lập địa ở chốn này là
ông cụ tổ họ Đặng và cụ tổ họ Dương. Để tưởng nhớ tổ tiên, đồng
bào người Dao đã lập miếu thờ ở sau Núi. Mỗi dịp lễ, Tết đều thực
hiện cúng bái theo nghi thức để tưởng nhớ công ơn, cầu xin mưa thuận
gió hòa, mùa màng bội
thu.”
Một trong những phong tục độc đáo nhất của người
Dao ở Lãng Công là tục lệ cấp sắc. Lễ cấp sắc được tiến hành khi
người con trai (hoặc con gái) đã đến độ tuổi trưởng thành và đã kết
hôn. Các nghi thức cúng bái được tiến hành bởi 7 người thầy cúng,
được coi là 7 ông bố đỡ đầu, đưa người được cấp sắc lên thiên đình
làm lễ cấp sắc. Ngoài ra, cần có 20 người phục vụ cúng trong 3 ngày 2
đêm. Lễ vật tối thiểu bao gồm: 4 con lợn và 10 con gà. Sau khi làm lễ,
người được cấp sắc sẽ được ban một tên âm. Tên này được con cháu sử
dụng để thờ cúng người được cấp sắc khi về
già.
Đồng bào dân tộc Dao xưa kia có rất nhiều phong
tục truyền thống song một số phong tục không phù hợp đã bị mai một
theo thời gian. Bên cạnh đó, nhiều phong tục vẫn trường tồn với thời
gian, giữ được bản sắc riêng độc đáo. Một trong những phong tục độc
đáo của người Dao ở Lãng Công đó là tục cưới hỏi. Ông Hùng cho biết:
“Các đôi trai gái được tự do tìm hiểu. Khi đã đồng ý kết tóc se duyên,
nhà trai sẽ mang đôi gà trống sang nhà gái làm lễ niên canh, xin ngày sinh tháng
đẻ của cô gái rồi về nhà làm lễ cúng tổ tiên. Trong lễ cúng tổ tiên, gia
đình nhà trai sẽ hỏi thầy cúng xem chàng trai và cô gái có hợp tuổi
nhau không. Nếu hợp tuổi, đôi trai gái sẽ được gia đình hai bên cho làm lễ
đính ước. Trong lễ đính ước, nhà trai sẽ đưa nhà gái 2 đồng bạc gói trong
miếng vải đỏ. Trong vòng 1 tháng, nếu nhà gái không trả lại 2 đồng bạc thì nhà
trai tiếp tục làm lễ sách đỏ, quyết định ngày cưới. Trong ngày cưới, cô dâu
phải mặc bộ áo cưới truyền thống do chính tay mình tự thêu hoặc do mẹ đẻ thêu.
Điều đặc biệt là khác với người Kinh, chú rể người Dao sẽ không sang
nhà gái rước dâu. Khi đoàn nhà trai đón cô dâu về đến cổng, chú rể và bố mẹ
mình sẽ lánh mặt để tránh xung đột giữa mẹ chồng và nàng dâu sau này. Sau khi
cô dâu được dẫn vào buồng ngủ, chú rể mới vào vén khăn che mặt, dẫn cô dâu ra
trước bàn thờ tổ tiên làm lễ tơ hồng, uống rượu giao bôi. Ngày hôm sau, nhà trai
đem lễ vật sang nhà gái làm lễ lại mặt. Chú rể phải mang tiền lẻ để phát vốn
cho anh em nhà gái. Cũng trong buổi lại mặt, nhà gái phải làm ít nhất 6 chiếc
bánh chưng biếu nhà trai mang về làm
quà.
Cùng với việc giữ gìn những phong tục truyền
thống độc đáo của dân tộc, người Dao ở Lãng Công luôn chủ động tiếp
thu những nét đẹp văn hóa của các dân tộc khác, góp phần vào việc
thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về "Xây dựng nền văn hóa Việt Nam
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc".
Bạch Nga
Thôn Thành Công (xã Lãng Công, Sông Lô) là địa
phương duy nhất trong tỉnh có đồng bào dân tộc Dao sinh sống. Trong xu
thế hội nhập, giao thoa nền văn hóa, đồng bào dân tộc Dao nơi đây luôn có
ý thức giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc
mình.
Theo tục lệ, cứ vào các ngày mùng: 3/3; 8/4; 6/6
âm lịch hàng năm, đồng bào Dao ở Lãng Công lại làm các món xôi đen, xôi
đỏ, xôi tím, bánh dùng rồi đem ra miếu thờ. Ngoài số xôi, bánh để
thờ thần Núi, người dân còn làm thêm xôi, bánh để đem biếu gia đình
nhà ngoại. Theo ông Trưởng bản Đặng Văn Sinh, các loại xôi có màu sắc
khác lạ ở Thành Công được chế biến từ gạo nếp trộn với nước lá xôi
đỏ, tím, đen giã nhuyễn. Xôi dẻo vừa độ, thơm ngon và trông rất đẹp
mắt.
