This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Pác Nặm: Vải chàm - nét duyên dệt nên trang phục dân tộc (Lan Anh)

Thiếu nữ Sán Chỉ duyên dáng trong tà áo chàm dệt thổ cẩm truyền thống

“Gái đẹp không biết làm lanh cũng xấu
Vợ hay không biết thêu lanh thành tồi”
Là con gái dân tộc ở huyện Pác Nặm, ngay từ khi còn bé đã được bà, được mẹ dạy cho cách trồng bông, dệt vải, thêu lanh, se sợi… Có con gái lớn trong nhà mà không biết khâu áo, may váy thì cũng không dễ lấy được chồng. Tuy nhiên đến nay, không còn nhiều thiếu nữ dân tộc biết trồng bông, dệt vải nữa. Làm sao để gìn giữ và phát huy bản sắc dân tộc? Đó là câu hỏi và cũng chính là nỗi niềm trăn trở của rất nhiều người muốn bảo tồn và phát huy nghề truyền thống quý giá này.

      Nghề thêu lanh, dệt vải đòi hỏi sự khéo léo, tinh tế, tỉ mỉ đến từng chi tiết nhỏ. Một vuông vải chàm có thể may váy, may áo, làm mặt gối, mặt chăn, làm khăn đội đầu, hay cũng có khi là dùng để thêu thùa, trang trí trong gia đình. Không biết từ bao giờ, vải chàm đã tạo nên nét duyên dáng trong trang phục của người con gái dân tộc, làm thăng hoa hương sắc thổ cẩm. Những họa tiết thổ cẩm với sắc màu rực rỡ, được khéo léo thêu trên nền sắc chàm dung dị đã tạo nên cái “hồn” của mỗi trang phục dân tộc; chỉ cần nhìn vào vuông vải cũng có thể nhận ra được nét tinh hoa văn hóa của từng dân tộc, từng vùng miền.


Thông thường, ở Pác Nặm, khi tiết trời đã sang xuân, các mẹ, các chị sẽ rủ nhau lên nương gieo hạt. Hạt bông được trồng đầu tháng 2 âm lịch, và phải đến khoảng tháng 7, tháng 8 mới được thu hoạch. Khi ấy, những vạt nương trắng xóa hoa bông, nằm vắt vẻo lưng chừng sườn núi, xen lẫn màu xám của đá và màu xanh của núi rừng đã tạo nên một bức tranh phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp.
      Sau khi thu hoạch bông, bà con sẽ đem phơi nắng cho thật khô rồi mới mang về quay tơ, se sợi. Dưới đôi bàn tay kỳ diệu của người phụ nữ dân tộc đã biến những sợi bông trắng, mảnh thành những tấm vải vuông vức. Vải sau khi dệt xong sẽ được ngâm, nhuộm với lá cây chàm. Bí quyết để có một tấm vải chàm đều màu, bền đẹp là khi ngâm thuốc nhuộm người ta thường cho thêm vào chút vôi bột trắng. Vải chàm của bà con dân tộc không mượt mà, mềm mịn như lụa hàng Hà Đông, nhưng lại phục vụ hữu hiệu trong cuộc sống và lao động sản xuất của người dân nơi đây. Mùa đông, khi những cơn gió mùa thổi xuyên qua kẽ lá, cái rét sương núi tê buốt, lạnh cóng đôi bàn tay, một chiếc áo khoác bông làm từ vải chàm sẽ giúp bà con bớt thấy giá lạnh. Mùa hè, khi mọi người rủ nhau lên nương, lên rẫy tra ngô, gieo hạt; cái nắng, cái gió làm gương mặt ai cũng đen sạm, bỏng rát, chiếc áo chàm lại như tấm khăn mát lạnh, thấm từng giọt mồ hôi chát mặn, xua đi cái nóng nực, oi bức ngày hè.

Vải được nhuộm chàm và phơi nắng cho khô

Tấm vải chàm dung dị, mộc mạc là thế, nhưng muốn làm được một tấm vải chàm đẹp để thêu các họa tiết hoa văn thổ cẩm, quả không phải là chuyện đơn giản. Với thiếu nữ Mông, trước khi lấy chồng, họ muốn may cho mình những chiếc váy đẹp nhất, rực rỡ nhất. Kỹ thuật thêu trên vải bằng sáp ong của người Mông đã có từ hàng ngàn năm tuổi. Đó là cả một quá trình lao động, sáng tạo, đúc rút kinh nghiệm của bao thế hệ đi trước, truyền thụ lại cho con cháu đời sau.

Chị Nông Thị Bày bên khung quay sợi

Theo sự giới thiệu của bà con dân bản, chúng tôi tìm đến nhà chị Nông Thị Bày, người dân tộc Tày ở thôn Phai Khỉn, xã Nhạn Môn. Những ngày này, chị đang gấp rút chuẩn bị đồ cưới cho con gái út của mình. Theo phong tục người Tày, khi con gái đã đến tuổi lấy chồng, muốn về được nhà chồng cần chuẩn bị các vật dụng: chăn, màn, chiếu, gối… Và quần áo cưới cho cô dâu cũng phải theo đúng trang phục dân tộc.
      Chia sẻ với chúng tôi, chị Bày cho biết: “Các phong tục của dân tộc mình đã thay đổi nhiều, nhưng trong lễ cưới người Tày không thể thiếu tấm chăn, mặt gối, áo cưới cô dâu được thêu hoa văn từ vải chàm dân tộc. Con gái mình khác chúng mình ngày xưa nhiều lắm, giờ ít con gái trẻ biết làm lanh, thêu khăn, thêu áo. Đời con, đời cháu mình sau này không biết có ai còn giữ được nghề của ông bà, tổ tiên nữa”.

Vải chàm được bày bán ở các phiên chợ vùng cao

Đôi tay ai đã khéo chắt lọc nét hào hoa của sắc trời, hương núi, màu suối, vân mây, tình đất và hồn người để thêu dệt nên những vuông vải chàm thổ cẩm tuyệt vời, tinh tế nhất. Không có cái duyên, cái nợ của người trồng bông, kéo sợi, se tơ, dệt vải, thêu lanh, nhuộm thắm thì không thể tạo ra được những vuông vải chàm thổ cẩm rực rỡ sắc màu làm ngẩn ngơ, say đắm bước chân người du khách trong mỗi dịp phiên chợ vùng cao./.

 Lan Anh
Thiếu nữ Sán Chỉ duyên dáng trong tà áo chàm dệt thổ cẩm truyền thống

“Gái đẹp không biết làm lanh cũng xấu
Vợ hay không biết thêu lanh thành tồi”
Là con gái dân tộc ở huyện Pác Nặm, ngay từ khi còn bé đã được bà, được mẹ dạy cho cách trồng bông, dệt vải, thêu lanh, se sợi… Có con gái lớn trong nhà mà không biết khâu áo, may váy thì cũng không dễ lấy được chồng. Tuy nhiên đến nay, không còn nhiều thiếu nữ dân tộc biết trồng bông, dệt vải nữa. Làm sao để gìn giữ và phát huy bản sắc dân tộc? Đó là câu hỏi và cũng chính là nỗi niềm trăn trở của rất nhiều người muốn bảo tồn và phát huy nghề truyền thống quý giá này.

      Nghề thêu lanh, dệt vải đòi hỏi sự khéo léo, tinh tế, tỉ mỉ đến từng chi tiết nhỏ. Một vuông vải chàm có thể may váy, may áo, làm mặt gối, mặt chăn, làm khăn đội đầu, hay cũng có khi là dùng để thêu thùa, trang trí trong gia đình. Không biết từ bao giờ, vải chàm đã tạo nên nét duyên dáng trong trang phục của người con gái dân tộc, làm thăng hoa hương sắc thổ cẩm. Những họa tiết thổ cẩm với sắc màu rực rỡ, được khéo léo thêu trên nền sắc chàm dung dị đã tạo nên cái “hồn” của mỗi trang phục dân tộc; chỉ cần nhìn vào vuông vải cũng có thể nhận ra được nét tinh hoa văn hóa của từng dân tộc, từng vùng miền.


