This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Lễ làm chay của người Dao Tuyển (Phan Thị Hằng)

P

Lễ làm chay cho ma người chết của đồng bào Dao Tuyển ở Bảo Thắng, Lào Cai là lễ đưa ma về quê cha đất tổ. Thuật ngữ làm ma khô cũng chỉ nghi lễ này. Đồng bào ở đây quan niệm làm ma là lúc chôn cất mới chỉ là hình thức đem người chết giam trong 18 tầng địa ngục, để ma người chết không về làm hại con cháu, đồng thời cũng để các ma xấu không làm hại ma.
Để ma người chết được giải thoát về sống với tổ tiên thì phải làm lễ chay. Lễ chay có mục đích đuổi ma xấu, giải thoát cho ma người chết khỏi 18 tầng địa ngục, triệu tập ma người chết về quê cha đất tổ. Cho đến nay, lễ làm chay của người Dao Tuyển vẫn lưu giữ được nhiều giá trị văn hóa độc đáo.

1. Lễ làm chay của người Dao Tuyển
Người Dao Tuyển cũng như người Dao nói chung có quy định: những người không được làm chay là những người chết bất đắc kỳ tử, chưa trải qua lễ cấp sắc, không có con trai để nối dõi tông đường. Họ chỉ được làm ma để đưa hồn về nơi trú ngụ của bà Mụ. Những người chết già đã trải qua lễ cấp sắc được làm lễ chay để đưa hồn người chết về với tổ tiên. Người đàn bà chết được làm chay nếu người chồng đã làm lễ cấp sắc.

Lễ làm chay tổ chức to hay nhỏ phụ thuộc vào người con trai đó đã được cấp sắc ở cấp cao hay thấp. Tuy nhiên, người chết đã trải qua lễ cấp sắc mà con cháu không có điều kiện kinh tế thì cũng không thể tổ chức đám chay. Một đám chay lớn phải dùng rất nhiều lương thực, thực phẩm làm đồ cúng mời anh em họ hàng. Tất cả những lễ vật dùng trong đám chay đều do gia đình có người chết tự làm. Do vậy, lễ làm chay của gia đình người Dao Tuyển được thực hiện sớm hay muộn, to hay nhỏ phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của mỗi gia đình.

Lễ chay của người Dao có 3 cấp độ khác nhau, tùy điều kiện, hoàn cảnh gia đình. Lễ chay nhỏ được kết hợp trong một đám cấp sắc cho một người con trai trong gia đình, thường diễn ra 1ngày, 1 đêm với các nghi lễ ngắn gọn, đơn giản. Lễ chay vừa kéo dài 2 ngày 3 đêm, không tổ chức lễ múa chèo cho con cháu đến lễ. Lễ chay to diễn ra 3 ngày 3 đêm, có tổ chức lễ múa chèo cho con cháu đến lễ.

Trong thực tế, đồng bào Dao quan niệm con cháu có hiếu thì tổ chức lễ làm chay để đưa hồn cha mẹ về quê cha đất tổ. Việc làm chay không chỉ thể hiện sự quan tâm của người sống với người đã khuất mà còn ảnh hưởng đến chức sắc cúng bái và uy tín của con cháu sau này. Nếu con cháu làm lễ chay vừa hay lễ chay to cho bố mẹ thì sau này làm thày cúng mới được phép nhận các chức bậc quan trọng như: làm thày cấp sắc, được cúng Bàn Vương.

Để tổ chức một đám chay, người Dao Tuyển rất coi trọng ngày, giờ. Khi xem được ngày, họ mời thày cúng. Để tổ chức một đám chay to, họ mời 3 thày cúng (thày cả, thày hai và thày bói). Những ông thày này đã trải qua lễ cấp sắc và phải còn bố mẹ. Riêng thày cả, phải được thày cấp sắc cấp thêm bùa phép, có khả năng đuổi được các loại ma ác chuyên rình bắt ma của người chết. Ngoài 3 thày cúng chính còn phải mời thêm 3 thày cúng phụ chuyên múa chèo, một nhóm nhạc công gõ các loại nhạc cụ như: trống, thanh la, não bạt… Một nhóm làm bếp và 4 người đã khiêng người chết trong đám ma trước đây để giúp việc. Tất cả phải không có họ hàng với người chết. Khi họ đến giúp đám, con cháu của người chết phải quỳ lạy.

Để tiến hành một đám chay, người ta phải chuẩn bị: gạo, thịt, rượu, giấy tiền vàng, giấy viết sớ, dựng chay đàn, làm nhà tang và làm theo nhiều bước.

Lễ phát khăn tang, cúng cơm
Con cháu đến dự lễ chay đều được ghi vào tờ giấy, được thày phát khăn tang. Con cháu đều phải biếu tặng cho ma người chết một mảnh vải dài 40cm, rộng 30cm, con trai cho vải trắng, con gái cho vải nhuộm chàm. Từng người đến dự  phải đến bên bàn cúng làm lễ dâng cơm cho người chết, tự giới thiệu tên tuổi, quan hệ và nói với người chết: “Hôm nay, con đã mời thày cúng đến làm chay cho bố (mẹ) để đưa hồn bố (mẹ) về với tổ tiên”. Sau nghi lễ phát tang, dâng cơm mới, các ông thày cúng nhảy múa suốt đêm quanh đàn lễ. Trong khi nhảy múa, tổ tiên của người chết về, nhập vào ông thày bói. Ông thày lúc nhập đồng nói rằng hồn ma của người chết không trở về với tổ tiên được vì còn đang ở ngục tối. Để đưa được hồn người chết trở về thiên đàng, sống chung với tổ tiên họ phải làm lễ phá ngục.

Lễ phá ngục
Theo quan niệm của người Dao, ai sống trên đời cũng có những sai lầm như: sát sinh (thịt gà, lợn…), chặt cây… khi chết sẽ bị giam ở 18 tầng địa ngục. Muốn đưa hồn người chết về với tổ tiên, con cháu người chết phải mời thày cúng về làm lễ phá ngục, rửa oan, rửa tội cho người chết. Đây là lễ rất quan trọng, thể hiện sự hiếu lễ của người con đối với cha mẹ đã khuất. Lễ phá ngục diễn ra như sau:

Thày cả mặc quần áo lễ, tay cầm que tre có dán giấy đỏ tượng trưng cho lá cờ. Thày giúp việc cầm giấy đỏ được gấp thành hình tam giác, có ghi đầy đủ tên tuổi của người chết. Tờ giấy rộng khoảng 6cm, dài 40cm được luồn qua que tre ở hai cạnh tam giác. Hai que tre cắm vào gói cơm bọc giấy đỏ. Phía trước tờ giấy cắm một ống nứa bé. Người ta cắm 3 nén hương vào đó. Một người trong gia chủ bưng mâm cỗ ra một bãi đất sạch gần nhà để làm lễ cúng. Mâm lễ có bát gạo cắm hương, 3 chén rượu, 1 ngọn đèn dầu, một tập tiền vàng, một tấm vải xô trắng dài khoảng 400cm, rộng 40cm. Thày cả lấy 10 que tre cắm xuống đất, tạo thành hình tròn, lấy mảnh vải quây xung quanh, rồi lấy nắm cơm có bọc giấy đỏ trên cắm hai que tre để trong vòng tròn (tượng trưng cho địa ngục đang giam giữ hồn người chết). Thày cả lấy 8 que tre cắm xung quanh mâm cúng, tạo thành vòng tròn thứ hai rồi lấy mảnh vải quây xung quanh. Hai vòng tròn đó tạo thành một chiếc khóa số 8, khóa chặt người chết ở 18 tầng địa ngục. Sau đó, thày lấy một tờ giấy rộng khoảng 5cm, dài 250cm cắm vào đầu cây nứa được dựng trong vòng tròn thứ nhất, biểu tượng con đường bắc từ địa ngục lên trời. Trên tờ giấy đó viết chữ Nôm Dao có nội dung là: Đơn xin đi đường.

Sau đó, các thày cúng làm lễ phá ngục. Nghi lễ đầu tiên, các thày đọc sách phá ngục, cầu khấn trời đất cùng giúp sức. Thày cả dùng bàn tay xẻ cây que tre làm đôi, biểu tượng cho việc mở đường ngục xuống tầng thứ nhất. Thày hai cũng làm như thày cả để cùng đi xuống địa ngục. Hai thày vừa múa, vừa niệm thần chú, đọc tên tuổi của người chết. Họ đi xung quanh địa ngục (ngược chiều nhau) trong tiếng trống, chiêng náo động. Khi hai thày gặp nhau, thày cả dùng tay nhấc các que tre ở xung quanh mâm cúng trước lên khỏi mặt đất với ý nghĩa phá còng số 8 giải thoát cho người chết. Tiếp đó, các thày lại đọc bài cúng, lấy tay nhấc các que tre ở vòng tròn đầu tiên, với ý nghĩa đưa người chết khỏi 18 tầng địa ngục về sum họp với tổ tiên. Sau đó, thày phụ đọc tên tuổi tổ tiên tam đại của người chết. Trong khi đó, thày chính vừa khấn, vừa đốt vàng tiền cho người chết đi lên khỏi địa ngục. Khi đã làm xong thủ tục, các con của người chết sẽ đội tấm vải trắng lên đầu mang vào trong nhà. Người con trai trưởng đi đầu, bưng bài vị của bố (mẹ). Vào trong nhà, thày cúng buộc một đầu vào đàn cúng, một đầu vào cửa, phía trên có đặt một ít tiền vàng, ít gạo với ý nghĩa bắc cầu để người từ địa ngục lên trời sum họp với tổ tiên. Các thày cúng còn làm nghi lễ rửa tội cho người chết và nhập đàn, tụng kinh. Sau đó, các thày cúng chính, thày phụ nhảy múa xung quanh con cháu 3 lần, theo điệu bát quái trong tiếng trống đánh liên hồi với ý nghĩa mở ruộng, mở cánh đồng cho người chết. Kết thúc điệu nhảy bát quái, con cháu sắp một mâm cơm, ngồi xung quanh nghe thày đọc tiểu sử của bố (mẹ), rồi cùng ăn cơm. Đây là bữa cơm đầu tiên mà con cháu cùng ăn với bố (mẹ), cũng là bữa cơm đầu tiên người chết được ăn cùng tổ tiên kể từ ngày qua đời. Kết thúc bữa cơm là lễ phá ngục. Từ đây, người chết đã được giải thoát khỏi 18 tầng địa ngục, lên thiên đàng sum họp với tổ tiên.

Lễ cho nhà người chết
Đây là nghi lễ cuối cùng của một đám chay của đồng bào Dao Tuyển. Để thực hiện nghi lễ này, ngay từ ngày bắt đầu vào lễ chay, gia đình phải nhờ những thanh niên, người già khéo tay để làm nhà táng cho người chết. Nhà táng được làm bằng 136 đoạn cây sậy dài, ngắn khác nhau, 5 đoạn tre dài khoảng 150cm. Người ta buộc 5 cây tre lại như một cái bè, ghép 136 đoạn tre thành một ngôi nhà táng, chia thành: nhà ở, nhà bếp, kho thóc, chuồng lợn… mô phỏng giống như ngôi nhà của người đang sống. Sau đó, cắt giấy màu xanh, đỏ, vàng, tím… dán xung quanh ngôi nhà táng. Nhà táng được khiêng ra để ở khoảng sân rộng, sạch sẽ. Người ta để cạnh nhà táng một thúng quần áo được cắt bằng giấy, trong nhà táng để một người nộm bằng gianh với ngụ ý về hầu hạ người chết.

Thày cúng chính khấn chay đàn xong cùng các thày phụ, con cháu ra ngoài sân làm lễ đốt nhà táng. Con cháu đứng quanh nhà táng, thày phụ cắm nến xung quanh. Khi thày cúng chính đọc bài khấn với nội dung con cháu hiến nhà để bố (mẹ) có nhà mới ở, làm ăn như khi còn sống. Cùng với lời thày là tiếng trống, chiêng, não bạt. Lúc này, con cháu đi xung quanh nhà táng 3 vòng theo chiều kim đồng hồ, rồi lại đi ngược lại 3 vòng. Khi đọc xong bài cúng, thày cúng tháo bỏ chay đàn đem đi đốt, đốt quần áo mới cho tổ tiên người chết, kết thúc lễ làm chay. Sau lễ chay, người chết đã có nhà mới, người hầu hạ, được về sum họp với tổ tiên.

2. Giá trị văn hóa của lễ làm chay
Giá trị nhân văn giữa người sống và người chết
Trong tập tục làm chay, nếu gạt bỏ những phần có tính mê tín dị đoan sẽ bóc tách được những nét văn hóa phù hợp với tính cách, con người Dao Tuyển. Lễ chay thể hiện lòng hiếu thảo, kính trọng, mong muốn được báo hiếu, đền đáp ơn sinh thành dưỡng dục của những người đang sống với những người đã khuất. Đó là đạo lý uống nước nhớ nguồn đã có từ ngàn đời, vẫn còn hiện hữu tới ngày nay. Bởi vậy, tập tục này có một sức sống mạnh mẽ trong tâm thức người Dao.

Góp phần bảo tồn nhiều giá trị văn hóa tộc người
Tập tục trong đời sống của các tộc người là một lối sống của cộng đồng được ra đời, định hình, thử thách trong quá trình phát triển tộc người. Như vậy, tập tục được hình thành như một nhu cầu tất yếu trong đời sống của cộng đồng. Tập tục làm chay của người Dao Tuyển được ra đời, duy trì đến nay chắc hẳn cũng không nằm ngoài quy luật chung đó.

Tập tục làm chay của người Dao Tuyển thể hiện một hệ thống các quan niệm về thế giới tâm linh, thực tại của cộng đồng. Đó là các quan niệm về linh hồn, cái chết, ma chay, các tập tục làm ma với hệ thống các nghi thức theo một quy định mang đậm cá tính tộc người. Đối với đời sống của mỗi thành viên, gia đình, dòng họ, tập tục trong tang ma phản ánh nhiều quan niệm triết lý của cộng đồng, mang đậm dấu ấn nhân bản. Gia đình, bè bạn, dòng họ vui mừng khi có một thành viên mới ra đời nhưng lại đau lòng khi một thành viên có nhiều mối quan hệ với người đang sống, ra đi về với tổ tiên. Các tập tục trong lễ làm chay tuy diễn ra với nhiều nghi thức phức tạp, song toát lên sự báo hiếu của con cháu, anh chị em, dòng họ đối với người đã khuất.

Giá trị nghệ thuật
Giá trị nghệ thuật trong lễ làm chay của người Dao Tuyển được thể hiện trên trang phục thày cúng. Trong lễ làm chay, người Dao Tuyển có hai loại thày chủ trì nghi lễ: thày cúng Tam Nguyên bên sư giáo, thày cúng Tam Thanh bên đạo giáo. Trang phục của 3 ông thày cúng Tam Nguyên đơn giản, đều là áo dài, hai tà, xẻ nách bên phải có cúc cài, quần chàm kiểu chân què. Áo dài của thày cúng Thượng Nguyên chỉ có màu vàng, không thêu họa tiết, áo của thày cúng Trung Nguyên màu đỏ, thày Hạ Nguyên là màu chàm đen sẫm.

Trang phục thày cúng Tam Thanh sặc sỡ, thêu thùa nhiều họa tiết hoa văn. Áo dài của các thày may cắt đơn giản, không có tay nhưng là một tác phẩm nghệ thuật trang trí độc đáo, phản ánh vũ trụ luận của người Dao Tuyển. Theo quan niệm của Đạo giáo, thân thể con người là một vũ trụ thu nhỏ gồm ba cõi đất, trời khác nhau. Đầu là cõi trời, cõi thượng nguyên, trong sáng. Đầu của thày cúng đội mũ được trang trí đẹp, có hình các vì tinh tú trên bầu trời. Hai con rồng chầu mặt trời, núi cũng nhấp nhô 5 ngọn. Chữ nhật bên phải, chữ nguyệt bên trái. Phần thân người, từ vai xuống đến thắt lưng là cõi trung nguyên. Đặc biệt phần thân sau có xương sống được ví như cột trụ của cơ thể. Vì vậy, phần thân sau của các thày sẽ trở thành đồ án trang trí chủ đạo, phần trước ngực chỉ trang trí đơn giản. Từ thắt lưng trở xuống bàn chân tương ứng với cõi hạ nguyên.

