This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Đám cưới của người Dao Tiền (Xuân Trường)

 Một người cao niên bên nhà trai đưa cô dâu vào phòng cưới. Từ phút này, cô dâu là người nhà họ Bàn.

Với người Dao Tiền, được làm đám cưới theo đúng phong tục của ông bà để đón dâu về nhà chồng là một hạnh phúc lớn. Nhưng không phải ai cũng có niềm vui ấy vì rất tốn kém.

Chỉ tính bạc trắng làm vòng cổ, đeo trên áo mà nhà trai cho con dâu cũng đến … 4-5kg, trị giá hàng trăm triệu đồng. Không có tiền lấy vợ sẽ phải đi ở rể, con cái theo họ mẹ. Những bức ảnh này chụp đám cưới người Dao Tiền ở Bản Đổng, xã Thành Công, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.

Chú rể Bàn Đức Phong và cô dâu Đặng Thị Lan đều đang đi học trung cấp dược và mầm non để tới đây về xã làm việc. “Chúng em được đi ra ngoài học hành, nhưng vẫn thấy vô cùng hạnh phúc khi hai gia đình đủ điều kiện để làm đám cưới theo phong tục của dân tộc” - cô dâu nói.

Bữa cơm trên đường sang nhà gái, theo phong tục thể hiện sự chu đáo của nhà trai lo đường sá xa xôi…

Cô gái đại diện nhà trai dắt cô dâu về, chú rể chỉ đi theo… cầm túi đồ.

Khi quan khách hai họ đang chúc tụng vui vẻ, một cô gái bên nhà trai lặng lẽ “dắt trộm” cô dâu đi

Bạc tính theo cân, riêng vòng bạc đã hơn 3,2kg.

Chú rể cùng bố và người thân sang nhà thông gia nấu cơm mời nhà gái thể hiện lòng biết ơn công nuôi dưỡng cô dâu.

Cô dâu và chú rể đi mời rượu khách đến mừng.
Xuân Trường 
 Một người cao niên bên nhà trai đưa cô dâu vào phòng cưới. Từ phút này, cô dâu là người nhà họ Bàn.

Với người Dao Tiền, được làm đám cưới theo đúng phong tục của ông bà để đón dâu về nhà chồng là một hạnh phúc lớn. Nhưng không phải ai cũng có niềm vui ấy vì rất tốn kém.

Chỉ tính bạc trắng làm vòng cổ, đeo trên áo mà nhà trai cho con dâu cũng đến … 4-5kg, trị giá hàng trăm triệu đồng. Không có tiền lấy vợ sẽ phải đi ở rể, con cái theo họ mẹ. Những bức ảnh này chụp đám cưới người Dao Tiền ở Bản Đổng, xã Thành Công, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.

Chú rể Bàn Đức Phong và cô dâu Đặng Thị Lan đều đang đi học trung cấp dược và mầm non để tới đây về xã làm việc. “Chúng em được đi ra ngoài học hành, nhưng vẫn thấy vô cùng hạnh phúc khi hai gia đình đủ điều kiện để làm đám cưới theo phong tục của dân tộc” - cô dâu nói.

Bữa cơm trên đường sang nhà gái, theo phong tục thể hiện sự chu đáo của nhà trai lo đường sá xa xôi…

Cô gái đại diện nhà trai dắt cô dâu về, chú rể chỉ đi theo… cầm túi đồ.

Khi quan khách hai họ đang chúc tụng vui vẻ, một cô gái bên nhà trai lặng lẽ “dắt trộm” cô dâu đi

Bạc tính theo cân, riêng vòng bạc đã hơn 3,2kg.

Chú rể cùng bố và người thân sang nhà thông gia nấu cơm mời nhà gái thể hiện lòng biết ơn công nuôi dưỡng cô dâu.

Cô dâu và chú rể đi mời rượu khách đến mừng.
Xuân Trường 

NGHI LỄ THỜ CÚNG TỔ TIÊN TRONG ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI DAO QUẦN CHẸT (Đinh Huyền Trang)

Bàn Thờ của người Dao

Ở Tuyên Quang, đồng bào Dao Quần Chẹt cư trú chủ yếu ở các xã Thanh Phát, Hợp Hoà, Kháng Nhật (huyện Sơn Dương). Phong tục tập quán của đồng bào phong phú, đặc sắc và được gìn giữ. Trong đời sống văn hóa tinh thần, đồng bào Dao Quần Chẹt coi trọng đạo lý, sống nghĩa tình, thể hiện cách ứng xử của mình thông qua các nghi lễ truyền thống như: Nghi lễ trong chu kỳ đời người, được thể hiện qua những tập tục trong sinh đẻ và nuôi dạy con, lễ cấp sắc nghi lễ cưới xin, ma chay. Đặc biệt là các nghi lễ tín ngưỡng liên quan đến thờ cúng tổ tiên luôn được đồng bào duy trì, thể hiện qua tục lệ tách tổ, dựng tổ mới.