Thông thường, ở Pác Nặm, khi tiết trời đã sang xuân, các mẹ, các chị sẽ rủ nhau lên nương gieo hạt. Hạt bông được trồng đầu tháng 2 âm lịch, và phải đến khoảng tháng 7, tháng 8 mới được thu hoạch. Khi ấy, những vạt nương trắng xóa hoa bông, nằm vắt vẻo lưng chừng sườn núi, xen lẫn màu xám của đá và màu xanh của núi rừng đã tạo nên một bức tranh phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp.
      Sau khi thu hoạch bông, bà con sẽ đem phơi nắng cho thật khô rồi mới mang về quay tơ, se sợi. Dưới đôi bàn tay kỳ diệu của người phụ nữ dân tộc đã biến những sợi bông trắng, mảnh thành những tấm vải vuông vức. Vải sau khi dệt xong sẽ được ngâm, nhuộm với lá cây chàm. Bí quyết để có một tấm vải chàm đều màu, bền đẹp là khi ngâm thuốc nhuộm người ta thường cho thêm vào chút vôi bột trắng. Vải chàm của bà con dân tộc không mượt mà, mềm mịn như lụa hàng Hà Đông, nhưng lại phục vụ hữu hiệu trong cuộc sống và lao động sản xuất của người dân nơi đây. Mùa đông, khi những cơn gió mùa thổi xuyên qua kẽ lá, cái rét sương núi tê buốt, lạnh cóng đôi bàn tay, một chiếc áo khoác bông làm từ vải chàm sẽ giúp bà con bớt thấy giá lạnh. Mùa hè, khi mọi người rủ nhau lên nương, lên rẫy tra ngô, gieo hạt; cái nắng, cái gió làm gương mặt ai cũng đen sạm, bỏng rát, chiếc áo chàm lại như tấm khăn mát lạnh, thấm từng giọt mồ hôi chát mặn, xua đi cái nóng nực, oi bức ngày hè.

Vải được nhuộm chàm và phơi nắng cho khô

Tấm vải chàm dung dị, mộc mạc là thế, nhưng muốn làm được một tấm vải chàm đẹp để thêu các họa tiết hoa văn thổ cẩm, quả không phải là chuyện đơn giản. Với thiếu nữ Mông, trước khi lấy chồng, họ muốn may cho mình những chiếc váy đẹp nhất, rực rỡ nhất. Kỹ thuật thêu trên vải bằng sáp ong của người Mông đã có từ hàng ngàn năm tuổi. Đó là cả một quá trình lao động, sáng tạo, đúc rút kinh nghiệm của bao thế hệ đi trước, truyền thụ lại cho con cháu đời sau.

Chị Nông Thị Bày bên khung quay sợi

Theo sự giới thiệu của bà con dân bản, chúng tôi tìm đến nhà chị Nông Thị Bày, người dân tộc Tày ở thôn Phai Khỉn, xã Nhạn Môn. Những ngày này, chị đang gấp rút chuẩn bị đồ cưới cho con gái út của mình. Theo phong tục người Tày, khi con gái đã đến tuổi lấy chồng, muốn về được nhà chồng cần chuẩn bị các vật dụng: chăn, màn, chiếu, gối… Và quần áo cưới cho cô dâu cũng phải theo đúng trang phục dân tộc.
      Chia sẻ với chúng tôi, chị Bày cho biết: “Các phong tục của dân tộc mình đã thay đổi nhiều, nhưng trong lễ cưới người Tày không thể thiếu tấm chăn, mặt gối, áo cưới cô dâu được thêu hoa văn từ vải chàm dân tộc. Con gái mình khác chúng mình ngày xưa nhiều lắm, giờ ít con gái trẻ biết làm lanh, thêu khăn, thêu áo. Đời con, đời cháu mình sau này không biết có ai còn giữ được nghề của ông bà, tổ tiên nữa”.

Vải chàm được bày bán ở các phiên chợ vùng cao

Đôi tay ai đã khéo chắt lọc nét hào hoa của sắc trời, hương núi, màu suối, vân mây, tình đất và hồn người để thêu dệt nên những vuông vải chàm thổ cẩm tuyệt vời, tinh tế nhất. Không có cái duyên, cái nợ của người trồng bông, kéo sợi, se tơ, dệt vải, thêu lanh, nhuộm thắm thì không thể tạo ra được những vuông vải chàm thổ cẩm rực rỡ sắc màu làm ngẩn ngơ, say đắm bước chân người du khách trong mỗi dịp phiên chợ vùng cao./.

 Lan Anh

Giản dị trang phục dân tộc Tày ở Hà Giang (Triệu Minh Bắc)

Giản dị trang phục dân tộc Tày ở Hà GiangNói đến nét đẹp văn hóa Hà Giang thì một trong những điều khiến nhiều người ta lưu luyến nhất, có lẽ là hình ảnh những trang phục đầy màu sắc của các dân tộc. Hình ảnh những buổi chợ phiên rực rỡ sắc màu từ trang phục của nhiều dân tộc anh em đổ về luôn luôn để lại ấn tượng đẹp, trong đó phải kể đến trang phục đặc trưng của người Tày.

Có dịp đi tour du lịch đến vùng Tây bắc, hẳn bạn sẽ bắt gặp những trang phục nhiều màu sắc khá đẹp của các dân tộc. Nhưng chắc chắn đến Hà Giang, tận mắt ngắm những trang phục của người Tày, hẳn bạn sẽ thấy ấn tượng hơn cả, bởi nét giản dị đặc trưng, nhưng tinh tế, có chút nền nã và có điểm nhấn rất riêng. Nhìn tổng thể, trang phục của người Tày thường là áo vải bong nhuộm màu chàm, phụ nữ có thêm khăn mỏ quạ, áo năm thân kèm thắt lưng, thêm trang sức vòng cổ, tay, chân bằng bạc.

Giản dị trang phục dân tộc Tày ở Hà Giang
Trang phục nữ giới dân tộc Tày
So với những trang phục của các dân tộc khác thì người Tày ăn mặc khá giản dị, họ không chọn màu sặc sỡ như người Mông, người Dao,…và rất ít hoa văn trang trí. Những bộ quần áo đều được dệt thủ công khéo léo, bền chắc.

Với nam giới, người Tày thường mặc quần chân què, phần đũng được may rộng, áo ngắn năm thân, cổ đứng. Bên cạnh đó cũng có một số người mặc áo dài có vạt áo dài quá đầu gối và loại áo tứ thân xẻ ngực, cổ tròn.

Với nữ giới, họ mặc áo cánh, áo dài năm thân, thắt lưng, quần váy, khăn đội đầu mỏ quạ, đi giày vải. Những ngày có lễ hội, những cô gái người Tày thường mặc áo có cánh màu trắng bên trong điều này để phân biệt với người Nùng mặc áo chàm.

Thêm một điều độc đáo nữa ở trang phục phụ nữ người Tày là nón được thiết kế độc đáo, được lợp từ tre vót nan có mái nóng rộng, đi kèm đó là nhiều đồ trang sức như vòng tay, cổ bằng bạc, có khi họ còn đeo túi vải bên mình.