Hai tấm vải phía trước áo thày cúng Tam Thanh thêu các hình tượng. Trên cùng là trời có hai con rồng bay, dưới nước có hai hình con cá bơi, dưới đất, ở vạt bên phải là hình một trẻ em cầm gậy, vạt bên trái thêu hình trẻ em cầm búa. Dưới hai vạt áo là hình Công Tào cưỡi ngựa, cầm cờ báo tin. Hai vạt áo phía trước còn thêu 8 hình tròn của 8 quẻ bát quái. Vạt bên phải thêu 4 quẻ: tốn, ly, khôn, đoài. Vạt bên trái thêu 4 quẻ: càn, khảm, cấn, chấn. Tấm áo phía sau là bức thêu hoàn chỉnh phản ánh thế giới nhiều tầng. Tầng trên cùng là hình ba vị Tam Thanh cưỡi chim hạc trắng, chính giữa là Ngọc Thanh, bên trái là Thượng Thanh, bên phải là Thái Thanh.

Gấu áo của ông Tam Thanh còn thêu các hình bầu dục có tia lửa. Bên trong ghi các địa danh, đạo quán, nơi tu luyện của các vị thần Đạo giáo. Trong các trang phục thày cúng, họa tiết chữ Nôm Dao thêu trong hình tròn phản ánh 24 khí tiết, trang trí khắp riềm áo, gấu áo tạo thành đường viền bao quanh các họa tiết chính. Phần dưới tà áo sau có loại thêu một đôi rồng, có loại thêu đôi ngựa hoặc những đám mây.

Màu sắc của trang phục thày cúng người Dao gồm 7 màu: đỏ, vàng, trắng, lục, lam, chàm, tím.  Người Dao Tuyển đã thêu, ghép vải tạo thành một dải hoa văn đan xít nhau, khiến màu chàm của nền áo bị thu hẹp còn hoa văn lại hiện ra sặc sỡ. Hầu hết các họa tiết chính đều là đỏ, vàng đặt cạnh nhau. Khi đỏ cạnh vàng thì đỏ thành màu đỏ tươi, vàng trở nên vàng óng… Như vậy, các nghệ nhân dân gian đã khéo léo sử dụng các màu sắc nhằm đối chọi với màu chàm của nền áo, tạo nên sắc rực rỡ của trang phục thày cúng, như bức tranh nghệ thuật giàu giá trị thẩm mỹ, phản ánh đậm nét vũ trụ quan của người dân.

Lễ làm chay của người Dao Tuyển ở Bảo Thắng (Lào Cai) hiện nay có những biến đổi nhất định, tuy nhiên, đó chỉ là những biến đổi về hình thức như thời gian làm lễ rút ngắn lại, lễ vật ít đi… còn nội dung, ý nghĩa thì không hề biến đổi.

 Phan Thị Hằng

Lễ làm chay cho ma người chết của đồng bào Dao Tuyển ở Bảo Thắng, Lào Cai là lễ đưa ma về quê cha đất tổ. Thuật ngữ làm ma khô cũng chỉ nghi lễ này. Đồng bào ở đây quan niệm làm ma là lúc chôn cất mới chỉ là hình thức đem người chết giam trong 18 tầng địa ngục, để ma người chết không về làm hại con cháu, đồng thời cũng để các ma xấu không làm hại ma.
Để ma người chết được giải thoát về sống với tổ tiên thì phải làm lễ chay. Lễ chay có mục đích đuổi ma xấu, giải thoát cho ma người chết khỏi 18 tầng địa ngục, triệu tập ma người chết về quê cha đất tổ. Cho đến nay, lễ làm chay của người Dao Tuyển vẫn lưu giữ được nhiều giá trị văn hóa độc đáo.

1. Lễ làm chay của người Dao Tuyển
Người Dao Tuyển cũng như người Dao nói chung có quy định: những người không được làm chay là những người chết bất đắc kỳ tử, chưa trải qua lễ cấp sắc, không có con trai để nối dõi tông đường. Họ chỉ được làm ma để đưa hồn về nơi trú ngụ của bà Mụ. Những người chết già đã trải qua lễ cấp sắc được làm lễ chay để đưa hồn người chết về với tổ tiên. Người đàn bà chết được làm chay nếu người chồng đã làm lễ cấp sắc.

Lễ làm chay tổ chức to hay nhỏ phụ thuộc vào người con trai đó đã được cấp sắc ở cấp cao hay thấp. Tuy nhiên, người chết đã trải qua lễ cấp sắc mà con cháu không có điều kiện kinh tế thì cũng không thể tổ chức đám chay. Một đám chay lớn phải dùng rất nhiều lương thực, thực phẩm làm đồ cúng mời anh em họ hàng. Tất cả những lễ vật dùng trong đám chay đều do gia đình có người chết tự làm. Do vậy, lễ làm chay của gia đình người Dao Tuyển được thực hiện sớm hay muộn, to hay nhỏ phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của mỗi gia đình.

Lễ chay của người Dao có 3 cấp độ khác nhau, tùy điều kiện, hoàn cảnh gia đình. Lễ chay nhỏ được kết hợp trong một đám cấp sắc cho một người con trai trong gia đình, thường diễn ra 1ngày, 1 đêm với các nghi lễ ngắn gọn, đơn giản. Lễ chay vừa kéo dài 2 ngày 3 đêm, không tổ chức lễ múa chèo cho con cháu đến lễ. Lễ chay to diễn ra 3 ngày 3 đêm, có tổ chức lễ múa chèo cho con cháu đến lễ.

Trong thực tế, đồng bào Dao quan niệm con cháu có hiếu thì tổ chức lễ làm chay để đưa hồn cha mẹ về quê cha đất tổ. Việc làm chay không chỉ thể hiện sự quan tâm của người sống với người đã khuất mà còn ảnh hưởng đến chức sắc cúng bái và uy tín của con cháu sau này. Nếu con cháu làm lễ chay vừa hay lễ chay to cho bố mẹ thì sau này làm thày cúng mới được phép nhận các chức bậc quan trọng như: làm thày cấp sắc, được cúng Bàn Vương.

Để tổ chức một đám chay, người Dao Tuyển rất coi trọng ngày, giờ. Khi xem được ngày, họ mời thày cúng. Để tổ chức một đám chay to, họ mời 3 thày cúng (thày cả, thày hai và thày bói). Những ông thày này đã trải qua lễ cấp sắc và phải còn bố mẹ. Riêng thày cả, phải được thày cấp sắc cấp thêm bùa phép, có khả năng đuổi được các loại ma ác chuyên rình bắt ma của người chết. Ngoài 3 thày cúng chính còn phải mời thêm 3 thày cúng phụ chuyên múa chèo, một nhóm nhạc công gõ các loại nhạc cụ như: trống, thanh la, não bạt… Một nhóm làm bếp và 4 người đã khiêng người chết trong đám ma trước đây để giúp việc. Tất cả phải không có họ hàng với người chết. Khi họ đến giúp đám, con cháu của người chết phải quỳ lạy.

Để tiến hành một đám chay, người ta phải chuẩn bị: gạo, thịt, rượu, giấy tiền vàng, giấy viết sớ, dựng chay đàn, làm nhà tang và làm theo nhiều bước.

Lễ phát khăn tang, cúng cơm
Con cháu đến dự lễ chay đều được ghi vào tờ giấy, được thày phát khăn tang. Con cháu đều phải biếu tặng cho ma người chết một mảnh vải dài 40cm, rộng 30cm, con trai cho vải trắng, con gái cho vải nhuộm chàm. Từng người đến dự  phải đến bên bàn cúng làm lễ dâng cơm cho người chết, tự giới thiệu tên tuổi, quan hệ và nói với người chết: “Hôm nay, con đã mời thày cúng đến làm chay cho bố (mẹ) để đưa hồn bố (mẹ) về với tổ tiên”. Sau nghi lễ phát tang, dâng cơm mới, các ông thày cúng nhảy múa suốt đêm quanh đàn lễ. Trong khi nhảy múa, tổ tiên của người chết về, nhập vào ông thày bói. Ông thày lúc nhập đồng nói rằng hồn ma của người chết không trở về với tổ tiên được vì còn đang ở ngục tối. Để đưa được hồn người chết trở về thiên đàng, sống chung với tổ tiên họ phải làm lễ phá ngục.

Lễ phá ngục
Theo quan niệm của người Dao, ai sống trên đời cũng có những sai lầm như: sát sinh (thịt gà, lợn…), chặt cây… khi chết sẽ bị giam ở 18 tầng địa ngục. Muốn đưa hồn người chết về với tổ tiên, con cháu người chết phải mời thày cúng về làm lễ phá ngục, rửa oan, rửa tội cho người chết. Đây là lễ rất quan trọng, thể hiện sự hiếu lễ của người con đối với cha mẹ đã khuất. Lễ phá ngục diễn ra như sau:

Thày cả mặc quần áo lễ, tay cầm que tre có dán giấy đỏ tượng trưng cho lá cờ. Thày giúp việc cầm giấy đỏ được gấp thành hình tam giác, có ghi đầy đủ tên tuổi của người chết. Tờ giấy rộng khoảng 6cm, dài 40cm được luồn qua que tre ở hai cạnh tam giác. Hai que tre cắm vào gói cơm bọc giấy đỏ. Phía trước tờ giấy cắm một ống nứa bé. Người ta cắm 3 nén hương vào đó. Một người trong gia chủ bưng mâm cỗ ra một bãi đất sạch gần nhà để làm lễ cúng. Mâm lễ có bát gạo cắm hương, 3 chén rượu, 1 ngọn đèn dầu, một tập tiền vàng, một tấm vải xô trắng dài khoảng 400cm, rộng 40cm. Thày cả lấy 10 que tre cắm xuống đất, tạo thành hình tròn, lấy mảnh vải quây xung quanh, rồi lấy nắm cơm có bọc giấy đỏ trên cắm hai que tre để trong vòng tròn (tượng trưng cho địa ngục đang giam giữ hồn người chết). Thày cả lấy 8 que tre cắm xung quanh mâm cúng, tạo thành vòng tròn thứ hai rồi lấy mảnh vải quây xung quanh. Hai vòng tròn đó tạo thành một chiếc khóa số 8, khóa chặt người chết ở 18 tầng địa ngục. Sau đó, thày lấy một tờ giấy rộng khoảng 5cm, dài 250cm cắm vào đầu cây nứa được dựng trong vòng tròn thứ nhất, biểu tượng con đường bắc từ địa ngục lên trời. Trên tờ giấy đó viết chữ Nôm Dao có nội dung là: Đơn xin đi đường.

Sau đó, các thày cúng làm lễ phá ngục. Nghi lễ đầu tiên, các thày đọc sách phá ngục, cầu khấn trời đất cùng giúp sức. Thày cả dùng bàn tay xẻ cây que tre làm đôi, biểu tượng cho việc mở đường ngục xuống tầng thứ nhất. Thày hai cũng làm như thày cả để cùng đi xuống địa ngục. Hai thày vừa múa, vừa niệm thần chú, đọc tên tuổi của người chết. Họ đi xung quanh địa ngục (ngược chiều nhau) trong tiếng trống, chiêng náo động. Khi hai thày gặp nhau, thày cả dùng tay nhấc các que tre ở xung quanh mâm cúng trước lên khỏi mặt đất với ý nghĩa phá còng số 8 giải thoát cho người chết. Tiếp đó, các thày lại đọc bài cúng, lấy tay nhấc các que tre ở vòng tròn đầu tiên, với ý nghĩa đưa người chết khỏi 18 tầng địa ngục về sum họp với tổ tiên. Sau đó, thày phụ đọc tên tuổi tổ tiên tam đại của người chết. Trong khi đó, thày chính vừa khấn, vừa đốt vàng tiền cho người chết đi lên khỏi địa ngục. Khi đã làm xong thủ tục, các con của người chết sẽ đội tấm vải trắng lên đầu mang vào trong nhà. Người con trai trưởng đi đầu, bưng bài vị của bố (mẹ). Vào trong nhà, thày cúng buộc một đầu vào đàn cúng, một đầu vào cửa, phía trên có đặt một ít tiền vàng, ít gạo với ý nghĩa bắc cầu để người từ địa ngục lên trời sum họp với tổ tiên. Các thày cúng còn làm nghi lễ rửa tội cho người chết và nhập đàn, tụng kinh. Sau đó, các thày cúng chính, thày phụ nhảy múa xung quanh con cháu 3 lần, theo điệu bát quái trong tiếng trống đánh liên hồi với ý nghĩa mở ruộng, mở cánh đồng cho người chết. Kết thúc điệu nhảy bát quái, con cháu sắp một mâm cơm, ngồi xung quanh nghe thày đọc tiểu sử của bố (mẹ), rồi cùng ăn cơm. Đây là bữa cơm đầu tiên mà con cháu cùng ăn với bố (mẹ), cũng là bữa cơm đầu tiên người chết được ăn cùng tổ tiên kể từ ngày qua đời. Kết thúc bữa cơm là lễ phá ngục. Từ đây, người chết đã được giải thoát khỏi 18 tầng địa ngục, lên thiên đàng sum họp với tổ tiên.

Lễ cho nhà người chết
Đây là nghi lễ cuối cùng của một đám chay của đồng bào Dao Tuyển. Để thực hiện nghi lễ này, ngay từ ngày bắt đầu vào lễ chay, gia đình phải nhờ những thanh niên, người già khéo tay để làm nhà táng cho người chết. Nhà táng được làm bằng 136 đoạn cây sậy dài, ngắn khác nhau, 5 đoạn tre dài khoảng 150cm. Người ta buộc 5 cây tre lại như một cái bè, ghép 136 đoạn tre thành một ngôi nhà táng, chia thành: nhà ở, nhà bếp, kho thóc, chuồng lợn… mô phỏng giống như ngôi nhà của người đang sống. Sau đó, cắt giấy màu xanh, đỏ, vàng, tím… dán xung quanh ngôi nhà táng. Nhà táng được khiêng ra để ở khoảng sân rộng, sạch sẽ. Người ta để cạnh nhà táng một thúng quần áo được cắt bằng giấy, trong nhà táng để một người nộm bằng gianh với ngụ ý về hầu hạ người chết.

Thày cúng chính khấn chay đàn xong cùng các thày phụ, con cháu ra ngoài sân làm lễ đốt nhà táng. Con cháu đứng quanh nhà táng, thày phụ cắm nến xung quanh. Khi thày cúng chính đọc bài khấn với nội dung con cháu hiến nhà để bố (mẹ) có nhà mới ở, làm ăn như khi còn sống. Cùng với lời thày là tiếng trống, chiêng, não bạt. Lúc này, con cháu đi xung quanh nhà táng 3 vòng theo chiều kim đồng hồ, rồi lại đi ngược lại 3 vòng. Khi đọc xong bài cúng, thày cúng tháo bỏ chay đàn đem đi đốt, đốt quần áo mới cho tổ tiên người chết, kết thúc lễ làm chay. Sau lễ chay, người chết đã có nhà mới, người hầu hạ, được về sum họp với tổ tiên.

2. Giá trị văn hóa của lễ làm chay
Giá trị nhân văn giữa người sống và người chết
Trong tập tục làm chay, nếu gạt bỏ những phần có tính mê tín dị đoan sẽ bóc tách được những nét văn hóa phù hợp với tính cách, con người Dao Tuyển. Lễ chay thể hiện lòng hiếu thảo, kính trọng, mong muốn được báo hiếu, đền đáp ơn sinh thành dưỡng dục của những người đang sống với những người đã khuất. Đó là đạo lý uống nước nhớ nguồn đã có từ ngàn đời, vẫn còn hiện hữu tới ngày nay. Bởi vậy, tập tục này có một sức sống mạnh mẽ trong tâm thức người Dao.

Góp phần bảo tồn nhiều giá trị văn hóa tộc người
Tập tục trong đời sống của các tộc người là một lối sống của cộng đồng được ra đời, định hình, thử thách trong quá trình phát triển tộc người. Như vậy, tập tục được hình thành như một nhu cầu tất yếu trong đời sống của cộng đồng. Tập tục làm chay của người Dao Tuyển được ra đời, duy trì đến nay chắc hẳn cũng không nằm ngoài quy luật chung đó.

