This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Bản người Dao bên thác Mạ Héc ( Giang Lam)

Đám cưới của người Dao đỏ Thôm Táu.

Nắng chan hòa tỏa xuống những mái nhà sàn. Xa xa, thấp thoáng bóng dáng sơn nữ xinh tươi trong váy áo truyền thống khiến khung cảnh ngày mới của bản người Dao thôn Thôm Táu, xã Phù Lưu (Hàm Yên) hiện lên thật nên thơ, trữ tình.
Giai điệu bản Dao

Thôn Thôm Táu, xã Phù Lưu nằm nép mình dưới chân núi Cham Chu, cách chân thác Mạ Héc chừng vài trăm mét. Bao năm qua, hơn 40 nóc nhà người Dao đỏ quần tụ tạo nên những giá trị văn hóa độc đáo. Ông Phượng Quỳ Phẫu, một trong những người già nhất bản bảo, từ xưa đến nay phong tục tập quán truyền thống của người Dao đỏ vẫn luôn được dân bản giữ gìn ngay từ nếp sống sinh hoạt hàng ngày đến nghi thức cúng bái, cưới hỏi, ma chay… Bản có gần 200 nhân khẩu, từ trước đến nay những người biết hát Páo dung, thổi kèn Pí lè luôn được trọng dụng. Ngày ngày bên sườn núi, giai điệu ấy lại được cất lên, lúc thì nhẹ nhàng như tiếng suối bản Táu, lúc thì lảnh lót, rộn ràng tựa tiếng thác Mạ Héc chảy ngày đêm.

Ông Đặng Chạn Trìu năm nay ngoài 50 tuổi được cả bản “phong” là nghệ nhân bởi khả năng thổi kèn Pí lè khá điêu luyện. Gặp chúng tôi, ông  cầm chiếc kèn Pí lè trên tay, khẽ thổi một giai điệu giao duyên da diết. Thanh âm núi rừng hòa điệu nhịp nhàng cùng những ngón tay lướt nhẹ trên thân kèn khiến người nghe như được đắm chìm trong không gian của đại ngàn. Tiếng kèn của ông có mặt tại tất cả đám cưới, đám chay, lễ cầu mùa, lễ cấp sắc của làng. Tại Liên hoan Câu lạc bộ đàn hát dân ca và gia đình văn nghệ toàn tỉnh, Ngày hội Văn hóa dân tộc tại Đồng Mô, Sơn Tây (Hà Nội) giai điệu Pí lè cũng được ông ngân vang làm say đắm bao du khách gần xa. Có thâm niên gần 40 năm, ông Trìu thổi kèn thành thục 72 giai điệu, mỗi bản nhạc được cất lên tùy theo hoàn cảnh: lúc rộn ràng tha thiết trong đám cưới, lúc ai oán, nỉ non trong đám tang, lúc cao vút tự hào trong ngày trai làng làm lễ cấp sắc... Đối với người Dao nơi đây, tiếng kèn tựa linh hồn, tựa tiếng nói của những vị thần trên cao. 

Ngọn nguồn sức sống ấy được hòa nhịp cùng làn điệu Páo dung mà trai gái Thôm Táu ngày đêm vẫn say sưa hát: “Em bảo suốt đời em vẫn đợi/Yêu anh hơn cả rừng yêu cây…”. Niềm vui của các già làng đó là nhiều người trẻ trong bản biết hát Páo dung. Mỗi dịp lễ hội, bản làng lại rộn ràng những khúc ca tình yêu. Những lời đối đáp ý nhị ấy có sức quyễn rũ lạ kỳ khiến bao người không ai muốn về dù tiếng gà gáy báo canh ba, canh tư. Tiếng hát như vượt thời gian, vượt cả không gian: “Em bay lên trời anh cũng đuổi/Em trốn vào sao anh cũng tìm...”. Từ năm 15 tuổi, chị Bàn Thị Thủy đã thuộc làu những câu hát, khiến nhiều người nể phục. Chị bảo, ở đây ai mà không biết hát thì xấu hổ với bạn bè lắm.

Ông Đặng Chạn Trìu và chiếc kèn Pí lè.

Các chàng trai, cô gái không ai bảo ai, đều tìm cho mình một người dạy hát. Lên nương, xuống chợ học được câu hát nào hay và giữ nó như một tài sản riêng của mình. Đến khi nam nữ tụ tập hát giao duyên, lời ca đó được cất lên khiến mọi người vỗ tay tán thưởng, khen ngợi là hạnh phúc lắm. Còn anh Triệu Văn Sịu được biết đến với giọng hát Páo dung trầm ấm, khỏe khoắn, anh bảo: “Đi xem người ta hát, múa, nhiều lần vậy là tự khắc vào đầu mình thôi. Đến năm 13 tuổi, tôi đã theo các chàng trai sang tận làng bên hát tìm bạn rồi đấy...”. Chị Muông đưa ánh mắt sắc lẹm nhìn chồng rồi tủm tỉm cười khi nhớ lại chuyện hai người gặp nhau trong đêm Páo dung ngày ấy. Thời gian như thoi đưa, cả hai đã bước sang tuổi tứ tuần nhưng trong những dịp lễ làng, họ vẫn tình tứ trong lời ca ý nhị, rất riêng của người Dao nơi đây: “Đôi mắt em trong ngần như nước Mạ Héc/Nụ cười khiến anh lạc vào chốn rừng sâu/Tiếng hát du dương vọng vào vách núi/ Rẽ lối đường rừng giúp anh vượt qua đỉnh Cham Chu”.

Chuyện những người vượt khó
Đến Thôm Táu chúng tôi không chỉ được hòa mình vào làn điệu Páo dung và âm thanh tha thiết của kèn Pí lè mà còn được nghe kể về những con người vượt khó vươn lên làm giàu ở mảnh đất này.

Anh Đặng Văn Sỉnh là người duy nhất có cơ thể lành lặn như bao người bình thường khác trong một gia đình có bố mẹ và anh chị đều bị câm điếc bẩm sinh, ngờ ngệch, không có khả năng lao động. Tuổi thơ của anh gắn bó với căn nhà lá tồi tàn, qua mỗi mùa mưa gió lại càng xơ xác thêm. Lên 10 tuổi, Sỉnh trở thành lao động chính trong gia đình. Ngày ngày mò cua bắt ốc, lên rừng đốn củi, làm thuê cuốc mướn để kiếm tiền đong gạo. Năm 15 tuổi, bố anh ra đi trong một cơn bạo bệnh để lại người mẹ già và hai anh chị tàn tật. Bao gánh nặng cuộc đời cứ đè chặt lên vai, Sình như già trước tuổi. Ước mơ được bù đắp người thân những thiệt thòi, thiếu thốn khiến Sỉnh có thêm động lực sống và vươn lên. Sống trên mảnh đất của những vựa cam ngon nổi tiếng ý tưởng làm giàu từ cây cam cũng là điều dễ hiểu.

Phụ nữ dân tộc Dao đỏ.

Sau thời gian tìm hiểu học hỏi kiến thức của những hộ trồng cam có kinh nghiệm, anh vay ngân hàng 10 triệu đồng để làm vốn và bắt tay vào làm kinh tế. Ngày qua ngày, một mình anh vật lộn với những khu đồi: Dọn thực bì, thu gom lau sậy đốt thành tro tãi cho đất đai màu mỡ. Anh cứ chăm chỉ như một con ong hút mật: Khai hoang gần 3 ha đất, hạ thổ hàng trăm gốc cam, đợi ngày ra hoa kết trái... Nhờ áp dụng đúng khoa học kỹ thuật, đất không phụ công người giờ đây anh đã có vườn cam sai quả với mức thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm. Gia đình Sỉnh trở thành hộ khá giả trong thôn, căn nhà bằng gỗ 3 gian được đánh véc ni sáng bóng là món quà mà anh dành tặng cho mẹ và anh chị của mình.

Bắt đầu cuộc sống từ hai bàn tay trắng, trải qua biết bao gian nan trên con đường lập nghiệp, vợ chồng anh chị Phường Văn Nải - Đặng Thị Khế trở thành tấm gương về nghị lực, ý chí vươn lên của người dân bản Dao. Ra ở riêng từ năm 1990, cuộc sống vô cùng chật vật, cơm không đủ ăn, gia đình anh phải sống trong một túp lều nhỏ. Không tiền, đất canh tác lại ít, vay được ít vốn từ bạn bè, anh đầu tư vào trồng 2 ha cam. Anh nhớ lại, 300 gốc cam được hạ thổ mong chờ ngày thu hái, có tiền đong gạo nuôi vợ nuôi con. Thế nhưng hàng trăm gốc cam vừa mới vươn cành nảy lộc đã bị sâu bệnh phá hoại, còi cọc.

Ba năm trời, mặc cho người trồng chăm bón cam nhưng lời lãi chẳng được bao nhiêu, không đủ tiền trả nợ, lãi mẹ đẻ lãi con, thế là nhà vốn đã nghèo lại càng nghèo thêm. Vừa lo miếng cơm manh áo vừa lo trả tiền lãi, vợ chồng anh chăm chỉ đi làm thuê mong kiếm thêm thu nhập,  lúc thì nhận chăm sóc cam lúc thì hái cam, gánh cam… vừa làm vừa tích góp kinh nghiệm. Phải đến hai năm sau, anh mới có tiền mua thêm cây giống, đầu tư phân bón trồng cam. Thấm thoát, cả khu đồi đã được điểm tô bởi màu trắng của hoa cam, những quả nhỏ xíu bằng đầu ngón tay dần xuất hiện. Thế nhưng đôi khi ông trời cũng muốn thử lòng kiên trì của con người, một trận mưa đá đổ xuống đúng lúc cây đang độ quả, thế là thành công cốc...

Anh buồn bã khi nhìn đồi cam xơ xác như bị quái vật quật ngã, hình ảnh về đồi cam sai trĩu quả nhạt nhòa trước mắt. Khó khăn chồng chất khó khăn nhưng hoàn cảnh không bao giờ khuất phục những người có lòng quyết tâm. Năm 2009, cơ hội đến với anh khi có người muốn bán một vườn rộng 2 ha và đã có 400 gốc cam trồng sẵn, anh quyết định mua mặc cho sự ngăn cản của nhiều người. Thuyết phục bố mẹ, thuyết phục bạn bè, chạy vạy vay mượn, gom góp mãi cũng đủ tiền mua mảnh vườn. May mắn thực sự đến, cuối năm thu hoạch, cam được giá gấp đôi, 6.000 đồng/kg. Vụ đầu tiên thắng lợi thu hoạch được 6 tấn, tính ra là được gần 40 triệu đồng. Có chút vốn giắt lưng, anh đầu tư trồng thêm 800 gốc cam, thấm thoắt khu đồi rộng 3 ha đã được phủ lên màu xanh của cây cam. Giờ đây, cuộc sống gia đình anh khá giả hơn trước, mức thu nhập 300 triệu đồng/năm từ đồi cam. Mọi tiện nghi từ xe máy, ti vi, tủ lạnh, máy giặt đều được vợ chồng anh mua sắm đầy đủ.