Với người Tày họ cũng chú ý tới những họa tiết trong trang phục. Đó là những sự cách điệu khá giản dị gồm các hình họa, hình rau bầu, bí, hoặc nhiều cây khác. Vì trang phục chỉ màu chàm và trắng nên những họa tiết được họ tinh tế gài vào từng đoạn.

Ngày nay, khi ở cuộc sống lao động đời thường những người Tày đã mua và sử dụng nhiều quần áo may sẵn. Nhưng đến những lễ hội thì họ chọn trang phục truyền thống của mình, đó cũng chính là nét độc đáo trong văn hóa bao đời của dân tộc Tày.
 Triệu Minh Bắc
Giản dị trang phục dân tộc Tày ở Hà GiangNói đến nét đẹp văn hóa Hà Giang thì một trong những điều khiến nhiều người ta lưu luyến nhất, có lẽ là hình ảnh những trang phục đầy màu sắc của các dân tộc. Hình ảnh những buổi chợ phiên rực rỡ sắc màu từ trang phục của nhiều dân tộc anh em đổ về luôn luôn để lại ấn tượng đẹp, trong đó phải kể đến trang phục đặc trưng của người Tày.

Có dịp đi tour du lịch đến vùng Tây bắc, hẳn bạn sẽ bắt gặp những trang phục nhiều màu sắc khá đẹp của các dân tộc. Nhưng chắc chắn đến Hà Giang, tận mắt ngắm những trang phục của người Tày, hẳn bạn sẽ thấy ấn tượng hơn cả, bởi nét giản dị đặc trưng, nhưng tinh tế, có chút nền nã và có điểm nhấn rất riêng. Nhìn tổng thể, trang phục của người Tày thường là áo vải bong nhuộm màu chàm, phụ nữ có thêm khăn mỏ quạ, áo năm thân kèm thắt lưng, thêm trang sức vòng cổ, tay, chân bằng bạc.

Giản dị trang phục dân tộc Tày ở Hà Giang
Trang phục nữ giới dân tộc Tày
So với những trang phục của các dân tộc khác thì người Tày ăn mặc khá giản dị, họ không chọn màu sặc sỡ như người Mông, người Dao,…và rất ít hoa văn trang trí. Những bộ quần áo đều được dệt thủ công khéo léo, bền chắc.

Với nam giới, người Tày thường mặc quần chân què, phần đũng được may rộng, áo ngắn năm thân, cổ đứng. Bên cạnh đó cũng có một số người mặc áo dài có vạt áo dài quá đầu gối và loại áo tứ thân xẻ ngực, cổ tròn.

Với nữ giới, họ mặc áo cánh, áo dài năm thân, thắt lưng, quần váy, khăn đội đầu mỏ quạ, đi giày vải. Những ngày có lễ hội, những cô gái người Tày thường mặc áo có cánh màu trắng bên trong điều này để phân biệt với người Nùng mặc áo chàm.

Thêm một điều độc đáo nữa ở trang phục phụ nữ người Tày là nón được thiết kế độc đáo, được lợp từ tre vót nan có mái nóng rộng, đi kèm đó là nhiều đồ trang sức như vòng tay, cổ bằng bạc, có khi họ còn đeo túi vải bên mình.

Với người Tày họ cũng chú ý tới những họa tiết trong trang phục. Đó là những sự cách điệu khá giản dị gồm các hình họa, hình rau bầu, bí, hoặc nhiều cây khác. Vì trang phục chỉ màu chàm và trắng nên những họa tiết được họ tinh tế gài vào từng đoạn.

Ngày nay, khi ở cuộc sống lao động đời thường những người Tày đã mua và sử dụng nhiều quần áo may sẵn. Nhưng đến những lễ hội thì họ chọn trang phục truyền thống của mình, đó cũng chính là nét độc đáo trong văn hóa bao đời của dân tộc Tày.
 Triệu Minh Bắc

Giản dị sắc Chàm trong trang phục truyền thống dân tộc Tày (Bùi Kiểm)

Là một trong 54 dân tộc thuộc cộng đồng các dân tộc Việt Nam, dân tộc Tày sống tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc như: Tuyên Quang, Thái Nguyên, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lào Cai, Yên Bái...Trong quá trình lao động, sản xuất và phát triển, đồng bào dân tộc Tày đã tạo cho mình một bản sắc riêng, thông qua những nét văn hóa như ẩm thực, trò chơi dân gian, tiếng nói và trang phục…Đặc biệt, trang phục của người Tày thường đơn giản, chủ đạo là sắc chàm.

Đàn ông Tày mặc loại áo cánh 4 thân, áo dài 5 thân, khăn đội đầu, quần và giày vải. Áo cánh 4 thân (slửa cỏm) là loại xẻ ngực, cổ tròn cao, không cầu vai, xẻ tà, cài cúc vải và hai túi nhỏ phía dưới 2 thân trước. Trong những dịp tết, ngày lễ hay ngày hội, nam giới mặc thêm loại áo dài 5 thân xẻ nách phải, đơm cúc vải hay cúc đồng. Quần cũng làm bằng vải sợi bông nhuộm chàm như áo, cắt theo kiểu quần đũng chéo có độ choãng vừa phải, dài tới mắt cá chân, cạp rộng khi mặc có dây buộc ngoài. Khăn đội đầu màu chàm có chiều rộng 30 cm dài 20 cm quấn trên đầu theo lối chữ nhân.
Cũng giống như trang phục của đàn ông Tày, mầu sắc chủ đạo trong trang phục của người phụ nữ Tày là sắc chàm. Trong những ngày tết, lễ...phụ nữ Tày tóc vấn ngang đầu, chùm khăn vuông mỏ quạ, mặc áo dài màu chàm, gài khuy đồng bên phải, ngang lưng thắt dải chàm, hai đuôi dải buông dài xuống đằng sau, chân đi hài vải. Áo cánh là loại 4 thân xẻ ngực, cổ tròn, có hai túi nhỏ phía dưới hai vạt trước, thường được cắt may bằng vải chàm hoặc trắng. Khi đi hội thường được mặc lót phía trong áo dài (đây là chi tiết để phân biệt với người Nùng chỉ dùng màu chàm). Áo dài của phụ nữ Tày cũng là loại 5 thân, xẻ nách phải cài cúc vải hoặc đồng, cổ tròn. Trước đây phụ nữ Tày mặc váy, nhưng gần đây phổ biến mặc quần; Nón của phụ nữ Tày được làm bằng nan tre lợp lá có mái nón bằng và rộng khá độc đáo. Trang sức có đủ các chủng loại cơ bản như vòng cổ, vòng tay, vòng chân, xà tích... làm tôn lên vẻ đẹp của người phụ nữ, thường thì phụ nữ Tày chỉ đeo vòng cổ (kiềng bạc) nổi bật trên nền chàm.

Trong cuộc sống hiện đại, ngày thường người Tày đã chuyển sang mặc trang phục gần như người Kinh với áo cánh, áo sơ mi nhưng đối với họ trang phục truyền thống vẫn không thể thiếu đặc biệt trong các ngày lễ, tết, cưới xin và những dịp sinh hoạt văn hóa như thi ẩm thực, hát then, lễ mừng cơm mới…Trang phục của người Tày đơn giản đi cùng điệu then làm nên nét đẹp rất riêng của văn hóa Tày.
Là một trong 54 dân tộc thuộc cộng đồng các dân tộc Việt Nam, dân tộc Tày sống tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc như: Tuyên Quang, Thái Nguyên, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lào Cai, Yên Bái...Trong quá trình lao động, sản xuất và phát triển, đồng bào dân tộc Tày đã tạo cho mình một bản sắc riêng, thông qua những nét văn hóa như ẩm thực, trò chơi dân gian, tiếng nói và trang phục…Đặc biệt, trang phục của người Tày thường đơn giản, chủ đạo là sắc chàm.