Tập tục làm chay của người Dao Tuyển thể hiện một hệ thống các quan niệm về thế giới tâm linh, thực tại của cộng đồng. Đó là các quan niệm về linh hồn, cái chết, ma chay, các tập tục làm ma với hệ thống các nghi thức theo một quy định mang đậm cá tính tộc người. Đối với đời sống của mỗi thành viên, gia đình, dòng họ, tập tục trong tang ma phản ánh nhiều quan niệm triết lý của cộng đồng, mang đậm dấu ấn nhân bản. Gia đình, bè bạn, dòng họ vui mừng khi có một thành viên mới ra đời nhưng lại đau lòng khi một thành viên có nhiều mối quan hệ với người đang sống, ra đi về với tổ tiên. Các tập tục trong lễ làm chay tuy diễn ra với nhiều nghi thức phức tạp, song toát lên sự báo hiếu của con cháu, anh chị em, dòng họ đối với người đã khuất.

Giá trị nghệ thuật
Giá trị nghệ thuật trong lễ làm chay của người Dao Tuyển được thể hiện trên trang phục thày cúng. Trong lễ làm chay, người Dao Tuyển có hai loại thày chủ trì nghi lễ: thày cúng Tam Nguyên bên sư giáo, thày cúng Tam Thanh bên đạo giáo. Trang phục của 3 ông thày cúng Tam Nguyên đơn giản, đều là áo dài, hai tà, xẻ nách bên phải có cúc cài, quần chàm kiểu chân què. Áo dài của thày cúng Thượng Nguyên chỉ có màu vàng, không thêu họa tiết, áo của thày cúng Trung Nguyên màu đỏ, thày Hạ Nguyên là màu chàm đen sẫm.

Trang phục thày cúng Tam Thanh sặc sỡ, thêu thùa nhiều họa tiết hoa văn. Áo dài của các thày may cắt đơn giản, không có tay nhưng là một tác phẩm nghệ thuật trang trí độc đáo, phản ánh vũ trụ luận của người Dao Tuyển. Theo quan niệm của Đạo giáo, thân thể con người là một vũ trụ thu nhỏ gồm ba cõi đất, trời khác nhau. Đầu là cõi trời, cõi thượng nguyên, trong sáng. Đầu của thày cúng đội mũ được trang trí đẹp, có hình các vì tinh tú trên bầu trời. Hai con rồng chầu mặt trời, núi cũng nhấp nhô 5 ngọn. Chữ nhật bên phải, chữ nguyệt bên trái. Phần thân người, từ vai xuống đến thắt lưng là cõi trung nguyên. Đặc biệt phần thân sau có xương sống được ví như cột trụ của cơ thể. Vì vậy, phần thân sau của các thày sẽ trở thành đồ án trang trí chủ đạo, phần trước ngực chỉ trang trí đơn giản. Từ thắt lưng trở xuống bàn chân tương ứng với cõi hạ nguyên.

Hai tấm vải phía trước áo thày cúng Tam Thanh thêu các hình tượng. Trên cùng là trời có hai con rồng bay, dưới nước có hai hình con cá bơi, dưới đất, ở vạt bên phải là hình một trẻ em cầm gậy, vạt bên trái thêu hình trẻ em cầm búa. Dưới hai vạt áo là hình Công Tào cưỡi ngựa, cầm cờ báo tin. Hai vạt áo phía trước còn thêu 8 hình tròn của 8 quẻ bát quái. Vạt bên phải thêu 4 quẻ: tốn, ly, khôn, đoài. Vạt bên trái thêu 4 quẻ: càn, khảm, cấn, chấn. Tấm áo phía sau là bức thêu hoàn chỉnh phản ánh thế giới nhiều tầng. Tầng trên cùng là hình ba vị Tam Thanh cưỡi chim hạc trắng, chính giữa là Ngọc Thanh, bên trái là Thượng Thanh, bên phải là Thái Thanh.

Gấu áo của ông Tam Thanh còn thêu các hình bầu dục có tia lửa. Bên trong ghi các địa danh, đạo quán, nơi tu luyện của các vị thần Đạo giáo. Trong các trang phục thày cúng, họa tiết chữ Nôm Dao thêu trong hình tròn phản ánh 24 khí tiết, trang trí khắp riềm áo, gấu áo tạo thành đường viền bao quanh các họa tiết chính. Phần dưới tà áo sau có loại thêu một đôi rồng, có loại thêu đôi ngựa hoặc những đám mây.

Màu sắc của trang phục thày cúng người Dao gồm 7 màu: đỏ, vàng, trắng, lục, lam, chàm, tím.  Người Dao Tuyển đã thêu, ghép vải tạo thành một dải hoa văn đan xít nhau, khiến màu chàm của nền áo bị thu hẹp còn hoa văn lại hiện ra sặc sỡ. Hầu hết các họa tiết chính đều là đỏ, vàng đặt cạnh nhau. Khi đỏ cạnh vàng thì đỏ thành màu đỏ tươi, vàng trở nên vàng óng… Như vậy, các nghệ nhân dân gian đã khéo léo sử dụng các màu sắc nhằm đối chọi với màu chàm của nền áo, tạo nên sắc rực rỡ của trang phục thày cúng, như bức tranh nghệ thuật giàu giá trị thẩm mỹ, phản ánh đậm nét vũ trụ quan của người dân.

Lễ làm chay của người Dao Tuyển ở Bảo Thắng (Lào Cai) hiện nay có những biến đổi nhất định, tuy nhiên, đó chỉ là những biến đổi về hình thức như thời gian làm lễ rút ngắn lại, lễ vật ít đi… còn nội dung, ý nghĩa thì không hề biến đổi.

 Phan Thị Hằng

Nghệ An: Chuyện ít biết về tộc người Tày Poọng ở Tương Dương (Minh Phượng)

Một góc thủ phủ đồng bào Tày Poọng.

Người Tày Poọng ở bản Phồng (thuộc xã Tam Hợp, huyện miền núi Tương Dương, Nghệ An)
sống biệt lập bởi núi rừng hiểm trở bao quanh và chia cắt. Tuy ít người nhưng xung quanh bản làng người Tày Poọng này có vô vàn câu chuyện ly kỳ từ bao đời, nay còn để lại.
Lay lắt trong rừng sâu

Tộc người Tày Poọng hiện đang sống tập trung rải rác ở hai xã Tam Hợp và Tam Quang (thuộc huyện miền núi Tương Dương, Nghệ An). Do cuộc sống của con người phát triển với thời đại nên những nét đặc trưng văn hóa của dân tộc này ở một số bản làng đang dần mai một. Nhưng riêng ở bản Phồng (thuộc xã Tam Hợp), đến giờ người Tày Poọng vẫn còn lưu giữ những nét đặc trưng văn hóa của dân tộc mình mà hiếm tộc người nào còn lưu giữ được.
Từ trên đỉnh Trường Sơn nhìn xuống, bản Phồng thăm thẳm, heo hút và nằm lọt thỏm giữa thung lũng núi rừng trùng điệp. Những ngôi nhà gỗ thưa thớt mọc lên dọc dòng khe Cặt trông rất bình yên. Vì ở biệt lập với bên ngoài nên cuộc sống của bà con chủ yếu là tự cung, tự cấp. Để có cái ăn, ngày ngày bà con phải lên rừng đào củ mài, săn bắn, hái lượm, mò cua, bắt cá ở dưới các con khe, con suối. Người Tày Poọ̣ng nổi tiếng với tài bắt cá bằng tay không ở dưới nước. Vì thế, ngày đêm bên các dòng khe Cặt, khe Mằn, khe Càn Tà…, người dân thường xuyên đi bắt cá.
Buổi sáng ở bản Phồng, nhiều người Tày Poọng xách cá vừa đánh bắt dưới khe mang ra trung tâm xã Tam Hợp để bán lấy tiền, đổi thực phẩm khác. Ngoài tài giỏi nghề bắt cá dưới khe, đàn ông Tày Poọng cũng rất thạo nghề săn bắn. Tuy nhiên, gần đây, do cán độ địa phương tuyên truyền không được săn bắn động vật hoang trong rừng, vì như thế là vi phạm pháp luật, người dân bản Phồng không ai hành nghề này nữa mà chuyển sang săn mật ong rừng.
Chị Lo Thị Hải – một người dân bản địa – cho biết, mùa này đang là mùa săn mật ong. Vì thế, ngày nào bà con cũng kéo nhau vào rừng kiếm tổ ong vắt lấy mật. Chị Hải tiết lộ, mật ong rừng ở vùng núi này rất ngon, nhưng bây giờ đang dần khan hiếm, vì người dân nơi khác cũng ồ ạt vào khu vực này để săn bắt.
Một cán bộ xã Tam Hợp cho hay, người Tày Poọng không biết canh tác nông nghiệp như một số dân tộc khác. Họ sản xuất manh mún, công cụ thô sơ và chẳng hiểu gì về kỹ thuật. Do vậy, bản Phồng thường xuyên thiếu đói lương thực. Nhiều năm, đồng bào phải ăn ngô, ăn sắn với cá và mật ong kèm theo các loại hoa quả, rau củ trong rừng. Trước cuộc sống lay lắt của tộc người nhỏ bé này, năm 2007, Đảng và Nhà nước ta cho mở một con đường nối liền từ trung tâm xã Tam Hợp vào tới bản Phồng dài gần 5 cây số. Ngày mở đường vào bản, hầu hết bà con nơi đây bỏ rừng, bỏ nương rẫy để kéo nhau ra xem chiếc máy xúc đang ngoạm từng mảng đất, thúc từng gốc cây to đổ ràn rạt. Với người Tày Poọng ở bản Phồng, đây là lần đầu tiên họ được chứng kiến chiếc máy xúc hiện đại nhất trong lịch sử.
Ông Moong Hợi – nguyên Phó Bí thư Huyện ủy Tương Dương – tâm sự, có đường đi, khi ấy mới có cán bộ vào hướng dẫn bà con trồng lúa, chăm sóc và bảo vệ rừng. Đến nay, tuy cuộc sống có bớt phần khó khăn nhưng bản Phồng vẫn còn nghèo, nghèo nhất miền tây xứ Nghệ. Hiện tộc người Tày Poọng ở bản Phồng có chưa đầy 500 khẩu, với 115 hộ gia đình. Thường những ngày giáp hạt, hễ có tiếng người lạ hay đoàn cán bộ vào bản, thế nào người dân cũng chạy ra đầu ngõ lóng nga lóng ngóng trông chờ và hy vọng có quà cứu trợ. Vì cuộc sống của đồng bào quá đói nghèo và lạc hậu, nên hằng năm chính quyền địa phương cũng như một số tổ chức nhân đạo có ghé bản làng thăm và hỗ trợ lương thực.

Người dân Tày Poọng ở bản Phồng vẫn chưa thoát nghèo đói.

Kỳ lạ tục tang ma
Chúng tôi có mặt ở bản Phồng đúng vào những ngày gia đình ông Lo Văn Bình gặp đại tang, 4 thành viên trong gia đình vừa mới bị hung thủ Vi Văn Mằn là hàng xóm sát hại. Qua đây, chúng tôi mới được nghe và chứng kiến nhiều tập tục truyền thống vô cùng kỳ lạ của người Tày Poọng. Bước chân vào nhà ông Lo Văn Bình (người sống sót duy nhất của gia đình bị thảm sát) không hề thấy bàn thờ, hương khói cho các nạn nhân vừa mới bị giết hại. Thấy tôi ngạc nhiên, một người dân bản giải thích: “Tập tục của người Tày Poọng ở bản Phồng là vậy đó, không mấy ai làm bàn thờ để bày biện hoa quả, hương khói như các vùng quê khác”.Ông Viêng Văn Thơ – một người con của bản – nói nhỏ vào tai tôi, đồng bào Tày Poọng cũng giống như bao đồng bào khác, rất sợ chết. Vì bà con cho rằng, chết là phải lìa bỏ cuộc sống trần gian, hối tiếc người thân và những gì đã làm ra gắn bó với mình. Vì thế, hôm đám tang vợ và con trai ông Bình, rất đông anh em, bản làng tới đưa đám. Riêng con dâu Lê Thị Yến và cháu trai 8 tháng tuổi được đưa về gia đình bên ngoại chôn cất theo tập tục của đồng bào Tày Poọng. Được biết, khi khiêng quan tài ra khỏi nhà, không ai trong họ tộc nhà ông Bình được khiêng, mà phải nhờ người ngoài dòng họ, vì người Tày Poọng ở đây quan niệm rằng, nếu người nhà khiêng quan tài sẽ bị “con ma” quay về bắt.
Tò mò muốn mục sở thị nấm mồ vừa chôn cất hai nạn nhân xấu số của nhà ông Bình, tôi nhờ một số người dân đưa ra khu vực nghĩa địa, ấy vậy mà không ai trong bản Phồng dám dẫn đi. Thấy tôi khẩn thiết được ra xem nghĩa địa, một thành viên trong nhà trưởng bản Viêng Văn Độ đã hướng dẫn tôi lối đi chứ cũng không dám cùng tôi đi tới nghĩa địa. Khi được hỏi vì sao lại sợ như thế, một số người nơi đây giải thích: Người Tày Poọng có quan niệm, mỗi khi trong nhà hay trong bản làng có người chết, chôn cất xong là thôi, không bao giờ có ai đến mộ người chết nữa. Ai đến đó coi như muốn sống với “thế giới của ma.”
Mặc dù không tin vào “ma” như bà con bản Phồng kể, nhưng khi bước chân vào bãi tha ma của người Tày Poọng ở bản Phồng, cách khá xa khu dân cư, tôi vẫn cứ rờn rợn. Không biết đâu là mồ chôn người chết, trước mắt là một bãi tha ma rộng lớn bằng phẳng, cây rừng mọc rậm rịt đến hoang lạnh. Trước khi vào nghĩa trang, chị Viêng Thị Hà – một người dân bản Phồng – có dặn, từ ngã ba đầu tiên của đường vào bản Phồng, rẽ trái theo con đường mòn hun hút cỏ lau và cây cối um tùm, cứ thế mà đi tới; nếu khi nào thấy hai bãi đất mới lấp, đó là khu vực nhà mồ mới chôn cất hai mẹ con bà Viêng Thị Chung và anh Lo Văn Thọ.
Sau khi chôn cất các nạn nhân, người dân bản Phồng liền trồng một số cây cối xung quanh mộ. Người bản Phồng quan niệm rằng, rừng cây xanh tốt là nhà, các cây leo quanh cây cổ thụ là rau, trầu cau và các loài hoa quả và muông thú là thực phẩm của người quá cố. Vì thế, trên đường đi vào lãnh địa bản Phồng, nếu không thạo người lạ dễ đi trên nhà mồ của người đã khuất.

Bãi tha ma của người Tạy Poọng.

Lấy được vợ, nợ cả đời
Vào tới bản Phồng, gặp một thanh niên khoảng chừng 20 tuổi, tôi hỏi thăm và tìm hiểu về sự việc nhà ông Lo Văn Bình, lập tức chàng thanh niên này nói: “Nhà ông ấy thì em biết, nhưng sự việc thì không rõ vì em cũng chỉ là người nơi khác đến đây ở rể”. Lân la câu chuyện mới biết, chàng trai này có tên là Vang Phi Thơ (quê ở một bản làng khác cũng thuộc xã Tam Hợp). Từ lâu, chàng trai này đem lòng yêu mến cô gái con của một gia đình người Tày Poọng ở bản Phồng. Để cưới được vợ, có khi cả đời này anh chàng cũng không trả hết nợ, vì tục cưới hỏi của người Tày Poọng vô cùng tốn kém. Chưa có tiền rước vợ về bản nhà, Vang Phi Thơ phải đến nhà cô gái Tày Poọng này ở rể một thời gian, khi nào có đủ điều kiện mới tổ chức đưa người bạn đời về nhà mình.
Một số người dân cho biết, muốn cưới được con gái ở đây thì phải đáp ứng đủ điều kiện do nhà gái đặt ra. Lễ ăn hỏi phải tổ chức ba lần. Còn khi tổ chức lễ cưới, nhà trai phải chuẩn bị lễ vật là hai con lợn, ba trăm con cá mát, làm thịt xong ủ chua bỏ vào trong ba cái sọt; sáu con gà, một chiếc váy, một cái áo, một chiếc khăn trùm đầu, một đôi khăn thắt lưng, một đôi chiếu, hai vòng tay được làm bằng bạc, một bình vôi, một vò rượu siêu, một bộ chân chài, mười lăm bát cơm, ba ống nứa gạo nếp, củi đuốc kèm theo một số vật dụng khác… để nộp cho nhà gái.
Một số người dân than thở, tục cưới hỏi của đồng bào Tày Poọng trở thành gánh nặng cho người đàn ông, vì tất cả lễ vật, chi phí nhà trai phải đứng ra gách vác, nhà gái không phải lo bất cứ thứ gì. Vì đám cưới của tộc người Tày Poọng vô cùng tốn kém nên lâu nay ở bản Phồng không ít chàng trai nhà nghèo, không có điều kiện cưới vợ, đã phải đi ở rể từ 3-5 năm mới được rước vợ về nhà.
Có một tập tục kỳ lạ rất giống với người Đan Lai và đi ngược lại với khoa học mà cho đến bây giờ người Tày Poọng vẫn chưa từ bỏ. Đó là mỗi khi các bà mẹ vừa sinh con, thế nào hài nhi cũng được đưa ra bờ suối để tắm (tiếng bản địa gọi là “uồm”). Quan niệm của đồng bào Tày Poọng là để rèn luyện cho đứa trẻ thích nghi với môi trường thiên nhiên, để khi lớn lên đứa trẻ có thể khỏe mạnh, đủ sức đánh đuổi thú rừng, chống chọi với khí hậu hà khắc nơi rừng thiêng nước độc.
 Minh Phượng
Một góc thủ phủ đồng bào Tày Poọng.