Cây lớn thì phải chia cành, con lớn thì phải chia tổ, đó là quan niệm của đồng bào Dao Quần Chẹt. Trong chu kỳ đời người, đồng bào Dao Quần Chẹt phải thực hiện nghi lễ tách,dựng tổ. Con cái trưởng thành thì phải tách tổ để dựng tổ mới. Tổ mới được tách từ tổ già, nhưng chỉ được tách tổ khi nhà bố mẹ đã hoàn tất các nghi lễ vun tổ, tế mộ tổ, đã có tranh thờ..., gia đình đã cưới vợ cho con trai trưởng và các con thứ, đã làm lễ cấp sắc cho con trai. Gia đình sẽ bàn bạc để quyết định cho người con nào ra ở riêng, không nhất thiết phải là con trưởng hay con thứ, tiếp sau đó các con lần lượt đều phải tách tổ. Khi đã thống nhất, gia đình dự định thời gian và nhờ thầy cúng xem ngày tốt để tách tổ và dựng tổ mới.
Để thực hiện nghi lễ tách tổ, gia đình phải mời thầy cúng xin tổ tiên, hương hỏa chấp thuận cho tách tổ, che chở bảo vệ cho con cháu được yên lành. Cúng xong, người con trai được tách tổ lấy một ít tro bếp ở nhà bố mẹ vào bát hương đem về dâng lên bàn thờ nhà mới để thờ cúng.
Sau đó, gia đình thực hiện nghi lễ dựng tổ mới. Đây là nghi lễ cúng báo với tổ tiên việc đã làm xong lễ tách tổ, nay dựng tổ mới, cầu xin tổ tiên chấp thuận.
Cúng dựng tổ xong, gia đình lập một bàn thờ ở dưới bếp để cúng mời thần bếp về an vị, cai quản việc bếp núc, lễ cúng có 1 con gà.
 Tiếp theo, lễ cúng vun tổ được thực hiện sau khoảng một năm, khi đã hoàn tất việc tách, dựng tổ mới. Lễ cúng thực hiện để xin tổ tiên phù hộ cho con cháu ngày càng vun tổ lớn. Sau 1 đến 2 năm, gia đình tiếp tục làm lễ hứa và trả lễ cho tổ tiên, hương hỏa. Nghi lễ này được gọi là hấu nhụn hào sthúng nhụn, thực hiện nghi lễ với mục đích để tiếp tục vun tổ lớn hơn. Làm lễ này phải qua các nghi lễ mà theo đồng bào gọi là hấu nhụn, pang nhụn, bủa nhụn và xé nhụn, các lễ này có thể làm trong tháng nào tuỳ điều kiện từng gia đình nhưng phải làm trong 1 năm, trong các lễ này chỉ dâng hương, nước và xin khất lễ mặn, lễ mặn được hứa khất tượng trưng vào  nhụn, đến khi vun tổ xong sẽ dâng vào lễ cúng xé nhụn.
Hấu nhụn là lễ cúng hương hoả và tổ tiên, xin phù hộ cho gia đình và hứa sẽ trả lễ cho Tam Thanh và Tổ tiên. Pang nhụn là nghi lễ cúng tổ tiên xin phù hộ cho gia đình và hứa sẽ trả lễ thêm tiền bạc, mục đích để vun tổ lớn thêm. Bủa nhụn nhằm mục đích vun tổ, khai quang tranh. Khi thực hiện lễ này, gia đình đã được có 1 bộ tranh thờ, đồng bào gọi tranh thờ là sò phảng, tượng trưng cho hương hoả chung của người Dao: 1 tranh là Tam Thanh nhỏ, 1 tranh là Bàn Vương). Sau khi khai quang tranh, gia đình làm lễ cảm tạ tổ tiên, hương hoả đã cho gia đình vun tổ được lớn dần và kết thúc bằng lễ vun tổ lớn (mạng noi).