Đàn ông Tày mặc loại áo cánh 4 thân, áo dài 5 thân, khăn đội đầu, quần và giày vải. Áo cánh 4 thân (slửa cỏm) là loại xẻ ngực, cổ tròn cao, không cầu vai, xẻ tà, cài cúc vải và hai túi nhỏ phía dưới 2 thân trước. Trong những dịp tết, ngày lễ hay ngày hội, nam giới mặc thêm loại áo dài 5 thân xẻ nách phải, đơm cúc vải hay cúc đồng. Quần cũng làm bằng vải sợi bông nhuộm chàm như áo, cắt theo kiểu quần đũng chéo có độ choãng vừa phải, dài tới mắt cá chân, cạp rộng khi mặc có dây buộc ngoài. Khăn đội đầu màu chàm có chiều rộng 30 cm dài 20 cm quấn trên đầu theo lối chữ nhân.
Cũng giống như trang phục của đàn ông Tày, mầu sắc chủ đạo trong trang phục của người phụ nữ Tày là sắc chàm. Trong những ngày tết, lễ...phụ nữ Tày tóc vấn ngang đầu, chùm khăn vuông mỏ quạ, mặc áo dài màu chàm, gài khuy đồng bên phải, ngang lưng thắt dải chàm, hai đuôi dải buông dài xuống đằng sau, chân đi hài vải. Áo cánh là loại 4 thân xẻ ngực, cổ tròn, có hai túi nhỏ phía dưới hai vạt trước, thường được cắt may bằng vải chàm hoặc trắng. Khi đi hội thường được mặc lót phía trong áo dài (đây là chi tiết để phân biệt với người Nùng chỉ dùng màu chàm). Áo dài của phụ nữ Tày cũng là loại 5 thân, xẻ nách phải cài cúc vải hoặc đồng, cổ tròn. Trước đây phụ nữ Tày mặc váy, nhưng gần đây phổ biến mặc quần; Nón của phụ nữ Tày được làm bằng nan tre lợp lá có mái nón bằng và rộng khá độc đáo. Trang sức có đủ các chủng loại cơ bản như vòng cổ, vòng tay, vòng chân, xà tích... làm tôn lên vẻ đẹp của người phụ nữ, thường thì phụ nữ Tày chỉ đeo vòng cổ (kiềng bạc) nổi bật trên nền chàm.

Trong cuộc sống hiện đại, ngày thường người Tày đã chuyển sang mặc trang phục gần như người Kinh với áo cánh, áo sơ mi nhưng đối với họ trang phục truyền thống vẫn không thể thiếu đặc biệt trong các ngày lễ, tết, cưới xin và những dịp sinh hoạt văn hóa như thi ẩm thực, hát then, lễ mừng cơm mới…Trang phục của người Tày đơn giản đi cùng điệu then làm nên nét đẹp rất riêng của văn hóa Tày.

Trang phục của người Tày Cao Bằng (Lê Chí Thanh)

Trang phục nam, nữ dân tộc Tày.
Dân tộc Tày ở Cao Bằng vốn có bề dày truyền thống văn hóa lâu đời. Trong văn hóa vật thể, không thể không nói tới trang phục của người Tày. Cũng như nhiều dân tộc khác trong cộng đồng dân tộc thiểu số ít người, người Tày tự làm ra trang phục đặc trưng, mang bản sắc văn hóa cho riêng mình.

Phụ nữ Tày vốn tần tảo chịu thương chịu khó, mỗi năm vãi hạt gieo bông, dày công chăm sóc để bông nở hoa, kết trái ra bông trắng ngà mang về gia công kéo sợi khéo léo dệt vải. Họ nhuộm vải trắng, dệt xong bằng thứ thuốc nhuộm tinh chế từ cây chàm, cây xỏm và vôi ngâm nước theo một quy trình kỹ thuật tốn khá nhiều thời gian để có được màu xanh tím óng ả. Từ đó làm ra trang phục nam và nữ của người Tày. Tất cả từ quần, áo, váy, thắt lưng, túi vải đeo, đôi giày đến chiếc khăn đội đầu, khăn trùm đều được làm bằng vải chàm thơm nồng. Về trang phục nam, thuở xưa người đàn ông Tày mặc áo dài chớm qua đầu gối, áo cổ tròn, rộng vừa khổ người, tay áo dài đến cổ tay, cài khuy nách bên phải; bên trong là một chiếc áo cánh màu xanh hoặc tối màu. Vào mùa đông, tiết trời lạnh giá thì mặc thêm áo cánh cho ấm người. Các chàng trai vận chiếc quần vải chàm ống rộng vừa tầm người dài đến chấm gót chân; quần thắt dải rút ngang hông. Người đàn ông Tày cổ xưa để tóc dài búi tó, trên đầu đội khăn xếp. Khăn xếp được làm từ vải chàm có chiều dài bằng sải tay rưỡi, khổ vải rộng chừng 40 cm được gấp nhỏ lại khoảng 8 cm rồi quấn quanh đầu. Lúc ở nhà là nhà trệt thì đi guốc tre, hay guốc mộc; còn nhà sàn thì đi hài sảo bện bằng mo nang. Khi ra ngoài đường, tới các lễ hội hay chợ phiên, chợ háng toán, thanh minh thì đi giày vải và không quên cầm theo ô che mưa, nắng. Đôi giày vải chàm mềm mại thấp cổ bằng mắt cá chân do phụ nữ may khâu từ đế đến thân giày. Theo năm tháng, nam giới Tày bỏ dần chiếc khăn quấn trên đầu. Đôi giày vải và các loại giày thô sơ cũng được thay bằng giày ba ta, giày tây...

Trang phục nữ cũng giản tiện, không cầu kỳ so với một số dân tộc khác như Mông, Dao. Chiếc áo chàm của phụ nữ Tày thuộc loại áo dài xẻ tà, vạt áo tha thướt trùm đến khoeo chân, tay áo và thân áo bó vừa khít người, cổ áo tròn cao khoảng 1 cm. Áo được cài khuy đồng ở nách bên phải. Chiếc quần vải chàm cũng do các chị tự khâu lấy. Quần ống rộng vừa tầm người, có thắt dải rút khi mặc. Bên trong tà áo dài là chiếc áo cánh màu trắng. Áo, quần không trang trí hoa văn cầu kỳ hoặc điểm xuyết là nét khác biệt với trang phục người Mông, Dao, Lô Lô và một số ngành Nùng ngay địa phương trong tỉnh. Ngang lưng thắt dải chàm khổ 30 cm, dài khoảng 2,5 m quấn thành vòng qua eo buộc thành hai dải buông xuống đằng sau. Nơi xẻ tà hai bên hông để lộ ra khoảng trắng của áo cánh màu trắng mặc bên trong, thêm phần yểu điệu duyên dáng. Trên đầu vấn tóc ngang, bên ngoài trùm khăn vuông hình mỏ quạ. Khi thời tiết giá lạnh, hoặc nắng gắt, chị em thường trùm thêm một chiếc khăn vuông che hai bên má buộc hai đầu khăn dưới cằm. Khi đi chợ phiên hay tới các lễ hội, nhất là vào tiết trời thu, đông và du xuân, phụ nữ Tày thường đi giày vải chàm thấp cổ, đế bằng, ấm êm, có dây khuy cài tự làm lấy. Trang sức của các chị em thường có đeo bông tai nhẹ nhàng và chiếc vòng cổ bằng bạc hình tròn. Bên hông đeo bộ xà tích cũng bằng bạc trắng ngà và dắt vào dải thắt lưng trước bụng một chiếc khăn tay nhỏ gấp vuông vắn phẳng phiu để lộ ra bên ngoài. Để che mưa, nắng hoặc làm duyên, chị em còn dùng chiếc nón đội đầu. Chiếc nón tha slưa rộng vành được đan bằng nan trúc chẻ nhỏ mềm mại hai mặt, bên trong lót lá và quang dầu màu vàng mật ong, nom rất đẹp hoặc là chiếc nón bấu nào nhỏ gọn không quang dầu, thô hơn mà bền lại tiện dụng trong lao động sản xuất. Phụ nữ Tày còn tự làm ra chiếc túi vải chàm đeo bên người để đựng đồ, mỗi khi đi chợ hoặc đi lễ làng.