Thôm Táu hôm nay đang vươn mình, những đồi cam tốt tươi như phủ xanh khắp bản làng mang lại ấm no, hạnh phúc cho người dân. Năm 2012, bản còn 11 hộ nghèo, nay chỉ còn 8 hộ; thôn hiện có hơn 10 hộ mức thu nhập 100 triệu đồng/năm trở lên. Sau những cơn mưa xuân lất phất, cây rừng Cham Chu vươn những chồi non xanh biêng biếc. Chia tay Thôm Táu, từ xa xa vẫn còn vang vọng tiếng thác Mạ Héc. Âm thanh ngày đêm của rừng già hòa nhịp cùng tiếng hát Páo dung tạo nên một bản giao hưởng cuộc sống mang về ấm no, bình yên.

Giang Lam
Đám cưới của người Dao đỏ Thôm Táu.

Nắng chan hòa tỏa xuống những mái nhà sàn. Xa xa, thấp thoáng bóng dáng sơn nữ xinh tươi trong váy áo truyền thống khiến khung cảnh ngày mới của bản người Dao thôn Thôm Táu, xã Phù Lưu (Hàm Yên) hiện lên thật nên thơ, trữ tình.
Giai điệu bản Dao

Thôn Thôm Táu, xã Phù Lưu nằm nép mình dưới chân núi Cham Chu, cách chân thác Mạ Héc chừng vài trăm mét. Bao năm qua, hơn 40 nóc nhà người Dao đỏ quần tụ tạo nên những giá trị văn hóa độc đáo. Ông Phượng Quỳ Phẫu, một trong những người già nhất bản bảo, từ xưa đến nay phong tục tập quán truyền thống của người Dao đỏ vẫn luôn được dân bản giữ gìn ngay từ nếp sống sinh hoạt hàng ngày đến nghi thức cúng bái, cưới hỏi, ma chay… Bản có gần 200 nhân khẩu, từ trước đến nay những người biết hát Páo dung, thổi kèn Pí lè luôn được trọng dụng. Ngày ngày bên sườn núi, giai điệu ấy lại được cất lên, lúc thì nhẹ nhàng như tiếng suối bản Táu, lúc thì lảnh lót, rộn ràng tựa tiếng thác Mạ Héc chảy ngày đêm.

Ông Đặng Chạn Trìu năm nay ngoài 50 tuổi được cả bản “phong” là nghệ nhân bởi khả năng thổi kèn Pí lè khá điêu luyện. Gặp chúng tôi, ông  cầm chiếc kèn Pí lè trên tay, khẽ thổi một giai điệu giao duyên da diết. Thanh âm núi rừng hòa điệu nhịp nhàng cùng những ngón tay lướt nhẹ trên thân kèn khiến người nghe như được đắm chìm trong không gian của đại ngàn. Tiếng kèn của ông có mặt tại tất cả đám cưới, đám chay, lễ cầu mùa, lễ cấp sắc của làng. Tại Liên hoan Câu lạc bộ đàn hát dân ca và gia đình văn nghệ toàn tỉnh, Ngày hội Văn hóa dân tộc tại Đồng Mô, Sơn Tây (Hà Nội) giai điệu Pí lè cũng được ông ngân vang làm say đắm bao du khách gần xa. Có thâm niên gần 40 năm, ông Trìu thổi kèn thành thục 72 giai điệu, mỗi bản nhạc được cất lên tùy theo hoàn cảnh: lúc rộn ràng tha thiết trong đám cưới, lúc ai oán, nỉ non trong đám tang, lúc cao vút tự hào trong ngày trai làng làm lễ cấp sắc... Đối với người Dao nơi đây, tiếng kèn tựa linh hồn, tựa tiếng nói của những vị thần trên cao. 

Ngọn nguồn sức sống ấy được hòa nhịp cùng làn điệu Páo dung mà trai gái Thôm Táu ngày đêm vẫn say sưa hát: “Em bảo suốt đời em vẫn đợi/Yêu anh hơn cả rừng yêu cây…”. Niềm vui của các già làng đó là nhiều người trẻ trong bản biết hát Páo dung. Mỗi dịp lễ hội, bản làng lại rộn ràng những khúc ca tình yêu. Những lời đối đáp ý nhị ấy có sức quyễn rũ lạ kỳ khiến bao người không ai muốn về dù tiếng gà gáy báo canh ba, canh tư. Tiếng hát như vượt thời gian, vượt cả không gian: “Em bay lên trời anh cũng đuổi/Em trốn vào sao anh cũng tìm...”. Từ năm 15 tuổi, chị Bàn Thị Thủy đã thuộc làu những câu hát, khiến nhiều người nể phục. Chị bảo, ở đây ai mà không biết hát thì xấu hổ với bạn bè lắm.

Ông Đặng Chạn Trìu và chiếc kèn Pí lè.

Các chàng trai, cô gái không ai bảo ai, đều tìm cho mình một người dạy hát. Lên nương, xuống chợ học được câu hát nào hay và giữ nó như một tài sản riêng của mình. Đến khi nam nữ tụ tập hát giao duyên, lời ca đó được cất lên khiến mọi người vỗ tay tán thưởng, khen ngợi là hạnh phúc lắm. Còn anh Triệu Văn Sịu được biết đến với giọng hát Páo dung trầm ấm, khỏe khoắn, anh bảo: “Đi xem người ta hát, múa, nhiều lần vậy là tự khắc vào đầu mình thôi. Đến năm 13 tuổi, tôi đã theo các chàng trai sang tận làng bên hát tìm bạn rồi đấy...”. Chị Muông đưa ánh mắt sắc lẹm nhìn chồng rồi tủm tỉm cười khi nhớ lại chuyện hai người gặp nhau trong đêm Páo dung ngày ấy. Thời gian như thoi đưa, cả hai đã bước sang tuổi tứ tuần nhưng trong những dịp lễ làng, họ vẫn tình tứ trong lời ca ý nhị, rất riêng của người Dao nơi đây: “Đôi mắt em trong ngần như nước Mạ Héc/Nụ cười khiến anh lạc vào chốn rừng sâu/Tiếng hát du dương vọng vào vách núi/ Rẽ lối đường rừng giúp anh vượt qua đỉnh Cham Chu”.

Chuyện những người vượt khó
Đến Thôm Táu chúng tôi không chỉ được hòa mình vào làn điệu Páo dung và âm thanh tha thiết của kèn Pí lè mà còn được nghe kể về những con người vượt khó vươn lên làm giàu ở mảnh đất này.

Anh Đặng Văn Sỉnh là người duy nhất có cơ thể lành lặn như bao người bình thường khác trong một gia đình có bố mẹ và anh chị đều bị câm điếc bẩm sinh, ngờ ngệch, không có khả năng lao động. Tuổi thơ của anh gắn bó với căn nhà lá tồi tàn, qua mỗi mùa mưa gió lại càng xơ xác thêm. Lên 10 tuổi, Sỉnh trở thành lao động chính trong gia đình. Ngày ngày mò cua bắt ốc, lên rừng đốn củi, làm thuê cuốc mướn để kiếm tiền đong gạo. Năm 15 tuổi, bố anh ra đi trong một cơn bạo bệnh để lại người mẹ già và hai anh chị tàn tật. Bao gánh nặng cuộc đời cứ đè chặt lên vai, Sình như già trước tuổi. Ước mơ được bù đắp người thân những thiệt thòi, thiếu thốn khiến Sỉnh có thêm động lực sống và vươn lên. Sống trên mảnh đất của những vựa cam ngon nổi tiếng ý tưởng làm giàu từ cây cam cũng là điều dễ hiểu.

Phụ nữ dân tộc Dao đỏ.

Sau thời gian tìm hiểu học hỏi kiến thức của những hộ trồng cam có kinh nghiệm, anh vay ngân hàng 10 triệu đồng để làm vốn và bắt tay vào làm kinh tế. Ngày qua ngày, một mình anh vật lộn với những khu đồi: Dọn thực bì, thu gom lau sậy đốt thành tro tãi cho đất đai màu mỡ. Anh cứ chăm chỉ như một con ong hút mật: Khai hoang gần 3 ha đất, hạ thổ hàng trăm gốc cam, đợi ngày ra hoa kết trái... Nhờ áp dụng đúng khoa học kỹ thuật, đất không phụ công người giờ đây anh đã có vườn cam sai quả với mức thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm. Gia đình Sỉnh trở thành hộ khá giả trong thôn, căn nhà bằng gỗ 3 gian được đánh véc ni sáng bóng là món quà mà anh dành tặng cho mẹ và anh chị của mình.

Bắt đầu cuộc sống từ hai bàn tay trắng, trải qua biết bao gian nan trên con đường lập nghiệp, vợ chồng anh chị Phường Văn Nải - Đặng Thị Khế trở thành tấm gương về nghị lực, ý chí vươn lên của người dân bản Dao. Ra ở riêng từ năm 1990, cuộc sống vô cùng chật vật, cơm không đủ ăn, gia đình anh phải sống trong một túp lều nhỏ. Không tiền, đất canh tác lại ít, vay được ít vốn từ bạn bè, anh đầu tư vào trồng 2 ha cam. Anh nhớ lại, 300 gốc cam được hạ thổ mong chờ ngày thu hái, có tiền đong gạo nuôi vợ nuôi con. Thế nhưng hàng trăm gốc cam vừa mới vươn cành nảy lộc đã bị sâu bệnh phá hoại, còi cọc.

Ba năm trời, mặc cho người trồng chăm bón cam nhưng lời lãi chẳng được bao nhiêu, không đủ tiền trả nợ, lãi mẹ đẻ lãi con, thế là nhà vốn đã nghèo lại càng nghèo thêm. Vừa lo miếng cơm manh áo vừa lo trả tiền lãi, vợ chồng anh chăm chỉ đi làm thuê mong kiếm thêm thu nhập,  lúc thì nhận chăm sóc cam lúc thì hái cam, gánh cam… vừa làm vừa tích góp kinh nghiệm. Phải đến hai năm sau, anh mới có tiền mua thêm cây giống, đầu tư phân bón trồng cam. Thấm thoát, cả khu đồi đã được điểm tô bởi màu trắng của hoa cam, những quả nhỏ xíu bằng đầu ngón tay dần xuất hiện. Thế nhưng đôi khi ông trời cũng muốn thử lòng kiên trì của con người, một trận mưa đá đổ xuống đúng lúc cây đang độ quả, thế là thành công cốc...

Anh buồn bã khi nhìn đồi cam xơ xác như bị quái vật quật ngã, hình ảnh về đồi cam sai trĩu quả nhạt nhòa trước mắt. Khó khăn chồng chất khó khăn nhưng hoàn cảnh không bao giờ khuất phục những người có lòng quyết tâm. Năm 2009, cơ hội đến với anh khi có người muốn bán một vườn rộng 2 ha và đã có 400 gốc cam trồng sẵn, anh quyết định mua mặc cho sự ngăn cản của nhiều người. Thuyết phục bố mẹ, thuyết phục bạn bè, chạy vạy vay mượn, gom góp mãi cũng đủ tiền mua mảnh vườn. May mắn thực sự đến, cuối năm thu hoạch, cam được giá gấp đôi, 6.000 đồng/kg. Vụ đầu tiên thắng lợi thu hoạch được 6 tấn, tính ra là được gần 40 triệu đồng. Có chút vốn giắt lưng, anh đầu tư trồng thêm 800 gốc cam, thấm thoắt khu đồi rộng 3 ha đã được phủ lên màu xanh của cây cam. Giờ đây, cuộc sống gia đình anh khá giả hơn trước, mức thu nhập 300 triệu đồng/năm từ đồi cam. Mọi tiện nghi từ xe máy, ti vi, tủ lạnh, máy giặt đều được vợ chồng anh mua sắm đầy đủ.