Người Tày Poọng ở bản Phồng (thuộc xã Tam Hợp, huyện miền núi Tương Dương, Nghệ An)
sống biệt lập bởi núi rừng hiểm trở bao quanh và chia cắt. Tuy ít người nhưng xung quanh bản làng người Tày Poọng này có vô vàn câu chuyện ly kỳ từ bao đời, nay còn để lại.
Lay lắt trong rừng sâu

Tộc người Tày Poọng hiện đang sống tập trung rải rác ở hai xã Tam Hợp và Tam Quang (thuộc huyện miền núi Tương Dương, Nghệ An). Do cuộc sống của con người phát triển với thời đại nên những nét đặc trưng văn hóa của dân tộc này ở một số bản làng đang dần mai một. Nhưng riêng ở bản Phồng (thuộc xã Tam Hợp), đến giờ người Tày Poọng vẫn còn lưu giữ những nét đặc trưng văn hóa của dân tộc mình mà hiếm tộc người nào còn lưu giữ được.
Từ trên đỉnh Trường Sơn nhìn xuống, bản Phồng thăm thẳm, heo hút và nằm lọt thỏm giữa thung lũng núi rừng trùng điệp. Những ngôi nhà gỗ thưa thớt mọc lên dọc dòng khe Cặt trông rất bình yên. Vì ở biệt lập với bên ngoài nên cuộc sống của bà con chủ yếu là tự cung, tự cấp. Để có cái ăn, ngày ngày bà con phải lên rừng đào củ mài, săn bắn, hái lượm, mò cua, bắt cá ở dưới các con khe, con suối. Người Tày Poọ̣ng nổi tiếng với tài bắt cá bằng tay không ở dưới nước. Vì thế, ngày đêm bên các dòng khe Cặt, khe Mằn, khe Càn Tà…, người dân thường xuyên đi bắt cá.
Buổi sáng ở bản Phồng, nhiều người Tày Poọng xách cá vừa đánh bắt dưới khe mang ra trung tâm xã Tam Hợp để bán lấy tiền, đổi thực phẩm khác. Ngoài tài giỏi nghề bắt cá dưới khe, đàn ông Tày Poọng cũng rất thạo nghề săn bắn. Tuy nhiên, gần đây, do cán độ địa phương tuyên truyền không được săn bắn động vật hoang trong rừng, vì như thế là vi phạm pháp luật, người dân bản Phồng không ai hành nghề này nữa mà chuyển sang săn mật ong rừng.
Chị Lo Thị Hải – một người dân bản địa – cho biết, mùa này đang là mùa săn mật ong. Vì thế, ngày nào bà con cũng kéo nhau vào rừng kiếm tổ ong vắt lấy mật. Chị Hải tiết lộ, mật ong rừng ở vùng núi này rất ngon, nhưng bây giờ đang dần khan hiếm, vì người dân nơi khác cũng ồ ạt vào khu vực này để săn bắt.
Một cán bộ xã Tam Hợp cho hay, người Tày Poọng không biết canh tác nông nghiệp như một số dân tộc khác. Họ sản xuất manh mún, công cụ thô sơ và chẳng hiểu gì về kỹ thuật. Do vậy, bản Phồng thường xuyên thiếu đói lương thực. Nhiều năm, đồng bào phải ăn ngô, ăn sắn với cá và mật ong kèm theo các loại hoa quả, rau củ trong rừng. Trước cuộc sống lay lắt của tộc người nhỏ bé này, năm 2007, Đảng và Nhà nước ta cho mở một con đường nối liền từ trung tâm xã Tam Hợp vào tới bản Phồng dài gần 5 cây số. Ngày mở đường vào bản, hầu hết bà con nơi đây bỏ rừng, bỏ nương rẫy để kéo nhau ra xem chiếc máy xúc đang ngoạm từng mảng đất, thúc từng gốc cây to đổ ràn rạt. Với người Tày Poọng ở bản Phồng, đây là lần đầu tiên họ được chứng kiến chiếc máy xúc hiện đại nhất trong lịch sử.
Ông Moong Hợi – nguyên Phó Bí thư Huyện ủy Tương Dương – tâm sự, có đường đi, khi ấy mới có cán bộ vào hướng dẫn bà con trồng lúa, chăm sóc và bảo vệ rừng. Đến nay, tuy cuộc sống có bớt phần khó khăn nhưng bản Phồng vẫn còn nghèo, nghèo nhất miền tây xứ Nghệ. Hiện tộc người Tày Poọng ở bản Phồng có chưa đầy 500 khẩu, với 115 hộ gia đình. Thường những ngày giáp hạt, hễ có tiếng người lạ hay đoàn cán bộ vào bản, thế nào người dân cũng chạy ra đầu ngõ lóng nga lóng ngóng trông chờ và hy vọng có quà cứu trợ. Vì cuộc sống của đồng bào quá đói nghèo và lạc hậu, nên hằng năm chính quyền địa phương cũng như một số tổ chức nhân đạo có ghé bản làng thăm và hỗ trợ lương thực.

Người dân Tày Poọng ở bản Phồng vẫn chưa thoát nghèo đói.

Kỳ lạ tục tang ma
Chúng tôi có mặt ở bản Phồng đúng vào những ngày gia đình ông Lo Văn Bình gặp đại tang, 4 thành viên trong gia đình vừa mới bị hung thủ Vi Văn Mằn là hàng xóm sát hại. Qua đây, chúng tôi mới được nghe và chứng kiến nhiều tập tục truyền thống vô cùng kỳ lạ của người Tày Poọng. Bước chân vào nhà ông Lo Văn Bình (người sống sót duy nhất của gia đình bị thảm sát) không hề thấy bàn thờ, hương khói cho các nạn nhân vừa mới bị giết hại. Thấy tôi ngạc nhiên, một người dân bản giải thích: “Tập tục của người Tày Poọng ở bản Phồng là vậy đó, không mấy ai làm bàn thờ để bày biện hoa quả, hương khói như các vùng quê khác”.Ông Viêng Văn Thơ – một người con của bản – nói nhỏ vào tai tôi, đồng bào Tày Poọng cũng giống như bao đồng bào khác, rất sợ chết. Vì bà con cho rằng, chết là phải lìa bỏ cuộc sống trần gian, hối tiếc người thân và những gì đã làm ra gắn bó với mình. Vì thế, hôm đám tang vợ và con trai ông Bình, rất đông anh em, bản làng tới đưa đám. Riêng con dâu Lê Thị Yến và cháu trai 8 tháng tuổi được đưa về gia đình bên ngoại chôn cất theo tập tục của đồng bào Tày Poọng. Được biết, khi khiêng quan tài ra khỏi nhà, không ai trong họ tộc nhà ông Bình được khiêng, mà phải nhờ người ngoài dòng họ, vì người Tày Poọng ở đây quan niệm rằng, nếu người nhà khiêng quan tài sẽ bị “con ma” quay về bắt.
Tò mò muốn mục sở thị nấm mồ vừa chôn cất hai nạn nhân xấu số của nhà ông Bình, tôi nhờ một số người dân đưa ra khu vực nghĩa địa, ấy vậy mà không ai trong bản Phồng dám dẫn đi. Thấy tôi khẩn thiết được ra xem nghĩa địa, một thành viên trong nhà trưởng bản Viêng Văn Độ đã hướng dẫn tôi lối đi chứ cũng không dám cùng tôi đi tới nghĩa địa. Khi được hỏi vì sao lại sợ như thế, một số người nơi đây giải thích: Người Tày Poọng có quan niệm, mỗi khi trong nhà hay trong bản làng có người chết, chôn cất xong là thôi, không bao giờ có ai đến mộ người chết nữa. Ai đến đó coi như muốn sống với “thế giới của ma.”
Mặc dù không tin vào “ma” như bà con bản Phồng kể, nhưng khi bước chân vào bãi tha ma của người Tày Poọng ở bản Phồng, cách khá xa khu dân cư, tôi vẫn cứ rờn rợn. Không biết đâu là mồ chôn người chết, trước mắt là một bãi tha ma rộng lớn bằng phẳng, cây rừng mọc rậm rịt đến hoang lạnh. Trước khi vào nghĩa trang, chị Viêng Thị Hà – một người dân bản Phồng – có dặn, từ ngã ba đầu tiên của đường vào bản Phồng, rẽ trái theo con đường mòn hun hút cỏ lau và cây cối um tùm, cứ thế mà đi tới; nếu khi nào thấy hai bãi đất mới lấp, đó là khu vực nhà mồ mới chôn cất hai mẹ con bà Viêng Thị Chung và anh Lo Văn Thọ.
Sau khi chôn cất các nạn nhân, người dân bản Phồng liền trồng một số cây cối xung quanh mộ. Người bản Phồng quan niệm rằng, rừng cây xanh tốt là nhà, các cây leo quanh cây cổ thụ là rau, trầu cau và các loài hoa quả và muông thú là thực phẩm của người quá cố. Vì thế, trên đường đi vào lãnh địa bản Phồng, nếu không thạo người lạ dễ đi trên nhà mồ của người đã khuất.

Bãi tha ma của người Tạy Poọng.

Lấy được vợ, nợ cả đời
Vào tới bản Phồng, gặp một thanh niên khoảng chừng 20 tuổi, tôi hỏi thăm và tìm hiểu về sự việc nhà ông Lo Văn Bình, lập tức chàng thanh niên này nói: “Nhà ông ấy thì em biết, nhưng sự việc thì không rõ vì em cũng chỉ là người nơi khác đến đây ở rể”. Lân la câu chuyện mới biết, chàng trai này có tên là Vang Phi Thơ (quê ở một bản làng khác cũng thuộc xã Tam Hợp). Từ lâu, chàng trai này đem lòng yêu mến cô gái con của một gia đình người Tày Poọng ở bản Phồng. Để cưới được vợ, có khi cả đời này anh chàng cũng không trả hết nợ, vì tục cưới hỏi của người Tày Poọng vô cùng tốn kém. Chưa có tiền rước vợ về bản nhà, Vang Phi Thơ phải đến nhà cô gái Tày Poọng này ở rể một thời gian, khi nào có đủ điều kiện mới tổ chức đưa người bạn đời về nhà mình.
Một số người dân cho biết, muốn cưới được con gái ở đây thì phải đáp ứng đủ điều kiện do nhà gái đặt ra. Lễ ăn hỏi phải tổ chức ba lần. Còn khi tổ chức lễ cưới, nhà trai phải chuẩn bị lễ vật là hai con lợn, ba trăm con cá mát, làm thịt xong ủ chua bỏ vào trong ba cái sọt; sáu con gà, một chiếc váy, một cái áo, một chiếc khăn trùm đầu, một đôi khăn thắt lưng, một đôi chiếu, hai vòng tay được làm bằng bạc, một bình vôi, một vò rượu siêu, một bộ chân chài, mười lăm bát cơm, ba ống nứa gạo nếp, củi đuốc kèm theo một số vật dụng khác… để nộp cho nhà gái.
Một số người dân than thở, tục cưới hỏi của đồng bào Tày Poọng trở thành gánh nặng cho người đàn ông, vì tất cả lễ vật, chi phí nhà trai phải đứng ra gách vác, nhà gái không phải lo bất cứ thứ gì. Vì đám cưới của tộc người Tày Poọng vô cùng tốn kém nên lâu nay ở bản Phồng không ít chàng trai nhà nghèo, không có điều kiện cưới vợ, đã phải đi ở rể từ 3-5 năm mới được rước vợ về nhà.
Có một tập tục kỳ lạ rất giống với người Đan Lai và đi ngược lại với khoa học mà cho đến bây giờ người Tày Poọng vẫn chưa từ bỏ. Đó là mỗi khi các bà mẹ vừa sinh con, thế nào hài nhi cũng được đưa ra bờ suối để tắm (tiếng bản địa gọi là “uồm”). Quan niệm của đồng bào Tày Poọng là để rèn luyện cho đứa trẻ thích nghi với môi trường thiên nhiên, để khi lớn lên đứa trẻ có thể khỏe mạnh, đủ sức đánh đuổi thú rừng, chống chọi với khí hậu hà khắc nơi rừng thiêng nước độc.
 Minh Phượng

Đặc sắc Tết Tày (Vân Phạm)

Người Tày vui lễ hội Lồng Tồng

Khi những cánh hoa đào, hoa mai hé nở báo hiệu mùa Xuân về cũng là lúc đồng bào các dân tộc khắp dải biên giới phía Bắc đang nhộn nhịp chuẩn bị đón Tết Nguyên đán.
Cũng như các dân tộc anh em khác, đối với người Tày, Tết Nguyên đán là lễ Tết quan trọng nhất trong năm. Mặc dù, giờ đây cuộc sống đã ít nhiều thay đổi nhưng bản sắc văn hóa và hồn cốt dân tộc của đồng bào Tày vẫn được gìn giữ nguyên vẹn cho đến ngày nay.

Tỏ lòng thành kính với tổ tiên
Từ xa xưa, người Tày đã rất coi trọng Tết cổ truyền. Thông thường thì ngay sau rằm tháng 7 âm lịch, đồng bào đã lo tích trữ, chuẩn bị cho Tết như vỗ lợn, thiến gà, nấu rượu, tích củi. Bởi họ quan niệm rằng, sau một năm làm lụng vất vả, Tết là lúc tạm gác lại mọi tất bật, lo toan để ăn uống, vui chơi, thăm hỏi nhau. Không khí Tết rộn ràng từ những ngày cuối năm, người ta sửa sang nhà cửa, trang trí cành đào, cành mận, câu đối Tết trên bàn thờ tổ tiên và mổ lợn, thịt gà, làm bánh chưng, chè lam, khẩu sli, thúc théc, mâm ngũ quả, vàng mã cho đêm Giao thừa.

Để đón Tết, cả gia đình người Tày cùng tập trung quét dọn, trang trí lại nhà cửa và bàn thờ tổ tiên. Theo quan niệm của người Tày, ngày Tết trong nhà phải sạch sẽ thì cả năm gặp nhiều may mắn. Khi nhà cửa được dọn dẹp xong họ bắt đầu thịt lợn, thịt gà, thịt vịt, đồ xôi, làm bánh… Mọi công việc đều được làm nhanh chóng để phục vụ cho lễ cúng tiễn đưa năm cũ, đón năm mới và mời tổ tiên về cùng ăn Tết.