Trang phục của phụ nữ Tày miền Đông và miền Tây của tỉnh Cao Bằng cơ bản giống nhau, chỉ khác nhau ở chỗ, chị em miền Đông vấn ngang bên trái, còn chị em miền Tây vấn ngang bên phải. Hằng năm, người phụ nữ Tày thường chuẩn bị khâu giày trong vụ thu, đông giá lạnh. Khi cưới hay về ở nhà chồng, họ tự mình trồng bông, chuẩn bị khăn áo và cả chăn bông vỏ bằng thổ cẩm nặng từ 3 - 5 kg, làm giày vải biếu cho cả bố mẹ, anh em bên nhà chồng. Các cô thôn nữ mới lớn đến tuổi cập kê cũng tự mình tập làm vải và học khâu may trang phục cho mình, làm giày thật đẹp tặng người yêu. Theo tục lệ lâu đời, khi đi làm dâu, mặc quần áo, thắt lưng mới..., những sản phẩm ấy đều phải do người con gái làm ra, không được phép đi vay mượn, hoặc thuê, làm xấu hổ cha mẹ, họ hàng, bản quán.

Lê Chí Thanh
Trang phục nam, nữ dân tộc Tày.
Dân tộc Tày ở Cao Bằng vốn có bề dày truyền thống văn hóa lâu đời. Trong văn hóa vật thể, không thể không nói tới trang phục của người Tày. Cũng như nhiều dân tộc khác trong cộng đồng dân tộc thiểu số ít người, người Tày tự làm ra trang phục đặc trưng, mang bản sắc văn hóa cho riêng mình.

Phụ nữ Tày vốn tần tảo chịu thương chịu khó, mỗi năm vãi hạt gieo bông, dày công chăm sóc để bông nở hoa, kết trái ra bông trắng ngà mang về gia công kéo sợi khéo léo dệt vải. Họ nhuộm vải trắng, dệt xong bằng thứ thuốc nhuộm tinh chế từ cây chàm, cây xỏm và vôi ngâm nước theo một quy trình kỹ thuật tốn khá nhiều thời gian để có được màu xanh tím óng ả. Từ đó làm ra trang phục nam và nữ của người Tày. Tất cả từ quần, áo, váy, thắt lưng, túi vải đeo, đôi giày đến chiếc khăn đội đầu, khăn trùm đều được làm bằng vải chàm thơm nồng. Về trang phục nam, thuở xưa người đàn ông Tày mặc áo dài chớm qua đầu gối, áo cổ tròn, rộng vừa khổ người, tay áo dài đến cổ tay, cài khuy nách bên phải; bên trong là một chiếc áo cánh màu xanh hoặc tối màu. Vào mùa đông, tiết trời lạnh giá thì mặc thêm áo cánh cho ấm người. Các chàng trai vận chiếc quần vải chàm ống rộng vừa tầm người dài đến chấm gót chân; quần thắt dải rút ngang hông. Người đàn ông Tày cổ xưa để tóc dài búi tó, trên đầu đội khăn xếp. Khăn xếp được làm từ vải chàm có chiều dài bằng sải tay rưỡi, khổ vải rộng chừng 40 cm được gấp nhỏ lại khoảng 8 cm rồi quấn quanh đầu. Lúc ở nhà là nhà trệt thì đi guốc tre, hay guốc mộc; còn nhà sàn thì đi hài sảo bện bằng mo nang. Khi ra ngoài đường, tới các lễ hội hay chợ phiên, chợ háng toán, thanh minh thì đi giày vải và không quên cầm theo ô che mưa, nắng. Đôi giày vải chàm mềm mại thấp cổ bằng mắt cá chân do phụ nữ may khâu từ đế đến thân giày. Theo năm tháng, nam giới Tày bỏ dần chiếc khăn quấn trên đầu. Đôi giày vải và các loại giày thô sơ cũng được thay bằng giày ba ta, giày tây...

Trang phục nữ cũng giản tiện, không cầu kỳ so với một số dân tộc khác như Mông, Dao. Chiếc áo chàm của phụ nữ Tày thuộc loại áo dài xẻ tà, vạt áo tha thướt trùm đến khoeo chân, tay áo và thân áo bó vừa khít người, cổ áo tròn cao khoảng 1 cm. Áo được cài khuy đồng ở nách bên phải. Chiếc quần vải chàm cũng do các chị tự khâu lấy. Quần ống rộng vừa tầm người, có thắt dải rút khi mặc. Bên trong tà áo dài là chiếc áo cánh màu trắng. Áo, quần không trang trí hoa văn cầu kỳ hoặc điểm xuyết là nét khác biệt với trang phục người Mông, Dao, Lô Lô và một số ngành Nùng ngay địa phương trong tỉnh. Ngang lưng thắt dải chàm khổ 30 cm, dài khoảng 2,5 m quấn thành vòng qua eo buộc thành hai dải buông xuống đằng sau. Nơi xẻ tà hai bên hông để lộ ra khoảng trắng của áo cánh màu trắng mặc bên trong, thêm phần yểu điệu duyên dáng. Trên đầu vấn tóc ngang, bên ngoài trùm khăn vuông hình mỏ quạ. Khi thời tiết giá lạnh, hoặc nắng gắt, chị em thường trùm thêm một chiếc khăn vuông che hai bên má buộc hai đầu khăn dưới cằm. Khi đi chợ phiên hay tới các lễ hội, nhất là vào tiết trời thu, đông và du xuân, phụ nữ Tày thường đi giày vải chàm thấp cổ, đế bằng, ấm êm, có dây khuy cài tự làm lấy. Trang sức của các chị em thường có đeo bông tai nhẹ nhàng và chiếc vòng cổ bằng bạc hình tròn. Bên hông đeo bộ xà tích cũng bằng bạc trắng ngà và dắt vào dải thắt lưng trước bụng một chiếc khăn tay nhỏ gấp vuông vắn phẳng phiu để lộ ra bên ngoài. Để che mưa, nắng hoặc làm duyên, chị em còn dùng chiếc nón đội đầu. Chiếc nón tha slưa rộng vành được đan bằng nan trúc chẻ nhỏ mềm mại hai mặt, bên trong lót lá và quang dầu màu vàng mật ong, nom rất đẹp hoặc là chiếc nón bấu nào nhỏ gọn không quang dầu, thô hơn mà bền lại tiện dụng trong lao động sản xuất. Phụ nữ Tày còn tự làm ra chiếc túi vải chàm đeo bên người để đựng đồ, mỗi khi đi chợ hoặc đi lễ làng.

Trang phục của phụ nữ Tày miền Đông và miền Tây của tỉnh Cao Bằng cơ bản giống nhau, chỉ khác nhau ở chỗ, chị em miền Đông vấn ngang bên trái, còn chị em miền Tây vấn ngang bên phải. Hằng năm, người phụ nữ Tày thường chuẩn bị khâu giày trong vụ thu, đông giá lạnh. Khi cưới hay về ở nhà chồng, họ tự mình trồng bông, chuẩn bị khăn áo và cả chăn bông vỏ bằng thổ cẩm nặng từ 3 - 5 kg, làm giày vải biếu cho cả bố mẹ, anh em bên nhà chồng. Các cô thôn nữ mới lớn đến tuổi cập kê cũng tự mình tập làm vải và học khâu may trang phục cho mình, làm giày thật đẹp tặng người yêu. Theo tục lệ lâu đời, khi đi làm dâu, mặc quần áo, thắt lưng mới..., những sản phẩm ấy đều phải do người con gái làm ra, không được phép đi vay mượn, hoặc thuê, làm xấu hổ cha mẹ, họ hàng, bản quán.