Xé nhụn là nghi lễ được thực hiện khi đã kết thúc các lễ vun tổ và cúng hứa khất trả lễ cho tổ tiên, hương hỏa. Gia đình tháo gỡ các nhụn của các lần cúng khất, sau đó phải có lễ đủ như đã hứa là lợn, rượu, tiền bạc... để cúng cho tổ tiên và hương hoả. Cúng xong hoá tiền vàng và xé nhụn đi, coi như đã trả xong lễ đã hứa.
Sau khi thực hiện các nghi lễ trên, gia đình làm lễ tạ mả tổ. Xuất phát từ tập quán du canh du cư trước đây, mỗi khi chuyển nơi ở mới đồng bào không bốc mộ đi theo, do vậy ở nơi ở mới được đồng bào phân kỳ để thờ cúng tổ tiên thành ba đời: thượng, trung, hạ và thực hiện các lễ tạ mả hạ, trung, thượng. Lễ tạ mả phải làm một khu mộ tượng trưng cho mộ tổ tiên qua các đời để cúng tạ ơn. Sau khi làm lễ tạ mả hạ, mả trung, gia đình đã được phép có 2 bộ tranh thờ. Việc khai quang tranh là nghi lễ bắt buộc bởi vì theo quan niệm của đồng bào Dao Quần Chẹt, khi đã được phép có tranh thờ tức là trong nhà đã có thần thánh che chở. Tranh thờ thể hiện sự linh thiêng, do vậy phải có nghi lễ để làm cho tranh được soi sáng. Nghi lễ khai quang tranh thường được làm sau lễ tạ mả trung khoảng từ một đến hai năm. Gia đình có con trai đến tuổi làm lễ cấp sắc có thể kết hợp cấp sắc trong lễ khai quang tranh. Khi gia đình đã khai quang tranh là đã được phép thờ Tam Thanh, do vậy cần phải có âm binh, lương thực. Gia đình tiếp tục phải sắm sửa lễ để cúng chiêu âm binh, lương thực cho Tam Thanh và đồng thời cho hương hỏa, tổ tiên. Thời gian tùy thuộc vào điều kiện của gia đình nhưng không quá một năm sau khi đã khai quang tranh.
Sau khi hoàn tất các nghi lễ tạ mả hạ, tạ mả trung, khai quang tranh và chiêu hồn lúa, âm binh cho Tam Thanh, khoảng một năm sau, gia đình làm lễ tạ mả thượng. Đây là nghi lễ tạ mả lớn nhất và kết thúc việc trả ơn cho tổ tiên trong nghi lễ tách, dựng tổ. Quan niệm của đồng bào Dao Quần Chẹt thì thực hiện nghi lễ tạ mả thượng xong thì Tổ mới già. Lúc này nhà có người chết mới được làm ma khô, nhà có người làm thầy cúng thì mới được làm thầy cả, được đem tranh đi làm lễ cấp sắc.
Tách tổ, dựng tổ - nghi lễ cứ kế tục như vậy trong suốt vòng đời của đồng bào Dao Quần Chẹt từ bao đời nay, tạo không gian tâm linh linh thiêng, giữ vị trí cốt lõi, quan trọng và bền vững trong đời sống tinh thần của mỗi gia đình, để luôn đặt mình trong sự nối tiếp, biết nguồn cội của mình, công lao sinh thành, nuôi dưỡng của tổ tiên, ông bà, cha mẹ và thờ cúng vào các dịp: Tết tháng Giêng (luồng khâu), Tết Thanh minh (Sìng mìng), Tết Cầu mùa (pịa suun chiền mìu), Tết tháng Bảy (Slíp sắt lả chiệp phẩy), Tết Cơm mới (nhặn sthèng hẳng), cúng rượu mới, bánh mới (Sthèng bèo rua, sthèng bèo tíu), Tết hết năm (Nhặn nhằng chậm).