Thôm Táu hôm nay đang vươn mình, những đồi cam tốt tươi như phủ xanh khắp bản làng mang lại ấm no, hạnh phúc cho người dân. Năm 2012, bản còn 11 hộ nghèo, nay chỉ còn 8 hộ; thôn hiện có hơn 10 hộ mức thu nhập 100 triệu đồng/năm trở lên. Sau những cơn mưa xuân lất phất, cây rừng Cham Chu vươn những chồi non xanh biêng biếc. Chia tay Thôm Táu, từ xa xa vẫn còn vang vọng tiếng thác Mạ Héc. Âm thanh ngày đêm của rừng già hòa nhịp cùng tiếng hát Páo dung tạo nên một bản giao hưởng cuộc sống mang về ấm no, bình yên.

Giang Lam

Lễ cấp sắc của người Dao ( Đàm Minh Phượng)

Lễ cấp sắc của người Dao

Tục cấp sắc được xem là buổi lễ quan trọng trong cuộc đời của người Dao, đặc biệt là những người đàn ông Dao. Trong những ngày diễn ra cấp sắc, người thụ lễ không được nói tục, chửi bậy, không được gần gũi phụ nữ.

Người Dao có dân số đứng thứ 3 ở Hà Giang. Người Dao không chỉ nổi tiếng bởi đức tính cần cù, chịu khó làm ăn nên đời sống khá ổn định mà họ còn giữ gìn hầu như nguyên vẹn bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Một trong những giá trị văn hóa độc đáo đó chính là lễ cấp sắc – một nghi lễ không thể thiếu trong đời người đàn ông Dao.
Lễ cấp sắc (còn gọi là lễ phong sắc, tự cải) là một trong những nghi lễ độc đáo của dân tộc Dao đỏ ở thôn Nậm Đăm, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang. Các điều giáo huấn được thực hiện bằng lời thề dưới sự chứng kiến của tổ tiên và các quan âm binh nên tính giáo dục càng có giá trị. Họ quan niệm rằng, người đã trải qua lễ cấp sắc mới có tâm, có đức, mới biết lẽ phải trái ở đời, hướng tới việc thiện, không làm điều ác và mới được công nhận là con cháu của Bàn Vương.

Lễ cấp sắc có mục đích là chuyển từ giai đoạn trẻ con lên người đàn ông trưởng thành. Người đàn ông cao tuổi mà chưa trải qua lễ cấp sắc thì cũng bị coi như chưa trưởng thành. Ngược lại, dù còn ít tuổi nhưng đã trải qua lễ cấp sắc thì người đó được phép tham dự bàn bạc những công việc của làng bản, dòng họ…

Trong các gia đình người Dao, các bé trai được chăm sóc rất chu đáo nhưng cũng rất nghiêm khắc; 12, 13 tuổi đã phải nhận thức được vai trò trách nhiệm của đàn ông đối với gia đình, dòng họ, làng bản. Lễ cấp sắc được tổ chức là một lần nữa khẳng định sự trưởng thành của người con trai đó. Chính vì vậy, để được làm lễ cấp sắc thì bản thân người con trai đó phải nỗ lực cố gắng nhiều. Lúc đó, gia đình và họ tộc mới chuẩn bị mọi thứ để tổ chức lễ cấp sắc.

Lễ cấp sắc của người Dao

Lễ Cấp sắc thường được tổ chức vào tháng 11, tháng 12 hoặc tháng Giêng hàng năm, vì đây là thời gian nhàn rỗi. Ngày thụ lễ được lựa chọn rất kĩ, người Dao Đỏ, Dao Tiền thường làm lễ cấp sắc từ độ tuổi 12-30, trong khi đó ở người Dao Áo Dài là 11-19 tuổi. Người Dao Đỏ có thể tổ chức Cấp sắc cho một đợt tối đa 13 người (nếu ít hơn phải theo số lẻ) ở nhà trưởng họ; người Dao Áo Dài mỗi lần chỉ cấp sắc cho một người và tại nhà người đó.

Mỗi lễ cấp sắc phải có 6 thầy cúng đảm nhiệm các nhiệm vụ và các nghi lễ lớn nhỏ khác nhau. Lễ cấp sắc có rất nhiều nghi lễ như: Lễ đội đèn, lễ giữ cây đèn, lễ hạ đèn, lễ giao binh, lễ trình Ngọc Hoàng, lễ cấp bản sắc, lễ tạ ơn ma tổ tiên và thần thánh… Các thầy cúng trước khi hành lễ đều phải cúng ma ở bàn thờ tổ tiên nhà mình để xin được phù hộ và đi theo giúp đỡ. Tại nơi hành lễ, họ treo tranh Ngọc Hoàng và các vị thần thánh của người Dao, lập bàn thờ tổ tiên người thụ lễ và bàn thờ các thần thánh. Khi hành lễ, các thầy cúng phải thực hiện rất nhiều bài cúng, múa, điệu bộ phép thuật theo sách cấp sắc; người thụ lễ, có khi cả vợ anh ta cũng phải thực hiện nhiều động tác nghi lễ theo sự chỉ dẫn của các thầy.

Khác với nhóm Dao Đỏ và Dao Tiền, người Dao Áo Dài có một nghi thức gọi là hóa kiếp khá đặc biệt. Theo đó, người thụ lễ ngồi xổm, bất động, các ngón tay bắt vào ngón chân khoảng một giờ đồng hồ, rồi được thầy đẩy nhẹ cho rơi xuống một cái võng có 3-4 người đỡ. Làm xong lễ hóa kiếp là lễ giáo huấn, lễ thề và lễ đặt tên cấp sắc. Ở tất cả các nhóm Dao, sau khi thực hiện đầy đủ các nghi thức phức tạp và đã cấp sắc cho người thụ lễ xong, các thầy cúng đều phải cúng tạ ơn tổ tiên, thần thánh đã đến dự thì nghi lễ mới kết thúc.

Lễ cấp sắc của người Dao

Điểm đặc biệt là các lời cúng trong lễ cấp sắc có giá trị lịch sử rất lớn. Mỗi lần tổ chức lễ cấp sắc là một dịp cộng đồng nghe lại nguồn gốc xuất xứ của dân tộc mình từ xưa đến nay, tạo nên lòng tự hào dân tộc, ghi nhớ công lao to lớn của tổ tiên, từ đó có cách sống sao cho xứng đáng với truyền thống tốt đẹp đó.

Một trong những điểm tạo nên giá trị của nghi lễ này chính là ý nghĩa của các lời răn dạy. Đó là sự hướng tới việc thiện, tuyệt đối không được làm điều ác. Đó là sự tôn trọng người thầy, biết ơn nghĩa sinh thành của cha mẹ, chung thủy với bạn bè, trọng nghĩa, có lòng vị tha, không phản bội, lừa gạt, không dâm đãng… Những lời giáo huấn này được thực hiện bằng lời thề dưới sự chứng giám của thần linh, trời đất, tổ tiên và trước cả cộng đồng dòng tộc nên có tác dụng rất lớn. Những điều giáo huấn này còn được ghi lại bằng văn bản, một bản được đốt tại lễ cấp sắc, một bản giao cho người được cấp sắc để lưu giữ suốt đời.

Trong lễ cấp sắc còn có rất nhiều điệu múa. Và rất nhiều điệu múa Dao hiện nay được biểu diễn trên sân khấu chính là được cải biên, trích đoạn từ những bài múa trong nghi lễ cấp sắc. Qua lễ cấp sắc của người Dao còn biểu hiện một trình độ thẩm mỹ cao với rất nhiều tranh vẽ, hình cắt giấy trang trí…

Lễ cấp sắc của người Dao

Lễ cấp sắc của người Dao là cả một kho tàng văn hóa cổ truyền mang tính giáo dục rất lớn và giá trị văn hóa nghệ thuật đặc sắc. Đây chính là nét văn hóa điển hình trong đời sống tinh thần của đồng bào Dao nói riêng và văn hóa Việt Nam nói chung, góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm bản sắc dân tộc trên vùng miền núi cao phía bắc của tổ quốc.

Đàm Minh Phượng
Lễ cấp sắc của người Dao

Tục cấp sắc được xem là buổi lễ quan trọng trong cuộc đời của người Dao, đặc biệt là những người đàn ông Dao. Trong những ngày diễn ra cấp sắc, người thụ lễ không được nói tục, chửi bậy, không được gần gũi phụ nữ.

Người Dao có dân số đứng thứ 3 ở Hà Giang. Người Dao không chỉ nổi tiếng bởi đức tính cần cù, chịu khó làm ăn nên đời sống khá ổn định mà họ còn giữ gìn hầu như nguyên vẹn bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Một trong những giá trị văn hóa độc đáo đó chính là lễ cấp sắc – một nghi lễ không thể thiếu trong đời người đàn ông Dao.
Lễ cấp sắc (còn gọi là lễ phong sắc, tự cải) là một trong những nghi lễ độc đáo của dân tộc Dao đỏ ở thôn Nậm Đăm, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang. Các điều giáo huấn được thực hiện bằng lời thề dưới sự chứng kiến của tổ tiên và các quan âm binh nên tính giáo dục càng có giá trị. Họ quan niệm rằng, người đã trải qua lễ cấp sắc mới có tâm, có đức, mới biết lẽ phải trái ở đời, hướng tới việc thiện, không làm điều ác và mới được công nhận là con cháu của Bàn Vương.

Lễ cấp sắc có mục đích là chuyển từ giai đoạn trẻ con lên người đàn ông trưởng thành. Người đàn ông cao tuổi mà chưa trải qua lễ cấp sắc thì cũng bị coi như chưa trưởng thành. Ngược lại, dù còn ít tuổi nhưng đã trải qua lễ cấp sắc thì người đó được phép tham dự bàn bạc những công việc của làng bản, dòng họ…

Trong các gia đình người Dao, các bé trai được chăm sóc rất chu đáo nhưng cũng rất nghiêm khắc; 12, 13 tuổi đã phải nhận thức được vai trò trách nhiệm của đàn ông đối với gia đình, dòng họ, làng bản. Lễ cấp sắc được tổ chức là một lần nữa khẳng định sự trưởng thành của người con trai đó. Chính vì vậy, để được làm lễ cấp sắc thì bản thân người con trai đó phải nỗ lực cố gắng nhiều. Lúc đó, gia đình và họ tộc mới chuẩn bị mọi thứ để tổ chức lễ cấp sắc.