Tết của người Tày, công việc quan trọng nhất là thờ cúng tổ tiên và cúng theo từng mâm nhỏ. Bàn thờ tổ tiên (bậc cao nhất) được treo ở góc tường thẳng cửa voóng chính, còn 3 mâm thờ nhỏ hơn đặt dưới ban thờ tổ tiên (là bậc thấp hơn). Ngoài thờ cúng tổ tiên, người Tày còn thờ vua bếp, thổ công; đây là những vị thần cai quản và trông giữ nơi họ sinh sống nên tất cả các gia đình đều làm lễ thờ trong mấy ngày Tết với mong muốn các vị thần sẽ che chở, bảo vệ cho gia đình. Nếu gia đình nào có cha mẹ mới mất thì phải làm thêm một mâm thứ 4. Trên tất cả các mâm cúng đều được đặt bằng lá chuối gồm có rượu, xôi trắng đồ trứng kiến gói lá dong, thịt lợn, thịt gà và cá suối đồ nõn chuối; ngoài ra, còn có món bánh đặc trưng không thể thiếu trong mâm cỗ cúng là bánh chưng và bánh gio (còn gọi là bánh chì).

Thông thường thì từ khoảng 15 tháng Chạp, các gia đình người Tày sẽ đi xem rồi chọn ngày phù hợp để mổ lợn sau đó mời anh em trong gia đình và trong bản đến cùng chung vui một bữa. Ngày mổ lợn, người chủ nhà sẽ thắp hương lên bàn thờ báo với tổ tiên. Lẫn trong khói hương nghi ngút là lời khấn rì rầm: “Nhờ công lao của tổ tiên phù hộ, gia đình con cháu nuôi được lợn béo hôm nay mổ lợn cúng tổ tiên, mời tổ tiên về ăn Tết phù hộ cho con cháu sang năm mới nuôi được lợn to, trâu bò mạnh khỏe, con cháu mạnh khỏe. Người và gia súc không bị bệnh dịch, trồng cây gì cây ấy lên xanh tốt, làm ăn may mắn, mùa màng bội thu...”.

Khấn xong, gia chủ lấy giấy tiền âm (giấy bản đục lỗ là tiền xu của người âm) hứng để tiền dính tiết lợn và lấy một bát tiết lợn đặt lên bàn thờ trình với tổ tiên. Mọi người đến chơi ăn thịt lợn Tết, vừa ăn uống vừa hát Lướn đối đáp với nhau. người già hát với người già để mời rượu hoặc ca ngợi chúc nhau những lời tốt đẹp. Thanh niên nam nữ hát đối đáp tỏ tình với nhau để tìm người yêu. Bữa cơm Tết thường kéo dài từ trưa hôm trước đến ngày hôm sau. Sau bữa cơm thịt lợn Tết ấy, các dụng cụ lao động sẽ được rửa sạch mang cất gọn vào một góc bếp.

Lấy nước đầu năm
Ngày 30 Tết, gia đình người Tày nào cũng bắt đầu gói bánh chưng. Bánh chưng của người Tày có hai loại, đen và trắng. Bánh đen được làm bắng gạo nếp giã với than cây coong mạ. Vào tháng 9 tháng 10 âm lịch, người ta chặt cành coong mạ để cho khô, đốt lấy than đến Tết mang ra cho gạo vào giã cùng, gạo phủ lên một lớp bột than đen lấy gạo ấy gói bánh được gọi là bánh đen. Gạo nếp gói bánh là loại gạo hạt to, tròn đều, sàng xẩy sạch, không vo hay ngâm nước mà gói khô. Nhân bánh làm bằng thịt lợn thái miếng trộn với hạt thảo quả giã nhỏ, bánh để lâu không bị thiu. Khi vớt bánh buộc vào nhau treo lên dàn không ngâm nước lã. Bánh có thể ăn đến Rằm tháng Giêng. Do thịt ướp với thảo quả nên dù bánh có để lâu ăn cũng không bị đau bụng.

Chiều 30 Tết, nhà nào cũng quét dọn bàn thờ, tỉa chân hương, mổ một con gà thiến làm mâm cơm cúng tổ tiên. Bàn thờ được trang trí hai bên hai cây mía buộc lá kết vào nhau bằng từng khoanh giấy đỏ, một cánh hoa đào nhỏ, một đĩa quả ngọt, chai rượu. Sau Giao thừa, bánh chín thì mang lên bàn thờ đặt hai bên, mỗi bên ba chiếc.

Đêm 30 Tết mọi người trong gia đình đều thức đón thời khắc Giao thừa, chờ gà gáy, người ta quan niệm ai thức trước gà sẽ thông minh sáng dạ nhanh nhẹn, biết tính toán làm ăn no đủ. Do đó ai cũng muốn đón những điều tốt lành ngay từ giờ phút bắt đầu của năm mới. Khi bước sang thời khắc năm mới sau giao thừa, người Tày có tục lệ đi lấy nước mới ở mỏ nước đầu làng hoặc sông, suối, ý nói là bước khởi thủy năm mới tài lộc sẽ vào như nước, mọi sự trôi chảy, thuận hòa quanh năm. Khi đi lấy nước, họ thường mang theo 3 nén hương đến cắm bên cạnh máng và nói lời cảm tạ thần nước.

Mâm cỗ cúng tổ tiên trong ngày Tết của người Tày

Bốn, năm giờ sáng ngày mồng 1 Tết, chủ nhà nấu một nồi chè (thường là gạo nếp trắng và đường) đặt lên bàn thờ tổ tiên. Sau đó đun một nồi nước hoa đào để mọi người trong gia đình rửa mặt, xúc miệng. Mọi người trong nhà mặc quần áo mới (áo Tết). Bữa ăn đầu tiên năm mới vào sáng mồng 1 Tết là ăn cháo chè, hoặc bánh trôi. Kiêng ăn thịt lợn hoặc mổ gà vào sáng mồng 1 Tết. Theo quan niệm ăn cháo chè hay bánh ngọt có màu trắng là thanh tịnh ngọt ngào đón năm mới với cầu mong mọi điều tốt lành. Sau đó cho trâu bò ăn bánh chưng, trâu bò ăn Tết.

Ăn bữa sáng xong mọi người đi chơi tết, trước hết là con cháu đến nhà ông bà rồi sau đó mới đến chơi các nhà trong bản. Người Tày quan niệm, đi chơi tết cũng là đi mời ông bà, anh em trong họ, trong bản đến nhà mình ăn bữa cơm đầu năm mới. Thanh niên, nam nữ tụ tập nhau đi chơi Tết, tham gia các hoạt động vui chơi như đánh yến, ném còn, đánh sảng, bắn nỏ, kéo co. Sau đó, họ kéo nhau đến chơi ở các gia đình bạn bè uống rượu và hát lướn trong suốt mấy ngày Tết. Gia đình có người đến chơi Tết rất vui họ mời khách uống rượu ăn bánh chưng và thức ăn là thịt lợn, thịt gà từ mổ từ hôm trước.

Nhiều phong tục mang đậm nét nhân văn
Ngày mồng hai là ngày ăn Tết, cũng là ngày đãi khách đầu năm của người Tày. Từ lúc gà gáy mọi người lớn trong gia đình đều thức dậy mổ gà. Khi làm thịt gà, rửa chân và đầu gà mang đến trước bàn thờ hai tay ôm gà ngay ngắn lễ bàn thờ ba lễ khấn tổ tiên rồi cắt tiết. Lấy giấy tiền hứng tiết đặt lên bàn thờ, tiết gà cũng đặt lên bàn thờ mời tổ tiên về ăn mừng ngày đầu năm. Cúng tổ tiên xong, cỗ Tết được bày ra: Cỗ Tết phải đủ 12 món tượng trưng cho 12 tháng trong năm. Mâm cỗ được sắp xếp theo thứ tự: Ông bà, cha mẹ, chú bác ngồi mâm gần bàn thờ - nơi trang trọng nhất, sau đó đến các con cháu.

Người Tày rất trọng lễ nghi, thế nên phải đợi đến khi ông bà, cha mẹ uống rượu ăn một miếng thịt thì tất cả con cháu, và khách mời mới bắt đầu ăn. Trong bữa cơm tết con cháu lần lượt cúi chúc ông bà, cha mẹ, người trên. Mỗi lần như vậy, ông bà hoặc người bậc trên uống một chén rượu và chúc lại con cháu những lời tốt đẹp động viên con cháu ngày đầu xuân năm mới. Sau bữa cơm đó, mọi người lại tiếp tục đi thăm thân và chúc Tết. Chiều mồng 3 hóa vàng, bẩm báo tổ tiên, kết thúc Tết Nguyên đán và chuẩn bị cho Lễ hội Lồng Tồng (thường được tổ chức vào ngày mồng 4 tháng Giêng).

Trong suốt mấy ngày tết, người đàn ông trong gia đình phải nấu cơm, cho trâu, cho lợn ăn. Người phụ nữ chăm sóc con cháu, người già, không phải làm việc nhà. Trong ba ngày tết kiêng không được mang cây xanh, kể cả rau xanh vào nhà. Rau ăn trong  ba ngày tết phải hái từ hôm 30 tháng Chạp. Những phong tục tập quán ấy mang đậm nét nhân văn sâu sắc về đạo lý uống nước nhớ nguồn, tình thân yêu đoàn kết thương quý giúp đỡ lần nhau. Tôn thờ tổ tiên, kính trọng ông bà cha mẹ, yêu thương con trẻ, tôn trọng phụ nữ.

Giờ đây, dù cuộc sống có nhiều thay đổi song người Tày vẫn giữ được nhiều phong tục tập quán, văn hóa truyền thống riêng, đặc biệt trong dịp lễ Tết. Mỗi tục lệ, tập quán thể hiện một nét văn hóa đặc trưng của mỗi dân tộc anh em góp phần tô đậm bản sắc văn hóa dân tộc phong phú và đa dạng của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam.

 Vân Phạm
Người Tày vui lễ hội Lồng Tồng

Khi những cánh hoa đào, hoa mai hé nở báo hiệu mùa Xuân về cũng là lúc đồng bào các dân tộc khắp dải biên giới phía Bắc đang nhộn nhịp chuẩn bị đón Tết Nguyên đán.
Cũng như các dân tộc anh em khác, đối với người Tày, Tết Nguyên đán là lễ Tết quan trọng nhất trong năm. Mặc dù, giờ đây cuộc sống đã ít nhiều thay đổi nhưng bản sắc văn hóa và hồn cốt dân tộc của đồng bào Tày vẫn được gìn giữ nguyên vẹn cho đến ngày nay.

Tỏ lòng thành kính với tổ tiên
Từ xa xưa, người Tày đã rất coi trọng Tết cổ truyền. Thông thường thì ngay sau rằm tháng 7 âm lịch, đồng bào đã lo tích trữ, chuẩn bị cho Tết như vỗ lợn, thiến gà, nấu rượu, tích củi. Bởi họ quan niệm rằng, sau một năm làm lụng vất vả, Tết là lúc tạm gác lại mọi tất bật, lo toan để ăn uống, vui chơi, thăm hỏi nhau. Không khí Tết rộn ràng từ những ngày cuối năm, người ta sửa sang nhà cửa, trang trí cành đào, cành mận, câu đối Tết trên bàn thờ tổ tiên và mổ lợn, thịt gà, làm bánh chưng, chè lam, khẩu sli, thúc théc, mâm ngũ quả, vàng mã cho đêm Giao thừa.

Để đón Tết, cả gia đình người Tày cùng tập trung quét dọn, trang trí lại nhà cửa và bàn thờ tổ tiên. Theo quan niệm của người Tày, ngày Tết trong nhà phải sạch sẽ thì cả năm gặp nhiều may mắn. Khi nhà cửa được dọn dẹp xong họ bắt đầu thịt lợn, thịt gà, thịt vịt, đồ xôi, làm bánh… Mọi công việc đều được làm nhanh chóng để phục vụ cho lễ cúng tiễn đưa năm cũ, đón năm mới và mời tổ tiên về cùng ăn Tết.

Tết của người Tày, công việc quan trọng nhất là thờ cúng tổ tiên và cúng theo từng mâm nhỏ. Bàn thờ tổ tiên (bậc cao nhất) được treo ở góc tường thẳng cửa voóng chính, còn 3 mâm thờ nhỏ hơn đặt dưới ban thờ tổ tiên (là bậc thấp hơn). Ngoài thờ cúng tổ tiên, người Tày còn thờ vua bếp, thổ công; đây là những vị thần cai quản và trông giữ nơi họ sinh sống nên tất cả các gia đình đều làm lễ thờ trong mấy ngày Tết với mong muốn các vị thần sẽ che chở, bảo vệ cho gia đình. Nếu gia đình nào có cha mẹ mới mất thì phải làm thêm một mâm thứ 4. Trên tất cả các mâm cúng đều được đặt bằng lá chuối gồm có rượu, xôi trắng đồ trứng kiến gói lá dong, thịt lợn, thịt gà và cá suối đồ nõn chuối; ngoài ra, còn có món bánh đặc trưng không thể thiếu trong mâm cỗ cúng là bánh chưng và bánh gio (còn gọi là bánh chì).

Thông thường thì từ khoảng 15 tháng Chạp, các gia đình người Tày sẽ đi xem rồi chọn ngày phù hợp để mổ lợn sau đó mời anh em trong gia đình và trong bản đến cùng chung vui một bữa. Ngày mổ lợn, người chủ nhà sẽ thắp hương lên bàn thờ báo với tổ tiên. Lẫn trong khói hương nghi ngút là lời khấn rì rầm: “Nhờ công lao của tổ tiên phù hộ, gia đình con cháu nuôi được lợn béo hôm nay mổ lợn cúng tổ tiên, mời tổ tiên về ăn Tết phù hộ cho con cháu sang năm mới nuôi được lợn to, trâu bò mạnh khỏe, con cháu mạnh khỏe. Người và gia súc không bị bệnh dịch, trồng cây gì cây ấy lên xanh tốt, làm ăn may mắn, mùa màng bội thu...”.

Khấn xong, gia chủ lấy giấy tiền âm (giấy bản đục lỗ là tiền xu của người âm) hứng để tiền dính tiết lợn và lấy một bát tiết lợn đặt lên bàn thờ trình với tổ tiên. Mọi người đến chơi ăn thịt lợn Tết, vừa ăn uống vừa hát Lướn đối đáp với nhau. người già hát với người già để mời rượu hoặc ca ngợi chúc nhau những lời tốt đẹp. Thanh niên nam nữ hát đối đáp tỏ tình với nhau để tìm người yêu. Bữa cơm Tết thường kéo dài từ trưa hôm trước đến ngày hôm sau. Sau bữa cơm thịt lợn Tết ấy, các dụng cụ lao động sẽ được rửa sạch mang cất gọn vào một góc bếp.

Lấy nước đầu năm
Ngày 30 Tết, gia đình người Tày nào cũng bắt đầu gói bánh chưng. Bánh chưng của người Tày có hai loại, đen và trắng. Bánh đen được làm bắng gạo nếp giã với than cây coong mạ. Vào tháng 9 tháng 10 âm lịch, người ta chặt cành coong mạ để cho khô, đốt lấy than đến Tết mang ra cho gạo vào giã cùng, gạo phủ lên một lớp bột than đen lấy gạo ấy gói bánh được gọi là bánh đen. Gạo nếp gói bánh là loại gạo hạt to, tròn đều, sàng xẩy sạch, không vo hay ngâm nước mà gói khô. Nhân bánh làm bằng thịt lợn thái miếng trộn với hạt thảo quả giã nhỏ, bánh để lâu không bị thiu. Khi vớt bánh buộc vào nhau treo lên dàn không ngâm nước lã. Bánh có thể ăn đến Rằm tháng Giêng. Do thịt ướp với thảo quả nên dù bánh có để lâu ăn cũng không bị đau bụng.

Chiều 30 Tết, nhà nào cũng quét dọn bàn thờ, tỉa chân hương, mổ một con gà thiến làm mâm cơm cúng tổ tiên. Bàn thờ được trang trí hai bên hai cây mía buộc lá kết vào nhau bằng từng khoanh giấy đỏ, một cánh hoa đào nhỏ, một đĩa quả ngọt, chai rượu. Sau Giao thừa, bánh chín thì mang lên bàn thờ đặt hai bên, mỗi bên ba chiếc.

Đêm 30 Tết mọi người trong gia đình đều thức đón thời khắc Giao thừa, chờ gà gáy, người ta quan niệm ai thức trước gà sẽ thông minh sáng dạ nhanh nhẹn, biết tính toán làm ăn no đủ. Do đó ai cũng muốn đón những điều tốt lành ngay từ giờ phút bắt đầu của năm mới. Khi bước sang thời khắc năm mới sau giao thừa, người Tày có tục lệ đi lấy nước mới ở mỏ nước đầu làng hoặc sông, suối, ý nói là bước khởi thủy năm mới tài lộc sẽ vào như nước, mọi sự trôi chảy, thuận hòa quanh năm. Khi đi lấy nước, họ thường mang theo 3 nén hương đến cắm bên cạnh máng và nói lời cảm tạ thần nước.