 Đinh Huyền Trang
Bàn Thờ của người Dao

Ở Tuyên Quang, đồng bào Dao Quần Chẹt cư trú chủ yếu ở các xã Thanh Phát, Hợp Hoà, Kháng Nhật (huyện Sơn Dương). Phong tục tập quán của đồng bào phong phú, đặc sắc và được gìn giữ. Trong đời sống văn hóa tinh thần, đồng bào Dao Quần Chẹt coi trọng đạo lý, sống nghĩa tình, thể hiện cách ứng xử của mình thông qua các nghi lễ truyền thống như: Nghi lễ trong chu kỳ đời người, được thể hiện qua những tập tục trong sinh đẻ và nuôi dạy con, lễ cấp sắc nghi lễ cưới xin, ma chay. Đặc biệt là các nghi lễ tín ngưỡng liên quan đến thờ cúng tổ tiên luôn được đồng bào duy trì, thể hiện qua tục lệ tách tổ, dựng tổ mới.

Cây lớn thì phải chia cành, con lớn thì phải chia tổ, đó là quan niệm của đồng bào Dao Quần Chẹt. Trong chu kỳ đời người, đồng bào Dao Quần Chẹt phải thực hiện nghi lễ tách,dựng tổ. Con cái trưởng thành thì phải tách tổ để dựng tổ mới. Tổ mới được tách từ tổ già, nhưng chỉ được tách tổ khi nhà bố mẹ đã hoàn tất các nghi lễ vun tổ, tế mộ tổ, đã có tranh thờ..., gia đình đã cưới vợ cho con trai trưởng và các con thứ, đã làm lễ cấp sắc cho con trai. Gia đình sẽ bàn bạc để quyết định cho người con nào ra ở riêng, không nhất thiết phải là con trưởng hay con thứ, tiếp sau đó các con lần lượt đều phải tách tổ. Khi đã thống nhất, gia đình dự định thời gian và nhờ thầy cúng xem ngày tốt để tách tổ và dựng tổ mới.
Để thực hiện nghi lễ tách tổ, gia đình phải mời thầy cúng xin tổ tiên, hương hỏa chấp thuận cho tách tổ, che chở bảo vệ cho con cháu được yên lành. Cúng xong, người con trai được tách tổ lấy một ít tro bếp ở nhà bố mẹ vào bát hương đem về dâng lên bàn thờ nhà mới để thờ cúng.
Sau đó, gia đình thực hiện nghi lễ dựng tổ mới. Đây là nghi lễ cúng báo với tổ tiên việc đã làm xong lễ tách tổ, nay dựng tổ mới, cầu xin tổ tiên chấp thuận.
Cúng dựng tổ xong, gia đình lập một bàn thờ ở dưới bếp để cúng mời thần bếp về an vị, cai quản việc bếp núc, lễ cúng có 1 con gà.
 Tiếp theo, lễ cúng vun tổ được thực hiện sau khoảng một năm, khi đã hoàn tất việc tách, dựng tổ mới. Lễ cúng thực hiện để xin tổ tiên phù hộ cho con cháu ngày càng vun tổ lớn. Sau 1 đến 2 năm, gia đình tiếp tục làm lễ hứa và trả lễ cho tổ tiên, hương hỏa. Nghi lễ này được gọi là hấu nhụn hào sthúng nhụn, thực hiện nghi lễ với mục đích để tiếp tục vun tổ lớn hơn. Làm lễ này phải qua các nghi lễ mà theo đồng bào gọi là hấu nhụn, pang nhụn, bủa nhụn và xé nhụn, các lễ này có thể làm trong tháng nào tuỳ điều kiện từng gia đình nhưng phải làm trong 1 năm, trong các lễ này chỉ dâng hương, nước và xin khất lễ mặn, lễ mặn được hứa khất tượng trưng vào  nhụn, đến khi vun tổ xong sẽ dâng vào lễ cúng xé nhụn.
Hấu nhụn là lễ cúng hương hoả và tổ tiên, xin phù hộ cho gia đình và hứa sẽ trả lễ cho Tam Thanh và Tổ tiên. Pang nhụn là nghi lễ cúng tổ tiên xin phù hộ cho gia đình và hứa sẽ trả lễ thêm tiền bạc, mục đích để vun tổ lớn thêm. Bủa nhụn nhằm mục đích vun tổ, khai quang tranh. Khi thực hiện lễ này, gia đình đã được có 1 bộ tranh thờ, đồng bào gọi tranh thờ là sò phảng, tượng trưng cho hương hoả chung của người Dao: 1 tranh là Tam Thanh nhỏ, 1 tranh là Bàn Vương). Sau khi khai quang tranh, gia đình làm lễ cảm tạ tổ tiên, hương hoả đã cho gia đình vun tổ được lớn dần và kết thúc bằng lễ vun tổ lớn (mạng noi).