Lê Chí Thanh

Trình diễn trang phục Tày.(Đàm Thị Lượng)

Người phụ nữ Tày ở hầu khắp các tỉnh Tây Bắc đều rất coi trọng trang phục. Từ khi trở thành một thiếu nữ cho đến khi cao tuổi, bộ trang phục truyền thống của dân tộc mình luôn đi liền với người phụ nữ. Trang phục truyền thống của phụ nữ Tày được thể hiện từ khăn vấn đầu cho đến yếm trên ngực, vòng đeo cổ và tà áo cũng như váy.

Phụ nữ Tày làm bánh trong ngày hội bản.
Khăn vấn đầu của người phụ nữ Tày được làm thành một vòng tròn vừa với đỉnh đầu. Chất liệu của khăn khi xưa được làm bằng vải lụa nhuộm chàm nhưng hiện nay, khăn được khâu bằng vải nhung tạo nên độ mềm, mượt và được độn bằng bông ở giữa. Như thế, người phụ nữ Tày búi tóc ra sau rồi đội khăn lên giữa đầu. Khăn vấn đầu có cài thêm những họa tiết như là những ngôi sao nhỏ có nhiều màu tạo cho khăn thêm rực rỡ và lấp lánh hơn. Nhiều thiếu nữ còn thêm vào một bên khăn một chùm tua rua được kết bởi những sợi chỉ nhiều màu. Ngoài vòng khăn tròn, người phụ nữ Tày còn đội khăn vuông. Khăn phụ nữ Tày là loại khăn vuông màu chàm khi đội gập chéo giống kiểu mỏ quạ của người Kinh.

Yếm ngực của phụ nữ Tày được may bằng mảnh vải trắng hoặc vải xanh tươi tùy theo độ tuổi. Yếm được may theo hình quả trám có đỉnh nhọn nhô lên ở giữa ngực chạm đến cổ để tạo nên sự kín đáo của cơ thể người phụ nữ. Yến có bốn dây, hai dây trên buộc vào sau cổ, hai dây dưới buộc vòng sau lưng tạo sự cân đối, chắc chắn.

Bộ áo của phụ nữ Tày ở các tỉnh vùng cao gồm áo cánh, áo dài năm thân, quần váy (chân váy). Áo cánh là loại bốn thân xẻ ngực, cổ tròn, có hai túi nhỏ phía dưới hai vạt trước, thường được cắt may bằng vải chàm hoặc trắng hay màu xanh sậm tùy thuộc vào độ tuổi của người phụ nữ Tày. Trên thân áo có trang trí những đường thổ cẩm nhỏ dọc theo đường cúc áo trước ngực hoặc ở khe xẻ tà hai bên và đầu cổ tay tạo cho tấm áo thêm rực rỡ trên nền chàm.

Áo dài là bộ trang phục truyền thống cũng là loại năm thân, xẻ nách phải cài cúc vải hoặc đồng, cổ tròn ống tay và thân hẹp có eo. Trước đây, áo dài của phụ nữ Tày thường được may bằng vải nhuộm chàm. Hiện nay, được cải tiến hơn bằng vải nhung mềm mại, ấm và bóng đẹp hơn. Ở giữa eo, người ta thiết kế thắt lưng bằng vải màu xanh tươi tạo sự cân đối cho áo và cơ thể đồng thời tạo sự nổi bật của màu xanh trên nền chàm.

Thiếu nữ Tày luôn mặc trang phục truyền thống trong ngày lễ hội và các hoạt động giới thiệu quảng bá du lịch.

Tôn lên vẻ đẹp của váy, áo của phụ nữ Tày còn nhờ vào sự độc đáo của những bộ trang sức. Trang sức phụ nữ Tày đơn giản song có đủ các chủng loại cơ bản như vòng cổ, vòng tay, vòng chân, xà tích... Có nơi còn đeo túi vải, túi đựng trầu bên hông. Quan trọng nhất là vòng cổ của người phụ nữ. Đó là một chiếc vòng bạc trắng to được đeo ở cổ, vòng rộng xuống 1/4 ngực làm cho cơ thể cân đối và màu trắng của vòng bạc nổi bật trên nền chàm.

Cái độc đáo đáng quan tâm của trang phục Tày là lối dùng màu chàm phổ biến, đồng nhất trên trang phục nam và nữ cũng như lối mặc áo lót trắng bên trong áo ngoài màu chàm. Nhiều tộc người cũng dùng màu chàm nhưng còn gia công trang trí các màu khác trên trang phục, ở người Tày hầu như các màu ngũ sắc được dùng trong hoa văn mặt chăn hay các tấm thổ cẩm.

Hài của phụ nữ Tày cũng đồng nhất màu với áo và váy. Trước kia giày được khâu bằng vải nhuộm chàm nhưng hiện nay được khâu bằng vải nhung có thêu lên hoa văn, đường thổ cẩm nhỏ và những ngôi sao nhỏ nhiều màu.

Trang phục truyền thống đã in sâu vào trong lối sống của người phụ nữ Tày. Dù cuộc sống hiện đại nhưng người phụ nữ sinh ra và lớn lên trong mỗi bản Tày phải may cho mình một bộ trang phục cổ truyền. Nhất là khi thiếu nữ Tày trưởng thành đi lấy chồng thì một bộ trang phục gồm khăn, vòng, giày và váy áo được cô gái tự tay chọn vải, thêu thùa, trang trí hoàn chỉnh.

Hiện nay, người phụ nữ Tày ở các địa phương vẫn giữ được nét riêng trong trang phục truyền thống của dân tộc mình. Hằng ngày, trang phục của họ chủ yếu là khăn vuông mỏ quạ, áo và váy ngắn màu chàm quá đầu gối. Còn áo dài là dành cho những ngày hội, lễ Tết, cưới xin và những dịp sinh hoạt văn hóa như thi ẩm thực, hát then, lễ mừng cơm mới…
Người phụ nữ Tày luôn duyên dáng, dịu dàng và đẹp trong sắc màu chàm.

Đàm Thị Lượng
Người phụ nữ Tày ở hầu khắp các tỉnh Tây Bắc đều rất coi trọng trang phục. Từ khi trở thành một thiếu nữ cho đến khi cao tuổi, bộ trang phục truyền thống của dân tộc mình luôn đi liền với người phụ nữ. Trang phục truyền thống của phụ nữ Tày được thể hiện từ khăn vấn đầu cho đến yếm trên ngực, vòng đeo cổ và tà áo cũng như váy.

Phụ nữ Tày làm bánh trong ngày hội bản.
Khăn vấn đầu của người phụ nữ Tày được làm thành một vòng tròn vừa với đỉnh đầu. Chất liệu của khăn khi xưa được làm bằng vải lụa nhuộm chàm nhưng hiện nay, khăn được khâu bằng vải nhung tạo nên độ mềm, mượt và được độn bằng bông ở giữa. Như thế, người phụ nữ Tày búi tóc ra sau rồi đội khăn lên giữa đầu. Khăn vấn đầu có cài thêm những họa tiết như là những ngôi sao nhỏ có nhiều màu tạo cho khăn thêm rực rỡ và lấp lánh hơn. Nhiều thiếu nữ còn thêm vào một bên khăn một chùm tua rua được kết bởi những sợi chỉ nhiều màu. Ngoài vòng khăn tròn, người phụ nữ Tày còn đội khăn vuông. Khăn phụ nữ Tày là loại khăn vuông màu chàm khi đội gập chéo giống kiểu mỏ quạ của người Kinh.