Mâm cỗ cúng tổ tiên trong ngày Tết của người Tày

Bốn, năm giờ sáng ngày mồng 1 Tết, chủ nhà nấu một nồi chè (thường là gạo nếp trắng và đường) đặt lên bàn thờ tổ tiên. Sau đó đun một nồi nước hoa đào để mọi người trong gia đình rửa mặt, xúc miệng. Mọi người trong nhà mặc quần áo mới (áo Tết). Bữa ăn đầu tiên năm mới vào sáng mồng 1 Tết là ăn cháo chè, hoặc bánh trôi. Kiêng ăn thịt lợn hoặc mổ gà vào sáng mồng 1 Tết. Theo quan niệm ăn cháo chè hay bánh ngọt có màu trắng là thanh tịnh ngọt ngào đón năm mới với cầu mong mọi điều tốt lành. Sau đó cho trâu bò ăn bánh chưng, trâu bò ăn Tết.

Ăn bữa sáng xong mọi người đi chơi tết, trước hết là con cháu đến nhà ông bà rồi sau đó mới đến chơi các nhà trong bản. Người Tày quan niệm, đi chơi tết cũng là đi mời ông bà, anh em trong họ, trong bản đến nhà mình ăn bữa cơm đầu năm mới. Thanh niên, nam nữ tụ tập nhau đi chơi Tết, tham gia các hoạt động vui chơi như đánh yến, ném còn, đánh sảng, bắn nỏ, kéo co. Sau đó, họ kéo nhau đến chơi ở các gia đình bạn bè uống rượu và hát lướn trong suốt mấy ngày Tết. Gia đình có người đến chơi Tết rất vui họ mời khách uống rượu ăn bánh chưng và thức ăn là thịt lợn, thịt gà từ mổ từ hôm trước.

Nhiều phong tục mang đậm nét nhân văn
Ngày mồng hai là ngày ăn Tết, cũng là ngày đãi khách đầu năm của người Tày. Từ lúc gà gáy mọi người lớn trong gia đình đều thức dậy mổ gà. Khi làm thịt gà, rửa chân và đầu gà mang đến trước bàn thờ hai tay ôm gà ngay ngắn lễ bàn thờ ba lễ khấn tổ tiên rồi cắt tiết. Lấy giấy tiền hứng tiết đặt lên bàn thờ, tiết gà cũng đặt lên bàn thờ mời tổ tiên về ăn mừng ngày đầu năm. Cúng tổ tiên xong, cỗ Tết được bày ra: Cỗ Tết phải đủ 12 món tượng trưng cho 12 tháng trong năm. Mâm cỗ được sắp xếp theo thứ tự: Ông bà, cha mẹ, chú bác ngồi mâm gần bàn thờ - nơi trang trọng nhất, sau đó đến các con cháu.

Người Tày rất trọng lễ nghi, thế nên phải đợi đến khi ông bà, cha mẹ uống rượu ăn một miếng thịt thì tất cả con cháu, và khách mời mới bắt đầu ăn. Trong bữa cơm tết con cháu lần lượt cúi chúc ông bà, cha mẹ, người trên. Mỗi lần như vậy, ông bà hoặc người bậc trên uống một chén rượu và chúc lại con cháu những lời tốt đẹp động viên con cháu ngày đầu xuân năm mới. Sau bữa cơm đó, mọi người lại tiếp tục đi thăm thân và chúc Tết. Chiều mồng 3 hóa vàng, bẩm báo tổ tiên, kết thúc Tết Nguyên đán và chuẩn bị cho Lễ hội Lồng Tồng (thường được tổ chức vào ngày mồng 4 tháng Giêng).

Trong suốt mấy ngày tết, người đàn ông trong gia đình phải nấu cơm, cho trâu, cho lợn ăn. Người phụ nữ chăm sóc con cháu, người già, không phải làm việc nhà. Trong ba ngày tết kiêng không được mang cây xanh, kể cả rau xanh vào nhà. Rau ăn trong  ba ngày tết phải hái từ hôm 30 tháng Chạp. Những phong tục tập quán ấy mang đậm nét nhân văn sâu sắc về đạo lý uống nước nhớ nguồn, tình thân yêu đoàn kết thương quý giúp đỡ lần nhau. Tôn thờ tổ tiên, kính trọng ông bà cha mẹ, yêu thương con trẻ, tôn trọng phụ nữ.

Giờ đây, dù cuộc sống có nhiều thay đổi song người Tày vẫn giữ được nhiều phong tục tập quán, văn hóa truyền thống riêng, đặc biệt trong dịp lễ Tết. Mỗi tục lệ, tập quán thể hiện một nét văn hóa đặc trưng của mỗi dân tộc anh em góp phần tô đậm bản sắc văn hóa dân tộc phong phú và đa dạng của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam.

 Vân Phạm

Những nghi lễ chính trong năm của người Tày, Nùng (Hoàng Thị Khuyên)

Những nghi lễ chính của người Tày

Từ những yếu tố tín ngưỡng trên đã hình thành trong xã hội Tày, Nùng nhiều nghi lễ phong tục. Đó là:
- Tết Nguyên đán (từ 1-3 tháng giêng)
- Tết Thanh minh (3/3 âm lịch)
- Tết Đoan ngọ (5/5)

- Tết Thần Ruộng, Thần Trâu (6/6)
- Tết cúng tổ tiên và vong linh (14/7)
-Tết Trung thu (15/8)
- Tết cốm, cơm mói (tháng 9 và 10)
- Tết Đông chí – Bánh trôi (tháng 11 và 12)
Các nghi lễ này vừa tuân theo chu kỳ canh tác nông nghiệp – mùa vụ từ xuân tới hạ và đầu thu, vừa chịu những ảnh hưởng về quan niệm lễ tết của Trung Quốc, tuy nhiên trong đó vẫn biểu hiện rõ sắc thái của văn hóa bản địa Tày, Nùng.
Tết Nguyên đán (Chiêng, vần nèn, Kin chiêng) là mở đầu cho một năm, mở đầu cho thời vụ gieo trồng xuân – hè. Tết chỉ tập trung trong mấy ngày chính bắt đầu từ 30/12 đến mồng 2, mồng 3,(Âm lịch) nhưng nghi lễ này lại kéo dài trong cả tháng giêng. Do vậy mà có tục ngày 1-3 là tết lớn (Chiêng, Kin chiêng), còn ngày 30 /1 kết thúc tháng giêng là Tết nhò (Kin đắp nọi – ăn tết nhỏ).

Tết là nghi lễ mừng năm mới và để thờ cúng, tưởng nhớ tổ tiên. Nên việc chuẩn bị Tết cơ bản là sắm sửa bàn thờ và các lễ vật thờ cúng tổ tiên. Người Tày, Nùng quan niệm rằng tổ tiên trú ngụ ở Thiên đình, đến ngày Kin chiêng (ăn tết) thì con cháu mời tổ tiên về trần gian cùng ăn tết với con cháu. Người ta sắm sửa quần áo mói, sắm sủa lê vật, các món ăn ngon, các loại bánh: bánh chưng, bánh giò, ngũ vị, chè lam, khẩu si, sa cao, thúc … để cúng.
Ở người Nùng chiều tất niên người ta phải làm thịt một con vịt và phải ăn cho kỳ hết thịt vịt, vì loại thịt này là để tống tlễn những điều “xui xẻo”. Sau giao thừa, phụ nữ cùng ra giếng lấy nước mới đem về cúng tổ tiên, còn nam giới thì ra miếu cúng.
Ngày mồng Một tết, người Tày, Nùng kiêng đến nhà người khác, mà thường ở nhà mình nghỉ ngoi. Trưởng họ đi chúc tết con cháu trong họ, “chúc vui, phát tài, tháng giêng năm mói, làm gì cũng được, ước gì cũng thấy”. Họ kiêng sát sinh, không quét nhà. Mồng hai thịt gà để cúng tổ tiên, thổ công và thần cai quản gia súc. Sau đó đi chúc tết và vui chơi tói tận 15/1.
Ở người Nùng, ngày 15/1 là ngày hạ cây nêu “Slíphả khả va nêu” và cũng như ờ người Tày, đến ngày 30/1 lại tổ chức ngày Tết nhỏ (Kin đắp nọi).
Suốt từ mồng ba tết đến hết 30/1, bà con các dân tộc Tày, Nùng tiếp tục ăn tết và vui xuân với tục thăm hỏi nhau, thanh niên nam nữ tổ chức hát giao duyên (Sli, lượn) ở thôn bản, ở chợ phiên…, trong đó lớn nhất phải kể đến hội Lồng Tồng.

 Hoàng Thị Khuyên
Những nghi lễ chính của người Tày

Từ những yếu tố tín ngưỡng trên đã hình thành trong xã hội Tày, Nùng nhiều nghi lễ phong tục. Đó là:
- Tết Nguyên đán (từ 1-3 tháng giêng)
- Tết Thanh minh (3/3 âm lịch)
- Tết Đoan ngọ (5/5)

- Tết Thần Ruộng, Thần Trâu (6/6)
- Tết cúng tổ tiên và vong linh (14/7)
-Tết Trung thu (15/8)
- Tết cốm, cơm mói (tháng 9 và 10)
- Tết Đông chí – Bánh trôi (tháng 11 và 12)
Các nghi lễ này vừa tuân theo chu kỳ canh tác nông nghiệp – mùa vụ từ xuân tới hạ và đầu thu, vừa chịu những ảnh hưởng về quan niệm lễ tết của Trung Quốc, tuy nhiên trong đó vẫn biểu hiện rõ sắc thái của văn hóa bản địa Tày, Nùng.
Tết Nguyên đán (Chiêng, vần nèn, Kin chiêng) là mở đầu cho một năm, mở đầu cho thời vụ gieo trồng xuân – hè. Tết chỉ tập trung trong mấy ngày chính bắt đầu từ 30/12 đến mồng 2, mồng 3,(Âm lịch) nhưng nghi lễ này lại kéo dài trong cả tháng giêng. Do vậy mà có tục ngày 1-3 là tết lớn (Chiêng, Kin chiêng), còn ngày 30 /1 kết thúc tháng giêng là Tết nhò (Kin đắp nọi – ăn tết nhỏ).

Tết là nghi lễ mừng năm mới và để thờ cúng, tưởng nhớ tổ tiên. Nên việc chuẩn bị Tết cơ bản là sắm sửa bàn thờ và các lễ vật thờ cúng tổ tiên. Người Tày, Nùng quan niệm rằng tổ tiên trú ngụ ở Thiên đình, đến ngày Kin chiêng (ăn tết) thì con cháu mời tổ tiên về trần gian cùng ăn tết với con cháu. Người ta sắm sửa quần áo mói, sắm sủa lê vật, các món ăn ngon, các loại bánh: bánh chưng, bánh giò, ngũ vị, chè lam, khẩu si, sa cao, thúc … để cúng.
Ở người Nùng chiều tất niên người ta phải làm thịt một con vịt và phải ăn cho kỳ hết thịt vịt, vì loại thịt này là để tống tlễn những điều “xui xẻo”. Sau giao thừa, phụ nữ cùng ra giếng lấy nước mới đem về cúng tổ tiên, còn nam giới thì ra miếu cúng.
Ngày mồng Một tết, người Tày, Nùng kiêng đến nhà người khác, mà thường ở nhà mình nghỉ ngoi. Trưởng họ đi chúc tết con cháu trong họ, “chúc vui, phát tài, tháng giêng năm mói, làm gì cũng được, ước gì cũng thấy”. Họ kiêng sát sinh, không quét nhà. Mồng hai thịt gà để cúng tổ tiên, thổ công và thần cai quản gia súc. Sau đó đi chúc tết và vui chơi tói tận 15/1.
Ở người Nùng, ngày 15/1 là ngày hạ cây nêu “Slíphả khả va nêu” và cũng như ờ người Tày, đến ngày 30/1 lại tổ chức ngày Tết nhỏ (Kin đắp nọi).
Suốt từ mồng ba tết đến hết 30/1, bà con các dân tộc Tày, Nùng tiếp tục ăn tết và vui xuân với tục thăm hỏi nhau, thanh niên nam nữ tổ chức hát giao duyên (Sli, lượn) ở thôn bản, ở chợ phiên…, trong đó lớn nhất phải kể đến hội Lồng Tồng.

 Hoàng Thị Khuyên

VĂN HOÁ ỨNG XỬ CỦA NGƯỜI TÀY XUNG QUANH BẾP LỬA NHÀ SÀN (Dương Thị Lâm)

Dân Tày là tộc người chiếm đa số trong cộng đồng các dân tộc thiểu số Việt Nam. Họ cư trú tập trung thành những bản nhỏ ở ven các sườn núi, các thung lũng, hay các cánh đồng màu mỡ. Họ sinh sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp và chăn nuôi đại gia súc. Từ  bao đời nay, Người Tày sinh sống trên ngôi nhà sàn truyền thống, cùng với trang phục, ngôn ngữ, chữ viết, phong tục tập quán cấu thành bản sắc văn hoá truyền thống tốt đẹp của đồng bào, trong đó ngôi nhà sàn đã trở thành niềm tự hào của người Tày và họ đang cố gắng gìn giữ trong điều kiện kinh tế phát triển như hiện nay.

Tuy nhiên, người Tày cũng đang mất dần đi những nét văn hoá truyền thống đặc trưng trước đây, kể cả văn hoá vật chất lẫn văn hoá tinh thần. Nếu nền kinh tế trước đây của đồng bào chủ yếu là khép kín, tự cung, tự cấp, tính chất phác thật thà đã nhập vào bản than nó những yếu tố xã hội hoá và người Tày ngày càng thích ứng với các mối quan hệ làm ăn, trao đổi sản phẩm dịch vụ cũng như các mối quan hệ giao tiếp về văn hoá tinh thần. Những chàng trai, cô gái Tày ngày nay không thích mặc những bộ quần áo chàm dân tộc truyền thống, họ cũng không biết dệt vải nhuộm chàm, thêu thổ cẩm như trước đây nữa. Những ngôi nhà sàn truyền thốngđang dần được thay thế, cải tạo đề phù hợp với điều kiện sống mới, nên các giá trị văn hóa truyền thống được hình thành từ lâu đời trong phương thức sử dụng ngôi nhà sàn truyền thống cũng đang dần bị mai một đi trong điều kiện nền kinh tế, văn hóa, xã hội của cả nước đang có những biến đổi sâu sắc, kinh tế thị trường mở cửa, giao lưu quốc tế ngày càng được mở rộng đã tác động và ảnh hưởng rất lớn đến văn hóa dân tộc.
Vì vậy, việc bảo lưu gìn giữ những nét đẹp truyền thống văn hóa dân tộc là điều cần thiết. Trong khuôn khổ bàì viết này sẽ đề cập đến văn hóa ứng xử của người Tày xung quanh bếp lửa nhà sàn nhằm góp phần giới thiệu, quảng bá những nét đẹp văn hóa khu vực miền núi trong hoạt động du lịch.
1.Phương thức sử dụng ngôi nhà sàn truyền thống của người Tày.
Ngày nay, thói quen sinh sống trong nhà sàn của người dân miền núi vẫn không thay đổi, hầu như mọi hoạt động đều diễn ra ở đây: thờ cúng tổ tiên, tiếp khách, nấu nướng, ăn uống và đồng thời cũng là nơi thêu thùa, dệt vải, dệt chăn, dệt thổ cẩm… Ngay cả sân phơi cũng được bố trí trên sàn, nó là một phần của ngôi nhà và ở vị trí thấp hơn sàn nhà chính từ 1 đến 2 bậc lên xuống, nhằm cách biệt với không gian chính. Phía dưới nhà sàn thường để trống hoặc chỉ quây lại một phần nhỏ để nhốt gia súc, gia cầm.
Bước vào thăm một ngôi nhà của đồng bào Tày, Nùng, chúng ta thấy cửa nhà sàn có thể mở ở trước mặt (có nơi làm cửa ở đầu hồi), cửa chính đặt ở ngay cầu thang lên xuống, còn cửa phụ là nơi ra bếp hoặc ra sàn phơi. Một số nơi đồng bào trổ cửa ở phía sau hoặc phía trước ngôi nhà. Ðặc điểm ngôi nhà sàn là ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè. Những phiên nứa quanh nhà có thể chống lên như cửa sổ để đón gió mát.