Xé nhụn là nghi lễ được thực hiện khi đã kết thúc các lễ vun tổ và cúng hứa khất trả lễ cho tổ tiên, hương hỏa. Gia đình tháo gỡ các nhụn của các lần cúng khất, sau đó phải có lễ đủ như đã hứa là lợn, rượu, tiền bạc... để cúng cho tổ tiên và hương hoả. Cúng xong hoá tiền vàng và xé nhụn đi, coi như đã trả xong lễ đã hứa.
Sau khi thực hiện các nghi lễ trên, gia đình làm lễ tạ mả tổ. Xuất phát từ tập quán du canh du cư trước đây, mỗi khi chuyển nơi ở mới đồng bào không bốc mộ đi theo, do vậy ở nơi ở mới được đồng bào phân kỳ để thờ cúng tổ tiên thành ba đời: thượng, trung, hạ và thực hiện các lễ tạ mả hạ, trung, thượng. Lễ tạ mả phải làm một khu mộ tượng trưng cho mộ tổ tiên qua các đời để cúng tạ ơn. Sau khi làm lễ tạ mả hạ, mả trung, gia đình đã được phép có 2 bộ tranh thờ. Việc khai quang tranh là nghi lễ bắt buộc bởi vì theo quan niệm của đồng bào Dao Quần Chẹt, khi đã được phép có tranh thờ tức là trong nhà đã có thần thánh che chở. Tranh thờ thể hiện sự linh thiêng, do vậy phải có nghi lễ để làm cho tranh được soi sáng. Nghi lễ khai quang tranh thường được làm sau lễ tạ mả trung khoảng từ một đến hai năm. Gia đình có con trai đến tuổi làm lễ cấp sắc có thể kết hợp cấp sắc trong lễ khai quang tranh. Khi gia đình đã khai quang tranh là đã được phép thờ Tam Thanh, do vậy cần phải có âm binh, lương thực. Gia đình tiếp tục phải sắm sửa lễ để cúng chiêu âm binh, lương thực cho Tam Thanh và đồng thời cho hương hỏa, tổ tiên. Thời gian tùy thuộc vào điều kiện của gia đình nhưng không quá một năm sau khi đã khai quang tranh.
Sau khi hoàn tất các nghi lễ tạ mả hạ, tạ mả trung, khai quang tranh và chiêu hồn lúa, âm binh cho Tam Thanh, khoảng một năm sau, gia đình làm lễ tạ mả thượng. Đây là nghi lễ tạ mả lớn nhất và kết thúc việc trả ơn cho tổ tiên trong nghi lễ tách, dựng tổ. Quan niệm của đồng bào Dao Quần Chẹt thì thực hiện nghi lễ tạ mả thượng xong thì Tổ mới già. Lúc này nhà có người chết mới được làm ma khô, nhà có người làm thầy cúng thì mới được làm thầy cả, được đem tranh đi làm lễ cấp sắc.
Tách tổ, dựng tổ - nghi lễ cứ kế tục như vậy trong suốt vòng đời của đồng bào Dao Quần Chẹt từ bao đời nay, tạo không gian tâm linh linh thiêng, giữ vị trí cốt lõi, quan trọng và bền vững trong đời sống tinh thần của mỗi gia đình, để luôn đặt mình trong sự nối tiếp, biết nguồn cội của mình, công lao sinh thành, nuôi dưỡng của tổ tiên, ông bà, cha mẹ và thờ cúng vào các dịp: Tết tháng Giêng (luồng khâu), Tết Thanh minh (Sìng mìng), Tết Cầu mùa (pịa suun chiền mìu), Tết tháng Bảy (Slíp sắt lả chiệp phẩy), Tết Cơm mới (nhặn sthèng hẳng), cúng rượu mới, bánh mới (Sthèng bèo rua, sthèng bèo tíu), Tết hết năm (Nhặn nhằng chậm).