Ngoài lễ thờ thần Núi, người Dao ở Lãng Công còn
được biết đến bởi những tập tục cổ truyền độc đáo như: Lễ cúng tổ
tiên, cưới hỏi, ma chay, lễ cấp sắc, lễ đầy tháng con, Tết nhảy… Đây là
những phong tục mang đậm bản sắc dân tộc Dao, được truyền từ đời này
qua đời khác. Nói về gốc tích người Dao nơi đây, ông Đặng Văn Sinh nói:
“Người Dao ở đây vốn dĩ có nguồn gốc từ Hòa Bình, di cư tới đây từ
vài trăm năm trước. Hai người có công khai thiên lập địa ở chốn này là
ông cụ tổ họ Đặng và cụ tổ họ Dương. Để tưởng nhớ tổ tiên, đồng
bào người Dao đã lập miếu thờ ở sau Núi. Mỗi dịp lễ, Tết đều thực
hiện cúng bái theo nghi thức để tưởng nhớ công ơn, cầu xin mưa thuận
gió hòa, mùa màng bội
thu.”
Một trong những phong tục độc đáo nhất của người
Dao ở Lãng Công là tục lệ cấp sắc. Lễ cấp sắc được tiến hành khi
người con trai (hoặc con gái) đã đến độ tuổi trưởng thành và đã kết
hôn. Các nghi thức cúng bái được tiến hành bởi 7 người thầy cúng,
được coi là 7 ông bố đỡ đầu, đưa người được cấp sắc lên thiên đình
làm lễ cấp sắc. Ngoài ra, cần có 20 người phục vụ cúng trong 3 ngày 2
đêm. Lễ vật tối thiểu bao gồm: 4 con lợn và 10 con gà. Sau khi làm lễ,
người được cấp sắc sẽ được ban một tên âm. Tên này được con cháu sử
dụng để thờ cúng người được cấp sắc khi về
già.
Đồng bào dân tộc Dao xưa kia có rất nhiều phong
tục truyền thống song một số phong tục không phù hợp đã bị mai một
theo thời gian. Bên cạnh đó, nhiều phong tục vẫn trường tồn với thời
gian, giữ được bản sắc riêng độc đáo. Một trong những phong tục độc
đáo của người Dao ở Lãng Công đó là tục cưới hỏi. Ông Hùng cho biết:
“Các đôi trai gái được tự do tìm hiểu. Khi đã đồng ý kết tóc se duyên,
nhà trai sẽ mang đôi gà trống sang nhà gái làm lễ niên canh, xin ngày sinh tháng
đẻ của cô gái rồi về nhà làm lễ cúng tổ tiên. Trong lễ cúng tổ tiên, gia
đình nhà trai sẽ hỏi thầy cúng xem chàng trai và cô gái có hợp tuổi
nhau không. Nếu hợp tuổi, đôi trai gái sẽ được gia đình hai bên cho làm lễ
đính ước. Trong lễ đính ước, nhà trai sẽ đưa nhà gái 2 đồng bạc gói trong
miếng vải đỏ. Trong vòng 1 tháng, nếu nhà gái không trả lại 2 đồng bạc thì nhà
trai tiếp tục làm lễ sách đỏ, quyết định ngày cưới. Trong ngày cưới, cô dâu
phải mặc bộ áo cưới truyền thống do chính tay mình tự thêu hoặc do mẹ đẻ thêu.
Điều đặc biệt là khác với người Kinh, chú rể người Dao sẽ không sang
nhà gái rước dâu. Khi đoàn nhà trai đón cô dâu về đến cổng, chú rể và bố mẹ
mình sẽ lánh mặt để tránh xung đột giữa mẹ chồng và nàng dâu sau này. Sau khi
cô dâu được dẫn vào buồng ngủ, chú rể mới vào vén khăn che mặt, dẫn cô dâu ra
trước bàn thờ tổ tiên làm lễ tơ hồng, uống rượu giao bôi. Ngày hôm sau, nhà trai
đem lễ vật sang nhà gái làm lễ lại mặt. Chú rể phải mang tiền lẻ để phát vốn
cho anh em nhà gái. Cũng trong buổi lại mặt, nhà gái phải làm ít nhất 6 chiếc
bánh chưng biếu nhà trai mang về làm
quà.
Cùng với việc giữ gìn những phong tục truyền
thống độc đáo của dân tộc, người Dao ở Lãng Công luôn chủ động tiếp
thu những nét đẹp văn hóa của các dân tộc khác, góp phần vào việc
thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về "Xây dựng nền văn hóa Việt Nam
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc".
Bạch Nga