Lễ cấp sắc của người Dao

Lễ Cấp sắc thường được tổ chức vào tháng 11, tháng 12 hoặc tháng Giêng hàng năm, vì đây là thời gian nhàn rỗi. Ngày thụ lễ được lựa chọn rất kĩ, người Dao Đỏ, Dao Tiền thường làm lễ cấp sắc từ độ tuổi 12-30, trong khi đó ở người Dao Áo Dài là 11-19 tuổi. Người Dao Đỏ có thể tổ chức Cấp sắc cho một đợt tối đa 13 người (nếu ít hơn phải theo số lẻ) ở nhà trưởng họ; người Dao Áo Dài mỗi lần chỉ cấp sắc cho một người và tại nhà người đó.

Mỗi lễ cấp sắc phải có 6 thầy cúng đảm nhiệm các nhiệm vụ và các nghi lễ lớn nhỏ khác nhau. Lễ cấp sắc có rất nhiều nghi lễ như: Lễ đội đèn, lễ giữ cây đèn, lễ hạ đèn, lễ giao binh, lễ trình Ngọc Hoàng, lễ cấp bản sắc, lễ tạ ơn ma tổ tiên và thần thánh… Các thầy cúng trước khi hành lễ đều phải cúng ma ở bàn thờ tổ tiên nhà mình để xin được phù hộ và đi theo giúp đỡ. Tại nơi hành lễ, họ treo tranh Ngọc Hoàng và các vị thần thánh của người Dao, lập bàn thờ tổ tiên người thụ lễ và bàn thờ các thần thánh. Khi hành lễ, các thầy cúng phải thực hiện rất nhiều bài cúng, múa, điệu bộ phép thuật theo sách cấp sắc; người thụ lễ, có khi cả vợ anh ta cũng phải thực hiện nhiều động tác nghi lễ theo sự chỉ dẫn của các thầy.

Khác với nhóm Dao Đỏ và Dao Tiền, người Dao Áo Dài có một nghi thức gọi là hóa kiếp khá đặc biệt. Theo đó, người thụ lễ ngồi xổm, bất động, các ngón tay bắt vào ngón chân khoảng một giờ đồng hồ, rồi được thầy đẩy nhẹ cho rơi xuống một cái võng có 3-4 người đỡ. Làm xong lễ hóa kiếp là lễ giáo huấn, lễ thề và lễ đặt tên cấp sắc. Ở tất cả các nhóm Dao, sau khi thực hiện đầy đủ các nghi thức phức tạp và đã cấp sắc cho người thụ lễ xong, các thầy cúng đều phải cúng tạ ơn tổ tiên, thần thánh đã đến dự thì nghi lễ mới kết thúc.

Lễ cấp sắc của người Dao

Điểm đặc biệt là các lời cúng trong lễ cấp sắc có giá trị lịch sử rất lớn. Mỗi lần tổ chức lễ cấp sắc là một dịp cộng đồng nghe lại nguồn gốc xuất xứ của dân tộc mình từ xưa đến nay, tạo nên lòng tự hào dân tộc, ghi nhớ công lao to lớn của tổ tiên, từ đó có cách sống sao cho xứng đáng với truyền thống tốt đẹp đó.

Một trong những điểm tạo nên giá trị của nghi lễ này chính là ý nghĩa của các lời răn dạy. Đó là sự hướng tới việc thiện, tuyệt đối không được làm điều ác. Đó là sự tôn trọng người thầy, biết ơn nghĩa sinh thành của cha mẹ, chung thủy với bạn bè, trọng nghĩa, có lòng vị tha, không phản bội, lừa gạt, không dâm đãng… Những lời giáo huấn này được thực hiện bằng lời thề dưới sự chứng giám của thần linh, trời đất, tổ tiên và trước cả cộng đồng dòng tộc nên có tác dụng rất lớn. Những điều giáo huấn này còn được ghi lại bằng văn bản, một bản được đốt tại lễ cấp sắc, một bản giao cho người được cấp sắc để lưu giữ suốt đời.

Trong lễ cấp sắc còn có rất nhiều điệu múa. Và rất nhiều điệu múa Dao hiện nay được biểu diễn trên sân khấu chính là được cải biên, trích đoạn từ những bài múa trong nghi lễ cấp sắc. Qua lễ cấp sắc của người Dao còn biểu hiện một trình độ thẩm mỹ cao với rất nhiều tranh vẽ, hình cắt giấy trang trí…

Lễ cấp sắc của người Dao

Lễ cấp sắc của người Dao là cả một kho tàng văn hóa cổ truyền mang tính giáo dục rất lớn và giá trị văn hóa nghệ thuật đặc sắc. Đây chính là nét văn hóa điển hình trong đời sống tinh thần của đồng bào Dao nói riêng và văn hóa Việt Nam nói chung, góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm bản sắc dân tộc trên vùng miền núi cao phía bắc của tổ quốc.

Đàm Minh Phượng

ĐỘC ĐÁO LỄ CẤP SẮC CỦA NGƯỜI DAO TIỀN Ở CAO BẰNG (HOÀNG MINH KHUYÊN)

Theo phong tục tập quán của người Dao Tiền ở Cao Bằng, nam giới đã có vợ con phải làm lễ cấp sắc để chứng tỏ người đó đã trưởng thành, có vị thế trong xã hội và cũng nhằm đặt tên âm cho người con trai đó.

Đây là điểm khác biệt của người Dao Tiền ở Cao Bằng với các nhóm người Dao khác là làm lễ cấp sắc cho người con trai từ tuổi vị thành niên trở lên và coi đây là sự trưởng thành đủ điều kiện kết hôn. 

Theo các cụ cao niên, lễ cấp sắc được bà con làm rất chu đáo, thường được tổ chức vào dịp cuối năm, nhưng phải chuẩn bị cho buổi lễ trước đó vài tháng như xem ngày đẹp tháng tốt, mời thầy cúng. Lễ vật bắt buộc phải có là 2 con lợn tế thần nặng từ 80kg trở lên, gà từ 5-10 con, thịt sóc sấy khô, hương đốt, giấy bản, một đôi chiếu mới, tiền xu hay đồng bạc trắng, rượu, đồ ăn chay, tranh thờ các vị thần...để tiến hành các nghi lễ.
Cấp sắc của người Dao Tiền có nhiều cấp bậc: bậc đầu tiên là 3 đèn, bậc thứ hai được cấp 7 đèn, tham gia buổi lễ có rất nhiều thầy cúng, thầy cả và thầy hai giữ vai trò chính, thầy cả gọi là “Chềnh mềnh say”, thầy hai gọi là “Chì chiều say”, người được cấp sắc gọi là “con hương”. 
Người Dao Tiền, trong thời gian 2 tháng trước và sau khi làm lễ cấp sắc, thì thầy tào, vợ chồng người thụ lễ phải giữ người trong sạch, không nói tục, không để người khác vào chạm người con hương. Trước khi hành lễ con hương phải tắm rửa sạch sẽ, mặc y phục mới, vợ của người thụ lễ phải ở trong buồng riêng, muốn ra vào cần có bà hát đi trước dọn đường để tránh va chạm vào đàn ông. Tất cả người dự lễ đều phải ăn cơm chay với rau xanh không cho dầu mỡ, không sát sinh…Những điều kiêng kỵ này rất nghiêm ngặt và khắt khe, nó làm tăng tính chất linh thiêng, mọi người đều phải thừa nhận tạo thành những quy tắc không thể thay đổi. 
Việc đầu tiên của buổi lễ là sửa soạn đồ dâng lên bàn thờ tổ tiên bữa cơm chay gồm có bát cơm, bát rau xanh, rượu. Trên bàn thờ được treo hai bộ tranh lớn gọi là Tam thanh lớn và Tam thanh nhỏ vẽ hình ảnh các vị thần thánh. Tiếp đó là các thầy ngồi trước bàn thờ đại đường cúng mời tổ tiên, Bàn Vương, thần thánh, thổ công, táo quân về dự lễ để chứng giám, phù hộ và công nhận người trong họ tộc trưởng thành được phép nhận tên âm.
Sau lễ thỉnh cầu, gia đình mời anh em, họ hàng và những người biết múa để múa những bài về tổ tiên gọi là “laap miến”. Trong khi múa, tiếng chiêng tiếng trống vang lên tạo nên không khí tưng bừng như ngày hội xuân. Đây là phần hấp dẫn được mọi người ưa thích, bất kể ai cũng có thể tham gia, thể hiện được vai trò văn hóa văn nghệ trong lễ cấp sắc và lễ cấp sắc bắt đầu. 
Lễ cấp sắc được tiến hành tuần tự theo 10 nghi lễ nhỏ, bao gồm lễ ban mũ, lễ trình diện, lễ lên đèn, lễ đặt tên, lễ qua cầu, lễ trình diện Ngọc Hoàng, lễ tơ hồng, lễ thăm thiên đình, lễ trả ơn Bàn Vương. Trong đó quan trọng nhất là lễ lên đèn, người được cấp sắc ngồi trên chiếc ghế nhỏ đặt trước bàn thờ tổ tiên và hai đàn cúng. Hai tay giữ cây đèn được làm bằng thân cây tre hoặc nứa gắn trên các giá đỡ, thầy cả và thầy hai bắt đầu làm phép rồi đặt một đèn lên đỉnh đầu, đèn hai, đèn ba đặt lên vai con hương. Trong phần này, con hương được thầy đọc cho: mười độ, mười điều kiêng cấm, mười lời nguyện, mười lời thề, có ý nghĩa giáo dục hướng người đó làm điều hay lẽ phải, ngay thẳng, dũng cảm, không mê sắc, không vụ lợi, sẵn sàng giúp đỡ người khác.
Sau đó là lễ đặt tên, nghi lễ này được xem như lễ khai sinh để con hương nhận lấy tên do thần thánh ban định, nó là điều kiện để người đó được nói chuyện với thần thánh, được đứng vào hàng ngũ những người quan trọng trong họ tộc, có trách nhiệm trong việc thờ cúng tổ tiên.
Kết thúc buổi lễ, hai con lợn tế thần được gia chủ chia lộc cho tất cả các thành viên đến dự. Người được cấp sắc được coi là người trưởng thành, có vị thế trong xã hội, đủ tư cách tham gia vào thực hiện các công việc như làm quan làng, đốt lửa vào nhà mới, khấn tổ tiên, được thánh thần công nhận, được cấp âm binh.
Ngày nay, lễ cấp sắc của người Dao Tiền ở Nguyên Bình có nhiều đổi mới tích cực, không còn nặng về lễ nghĩa hình thức như xưa rất tốn kém. Thời gian hành lễ được rút ngắn từ 5- 6 ngày xuống còn 2- 3 ngày, chi phí cho lễ chỉ ở mức vừa đủ, đáp ứng yêu cầu cần thiết của việc hành lễ mà không gây lãng phí, ảnh hưởng đến kinh tế gia đình.
Nay lễ cấp sắc còn được tổ chức để cầu an, cầu tài, cầu lộc cho gia đình, vừa nhận tên thánh để khi còn sống mới được làm thầy cúng..chứ bà con không còn nặng phân biệt đối xử giữa người được cấp sắc với người chưa được cấp sắc như trước kia. Bên cạnh đó, người Dao Tiền còn có lòng tin sâu sắc rằng khi được cấp sắc làm ăn mới may mắn phát đạt, sinh hoạt mọi mặt thuận lợi, dòng họ mới thịnh vượng.