 Đinh Huyền Trang

Giấy dó của người Dao đỏ (Thanh Tấn)

Giấy dó là sản phẩm phổ biến dùng trong nghi thức cúng tế của người Dao đỏ.

Nghề làm giấy dó của người Dao đỏ ở xã Nậm Lành, huyện Văn Chấn (Yên Bái) tuy không phát triển thành một làng nghề truyền thống, nhưng đã và đang tồn tại như một minh chứng cho bàn tay tài hoa và những giá trị văn hóa lâu đời.

Cũng như nhiều gia đình người Dao ở xã Nậm Lành, năm nào cũng vậy, chuẩn bị đón tết Nguyên đán, gia đình bà Lý Thị Kiều, thôn Nậm Kịp đều chuẩn bị nguyên liệu làm giấy dó. Công việc này tuy vất vả, tỉ mỉ, không có thu nhập nhưng với ý thức giữ gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc, bà Kiều vẫn duy trì đều đặn để mỗi tuần sản xuất một mẻ giấy khoảng 600 tờ.

Theo tâm sự của bà, cứ dịp gần đến tết Nguyên đán, người dân trong xã mới bắt tay làm giấy dó, sau đó nhờ các thầy cúng cao tay trong xã vẽ tranh, viết chữ treo trong nhà cho may mắn và giấy phải tự tay gia đình làm ra mới linh thiêng. Song, để làm được sản phẩm giấy dó cũng tốn khá nhiều công, từ việc lấy nguyên liệu, ngâm ủ đến làm ra sản phẩm cũng phải mất nửa tháng trời.

Giấy dó được làm từ những nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên, được sử dụng trong các nghi lễ truyền thống như: lễ tết, ma chay, cưới hỏi của người Dao đỏ. Mỗi tờ giấy chính là nguyên liệu để các nghệ nhân thể hiện các tác phẩm tranh vẽ tín ngưỡng phục vụ thờ cúng, tục treo tranh, các lễ hội như Cấp sắc, hội xuân...

Từ xa xưa, giấy dó còn được dùng để viết thư thăm hỏi, trao đổi kinh nghiệm sản xuất và không thể thiếu để phục vụ nhiều nghi lễ truyền thống của dân tộc. Ngoài ra, giấy dó còn dùng để làm bía cho trẻ con, người lớn, chính bởi vậy mà nghề làm giấy dó của người Dao đỏ còn được lưu truyền cho đến ngày nay.

Xã Nậm Lành có trên 90% là dân tộc Dao đỏ, trước đây hầu hết các nhà đều làm giấy dó nhưng giờ nghề truyền thống này đang dần bị mai một, đến nay chỉ còn gần 10 hộ duy trì nghề. Đây là loại giấy độc đáo do chính bàn tay người Dao đỏ làm ra, có nguồn gốc từ rất lâu đời và công nghệ sản xuất được lưu giữ qua nhiều thế hệ.

Đây là loại giấy rất đặc biệt, không trắng như giấy công nghiệp nhưng dai, bền và thoang thoảng mùi thơm cây rừng. Loại cây được sử dụng để làm giấy nhiều nhất là cây vầu hoặc rơm nếp sau mùa thu hoạch. Dụng cụ cơ bản để làm giấy dó là một cái khuôn làm bằng vải, có nhiều kích cỡ khác nhau (thường là 60cmx120cm), một nồi nấu chất liệu giấy và một chậu đựng nước pha bột giấy...

Khi cây vầu cao chừng 3 mét, người ta chặt về, loại bỏ lá, cành rồi cắt thành từng đoạn ngắn đem luộc mềm. Vầu hoặc rơm đã luộc được ngâm với vôi và tro bếp khoảng 10 ngày cho nhuyễn hẳn rồi dùng cối để giã thành bột, khi đó sẽ được một loại dung dịch sóng sánh màu vàng xanh. Người Dao đỏ lấy dung dịch này tráng thật mỏng trên khuôn vải giống như tráng bánh cuốn, phơi khô rồi bóc ra là được tấm giấy dó đầu tiên.

Việc làm giấy chủ yếu do người phụ nữ Dao đảm nhiệm. Để có những tờ giấy vuông vắn, công đoạn cuối cùng là xếp các tấm giấy thành lớp, gấp vào, dùng thanh nứa mảnh rọc theo khổ 10 x 20cm hoặc 20 x 30cm, sau đó chạm hoa văn nổi bằng một dụng cụ kim loại. Mỗi tờ giấy cầm lên mỏng tang, sắc vàng, độ xốp cao, dai mịn, soi ra ngoài ánh nắng thấy rõ những sợi tơ và phảng phất hương thơm của cây rừng.

Được làm từ bàn tay khéo léo của người Dao đỏ, theo những bí quyết riêng, giấy dó là loại giấy tuy mỏng, nhưng dai và bền hơn giấy sản xuất công nghiệp. Nếu được bảo quản ở nơi khô ráo, giấy có thể để vài chục năm. Bởi thế, loại giấy này phổ biến và được ưa thích không chỉ trong cộng đồng người Dao. Mỗi gia đình người Dao có một góc thờ, chỉ dán tờ giấy lên vách phía sau đối diện với cửa chính để đánh dấu. Cũng giống như người Kinh đốt vàng mã trong ngày lễ, người Dao đỏ cũng đốt giấy dó theo quan niệm tâm linh.