Yếm ngực của phụ nữ Tày được may bằng mảnh vải trắng hoặc vải xanh tươi tùy theo độ tuổi. Yếm được may theo hình quả trám có đỉnh nhọn nhô lên ở giữa ngực chạm đến cổ để tạo nên sự kín đáo của cơ thể người phụ nữ. Yến có bốn dây, hai dây trên buộc vào sau cổ, hai dây dưới buộc vòng sau lưng tạo sự cân đối, chắc chắn.

Bộ áo của phụ nữ Tày ở các tỉnh vùng cao gồm áo cánh, áo dài năm thân, quần váy (chân váy). Áo cánh là loại bốn thân xẻ ngực, cổ tròn, có hai túi nhỏ phía dưới hai vạt trước, thường được cắt may bằng vải chàm hoặc trắng hay màu xanh sậm tùy thuộc vào độ tuổi của người phụ nữ Tày. Trên thân áo có trang trí những đường thổ cẩm nhỏ dọc theo đường cúc áo trước ngực hoặc ở khe xẻ tà hai bên và đầu cổ tay tạo cho tấm áo thêm rực rỡ trên nền chàm.

Áo dài là bộ trang phục truyền thống cũng là loại năm thân, xẻ nách phải cài cúc vải hoặc đồng, cổ tròn ống tay và thân hẹp có eo. Trước đây, áo dài của phụ nữ Tày thường được may bằng vải nhuộm chàm. Hiện nay, được cải tiến hơn bằng vải nhung mềm mại, ấm và bóng đẹp hơn. Ở giữa eo, người ta thiết kế thắt lưng bằng vải màu xanh tươi tạo sự cân đối cho áo và cơ thể đồng thời tạo sự nổi bật của màu xanh trên nền chàm.

Thiếu nữ Tày luôn mặc trang phục truyền thống trong ngày lễ hội và các hoạt động giới thiệu quảng bá du lịch.

Tôn lên vẻ đẹp của váy, áo của phụ nữ Tày còn nhờ vào sự độc đáo của những bộ trang sức. Trang sức phụ nữ Tày đơn giản song có đủ các chủng loại cơ bản như vòng cổ, vòng tay, vòng chân, xà tích... Có nơi còn đeo túi vải, túi đựng trầu bên hông. Quan trọng nhất là vòng cổ của người phụ nữ. Đó là một chiếc vòng bạc trắng to được đeo ở cổ, vòng rộng xuống 1/4 ngực làm cho cơ thể cân đối và màu trắng của vòng bạc nổi bật trên nền chàm.

Cái độc đáo đáng quan tâm của trang phục Tày là lối dùng màu chàm phổ biến, đồng nhất trên trang phục nam và nữ cũng như lối mặc áo lót trắng bên trong áo ngoài màu chàm. Nhiều tộc người cũng dùng màu chàm nhưng còn gia công trang trí các màu khác trên trang phục, ở người Tày hầu như các màu ngũ sắc được dùng trong hoa văn mặt chăn hay các tấm thổ cẩm.

Hài của phụ nữ Tày cũng đồng nhất màu với áo và váy. Trước kia giày được khâu bằng vải nhuộm chàm nhưng hiện nay được khâu bằng vải nhung có thêu lên hoa văn, đường thổ cẩm nhỏ và những ngôi sao nhỏ nhiều màu.

Trang phục truyền thống đã in sâu vào trong lối sống của người phụ nữ Tày. Dù cuộc sống hiện đại nhưng người phụ nữ sinh ra và lớn lên trong mỗi bản Tày phải may cho mình một bộ trang phục cổ truyền. Nhất là khi thiếu nữ Tày trưởng thành đi lấy chồng thì một bộ trang phục gồm khăn, vòng, giày và váy áo được cô gái tự tay chọn vải, thêu thùa, trang trí hoàn chỉnh.

Hiện nay, người phụ nữ Tày ở các địa phương vẫn giữ được nét riêng trong trang phục truyền thống của dân tộc mình. Hằng ngày, trang phục của họ chủ yếu là khăn vuông mỏ quạ, áo và váy ngắn màu chàm quá đầu gối. Còn áo dài là dành cho những ngày hội, lễ Tết, cưới xin và những dịp sinh hoạt văn hóa như thi ẩm thực, hát then, lễ mừng cơm mới…
Người phụ nữ Tày luôn duyên dáng, dịu dàng và đẹp trong sắc màu chàm.

Đàm Thị Lượng

Trang phục người dân tộc Tày (Minh Thắng)

Sinh sống ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Tuyên Quang, Thái Nguyên, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lào Cai… đồng bào dân tộc Tày đã tạo cho mình một bản sắc riêng. Qua những nét văn hóa như ẩm thực, trò chơi dân gian, ngôn ngữ… đồng bào Tày đã có một kho tàng văn hóa truyền thống. Đặc biệt, trang phục truyền thống từ lâu đã trở thành biểu tượng văn hóa cũng như nét đẹp bình dị và độc đáo của dân tộc Tày ở khắp các miền đất.

Trang phục cổ truyền của người Tày được làm từ vải sợi bông tự dệt, nhuộm chàm đồng nhất trên trang phục nam và nữ, hầu như không có hoa văn trang trí. Không ai rõ nghề dệt thổ cẩm của người dân tộc Tày có từ bao giờ, mà chỉ biết những tấm vải thổ cẩm do chính họ dệt ra từ lâu đã nổi tiếng với những hoa văn đẹp mắt, sặc sỡ, mang đậm sắc thái dân tộc. Nguyên liệu chính để dệt thổ cẩm là sợi bông nhuộm chàm và tơ tằm nhuộm màu. Tuy nhiên, do giá tơ tằm đắt nên ngày nay người dệt thổ cẩm dùng len có chi phí thấp hơn để thay thế. Quy trình dệt thổ cẩm hoàn toàn thủ công và chính đôi tay khéo léo và sự nhẫn nại của người phụ nữ Tày mà những tấm thổ cẩm nên hình nên dạng vô cùng đặc sắc. Từ những tấm thổ cẩm tự tạo ấy người phụ nữ Tày may thành mặt chăn, mặt địu, khăn trải giường và nhất là những bộ trang phục đặc sắc của dân tộc.


TRANG PHỤC NAM GIỚI
Trang phục nam giới người Tày có quần chân què, đũng rộng, cạp lá tọa, áo ngắn cũng may năm thân, cổ đứng. Nam cũng có áo dài như cái áo ngắn kéo dài vạt xuống quá đầu gối. Ngoài ra, họ còn có thêm áo 4 thân, đây là loại áo xẻ ngực, cổ tròn cao, không cầu vai, xẻ tà, cài cúc vải và có hai túi nhỏ ở phía trước.
Vào những ngày hội hè người ta mặc áo cánh trắng ở trong có lẽ vì vậy mà người Tày còn được gọi là người áo trắng để phân biệt với người Nùng thường chỉ mặc áo chàm. Ngoài ra, đàn ông Tày còn mặc thêm loại áo dài 5 thân xẻ nách phải, đơm cúc vải hay cúc đồng. Quần (khóa) cũng làm bằng vải sợi bông nhuộm chàm như áo, cắt theo kiễu quần đũng chéo, độ choãng vừa phải dài tới mắt cá chân. Quần có cạp rộng không luồn rút, khi mặc có dây buộc ngoài. Khăn đội đầu màu chàm (30cm x 200cm) quấn trên đầu theo lối chữ nhân.