 Hoàng Minh Khuyên
Theo phong tục tập quán của người Dao Tiền ở Cao Bằng, nam giới đã có vợ con phải làm lễ cấp sắc để chứng tỏ người đó đã trưởng thành, có vị thế trong xã hội và cũng nhằm đặt tên âm cho người con trai đó.

Đây là điểm khác biệt của người Dao Tiền ở Cao Bằng với các nhóm người Dao khác là làm lễ cấp sắc cho người con trai từ tuổi vị thành niên trở lên và coi đây là sự trưởng thành đủ điều kiện kết hôn. 

Theo các cụ cao niên, lễ cấp sắc được bà con làm rất chu đáo, thường được tổ chức vào dịp cuối năm, nhưng phải chuẩn bị cho buổi lễ trước đó vài tháng như xem ngày đẹp tháng tốt, mời thầy cúng. Lễ vật bắt buộc phải có là 2 con lợn tế thần nặng từ 80kg trở lên, gà từ 5-10 con, thịt sóc sấy khô, hương đốt, giấy bản, một đôi chiếu mới, tiền xu hay đồng bạc trắng, rượu, đồ ăn chay, tranh thờ các vị thần...để tiến hành các nghi lễ.
Cấp sắc của người Dao Tiền có nhiều cấp bậc: bậc đầu tiên là 3 đèn, bậc thứ hai được cấp 7 đèn, tham gia buổi lễ có rất nhiều thầy cúng, thầy cả và thầy hai giữ vai trò chính, thầy cả gọi là “Chềnh mềnh say”, thầy hai gọi là “Chì chiều say”, người được cấp sắc gọi là “con hương”. 
Người Dao Tiền, trong thời gian 2 tháng trước và sau khi làm lễ cấp sắc, thì thầy tào, vợ chồng người thụ lễ phải giữ người trong sạch, không nói tục, không để người khác vào chạm người con hương. Trước khi hành lễ con hương phải tắm rửa sạch sẽ, mặc y phục mới, vợ của người thụ lễ phải ở trong buồng riêng, muốn ra vào cần có bà hát đi trước dọn đường để tránh va chạm vào đàn ông. Tất cả người dự lễ đều phải ăn cơm chay với rau xanh không cho dầu mỡ, không sát sinh…Những điều kiêng kỵ này rất nghiêm ngặt và khắt khe, nó làm tăng tính chất linh thiêng, mọi người đều phải thừa nhận tạo thành những quy tắc không thể thay đổi. 
Việc đầu tiên của buổi lễ là sửa soạn đồ dâng lên bàn thờ tổ tiên bữa cơm chay gồm có bát cơm, bát rau xanh, rượu. Trên bàn thờ được treo hai bộ tranh lớn gọi là Tam thanh lớn và Tam thanh nhỏ vẽ hình ảnh các vị thần thánh. Tiếp đó là các thầy ngồi trước bàn thờ đại đường cúng mời tổ tiên, Bàn Vương, thần thánh, thổ công, táo quân về dự lễ để chứng giám, phù hộ và công nhận người trong họ tộc trưởng thành được phép nhận tên âm.
Sau lễ thỉnh cầu, gia đình mời anh em, họ hàng và những người biết múa để múa những bài về tổ tiên gọi là “laap miến”. Trong khi múa, tiếng chiêng tiếng trống vang lên tạo nên không khí tưng bừng như ngày hội xuân. Đây là phần hấp dẫn được mọi người ưa thích, bất kể ai cũng có thể tham gia, thể hiện được vai trò văn hóa văn nghệ trong lễ cấp sắc và lễ cấp sắc bắt đầu. 
Lễ cấp sắc được tiến hành tuần tự theo 10 nghi lễ nhỏ, bao gồm lễ ban mũ, lễ trình diện, lễ lên đèn, lễ đặt tên, lễ qua cầu, lễ trình diện Ngọc Hoàng, lễ tơ hồng, lễ thăm thiên đình, lễ trả ơn Bàn Vương. Trong đó quan trọng nhất là lễ lên đèn, người được cấp sắc ngồi trên chiếc ghế nhỏ đặt trước bàn thờ tổ tiên và hai đàn cúng. Hai tay giữ cây đèn được làm bằng thân cây tre hoặc nứa gắn trên các giá đỡ, thầy cả và thầy hai bắt đầu làm phép rồi đặt một đèn lên đỉnh đầu, đèn hai, đèn ba đặt lên vai con hương. Trong phần này, con hương được thầy đọc cho: mười độ, mười điều kiêng cấm, mười lời nguyện, mười lời thề, có ý nghĩa giáo dục hướng người đó làm điều hay lẽ phải, ngay thẳng, dũng cảm, không mê sắc, không vụ lợi, sẵn sàng giúp đỡ người khác.
Sau đó là lễ đặt tên, nghi lễ này được xem như lễ khai sinh để con hương nhận lấy tên do thần thánh ban định, nó là điều kiện để người đó được nói chuyện với thần thánh, được đứng vào hàng ngũ những người quan trọng trong họ tộc, có trách nhiệm trong việc thờ cúng tổ tiên.
Kết thúc buổi lễ, hai con lợn tế thần được gia chủ chia lộc cho tất cả các thành viên đến dự. Người được cấp sắc được coi là người trưởng thành, có vị thế trong xã hội, đủ tư cách tham gia vào thực hiện các công việc như làm quan làng, đốt lửa vào nhà mới, khấn tổ tiên, được thánh thần công nhận, được cấp âm binh.
Ngày nay, lễ cấp sắc của người Dao Tiền ở Nguyên Bình có nhiều đổi mới tích cực, không còn nặng về lễ nghĩa hình thức như xưa rất tốn kém. Thời gian hành lễ được rút ngắn từ 5- 6 ngày xuống còn 2- 3 ngày, chi phí cho lễ chỉ ở mức vừa đủ, đáp ứng yêu cầu cần thiết của việc hành lễ mà không gây lãng phí, ảnh hưởng đến kinh tế gia đình.
Nay lễ cấp sắc còn được tổ chức để cầu an, cầu tài, cầu lộc cho gia đình, vừa nhận tên thánh để khi còn sống mới được làm thầy cúng..chứ bà con không còn nặng phân biệt đối xử giữa người được cấp sắc với người chưa được cấp sắc như trước kia. Bên cạnh đó, người Dao Tiền còn có lòng tin sâu sắc rằng khi được cấp sắc làm ăn mới may mắn phát đạt, sinh hoạt mọi mặt thuận lợi, dòng họ mới thịnh vượng.

 Hoàng Minh Khuyên

Sắc màu Dao Thanh Y ở vùng Đông Bắc (Hồng Nhung)

Người Dao Thanh Y Quảng Ninh.

 Người Dao ở Quảng Ninh có hai nhánh: Dao Thanh Phán và Dao Thanh Y, trong đo người Dao Thanh Y chủ yếu cư trú tại Hoành Bồ, Tiên Yên, Hải Hà, Bình Liêu với các giá trị văn hóa dân tộc đang dần bị mai một bởi nhiều yếu tố.

Bằng Cả, Hoành Bồ là một xã trung du miền núi, có 5 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó, người Dao Thanh Y chiếm trên 97%. Những giá trị văn hóa phi vật thể và vật thể của người Dao Thanh Y như: Hội làng, lễ cấp sắc, hát giao duyên, thêu thùa, tục cưới hỏi, ma chay... được duy trì và bảo tồn từ đời này sang đời khác. Các nghi lễ trong phong tục của người Dao Thanh Y đã trở thành dấu ấn trong tiềm thức, là nét đẹp văn hóa tinh thần không thể thiếu của mỗi người dân nơi đây và cũng là một nét sinh hoạt văn hóa cộng đồng mang đặc trưng văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam.
Trong những năm vừa qua, xã Bằng Cả đã chú trọng làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục văn hóa dân tộc. Các hủ tục như: Thách cưới, ma chay diễn ra nhiều ngày đêm, hay các hủ tục mê tín dị đoan khác đã được xóa bỏ và cải tiến cho phù hợp với các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và điều kiện của từng gia đình. Nhằm góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xã Bằng Cả đã có chương trình, hành động cụ thể, chỉ đạo chi bộ thôn, Mặt trận Tổ quốc và toàn thể nhân dân cùng thực hiện. UBND xã chỉ đạo phong trào toàn dân xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, gắn với việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của người Dao Thanh Y. Mở các lớp may thêu trang phục nam nữ của người Dao Thanh Y, thành lập đội văn nghệ hát dân gian, lớp học chữ Nôm Dao và hiện nay, các lớp này đã thu hút trên 100 người theo học, đa số là các bạn trẻ thuộc thế hệ con cháu người Dao Thanh Y.

Từ bao đời nay, người Dao Thanh Y sinh sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp, kết hợp với trồng và khai thác rừng. Họ sống thành từng bản, mỗi bản chừng vài chục đến vài trăm hộ. Cũng giống như các dân tộc anh em khác, người Dao Thanh Y có đời sống văn hoá tinh thần rất phong phú. Trong đó, lễ cấp sắc là một trong những nét văn hoá đặc sắc nhất mang hình thức lễ hội dân gian. Đây là tục lệ mà tất cả đàn ông Dao Thanh Y đều phải trải qua. Lễ cấp sắc là lễ đặt tên cúng cơm cho con trai. Sau khi đặt tên theo phong tục của người Dao Thanh Y, người con trai có đầy đủ các quyền tham gia mọi sinh hoạt của cộng đồng.

Hiện nay, ngay tại các địa phương cũng đã hình thành và phát triển mạnh phong trào xã hội các hoạt động văn hoá dân gian trong lễ hội truyền thống. Người dân dưới sự hướng dẫn của chính quyền, tự đứng ra tổ chức lễ hội truyền thống tạo thành những sân chơi văn hoá lành mạnh cho bà con. Phong trào trình diễn các giá trị văn hoá dân gian: Dân ca, dân vũ, dân nhạc và các trò chơi dân tộc truyền thống... từ chỗ chỉ là lẻ tẻ ở một vài người, qua các lễ hội này đã phát triển rộng rãi hơn, có nơi thành phong trào của toàn xã. Thực tế cho thấy, các lễ hội này không những là nơi giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc của bà con mà thông qua đó, nhiều phong tục tập quán tốt đẹp của người dân tộc thiểu số cũng đã được khôi phục lại một cách rất tự nhiên và được phát huy giá trị ngay trong cuộc sống. Tới đây, hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc chắc chắn còn tiến xa hơn nữa khi chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh được hiện thực hoá, trong đó, chú trọng thúc đẩy phát triển văn hoá truyền thống các dân tộc Quảng Ninh.

Khi vốn văn hóa các dân tộc, đặc biệt là dân tộc Dao Thanh Y, đang dần mất đi, thì việc bảo tồn và phát huy, phục dựng lại các giá trị văn hóa ấy trong cuộc sống đương đại là rất cần thiết. UBND tỉnh Quảng Ninh đã đầu tư cho xã Bằng Cả xây dựng dự án Trung tâm Bảo tồn bản sắc văn hóa tộc người Dao Thanh Y trên diện tích hơn 5,2 ha. Dự án này ngoài bảo tồn các di sản văn hoá phi vật thể, như mở lớp truyền dạy kỹ năng thêu hoa văn trên trang phục truyền thống, các hình thức sinh hoạt nghệ thuật, trò chơi dân gian... còn đầu tư các hạng mục công trình xây dựng nhằm tái hiện không gian sinh hoạt của một bản người Dao Thanh Y để phục vụ du lịch.