Ngôi nhà sàn là một kiểu nhà tổng hợp, được sử dụng hợp lý và tối đa để phục vụ đời sống con người. Nhà sàn thường cao từ bảy đến tám mét, chiều sâu từ năm đến chín hàng cột. Trong nhà sàn gác có thể làm ở tất cả các gian và thường được sử dụng đặt bồ dậu, chum đựng các sản phẩm nông sản như lúa, ngô, khoai... Sàn là nơi tập trung sinh hoạt của gia đình. Gầm sàn là nơi để dụng cụ sản xuất như cuốc, xẻng, máy tuốt lúa. Có nơi đồng bào còn để nhốt gia súc, gia cầm (bây giờ nhiều nơi đã bỏ hẳn). Sân phơi thường làm bằng gỗ ván ở trước ngôi nhà, vừa để trẻ con chơi, vừa làm nơi phơi thóc, lúa, ngô khoai đồng thời cũng là chỗ để hóng mát hưởng trăng...

Ngôi nhà sàn thể hiện rõ phong tục tập quán, nền nếp trật tự trong gia đình người Tày, Nùng. Bố cục trong ngôi nhà sàn thường được chia ra làm hai phần theo chiều ngang hay chiều dọc ngôi nhà (tính từ cửa chính), nửa trên (phía gần bàn thờ) gần cửa chính là nơi diễn ra mọi sinh hoạt của nam giới, đồng thời là nơi tiếp khách. Nửa dưới phía sau bàn thờ dành cho phụ nữ. Có nơi bàn thờ đặt ở gần gian kề gian chính giữa, song cách bố trí các thành viên nam, nữ trong gia đình cũng tương tự như thế.

Trong nhà sàn thường có hai bếp, bếp chính và bếp phụ. Bếp thường đặt ngay sau bàn thờ, bếp chính dùng để nấu nướng hằng ngày, còn bếp phụ bên cạnh xây bằng gạch mộc, trát đất dùng để nấu rượu, nấu cám lợn. Những gian cuối cùng để đựng đồ dùng gia đình: chạn bát, thúng mẹt, chum nước ăn... Ở những nơi có điều kiện nước thuận lợi, dân bản thường dẫn mắc một hệ thống máng nước đơn giản bằng cây vầu để đưa nước từ khe suối, đồi về tận sàn nhà. Ðồng bào còn làm một thùng chứa nước bằng thân cây gỗ to, đục rỗng có thể chứa được từ một đến hai gánh nước, nước này dùng để rửa chân tay khi khách lên nhà chơi.

Tập quán của đồng bào Tày, Nùng thường bố trí buồng ngủ như sau: buồng con dâu cả ở gian đầu rồi đến buồng con dâu thứ hai, ba... Con gái nếu chưa lập gia đình sẽ ở buồng cuối, sau buồng các chị dâu. Giữa các buồng được ngăn cách với nhau bằng ván hoặc phên nứa. Tập quán còn quy định bố chồng, anh/ em chồng không được vào buồng con dâu, chị/ em dâu. Nếu có khách con gái, con dâu thường tiếp khách ở trong buồng của mình hoặc bếp. Không tiếp khách ở trên nhà và trước bàn thờ tổ tiên.

Cho đến giờ nhiều nơi vẫn còn tập quán con dâu, con gái không ngồi ăn cơm cùng với bố chồng, anh/ em chồng. Bữa cơm gia đình phải được dọn hai mâm, âu cũng là nét văn hóa độc đáo riêng biệt của những chủ nhân ngôi nhà sàn. Nếu đến Lạng Sơn, du khách sẽ ghé thăm một vài làng Tày cổ ở Văn Lãng, Tràng Ðịnh theo tuyến đường 4A hoặc các làng Tày cổ ở Văn Quan, Bình Gia, Bắc Sơn... có rất nhiều điều thú vị đang chờ bạn. Ngày nay, do những loài cây quý hiếm không còn, nhiều nơi bà con cải tiến ngôi nhà sàn làm tầng dưới thấp hơn hoặc làm nhà bằng các cột xi-măng, sắt thép, nhưng vẫn giữ dáng dấp của ngôi nhà sàn truyền thống.
2.Bếp lửa nhà sàn và các mối quan hệ trong gia đình người Tày.
Bếp lửa nhà sàn của người Tày, ngoài việc là nơi sưởi ấm, nấu nướng, bếp núc của gia đình, bếp lửa còn là nơi phân chia vị trí, vai vế của các thành viên trong gia đình. Từ bếp lửa nhà sàn tỏa ra các mối quan hệ ứng xử tạo thành một hệ thống giao tiếp rất nhịp nhàng, chặt chẽ, thoải mái và được truyền từ đời này qua đời khác, trở thành sinh hoạt văn hóa vô cùng phong phú, sinh động trong kho tàng văn hóa tộc người của mình.
Dưới một mái nhà sàn có thể chung sông ba hoặc bốn thế hệ ông, bà, cha mẹ, con, cháu. Trong giao tiêp ứng xử của gia đình, vai trò thứ bậc nổi lên rất rõ; thế hệ trứơc; thế hệ kế tiếp; thế hệ sau với các duy danh và các mối quan hệ chằng chịt khác nữa. Về cấu trúc gia đình của người Tày không khác gì những gia đình của người Kinh ở vùng đồng bằng hay thành phố. Tuy nhiên, phép cư xử của người Tày có sự khác biệt chính là ở xung quanh bếp lửa nhà sàn. Bếp lửa nhà sàn của người Tày được đặt ở phần giữa nhà hơi chếch tránh thẳng vào bàn thờ tổ tiên. Theo phong tục của người Tày, bếp lửa là cái mốc, là trung tâm của sự phân định các mối quan hệ trong gia đình. Từ bếp lửa toả ra các mối quan hệ, ứng xử có sắp đặt sẵn theo khuôn mẫu mà các thành viên trong gia đình phải tuân thủ.
Bếp lửa nhà sàn hình chữ nhật, chiều rộng khoảng 1 mét, chiều dài 1,5 mét, đủ để nhóm 2 hai bếp khi cần thiết. Xung quanh bếp được phân định rõ ràng theo bốn phía: Nà Tấư (phia dưới), tính từ của đi vào la vị trí của con dâu, con gái, cũng là nơi để ngồi nấu nướng, bếp núc. Nà Nưa (phía trên) luôn luôn được chải chiếu hoa lịch sự là vị trí dành cho chủ gia đình, đàn ông, con trai, khách quý là đàn ông. Hai bên gọi là Nà Khoang, gồm có Nà khoang đâng (phía trong) dành cho bà, mẹ và khách là đàn bà; Nà Khoang Noóc (phía ngoài) dành cho đàn ông ít tuổi, con rể. Con rể, đàn bà kể cả khách là đàn bà muốn đi vào trong nhà đều phải đi qua Nà Tấư. Vào một gia đình người Tày, gặp những lúc cả nhà ngồi quây quần bên bếp lửa, ta sẽ dễ dàng nhận ra từng thành viên trong gia đình, bởi vị trí ngồi của họ.
Bàn thờ tổ tiên cũng là ranh giới phân định vị trí của các thành viên trong gia đình trong việc ăn, ở và sinh hoạt. Bàn thờ tổ tiên được đặt đối diện với cửa ra vào, chia diện tích ngôi nhà làm hai hần bằng nhau. Phần phía dưới bao gồm cả Nà Khoang, Na tâư  là chỗ ngủ của phụ nữ và bếp núc, phần phía trên, từ Nà Nưa trở lên có cửa sổ thoáng mát (nhà sàn chỉ làm cửa sổ một phía) dành cho đàn ông và khách  quý ngủ, nghỉ. Con gái ở trong nhà có thế ngủ chỗ nào cũng được, nhưng con trai, đàn ông trong nhà không bao giờ ngủ ở phía dưới bàn thàn, ngược lại bà, me, các con dâu không ngủ ở phía trên bàn thờ. Đàn bà ở cữ không được ngồi bếp lửa trong vòng 40 ngày, không được quét nhà trước bàn thờ tổ tiên. Sự phân định và xếp đặt đã đưa nếp sống và hành vi ứng xử của các thành viên  vào nề nếp, hình thành đạo đức tốt đẹp của trong gia đình, tự mỗi thành viên trong gia đình phải thích ứng với nề nếp sinh hoạt đó. Thế hệ trước truyền cho thế hệ sau rất khuôn phép,cũng từ những khuôn phép đó tạo thành hệ đạo đức chung của cả cộng đồng, rất ít có những hành vi vô đạo đức, hoặc nếu có, thì những nề nếp, khuôn phép đó làm cho nó tự triệt tiêu.
Cũng giông như những gia đình của người Việt, người đàn ông trong gia đình người Tày chiếm vị trí quan trọng, là trụ cột trong gia đình, quyết định các công việc trọng đại như tang ma, hiếu hỷ, giỗ tết, gả cưới và các công việc đối nội, đối ngoại trong thân tộc họ hàng  cũng hàng xóm láng giềng khác, và là người được thừ kế tài sản. Người con dâu trưởng chịu trách nhiệm mọi công việc như chi tiêu, ăn uông và cách sắp đặt, điều phối nguồn nhân lực trong lao động sản xuất (Lùa ké, mé rườn). Những người đàn bà trong gia đình, đặc biệt là con dâu, không kể trưởng hay thứ phải là người có trách nhiệm giữ cho bếp lửa cũng như ngọn lửa hạnh phúc của gia đình luôn cháy rực và ấm áp.
Như vậy, quan hệ ứng xử trong gia đình người Tày rất mạch lạc, không dẫm đạp lên nhau, ít phủ quyết lẫn nhau cộng với những phong tục tập quán tốt đẹp đã tạo nên những nét đẹp tiêu biểu của truyền thống văn hoá của tộc người.
3. Bếp lửa nhà sàn và hệ thống nghi thức trong sinh hoạt lễ tết, tang ma, cưới xin.
Người Tày có rất nhiều tục lệ, trong đó sự sùng bái thần linh và tổ tiên luôn ngự trị trong đầu óc con người, tạo nên những mối giao cảm đặc biệt giữa con người với thần linh được thể hiện bằng một hệ thống những nghi thức ứng xử với thần linh rất mạch lạc, trong đó bếp lửa là trung tâm. Người Tày coi bếp lửa cũng là một vị thần, những gia đình có người làm Mo, làm Then đều pahỉ lập bàn thờ cúng thần lửa (thần bếp). Bếp lửa mang đến sự ấm áp, hạnh phúc, sự làm ăn may mắn, phát đạt, nên bếp lửa không bào giờ tắt. Việc đun bếp cũng có những quy tắc nhất định như: đun củi không được cho ngọn vào trước, sợ cây trồng sẽ không mọc được, đàn bà sẽ đẻ ngược; nhà có tang không được đun củi lấy từ những cây mà họ cho rằng có thần linh trú ngụ như cây Si, cây Móc; không được đun rơm, rạ sợ đốt mất hồn lúa….Nếu người Kinh cho rằng ngày 23 tháng Chạp là ngày Ông Táo về chầu Trời, thì người Tày lại lấy ngày Tết Nguyên đán là ngày ông Táo về chầu Trời. Ngày 30 tết, sau khi cúng lễ tất niên song, bếp lửa được nghỉ đến 3 giờ sáng ngày mùng Một , không ai được đun nấu gì trong thời gian đó, để vua bếp lên Thiên đình báo cáo công việc của gia đình. Người ta cho một cái kiềng ba chân đặt ngược ở dưới bàn thờ cúng Thổ Công (người Tày cúng Thổ Công ở góc nhà). Sáng mùng Một tết gia đình phải làm lễ khai bếp, người đàn ông chủ gia đình (ông bố hoặc con trai trưởng) duy nhất một lần trong năm dậy sớm đi lấy nước thiêng ở đầu nguồn hoặc giếng thần về nhóm bếp, đun nước lá thơm cúng tổ tiên và cho cả gia đình rửa mặt, chúc cho cả gia đình một năm mới mạnh khoẻ, bình an. Còn lại quanh năm người con dâu hoặc con gái lớn có trách nhiệm dậy sớm hơn mọi người, nhóm bếp đun nước ấm để cả nhà rửa mặt, đồng thời giữ cho bếp đỏ lửa đến khi kết thúc một ngày làm việc.. Người con dâu khi về nhà chồng, việc đầu tiên là đi qua bếp lửa chất một que củi vào bếp mới được đi vào buồng. Con gái lớn lên, khi đi lấy chồng hải vái lạy tổ tiên, lạy Nà táng ( cửa sổ) và lạy bếp lửa mới được bước ra khỏi cửa. Tục lệ này rèn luyện, giáo dục cho người phụ  nữ Tày phẩm chất chăm chỉ, chu đáo, đảm đang. Mặt khác, cũng thể hiện sự phân công rõ ràng trong gia đình và khẳng định vai trò quan trọng của người phụ nữ trong việc giữ gìn, chăm lo bếp lửa luôn được cháy sáng, cũng như việc chăm lo cho hạnh phúc gia đình luôn được thắm đượm.
Hệ thống giao tiếp ứng xử của người Tày bao gồm các khuôn mẫu ứng xử trong gia đình, họ hàng thân tộc và lễ hội… tạo thành một cơ cấu tổ chức quan hệ, giao tiếp nhịp nhàng, hợp lý. Trong phạm vi giao tiếp của cá nhân, gia đình xung quanh bếp lửa nhà sàn đã vẽ nên bức tranh phong phú, đặc sắc về đời sống văn hóa của tộc người Tày. Tiếc rằng ngày nay, do ảnh hưởng của công cuộc đổi mới về văn hóa trong việc xây dựng làng văn hóa, xây dựng nếp sống văn minh gia đình văn hóa và đặc biệt là phong trào xây dựng nông thôn mới đang được triển khai, do nhận thức hạn chế của nhiều cán bộ công chức cấp cơ sở trong việc vận động các phong trào này làm cho rất nhiều ngôi nhà sàn cổ đã bị biến dạng ở nhiều địa phương. Bếp lửa đã được tách đưa ra khỏi nhà, thay vào đó là tủ lạnh, bếp ga, ghế sa lông hiện đại ….Điều đó đã làm thay đổi và mất dần đi những nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào Tày.

Dương Thị Lâm
Dân Tày là tộc người chiếm đa số trong cộng đồng các dân tộc thiểu số Việt Nam. Họ cư trú tập trung thành những bản nhỏ ở ven các sườn núi, các thung lũng, hay các cánh đồng màu mỡ. Họ sinh sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp và chăn nuôi đại gia súc. Từ  bao đời nay, Người Tày sinh sống trên ngôi nhà sàn truyền thống, cùng với trang phục, ngôn ngữ, chữ viết, phong tục tập quán cấu thành bản sắc văn hoá truyền thống tốt đẹp của đồng bào, trong đó ngôi nhà sàn đã trở thành niềm tự hào của người Tày và họ đang cố gắng gìn giữ trong điều kiện kinh tế phát triển như hiện nay.