Ngoài ra, giấy dó còn được đóng thành quyển để viết chữ. Trong mỗi gia đình người Dao đỏ nói riêng đều lưu giữ một, hai cuốn sách chữ nho viết bằng mực màu trên giấy dó. Trải qua bao thế hệ, có cuốn bìa đã rách nát mà nét chữ vẫn không phai màu. Chính sự cẩn trọng, giữ gìn và lòng thành kính khi sử dụng giấy dó đã cho thấy giá trị tôn nghiêm của loại giấy này trong đời sống văn hóa phong tục của người Dao đỏ. Tuy nhiên, cuộc sống ngày càng phát triển, lớp trẻ dân tộc Dao được tiếp cận với nhiều nền văn hóa hiện đại, được sử dụng các loại giấy chất lượng cao, tiện lợi, rẻ tiền, dễ sử dụng nên nghề làm giấy dó đang có nguy cơ bị mai một.

Để gìn giữ một nghề truyền thống không mang lại giá trị kinh tế và thu nhập cho người dân không phải là chuyện đơn giản bởi theo như tâm sự của  bà Bàn Thị Náy - Phó chủ tịch UBND xã Nậm Lành thì lớp trẻ trong làng, trong xã lớn lên đều thoát ly để kiếm sống, hầu như chúng không mặn mà với công việc này, lớp người già biết làm cũng dần mai một.

Nghề làm giấy dó của người Dao đỏ ở xã Nậm Lành tuy không phát triển thành một làng nghề truyền thống, nhưng đã và đang tồn tại như một minh chứng cho bàn tay tài hoa và những giá trị văn hóa lâu đời, đồng thời nó có tầm quan trọng đối với phong tục, tập quán, đời sống văn hóa của dân tộc. Việc nghiên cứu bảo tồn nét văn hóa truyền thống đặc trưng này không chỉ có người dân làm được mà rất cần sự quan tâm của các cấp, các ngành và cả cộng đồng.
Thanh Tân
Giấy dó là sản phẩm phổ biến dùng trong nghi thức cúng tế của người Dao đỏ.

Nghề làm giấy dó của người Dao đỏ ở xã Nậm Lành, huyện Văn Chấn (Yên Bái) tuy không phát triển thành một làng nghề truyền thống, nhưng đã và đang tồn tại như một minh chứng cho bàn tay tài hoa và những giá trị văn hóa lâu đời.

Cũng như nhiều gia đình người Dao ở xã Nậm Lành, năm nào cũng vậy, chuẩn bị đón tết Nguyên đán, gia đình bà Lý Thị Kiều, thôn Nậm Kịp đều chuẩn bị nguyên liệu làm giấy dó. Công việc này tuy vất vả, tỉ mỉ, không có thu nhập nhưng với ý thức giữ gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc, bà Kiều vẫn duy trì đều đặn để mỗi tuần sản xuất một mẻ giấy khoảng 600 tờ.

Theo tâm sự của bà, cứ dịp gần đến tết Nguyên đán, người dân trong xã mới bắt tay làm giấy dó, sau đó nhờ các thầy cúng cao tay trong xã vẽ tranh, viết chữ treo trong nhà cho may mắn và giấy phải tự tay gia đình làm ra mới linh thiêng. Song, để làm được sản phẩm giấy dó cũng tốn khá nhiều công, từ việc lấy nguyên liệu, ngâm ủ đến làm ra sản phẩm cũng phải mất nửa tháng trời.

Giấy dó được làm từ những nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên, được sử dụng trong các nghi lễ truyền thống như: lễ tết, ma chay, cưới hỏi của người Dao đỏ. Mỗi tờ giấy chính là nguyên liệu để các nghệ nhân thể hiện các tác phẩm tranh vẽ tín ngưỡng phục vụ thờ cúng, tục treo tranh, các lễ hội như Cấp sắc, hội xuân...

Từ xa xưa, giấy dó còn được dùng để viết thư thăm hỏi, trao đổi kinh nghiệm sản xuất và không thể thiếu để phục vụ nhiều nghi lễ truyền thống của dân tộc. Ngoài ra, giấy dó còn dùng để làm bía cho trẻ con, người lớn, chính bởi vậy mà nghề làm giấy dó của người Dao đỏ còn được lưu truyền cho đến ngày nay.