TRANG PHỤC NỮ GIỚI
Trang phục nữ giới gồm áo cánh, áo dài năm thân, quần váy, thắt lưng, khăn đội đầu, hài vải. Phụ nữ Tày còn thắt lưng bằng những tấm vải chàm hay đũi dài khoảng hai sải tay làm tăng thêm vẻ duyên dáng nhất là với thanh nữ. Cũng như nam giới, phụ nữ Tày thường mặc thêm chiếc áo trắng ở bên trong vào những ngày lễ tết.
Trước đây phụ nữ Tày mặc váy, nhưng gần đây phổ biến mặc quần; nguyên tắc cắt may giống nam giới nhưng kích thước có phần hẹp hơn. Khăn phụ nữ Tày cũng là loại khăn vuông màu chàm khi đội gập chéo giống kiểu mỏ quạ của người Kinh.
Tôn lên vẻ đẹp của váy, áo của phụ nữ Tày còn nhờ vào sự độc đáo của những bộ trang sức. Trang sức phụ nữ Tày đơn giản song có đủ các chủng loại cơ bản như vòng cổ, vòng tay, vòng chân, xà tích... Có nơi còn đeo túi vải, túi đựng trầu bên hông. Quan trọng nhất là vòng cổ của người phụ nữ. Đó là một chiếc vòng bạc trắng to được đeo ở cổ, vòng rộng xuống 1/4 ngực làm cho cơ thể cân đối và màu trắng của vòng bạc nổi bật trên nền chàm.

Cái độc đáo đáng quan tâm của trang phục Tày là lối dùng màu chàm phổ biến, đồng nhất trên trang phục nam và nữ cũng như lối mặc áo lót trắng bên trong áo ngoài màu chàm. Nếu như nhiều dân tộc dùng màu chàm nhưng còn gia công trang trí các màu khác trên trang phục thì người Tày hầu như chỉ dùng các màu ngũ sắc để trang trí hoa văn mặt chăn hay các tấm thổ cẩm.

Ngày nay, trang phục truyền thống Tày vẫn phổ biến nhất là trong các ngày lễ cổ truyền, nhưng áo cánh, áo sơ mi vẫn được nhiều thanh niên mặc, còn trong ngày thường, họ mặc trang phục gần như người Kinh.

 Minh Thắng
Sinh sống ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Tuyên Quang, Thái Nguyên, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lào Cai… đồng bào dân tộc Tày đã tạo cho mình một bản sắc riêng. Qua những nét văn hóa như ẩm thực, trò chơi dân gian, ngôn ngữ… đồng bào Tày đã có một kho tàng văn hóa truyền thống. Đặc biệt, trang phục truyền thống từ lâu đã trở thành biểu tượng văn hóa cũng như nét đẹp bình dị và độc đáo của dân tộc Tày ở khắp các miền đất.

Trang phục cổ truyền của người Tày được làm từ vải sợi bông tự dệt, nhuộm chàm đồng nhất trên trang phục nam và nữ, hầu như không có hoa văn trang trí. Không ai rõ nghề dệt thổ cẩm của người dân tộc Tày có từ bao giờ, mà chỉ biết những tấm vải thổ cẩm do chính họ dệt ra từ lâu đã nổi tiếng với những hoa văn đẹp mắt, sặc sỡ, mang đậm sắc thái dân tộc. Nguyên liệu chính để dệt thổ cẩm là sợi bông nhuộm chàm và tơ tằm nhuộm màu. Tuy nhiên, do giá tơ tằm đắt nên ngày nay người dệt thổ cẩm dùng len có chi phí thấp hơn để thay thế. Quy trình dệt thổ cẩm hoàn toàn thủ công và chính đôi tay khéo léo và sự nhẫn nại của người phụ nữ Tày mà những tấm thổ cẩm nên hình nên dạng vô cùng đặc sắc. Từ những tấm thổ cẩm tự tạo ấy người phụ nữ Tày may thành mặt chăn, mặt địu, khăn trải giường và nhất là những bộ trang phục đặc sắc của dân tộc.


TRANG PHỤC NAM GIỚI
Trang phục nam giới người Tày có quần chân què, đũng rộng, cạp lá tọa, áo ngắn cũng may năm thân, cổ đứng. Nam cũng có áo dài như cái áo ngắn kéo dài vạt xuống quá đầu gối. Ngoài ra, họ còn có thêm áo 4 thân, đây là loại áo xẻ ngực, cổ tròn cao, không cầu vai, xẻ tà, cài cúc vải và có hai túi nhỏ ở phía trước.
Vào những ngày hội hè người ta mặc áo cánh trắng ở trong có lẽ vì vậy mà người Tày còn được gọi là người áo trắng để phân biệt với người Nùng thường chỉ mặc áo chàm. Ngoài ra, đàn ông Tày còn mặc thêm loại áo dài 5 thân xẻ nách phải, đơm cúc vải hay cúc đồng. Quần (khóa) cũng làm bằng vải sợi bông nhuộm chàm như áo, cắt theo kiễu quần đũng chéo, độ choãng vừa phải dài tới mắt cá chân. Quần có cạp rộng không luồn rút, khi mặc có dây buộc ngoài. Khăn đội đầu màu chàm (30cm x 200cm) quấn trên đầu theo lối chữ nhân.

TRANG PHỤC NỮ GIỚI
Trang phục nữ giới gồm áo cánh, áo dài năm thân, quần váy, thắt lưng, khăn đội đầu, hài vải. Phụ nữ Tày còn thắt lưng bằng những tấm vải chàm hay đũi dài khoảng hai sải tay làm tăng thêm vẻ duyên dáng nhất là với thanh nữ. Cũng như nam giới, phụ nữ Tày thường mặc thêm chiếc áo trắng ở bên trong vào những ngày lễ tết.
Trước đây phụ nữ Tày mặc váy, nhưng gần đây phổ biến mặc quần; nguyên tắc cắt may giống nam giới nhưng kích thước có phần hẹp hơn. Khăn phụ nữ Tày cũng là loại khăn vuông màu chàm khi đội gập chéo giống kiểu mỏ quạ của người Kinh.
Tôn lên vẻ đẹp của váy, áo của phụ nữ Tày còn nhờ vào sự độc đáo của những bộ trang sức. Trang sức phụ nữ Tày đơn giản song có đủ các chủng loại cơ bản như vòng cổ, vòng tay, vòng chân, xà tích... Có nơi còn đeo túi vải, túi đựng trầu bên hông. Quan trọng nhất là vòng cổ của người phụ nữ. Đó là một chiếc vòng bạc trắng to được đeo ở cổ, vòng rộng xuống 1/4 ngực làm cho cơ thể cân đối và màu trắng của vòng bạc nổi bật trên nền chàm.

Cái độc đáo đáng quan tâm của trang phục Tày là lối dùng màu chàm phổ biến, đồng nhất trên trang phục nam và nữ cũng như lối mặc áo lót trắng bên trong áo ngoài màu chàm. Nếu như nhiều dân tộc dùng màu chàm nhưng còn gia công trang trí các màu khác trên trang phục thì người Tày hầu như chỉ dùng các màu ngũ sắc để trang trí hoa văn mặt chăn hay các tấm thổ cẩm.

Ngày nay, trang phục truyền thống Tày vẫn phổ biến nhất là trong các ngày lễ cổ truyền, nhưng áo cánh, áo sơ mi vẫn được nhiều thanh niên mặc, còn trong ngày thường, họ mặc trang phục gần như người Kinh.

 Minh Thắng

Độc đáo trang phục dân tộc Tày Hà Giang (Minh Yên)