Hồng Nhung
Người Dao Thanh Y Quảng Ninh.

 Người Dao ở Quảng Ninh có hai nhánh: Dao Thanh Phán và Dao Thanh Y, trong đo người Dao Thanh Y chủ yếu cư trú tại Hoành Bồ, Tiên Yên, Hải Hà, Bình Liêu với các giá trị văn hóa dân tộc đang dần bị mai một bởi nhiều yếu tố.

Bằng Cả, Hoành Bồ là một xã trung du miền núi, có 5 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó, người Dao Thanh Y chiếm trên 97%. Những giá trị văn hóa phi vật thể và vật thể của người Dao Thanh Y như: Hội làng, lễ cấp sắc, hát giao duyên, thêu thùa, tục cưới hỏi, ma chay... được duy trì và bảo tồn từ đời này sang đời khác. Các nghi lễ trong phong tục của người Dao Thanh Y đã trở thành dấu ấn trong tiềm thức, là nét đẹp văn hóa tinh thần không thể thiếu của mỗi người dân nơi đây và cũng là một nét sinh hoạt văn hóa cộng đồng mang đặc trưng văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam.
Trong những năm vừa qua, xã Bằng Cả đã chú trọng làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục văn hóa dân tộc. Các hủ tục như: Thách cưới, ma chay diễn ra nhiều ngày đêm, hay các hủ tục mê tín dị đoan khác đã được xóa bỏ và cải tiến cho phù hợp với các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và điều kiện của từng gia đình. Nhằm góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xã Bằng Cả đã có chương trình, hành động cụ thể, chỉ đạo chi bộ thôn, Mặt trận Tổ quốc và toàn thể nhân dân cùng thực hiện. UBND xã chỉ đạo phong trào toàn dân xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, gắn với việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của người Dao Thanh Y. Mở các lớp may thêu trang phục nam nữ của người Dao Thanh Y, thành lập đội văn nghệ hát dân gian, lớp học chữ Nôm Dao và hiện nay, các lớp này đã thu hút trên 100 người theo học, đa số là các bạn trẻ thuộc thế hệ con cháu người Dao Thanh Y.

Từ bao đời nay, người Dao Thanh Y sinh sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp, kết hợp với trồng và khai thác rừng. Họ sống thành từng bản, mỗi bản chừng vài chục đến vài trăm hộ. Cũng giống như các dân tộc anh em khác, người Dao Thanh Y có đời sống văn hoá tinh thần rất phong phú. Trong đó, lễ cấp sắc là một trong những nét văn hoá đặc sắc nhất mang hình thức lễ hội dân gian. Đây là tục lệ mà tất cả đàn ông Dao Thanh Y đều phải trải qua. Lễ cấp sắc là lễ đặt tên cúng cơm cho con trai. Sau khi đặt tên theo phong tục của người Dao Thanh Y, người con trai có đầy đủ các quyền tham gia mọi sinh hoạt của cộng đồng.

Hiện nay, ngay tại các địa phương cũng đã hình thành và phát triển mạnh phong trào xã hội các hoạt động văn hoá dân gian trong lễ hội truyền thống. Người dân dưới sự hướng dẫn của chính quyền, tự đứng ra tổ chức lễ hội truyền thống tạo thành những sân chơi văn hoá lành mạnh cho bà con. Phong trào trình diễn các giá trị văn hoá dân gian: Dân ca, dân vũ, dân nhạc và các trò chơi dân tộc truyền thống... từ chỗ chỉ là lẻ tẻ ở một vài người, qua các lễ hội này đã phát triển rộng rãi hơn, có nơi thành phong trào của toàn xã. Thực tế cho thấy, các lễ hội này không những là nơi giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc của bà con mà thông qua đó, nhiều phong tục tập quán tốt đẹp của người dân tộc thiểu số cũng đã được khôi phục lại một cách rất tự nhiên và được phát huy giá trị ngay trong cuộc sống. Tới đây, hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc chắc chắn còn tiến xa hơn nữa khi chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh được hiện thực hoá, trong đó, chú trọng thúc đẩy phát triển văn hoá truyền thống các dân tộc Quảng Ninh.

Khi vốn văn hóa các dân tộc, đặc biệt là dân tộc Dao Thanh Y, đang dần mất đi, thì việc bảo tồn và phát huy, phục dựng lại các giá trị văn hóa ấy trong cuộc sống đương đại là rất cần thiết. UBND tỉnh Quảng Ninh đã đầu tư cho xã Bằng Cả xây dựng dự án Trung tâm Bảo tồn bản sắc văn hóa tộc người Dao Thanh Y trên diện tích hơn 5,2 ha. Dự án này ngoài bảo tồn các di sản văn hoá phi vật thể, như mở lớp truyền dạy kỹ năng thêu hoa văn trên trang phục truyền thống, các hình thức sinh hoạt nghệ thuật, trò chơi dân gian... còn đầu tư các hạng mục công trình xây dựng nhằm tái hiện không gian sinh hoạt của một bản người Dao Thanh Y để phục vụ du lịch.

Hồng Nhung

Tục lệ đám ma của người Dao áo dài ở Nặm Đăm (Đàm Minh Phiếu)

Người Dao khi qua đời nếu là đàn ông thì con trai phải chăm sóc, cắt tóc, tắm rửa sạch sẽ thay quần áo cho tử tế, lấy đồng tiền xu nhét vào 2 mắt, mồm, tai rồi lấy vải trắng trùm vào. Nếu là đàn bà thì các con dâu cùng con trai chăm sóc, gội đầu tử tế, thay quần áo, đầu lấy khăn đỏ trùm vào rồi lấy vải trắng trùm vào.

Trong gia đình người Dao khi có người mất, con trai phải đi tới từng hộ gia đình để thông báo cho cả thôn biết để mọi người đến giúp việc nhà mình. Sau đó tìm thầy Tạo đám ma. Những người anh em họ hàng, hàng xóm về giúp, từng người được phân chia những công việc cụ thể: 1 số người cắt giấy màu để dán quan tài người mất, 1 số người nấu ăn và một số người đi vào rừng lấy củi.

Sau khi thầy Tạo xem ngày giờ cho người chết, thầy Tạo cho phép cho người chết vào quan tài. Sau khi cho vào quan tài là bịt kín. Đám ma của người Dao kéo dài trong 24 tiếng.

Trong thời gian đám ma, con trai, con dâu và các cháu đi quanh vòng quanh chân quan tài. Ông thầy đọc chữ đánh cồng chiêng 1 lần thì các con cháu đi 1 – 2 bước, cứ làm xong 1 lần thì các con cháu lại rót 1 lượt rượu. Các con gái, con rể phải mang lợn gà về mời thầy Tạo cúng báo cho người chết biết các con đã mang quà đến cho, mong người chết nhận lấy và phù hộ cho con cháu ở lại sống may mắn.

Người Dao khi chết phải hoả táng, đây là tục lệ có từ lâu đời vì theo quan điểm của người Dao, nếu không hoả táng thì không được tổ tiên chấp nhận.

Những người anh em, bà con họ hàng và những người trong làng khi đến giúp đám ma, 1 số người đi vào rừng lấy củi sắp xếp thành 9 tầng xếp cao khoảng 1,7 – 1,9m. Sau khi làm các thủ tục tại nhà xong thì người ta đưa quan tài ra chỗ củi đã được xếp sẵn để hoả táng, trên đường đi phải nghỉ 3 lần. Khi đến nơi hoả táng, người ta đặt quan tài ngay ngắn trên đống củi, con trai của người chết đặt 3 cái chén lên quan tài và rót rượu. Rót rượu xong, phải mở nắp quan tài trình người chết tử tế, sau đó các con của người chết phải lấy 1 vật gì đó về làm kỷ niệm.

Ông Tạo đốt 1 cây nến, đặt vào trong quan tài, vào đúng ngực – vị trí trái tim của người chết, người con trai đốt 1 bó đuốc dài 1,5m lạy 4 phương trời rồi đưa qua đầu ra đằng sau cho ông thầy Tạo đi quanh 1 vòng quanh quan tài rồi đặt bó đuốc cạnh quan tài châm lửa để hoả thiêu. Những người họ hàng, anh em được phân công giúp việc xem và canh cho ngọn lửa cháy hết. Khi lửa cháy hết xung quanh quan tài, mỗi người ăn 1 ít cơm nếp, uống 1 ít rượu do chủ nhà chuẩn bị sẵn rồi trở về nhà chủ nhà ăn cơm.

Sáng hôm sau, người con trai địu 1 cái chum cùng con dâu, các cháu và ông thầy Tạo đi đến nơi hoả táng. Đến nơi, ông thầy Tạo sẽ nhặt những mảnh xương của người chết cho vào chum trước, các con cháu lần lượt nhặt hết những mảnh xương cho vào chum. Khi đã nhặt hết thì bịt kín miệng chum lại đem đi nơi khác để xây mộ. Khi xây mộ, người ta xây 1 cái hố đặt vừa cái chum, xây xong, ông thầy đặt cái chum vào và đóng kín. Ông thầy Tạo lấy 1 nắm đất thịt, lấy hương và bầy rượu thịt ra cúng trước mộ vừa xây xong.

Sau khi xây mộ được 1 năm, người con trai đi xem mét lại ngôi mộ, nếu thấy tốt thì quay về chuẩn bị làm ma khô, lập bàn thờ để thờ cúng.

Đàm Minh Phiếu
Người Dao khi qua đời nếu là đàn ông thì con trai phải chăm sóc, cắt tóc, tắm rửa sạch sẽ thay quần áo cho tử tế, lấy đồng tiền xu nhét vào 2 mắt, mồm, tai rồi lấy vải trắng trùm vào. Nếu là đàn bà thì các con dâu cùng con trai chăm sóc, gội đầu tử tế, thay quần áo, đầu lấy khăn đỏ trùm vào rồi lấy vải trắng trùm vào.

Trong gia đình người Dao khi có người mất, con trai phải đi tới từng hộ gia đình để thông báo cho cả thôn biết để mọi người đến giúp việc nhà mình. Sau đó tìm thầy Tạo đám ma. Những người anh em họ hàng, hàng xóm về giúp, từng người được phân chia những công việc cụ thể: 1 số người cắt giấy màu để dán quan tài người mất, 1 số người nấu ăn và một số người đi vào rừng lấy củi.

Sau khi thầy Tạo xem ngày giờ cho người chết, thầy Tạo cho phép cho người chết vào quan tài. Sau khi cho vào quan tài là bịt kín. Đám ma của người Dao kéo dài trong 24 tiếng.