Tuy nhiên, người Tày cũng đang mất dần đi những nét văn hoá truyền thống đặc trưng trước đây, kể cả văn hoá vật chất lẫn văn hoá tinh thần. Nếu nền kinh tế trước đây của đồng bào chủ yếu là khép kín, tự cung, tự cấp, tính chất phác thật thà đã nhập vào bản than nó những yếu tố xã hội hoá và người Tày ngày càng thích ứng với các mối quan hệ làm ăn, trao đổi sản phẩm dịch vụ cũng như các mối quan hệ giao tiếp về văn hoá tinh thần. Những chàng trai, cô gái Tày ngày nay không thích mặc những bộ quần áo chàm dân tộc truyền thống, họ cũng không biết dệt vải nhuộm chàm, thêu thổ cẩm như trước đây nữa. Những ngôi nhà sàn truyền thốngđang dần được thay thế, cải tạo đề phù hợp với điều kiện sống mới, nên các giá trị văn hóa truyền thống được hình thành từ lâu đời trong phương thức sử dụng ngôi nhà sàn truyền thống cũng đang dần bị mai một đi trong điều kiện nền kinh tế, văn hóa, xã hội của cả nước đang có những biến đổi sâu sắc, kinh tế thị trường mở cửa, giao lưu quốc tế ngày càng được mở rộng đã tác động và ảnh hưởng rất lớn đến văn hóa dân tộc.
Vì vậy, việc bảo lưu gìn giữ những nét đẹp truyền thống văn hóa dân tộc là điều cần thiết. Trong khuôn khổ bàì viết này sẽ đề cập đến văn hóa ứng xử của người Tày xung quanh bếp lửa nhà sàn nhằm góp phần giới thiệu, quảng bá những nét đẹp văn hóa khu vực miền núi trong hoạt động du lịch.
1.Phương thức sử dụng ngôi nhà sàn truyền thống của người Tày.
Ngày nay, thói quen sinh sống trong nhà sàn của người dân miền núi vẫn không thay đổi, hầu như mọi hoạt động đều diễn ra ở đây: thờ cúng tổ tiên, tiếp khách, nấu nướng, ăn uống và đồng thời cũng là nơi thêu thùa, dệt vải, dệt chăn, dệt thổ cẩm… Ngay cả sân phơi cũng được bố trí trên sàn, nó là một phần của ngôi nhà và ở vị trí thấp hơn sàn nhà chính từ 1 đến 2 bậc lên xuống, nhằm cách biệt với không gian chính. Phía dưới nhà sàn thường để trống hoặc chỉ quây lại một phần nhỏ để nhốt gia súc, gia cầm.
Bước vào thăm một ngôi nhà của đồng bào Tày, Nùng, chúng ta thấy cửa nhà sàn có thể mở ở trước mặt (có nơi làm cửa ở đầu hồi), cửa chính đặt ở ngay cầu thang lên xuống, còn cửa phụ là nơi ra bếp hoặc ra sàn phơi. Một số nơi đồng bào trổ cửa ở phía sau hoặc phía trước ngôi nhà. Ðặc điểm ngôi nhà sàn là ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè. Những phiên nứa quanh nhà có thể chống lên như cửa sổ để đón gió mát.

Ngôi nhà sàn là một kiểu nhà tổng hợp, được sử dụng hợp lý và tối đa để phục vụ đời sống con người. Nhà sàn thường cao từ bảy đến tám mét, chiều sâu từ năm đến chín hàng cột. Trong nhà sàn gác có thể làm ở tất cả các gian và thường được sử dụng đặt bồ dậu, chum đựng các sản phẩm nông sản như lúa, ngô, khoai... Sàn là nơi tập trung sinh hoạt của gia đình. Gầm sàn là nơi để dụng cụ sản xuất như cuốc, xẻng, máy tuốt lúa. Có nơi đồng bào còn để nhốt gia súc, gia cầm (bây giờ nhiều nơi đã bỏ hẳn). Sân phơi thường làm bằng gỗ ván ở trước ngôi nhà, vừa để trẻ con chơi, vừa làm nơi phơi thóc, lúa, ngô khoai đồng thời cũng là chỗ để hóng mát hưởng trăng...

Ngôi nhà sàn thể hiện rõ phong tục tập quán, nền nếp trật tự trong gia đình người Tày, Nùng. Bố cục trong ngôi nhà sàn thường được chia ra làm hai phần theo chiều ngang hay chiều dọc ngôi nhà (tính từ cửa chính), nửa trên (phía gần bàn thờ) gần cửa chính là nơi diễn ra mọi sinh hoạt của nam giới, đồng thời là nơi tiếp khách. Nửa dưới phía sau bàn thờ dành cho phụ nữ. Có nơi bàn thờ đặt ở gần gian kề gian chính giữa, song cách bố trí các thành viên nam, nữ trong gia đình cũng tương tự như thế.

Trong nhà sàn thường có hai bếp, bếp chính và bếp phụ. Bếp thường đặt ngay sau bàn thờ, bếp chính dùng để nấu nướng hằng ngày, còn bếp phụ bên cạnh xây bằng gạch mộc, trát đất dùng để nấu rượu, nấu cám lợn. Những gian cuối cùng để đựng đồ dùng gia đình: chạn bát, thúng mẹt, chum nước ăn... Ở những nơi có điều kiện nước thuận lợi, dân bản thường dẫn mắc một hệ thống máng nước đơn giản bằng cây vầu để đưa nước từ khe suối, đồi về tận sàn nhà. Ðồng bào còn làm một thùng chứa nước bằng thân cây gỗ to, đục rỗng có thể chứa được từ một đến hai gánh nước, nước này dùng để rửa chân tay khi khách lên nhà chơi.

Tập quán của đồng bào Tày, Nùng thường bố trí buồng ngủ như sau: buồng con dâu cả ở gian đầu rồi đến buồng con dâu thứ hai, ba... Con gái nếu chưa lập gia đình sẽ ở buồng cuối, sau buồng các chị dâu. Giữa các buồng được ngăn cách với nhau bằng ván hoặc phên nứa. Tập quán còn quy định bố chồng, anh/ em chồng không được vào buồng con dâu, chị/ em dâu. Nếu có khách con gái, con dâu thường tiếp khách ở trong buồng của mình hoặc bếp. Không tiếp khách ở trên nhà và trước bàn thờ tổ tiên.

Cho đến giờ nhiều nơi vẫn còn tập quán con dâu, con gái không ngồi ăn cơm cùng với bố chồng, anh/ em chồng. Bữa cơm gia đình phải được dọn hai mâm, âu cũng là nét văn hóa độc đáo riêng biệt của những chủ nhân ngôi nhà sàn. Nếu đến Lạng Sơn, du khách sẽ ghé thăm một vài làng Tày cổ ở Văn Lãng, Tràng Ðịnh theo tuyến đường 4A hoặc các làng Tày cổ ở Văn Quan, Bình Gia, Bắc Sơn... có rất nhiều điều thú vị đang chờ bạn. Ngày nay, do những loài cây quý hiếm không còn, nhiều nơi bà con cải tiến ngôi nhà sàn làm tầng dưới thấp hơn hoặc làm nhà bằng các cột xi-măng, sắt thép, nhưng vẫn giữ dáng dấp của ngôi nhà sàn truyền thống.
2.Bếp lửa nhà sàn và các mối quan hệ trong gia đình người Tày.
Bếp lửa nhà sàn của người Tày, ngoài việc là nơi sưởi ấm, nấu nướng, bếp núc của gia đình, bếp lửa còn là nơi phân chia vị trí, vai vế của các thành viên trong gia đình. Từ bếp lửa nhà sàn tỏa ra các mối quan hệ ứng xử tạo thành một hệ thống giao tiếp rất nhịp nhàng, chặt chẽ, thoải mái và được truyền từ đời này qua đời khác, trở thành sinh hoạt văn hóa vô cùng phong phú, sinh động trong kho tàng văn hóa tộc người của mình.
Dưới một mái nhà sàn có thể chung sông ba hoặc bốn thế hệ ông, bà, cha mẹ, con, cháu. Trong giao tiêp ứng xử của gia đình, vai trò thứ bậc nổi lên rất rõ; thế hệ trứơc; thế hệ kế tiếp; thế hệ sau với các duy danh và các mối quan hệ chằng chịt khác nữa. Về cấu trúc gia đình của người Tày không khác gì những gia đình của người Kinh ở vùng đồng bằng hay thành phố. Tuy nhiên, phép cư xử của người Tày có sự khác biệt chính là ở xung quanh bếp lửa nhà sàn. Bếp lửa nhà sàn của người Tày được đặt ở phần giữa nhà hơi chếch tránh thẳng vào bàn thờ tổ tiên. Theo phong tục của người Tày, bếp lửa là cái mốc, là trung tâm của sự phân định các mối quan hệ trong gia đình. Từ bếp lửa toả ra các mối quan hệ, ứng xử có sắp đặt sẵn theo khuôn mẫu mà các thành viên trong gia đình phải tuân thủ.
Bếp lửa nhà sàn hình chữ nhật, chiều rộng khoảng 1 mét, chiều dài 1,5 mét, đủ để nhóm 2 hai bếp khi cần thiết. Xung quanh bếp được phân định rõ ràng theo bốn phía: Nà Tấư (phia dưới), tính từ của đi vào la vị trí của con dâu, con gái, cũng là nơi để ngồi nấu nướng, bếp núc. Nà Nưa (phía trên) luôn luôn được chải chiếu hoa lịch sự là vị trí dành cho chủ gia đình, đàn ông, con trai, khách quý là đàn ông. Hai bên gọi là Nà Khoang, gồm có Nà khoang đâng (phía trong) dành cho bà, mẹ và khách là đàn bà; Nà Khoang Noóc (phía ngoài) dành cho đàn ông ít tuổi, con rể. Con rể, đàn bà kể cả khách là đàn bà muốn đi vào trong nhà đều phải đi qua Nà Tấư. Vào một gia đình người Tày, gặp những lúc cả nhà ngồi quây quần bên bếp lửa, ta sẽ dễ dàng nhận ra từng thành viên trong gia đình, bởi vị trí ngồi của họ.
Bàn thờ tổ tiên cũng là ranh giới phân định vị trí của các thành viên trong gia đình trong việc ăn, ở và sinh hoạt. Bàn thờ tổ tiên được đặt đối diện với cửa ra vào, chia diện tích ngôi nhà làm hai hần bằng nhau. Phần phía dưới bao gồm cả Nà Khoang, Na tâư  là chỗ ngủ của phụ nữ và bếp núc, phần phía trên, từ Nà Nưa trở lên có cửa sổ thoáng mát (nhà sàn chỉ làm cửa sổ một phía) dành cho đàn ông và khách  quý ngủ, nghỉ. Con gái ở trong nhà có thế ngủ chỗ nào cũng được, nhưng con trai, đàn ông trong nhà không bao giờ ngủ ở phía dưới bàn thàn, ngược lại bà, me, các con dâu không ngủ ở phía trên bàn thờ. Đàn bà ở cữ không được ngồi bếp lửa trong vòng 40 ngày, không được quét nhà trước bàn thờ tổ tiên. Sự phân định và xếp đặt đã đưa nếp sống và hành vi ứng xử của các thành viên  vào nề nếp, hình thành đạo đức tốt đẹp của trong gia đình, tự mỗi thành viên trong gia đình phải thích ứng với nề nếp sinh hoạt đó. Thế hệ trước truyền cho thế hệ sau rất khuôn phép,cũng từ những khuôn phép đó tạo thành hệ đạo đức chung của cả cộng đồng, rất ít có những hành vi vô đạo đức, hoặc nếu có, thì những nề nếp, khuôn phép đó làm cho nó tự triệt tiêu.
Cũng giông như những gia đình của người Việt, người đàn ông trong gia đình người Tày chiếm vị trí quan trọng, là trụ cột trong gia đình, quyết định các công việc trọng đại như tang ma, hiếu hỷ, giỗ tết, gả cưới và các công việc đối nội, đối ngoại trong thân tộc họ hàng  cũng hàng xóm láng giềng khác, và là người được thừ kế tài sản. Người con dâu trưởng chịu trách nhiệm mọi công việc như chi tiêu, ăn uông và cách sắp đặt, điều phối nguồn nhân lực trong lao động sản xuất (Lùa ké, mé rườn). Những người đàn bà trong gia đình, đặc biệt là con dâu, không kể trưởng hay thứ phải là người có trách nhiệm giữ cho bếp lửa cũng như ngọn lửa hạnh phúc của gia đình luôn cháy rực và ấm áp.
Như vậy, quan hệ ứng xử trong gia đình người Tày rất mạch lạc, không dẫm đạp lên nhau, ít phủ quyết lẫn nhau cộng với những phong tục tập quán tốt đẹp đã tạo nên những nét đẹp tiêu biểu của truyền thống văn hoá của tộc người.
3. Bếp lửa nhà sàn và hệ thống nghi thức trong sinh hoạt lễ tết, tang ma, cưới xin.
Người Tày có rất nhiều tục lệ, trong đó sự sùng bái thần linh và tổ tiên luôn ngự trị trong đầu óc con người, tạo nên những mối giao cảm đặc biệt giữa con người với thần linh được thể hiện bằng một hệ thống những nghi thức ứng xử với thần linh rất mạch lạc, trong đó bếp lửa là trung tâm. Người Tày coi bếp lửa cũng là một vị thần, những gia đình có người làm Mo, làm Then đều pahỉ lập bàn thờ cúng thần lửa (thần bếp). Bếp lửa mang đến sự ấm áp, hạnh phúc, sự làm ăn may mắn, phát đạt, nên bếp lửa không bào giờ tắt. Việc đun bếp cũng có những quy tắc nhất định như: đun củi không được cho ngọn vào trước, sợ cây trồng sẽ không mọc được, đàn bà sẽ đẻ ngược; nhà có tang không được đun củi lấy từ những cây mà họ cho rằng có thần linh trú ngụ như cây Si, cây Móc; không được đun rơm, rạ sợ đốt mất hồn lúa….Nếu người Kinh cho rằng ngày 23 tháng Chạp là ngày Ông Táo về chầu Trời, thì người Tày lại lấy ngày Tết Nguyên đán là ngày ông Táo về chầu Trời. Ngày 30 tết, sau khi cúng lễ tất niên song, bếp lửa được nghỉ đến 3 giờ sáng ngày mùng Một , không ai được đun nấu gì trong thời gian đó, để vua bếp lên Thiên đình báo cáo công việc của gia đình. Người ta cho một cái kiềng ba chân đặt ngược ở dưới bàn thờ cúng Thổ Công (người Tày cúng Thổ Công ở góc nhà). Sáng mùng Một tết gia đình phải làm lễ khai bếp, người đàn ông chủ gia đình (ông bố hoặc con trai trưởng) duy nhất một lần trong năm dậy sớm đi lấy nước thiêng ở đầu nguồn hoặc giếng thần về nhóm bếp, đun nước lá thơm cúng tổ tiên và cho cả gia đình rửa mặt, chúc cho cả gia đình một năm mới mạnh khoẻ, bình an. Còn lại quanh năm người con dâu hoặc con gái lớn có trách nhiệm dậy sớm hơn mọi người, nhóm bếp đun nước ấm để cả nhà rửa mặt, đồng thời giữ cho bếp đỏ lửa đến khi kết thúc một ngày làm việc.. Người con dâu khi về nhà chồng, việc đầu tiên là đi qua bếp lửa chất một que củi vào bếp mới được đi vào buồng. Con gái lớn lên, khi đi lấy chồng hải vái lạy tổ tiên, lạy Nà táng ( cửa sổ) và lạy bếp lửa mới được bước ra khỏi cửa. Tục lệ này rèn luyện, giáo dục cho người phụ  nữ Tày phẩm chất chăm chỉ, chu đáo, đảm đang. Mặt khác, cũng thể hiện sự phân công rõ ràng trong gia đình và khẳng định vai trò quan trọng của người phụ nữ trong việc giữ gìn, chăm lo bếp lửa luôn được cháy sáng, cũng như việc chăm lo cho hạnh phúc gia đình luôn được thắm đượm.
Hệ thống giao tiếp ứng xử của người Tày bao gồm các khuôn mẫu ứng xử trong gia đình, họ hàng thân tộc và lễ hội… tạo thành một cơ cấu tổ chức quan hệ, giao tiếp nhịp nhàng, hợp lý. Trong phạm vi giao tiếp của cá nhân, gia đình xung quanh bếp lửa nhà sàn đã vẽ nên bức tranh phong phú, đặc sắc về đời sống văn hóa của tộc người Tày. Tiếc rằng ngày nay, do ảnh hưởng của công cuộc đổi mới về văn hóa trong việc xây dựng làng văn hóa, xây dựng nếp sống văn minh gia đình văn hóa và đặc biệt là phong trào xây dựng nông thôn mới đang được triển khai, do nhận thức hạn chế của nhiều cán bộ công chức cấp cơ sở trong việc vận động các phong trào này làm cho rất nhiều ngôi nhà sàn cổ đã bị biến dạng ở nhiều địa phương. Bếp lửa đã được tách đưa ra khỏi nhà, thay vào đó là tủ lạnh, bếp ga, ghế sa lông hiện đại ….Điều đó đã làm thay đổi và mất dần đi những nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào Tày.

Dương Thị Lâm