Trong thời gian đám ma, con trai, con dâu và các cháu đi quanh vòng quanh chân quan tài. Ông thầy đọc chữ đánh cồng chiêng 1 lần thì các con cháu đi 1 – 2 bước, cứ làm xong 1 lần thì các con cháu lại rót 1 lượt rượu. Các con gái, con rể phải mang lợn gà về mời thầy Tạo cúng báo cho người chết biết các con đã mang quà đến cho, mong người chết nhận lấy và phù hộ cho con cháu ở lại sống may mắn.

Người Dao khi chết phải hoả táng, đây là tục lệ có từ lâu đời vì theo quan điểm của người Dao, nếu không hoả táng thì không được tổ tiên chấp nhận.

Những người anh em, bà con họ hàng và những người trong làng khi đến giúp đám ma, 1 số người đi vào rừng lấy củi sắp xếp thành 9 tầng xếp cao khoảng 1,7 – 1,9m. Sau khi làm các thủ tục tại nhà xong thì người ta đưa quan tài ra chỗ củi đã được xếp sẵn để hoả táng, trên đường đi phải nghỉ 3 lần. Khi đến nơi hoả táng, người ta đặt quan tài ngay ngắn trên đống củi, con trai của người chết đặt 3 cái chén lên quan tài và rót rượu. Rót rượu xong, phải mở nắp quan tài trình người chết tử tế, sau đó các con của người chết phải lấy 1 vật gì đó về làm kỷ niệm.

Ông Tạo đốt 1 cây nến, đặt vào trong quan tài, vào đúng ngực – vị trí trái tim của người chết, người con trai đốt 1 bó đuốc dài 1,5m lạy 4 phương trời rồi đưa qua đầu ra đằng sau cho ông thầy Tạo đi quanh 1 vòng quanh quan tài rồi đặt bó đuốc cạnh quan tài châm lửa để hoả thiêu. Những người họ hàng, anh em được phân công giúp việc xem và canh cho ngọn lửa cháy hết. Khi lửa cháy hết xung quanh quan tài, mỗi người ăn 1 ít cơm nếp, uống 1 ít rượu do chủ nhà chuẩn bị sẵn rồi trở về nhà chủ nhà ăn cơm.

Sáng hôm sau, người con trai địu 1 cái chum cùng con dâu, các cháu và ông thầy Tạo đi đến nơi hoả táng. Đến nơi, ông thầy Tạo sẽ nhặt những mảnh xương của người chết cho vào chum trước, các con cháu lần lượt nhặt hết những mảnh xương cho vào chum. Khi đã nhặt hết thì bịt kín miệng chum lại đem đi nơi khác để xây mộ. Khi xây mộ, người ta xây 1 cái hố đặt vừa cái chum, xây xong, ông thầy đặt cái chum vào và đóng kín. Ông thầy Tạo lấy 1 nắm đất thịt, lấy hương và bầy rượu thịt ra cúng trước mộ vừa xây xong.

Sau khi xây mộ được 1 năm, người con trai đi xem mét lại ngôi mộ, nếu thấy tốt thì quay về chuẩn bị làm ma khô, lập bàn thờ để thờ cúng.

Đàm Minh Phiếu

Độc đáo đám cưới của người Dao Tuyển ( Hoàng Thị Thắng)

Cô dâu Trương Thị Thắm và phù dâu

Độc đáo đám cưới của người Dao Tuyển
Ngày nay, người Dao Tuyển ở huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai, vẫn còn giữ được những phong tục mang đậm nghi lễ truyền thống như đám cưới, ma chay, lễ cúng ma khô (cúng cho người mất), lễ cấp sắc… Mỗi khi một nhà có lễ thì những ngày đó cả làng, cả bản vui như ngày hội. Chúng tôi đã có may mắn được tham dự một đám cưới của người Dao Tuyển ở xã Nậm Khánh, huyện Bắc Hà. Dù không cầu kỳ về cỗ bàn hay hình thức bên ngoài, nhưng mọi thủ tục vẫn diễn ra theo đúng nghi lễ, từ việc mời cưới cho đến làm cỗ bàn, rước cô dâu…

Độc đáo trong việc mời cưới
Ngôi nhà nhỏ của cô dâu Trương Thị Thắm trong ngày cưới rộn rã tiếng cười nói. Nhà của Thắm neo người nên hàng xóm đến giúp rất đông và đến từ sáng sớm. Mỗi người một việc, người chẻ củi, người làm bánh, người làm thịt lợn, người làm cơm… ai cũng phấn khởi. Dường như ai cũng hiểu công việc của mình. Khuôn mặt của mọi người ánh lên niềm vui rạng rỡ. Cũng giống như nhiều người, Đặng Thị Nhâm, chị của chồng cô dâu, có mặt ở đây từ rất sớm để đỡ đần cho em. “Đám cưới của người Dao Tuyển được thực hiện qua rất nhiều nghi lễ. Dù cuộc sống thay đổi nhiều nhưng người Dao Tuyển vẫn tổ chức theo đúng phong tục của dân tộc mình từ đời này qua đời khác. Mọi thứ đến giờ không có gì thay đổi. Mỗi lần đến đám cưới của một người nào đó trong làng, ai cũng mừng và vui lây” - chị Nhâm chia sẻ.

Cô dâu  và phù dâu

Chị Nhâm cũng cho biết: “Để đám cưới diễn ra suôn sẻ thì ngay từ khâu đầu tiên, cả hai bên gia đình phải chuẩn bị thật sự chu đáo. Từ việc nhờ mọi người đến giúp cũng vậy. Có khi cả thôn đến giúp và mình phải đi mời họ. Nếu muốn nhà nào giúp mình thì khi đi mời, chủ nhà phải mang theo một đôi đồng chinh (đồng xu) và ít thuốc lào thì họ mới sang. Những cái đó được coi như tín chỉ để hai bên thoả thuận trong lòng về một việc. Không cần tôi nói đồng ý hay từ chối, người được mời khi nhận được những thứ đó sẽ tế nhị cầm lấy và họ biết những việc họ sẽ phải làm trong đám cưới”. Chìa cho chúng tôi xem hai đồng xu, chị Nhâm giãi bày: “Đây là đồng tiền ngày xưa mình dùng, nó được làm bằng sắt. Những người mình đi mời, đưa đôi đồng chinh thì họ phải giúp gia chủ từ đầu đến cuối, dọn dẹp đồ đạc… cuối cùng mới được ra về”. Việc mời cưới bằng hai đồng tiền xu có ý nghĩa như một căn cứ để xác định, cũng như thông báo với mọi người rằng đôi trai gái kia sắp thành vợ thành chồng. Hai đồng tiền xu luôn đi kèm với nhau tượng trưng cho đôi trai gái yêu nhau, họ đã sánh đôi, luôn hạnh phúc bên nhau.

Độc đáo khi rước dâu
Rước dâu cũng là một nét độc đáo trong đám cưới của người Dao Tuyển ở Bắc Hà. Sau một năm ở rể (ở tại nhà cô dâu), thì đến tận hôm nay, đám cưới của Đặng Văn Quân và Trương Thị Thắm được tiến hành theo đúng nghi lễ của người Dao Tuyển. Đến lễ cưới, gia đình nhà gái chỉ thách cưới nhà trai 1 đôi gà sống đẹp, 1 lít rượu ngon để làm thủ tục lễ bái tổ tiên.


Sửa lại khăn cho cô dâu

Cũng giống như nhiều dân tộc khác, việc đi đón dâu của người Dao Tuyển cũng phải chọn được giờ đẹp, ngày lành tháng tốt. Nên dù vào giờ nào thì gia đình hai bên đều phải thực hiện đúng theo lời của thầy cúng. Ông Đặng Văn Khoa, đại diện cho bên nhà trai, cho biết: “Chúng tôi đã nhờ thầy xem và giờ tốt nhất đến đón dâu là 22h tối hôm trước và 10h sáng hôm sau phải ra khỏi nhà. Chính vì thế, đoàn rước dâu phải đi từ tối ngày hôm trước. Đoàn nhà trai cũng bao gồm các thành phần như phù dâu gồm hai người và một vài người hát giao duyên giỏi. Khác với các dân tộc ở VN, phù dâu là những cô gái trẻ, còn ở đây phù dâu gồm có một người trưởng thành và một cô gái trẻ tầm 13-14 tuổi. Ngay việc chọn phù dâu, người Dao Tuyển cũng ý nhị muốn gửi tới đôi vợ chồng trẻ những điều tốt đẹp nhất như kinh nghiệm, sức khoẻ, con cái…

Trước khi vào đến nhà gái, nhà trai phải dừng trước cổng làng để làm lễ. Lễ cúng thần làng rất đơn giản, chỉ là mấy chén rượu và thắp nén nhang nhằm báo cáo chuyện cưới xin với thần làng và xin phép đến giờ tốt nhà trai được vào nhà gái. Trong khoảng thời gian đợi đến giờ, đoàn nhà trai chia làm 2 nhóm, một nhóm là phụ nữ và một nhóm là đàn ông hát giao duyên đối đáp nhau. Có điều đặc biệt là không được hát to mà người thể hiện phải hát bằng cổ họng. Cứ như thế, trong đêm thanh yên bình, tiếng hát lên bổng xuống trầm. Có thể nhà trai phải đứng chờ 1 đến 2 tiếng, hay lâu hơn nữa nhưng khuôn mặt của mọi người không một ai thể hiện sự mệt mỏi. Mọi người thay nhau hát. Ông Đặng Văn Khoa bảo, mọi thủ tục, nghi lễ xin dâu cũng khá cầu kỳ. Không ai dám làm tắt, mọi bước được thực hiện từ từ.

Đúng đến giờ tốt, nhà trai mới được vào nhà gái. Chú rể Đặng Văn Quân cho biết, để vào được nhà cô dâu, nhà trai phải hát giao duyên. Trước khi vào nhà gái, nhà trai phải hát khoảng 5 đến 6 bài thì mới có thể vào được. Hát giao duyên của người Dao Tuyển cũng khá thú vị. Nội dung của các bài hát có sẵn hoặc là do người hát tự ứng biến. Cách hát giao duyên trong ngày cũng khác nhau. Ban ngày, mọi người hát to như bình thường nhưng đêm đến thì những âm thanh chỉ phát ra từ cổ họng. Khi nhà trai đã vượt qua vòng thử thách bằng những bài hát giao duyên theo đúng yêu cầu của nhà gái, lúc đó đoàn nhà trai mới được bước vào nhà. Lúc này, nhà gái đón nhà trai bằng một bữa ăn thịnh soạn và thầy sẽ làm lễ tác duyên cho đôi bạn trẻ.

photo
Bữa tiệc tiễn cô dâu về nhà chồng

Mọi người đến dự lễ cưới đều mặc trang phục truyền thống. Đôi trai gái mặc bộ trang phục đẹp nhất, mới nhất. Sau khi làm lễ cúng gia tiên, thần linh, khách được mời ngồi vào mâm cơm cỗ thưởng thức món ăn truyền thống và uống rượu suốt đêm, ca hát mừng hạnh phúc cho đôi trai gái. Cả đêm hôm đó, nhà cô dâu rộn vang tiếng hát, tiếng cười, tiếng nói. Ai cũng hân hoan chúc mừng hạnh phúc cho đôi trẻ. Cô dâu Trương Thị Thắm e lệ, chỉ cười tủm tỉm và làm theo lời bà mối. “Bà mối bảo thế nào thì em làm thế đấy. Bảo chào bố mẹ, chào tổ tiên, báo cho tổ tiên biết hai đứa đã kết hôn”- Thắm ngượng ngùng nói.

Đêm rồi cũng tàn, bình minh ló rạng cũng là lúc nhà trai xin phép nhà gái để đưa cô dâu về nhà chồng. Khi đến nhà trai, việc đầu tiên cô dâu, chú rể phải làm là quỳ trước bàn thờ làm lễ báo cáo tổ tiên, thần linh của nhà trai. Lễ kết hôn của người Dao Tuyển không giống như người Kinh. Gia đình nhà trai mời một thầy cúng giỏi nhất vùng để làm lễ cho đôi trai gái chính thức là vợ chồng. Sau những nghi thức, thầy cúng lấy một ít cơm trắng cho vào hai chén rượu, chén của chồng cho vợ uống, chén của vợ cho chồng uống.

Những người đến dự đám cưới chúc phúc cho đôi trai gái và tiền mừng được gói trong… phong bì. Tiền mừng phải có 2 tờ tiền giống nhau để thể hiện mong muốn cho đôi trai gái luôn hạnh phúc, có đôi, quấn quýt với nhau.

Lễ cưới tại nhà trai được tổ chức trong suốt một ngày một đêm hôm ấy với những lời chúc tốt đẹp, trong men rượu nồng nàn hương vị tình yêu.
 Hoàng Thị Thắng
Cô dâu Trương Thị Thắm và phù dâu

Độc đáo đám cưới của người Dao Tuyển
Ngày nay, người Dao Tuyển ở huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai, vẫn còn giữ được những phong tục mang đậm nghi lễ truyền thống như đám cưới, ma chay, lễ cúng ma khô (cúng cho người mất), lễ cấp sắc… Mỗi khi một nhà có lễ thì những ngày đó cả làng, cả bản vui như ngày hội. Chúng tôi đã có may mắn được tham dự một đám cưới của người Dao Tuyển ở xã Nậm Khánh, huyện Bắc Hà. Dù không cầu kỳ về cỗ bàn hay hình thức bên ngoài, nhưng mọi thủ tục vẫn diễn ra theo đúng nghi lễ, từ việc mời cưới cho đến làm cỗ bàn, rước cô dâu…

Độc đáo trong việc mời cưới
Ngôi nhà nhỏ của cô dâu Trương Thị Thắm trong ngày cưới rộn rã tiếng cười nói. Nhà của Thắm neo người nên hàng xóm đến giúp rất đông và đến từ sáng sớm. Mỗi người một việc, người chẻ củi, người làm bánh, người làm thịt lợn, người làm cơm… ai cũng phấn khởi. Dường như ai cũng hiểu công việc của mình. Khuôn mặt của mọi người ánh lên niềm vui rạng rỡ. Cũng giống như nhiều người, Đặng Thị Nhâm, chị của chồng cô dâu, có mặt ở đây từ rất sớm để đỡ đần cho em. “Đám cưới của người Dao Tuyển được thực hiện qua rất nhiều nghi lễ. Dù cuộc sống thay đổi nhiều nhưng người Dao Tuyển vẫn tổ chức theo đúng phong tục của dân tộc mình từ đời này qua đời khác. Mọi thứ đến giờ không có gì thay đổi. Mỗi lần đến đám cưới của một người nào đó trong làng, ai cũng mừng và vui lây” - chị Nhâm chia sẻ.

Cô dâu  và phù dâu

Chị Nhâm cũng cho biết: “Để đám cưới diễn ra suôn sẻ thì ngay từ khâu đầu tiên, cả hai bên gia đình phải chuẩn bị thật sự chu đáo. Từ việc nhờ mọi người đến giúp cũng vậy. Có khi cả thôn đến giúp và mình phải đi mời họ. Nếu muốn nhà nào giúp mình thì khi đi mời, chủ nhà phải mang theo một đôi đồng chinh (đồng xu) và ít thuốc lào thì họ mới sang. Những cái đó được coi như tín chỉ để hai bên thoả thuận trong lòng về một việc. Không cần tôi nói đồng ý hay từ chối, người được mời khi nhận được những thứ đó sẽ tế nhị cầm lấy và họ biết những việc họ sẽ phải làm trong đám cưới”. Chìa cho chúng tôi xem hai đồng xu, chị Nhâm giãi bày: “Đây là đồng tiền ngày xưa mình dùng, nó được làm bằng sắt. Những người mình đi mời, đưa đôi đồng chinh thì họ phải giúp gia chủ từ đầu đến cuối, dọn dẹp đồ đạc… cuối cùng mới được ra về”. Việc mời cưới bằng hai đồng tiền xu có ý nghĩa như một căn cứ để xác định, cũng như thông báo với mọi người rằng đôi trai gái kia sắp thành vợ thành chồng. Hai đồng tiền xu luôn đi kèm với nhau tượng trưng cho đôi trai gái yêu nhau, họ đã sánh đôi, luôn hạnh phúc bên nhau.

Độc đáo khi rước dâu
Rước dâu cũng là một nét độc đáo trong đám cưới của người Dao Tuyển ở Bắc Hà. Sau một năm ở rể (ở tại nhà cô dâu), thì đến tận hôm nay, đám cưới của Đặng Văn Quân và Trương Thị Thắm được tiến hành theo đúng nghi lễ của người Dao Tuyển. Đến lễ cưới, gia đình nhà gái chỉ thách cưới nhà trai 1 đôi gà sống đẹp, 1 lít rượu ngon để làm thủ tục lễ bái tổ tiên.


Sửa lại khăn cho cô dâu

Cũng giống như nhiều dân tộc khác, việc đi đón dâu của người Dao Tuyển cũng phải chọn được giờ đẹp, ngày lành tháng tốt. Nên dù vào giờ nào thì gia đình hai bên đều phải thực hiện đúng theo lời của thầy cúng. Ông Đặng Văn Khoa, đại diện cho bên nhà trai, cho biết: “Chúng tôi đã nhờ thầy xem và giờ tốt nhất đến đón dâu là 22h tối hôm trước và 10h sáng hôm sau phải ra khỏi nhà. Chính vì thế, đoàn rước dâu phải đi từ tối ngày hôm trước. Đoàn nhà trai cũng bao gồm các thành phần như phù dâu gồm hai người và một vài người hát giao duyên giỏi. Khác với các dân tộc ở VN, phù dâu là những cô gái trẻ, còn ở đây phù dâu gồm có một người trưởng thành và một cô gái trẻ tầm 13-14 tuổi. Ngay việc chọn phù dâu, người Dao Tuyển cũng ý nhị muốn gửi tới đôi vợ chồng trẻ những điều tốt đẹp nhất như kinh nghiệm, sức khoẻ, con cái…

Trước khi vào đến nhà gái, nhà trai phải dừng trước cổng làng để làm lễ. Lễ cúng thần làng rất đơn giản, chỉ là mấy chén rượu và thắp nén nhang nhằm báo cáo chuyện cưới xin với thần làng và xin phép đến giờ tốt nhà trai được vào nhà gái. Trong khoảng thời gian đợi đến giờ, đoàn nhà trai chia làm 2 nhóm, một nhóm là phụ nữ và một nhóm là đàn ông hát giao duyên đối đáp nhau. Có điều đặc biệt là không được hát to mà người thể hiện phải hát bằng cổ họng. Cứ như thế, trong đêm thanh yên bình, tiếng hát lên bổng xuống trầm. Có thể nhà trai phải đứng chờ 1 đến 2 tiếng, hay lâu hơn nữa nhưng khuôn mặt của mọi người không một ai thể hiện sự mệt mỏi. Mọi người thay nhau hát. Ông Đặng Văn Khoa bảo, mọi thủ tục, nghi lễ xin dâu cũng khá cầu kỳ. Không ai dám làm tắt, mọi bước được thực hiện từ từ.

Đúng đến giờ tốt, nhà trai mới được vào nhà gái. Chú rể Đặng Văn Quân cho biết, để vào được nhà cô dâu, nhà trai phải hát giao duyên. Trước khi vào nhà gái, nhà trai phải hát khoảng 5 đến 6 bài thì mới có thể vào được. Hát giao duyên của người Dao Tuyển cũng khá thú vị. Nội dung của các bài hát có sẵn hoặc là do người hát tự ứng biến. Cách hát giao duyên trong ngày cũng khác nhau. Ban ngày, mọi người hát to như bình thường nhưng đêm đến thì những âm thanh chỉ phát ra từ cổ họng. Khi nhà trai đã vượt qua vòng thử thách bằng những bài hát giao duyên theo đúng yêu cầu của nhà gái, lúc đó đoàn nhà trai mới được bước vào nhà. Lúc này, nhà gái đón nhà trai bằng một bữa ăn thịnh soạn và thầy sẽ làm lễ tác duyên cho đôi bạn trẻ.

photo
Bữa tiệc tiễn cô dâu về nhà chồng

Mọi người đến dự lễ cưới đều mặc trang phục truyền thống. Đôi trai gái mặc bộ trang phục đẹp nhất, mới nhất. Sau khi làm lễ cúng gia tiên, thần linh, khách được mời ngồi vào mâm cơm cỗ thưởng thức món ăn truyền thống và uống rượu suốt đêm, ca hát mừng hạnh phúc cho đôi trai gái. Cả đêm hôm đó, nhà cô dâu rộn vang tiếng hát, tiếng cười, tiếng nói. Ai cũng hân hoan chúc mừng hạnh phúc cho đôi trẻ. Cô dâu Trương Thị Thắm e lệ, chỉ cười tủm tỉm và làm theo lời bà mối. “Bà mối bảo thế nào thì em làm thế đấy. Bảo chào bố mẹ, chào tổ tiên, báo cho tổ tiên biết hai đứa đã kết hôn”- Thắm ngượng ngùng nói.

Đêm rồi cũng tàn, bình minh ló rạng cũng là lúc nhà trai xin phép nhà gái để đưa cô dâu về nhà chồng. Khi đến nhà trai, việc đầu tiên cô dâu, chú rể phải làm là quỳ trước bàn thờ làm lễ báo cáo tổ tiên, thần linh của nhà trai. Lễ kết hôn của người Dao Tuyển không giống như người Kinh. Gia đình nhà trai mời một thầy cúng giỏi nhất vùng để làm lễ cho đôi trai gái chính thức là vợ chồng. Sau những nghi thức, thầy cúng lấy một ít cơm trắng cho vào hai chén rượu, chén của chồng cho vợ uống, chén của vợ cho chồng uống.

Những người đến dự đám cưới chúc phúc cho đôi trai gái và tiền mừng được gói trong… phong bì. Tiền mừng phải có 2 tờ tiền giống nhau để thể hiện mong muốn cho đôi trai gái luôn hạnh phúc, có đôi, quấn quýt với nhau.

Lễ cưới tại nhà trai được tổ chức trong suốt một ngày một đêm hôm ấy với những lời chúc tốt đẹp, trong men rượu nồng nàn hương vị tình yêu.
 Hoàng Thị Thắng