Xã Nậm Lành có trên 90% là dân tộc Dao đỏ, trước đây hầu hết các nhà đều làm giấy dó nhưng giờ nghề truyền thống này đang dần bị mai một, đến nay chỉ còn gần 10 hộ duy trì nghề. Đây là loại giấy độc đáo do chính bàn tay người Dao đỏ làm ra, có nguồn gốc từ rất lâu đời và công nghệ sản xuất được lưu giữ qua nhiều thế hệ.

Đây là loại giấy rất đặc biệt, không trắng như giấy công nghiệp nhưng dai, bền và thoang thoảng mùi thơm cây rừng. Loại cây được sử dụng để làm giấy nhiều nhất là cây vầu hoặc rơm nếp sau mùa thu hoạch. Dụng cụ cơ bản để làm giấy dó là một cái khuôn làm bằng vải, có nhiều kích cỡ khác nhau (thường là 60cmx120cm), một nồi nấu chất liệu giấy và một chậu đựng nước pha bột giấy...

Khi cây vầu cao chừng 3 mét, người ta chặt về, loại bỏ lá, cành rồi cắt thành từng đoạn ngắn đem luộc mềm. Vầu hoặc rơm đã luộc được ngâm với vôi và tro bếp khoảng 10 ngày cho nhuyễn hẳn rồi dùng cối để giã thành bột, khi đó sẽ được một loại dung dịch sóng sánh màu vàng xanh. Người Dao đỏ lấy dung dịch này tráng thật mỏng trên khuôn vải giống như tráng bánh cuốn, phơi khô rồi bóc ra là được tấm giấy dó đầu tiên.

Việc làm giấy chủ yếu do người phụ nữ Dao đảm nhiệm. Để có những tờ giấy vuông vắn, công đoạn cuối cùng là xếp các tấm giấy thành lớp, gấp vào, dùng thanh nứa mảnh rọc theo khổ 10 x 20cm hoặc 20 x 30cm, sau đó chạm hoa văn nổi bằng một dụng cụ kim loại. Mỗi tờ giấy cầm lên mỏng tang, sắc vàng, độ xốp cao, dai mịn, soi ra ngoài ánh nắng thấy rõ những sợi tơ và phảng phất hương thơm của cây rừng.

Được làm từ bàn tay khéo léo của người Dao đỏ, theo những bí quyết riêng, giấy dó là loại giấy tuy mỏng, nhưng dai và bền hơn giấy sản xuất công nghiệp. Nếu được bảo quản ở nơi khô ráo, giấy có thể để vài chục năm. Bởi thế, loại giấy này phổ biến và được ưa thích không chỉ trong cộng đồng người Dao. Mỗi gia đình người Dao có một góc thờ, chỉ dán tờ giấy lên vách phía sau đối diện với cửa chính để đánh dấu. Cũng giống như người Kinh đốt vàng mã trong ngày lễ, người Dao đỏ cũng đốt giấy dó theo quan niệm tâm linh.

Ngoài ra, giấy dó còn được đóng thành quyển để viết chữ. Trong mỗi gia đình người Dao đỏ nói riêng đều lưu giữ một, hai cuốn sách chữ nho viết bằng mực màu trên giấy dó. Trải qua bao thế hệ, có cuốn bìa đã rách nát mà nét chữ vẫn không phai màu. Chính sự cẩn trọng, giữ gìn và lòng thành kính khi sử dụng giấy dó đã cho thấy giá trị tôn nghiêm của loại giấy này trong đời sống văn hóa phong tục của người Dao đỏ. Tuy nhiên, cuộc sống ngày càng phát triển, lớp trẻ dân tộc Dao được tiếp cận với nhiều nền văn hóa hiện đại, được sử dụng các loại giấy chất lượng cao, tiện lợi, rẻ tiền, dễ sử dụng nên nghề làm giấy dó đang có nguy cơ bị mai một.

Để gìn giữ một nghề truyền thống không mang lại giá trị kinh tế và thu nhập cho người dân không phải là chuyện đơn giản bởi theo như tâm sự của  bà Bàn Thị Náy - Phó chủ tịch UBND xã Nậm Lành thì lớp trẻ trong làng, trong xã lớn lên đều thoát ly để kiếm sống, hầu như chúng không mặn mà với công việc này, lớp người già biết làm cũng dần mai một.

Nghề làm giấy dó của người Dao đỏ ở xã Nậm Lành tuy không phát triển thành một làng nghề truyền thống, nhưng đã và đang tồn tại như một minh chứng cho bàn tay tài hoa và những giá trị văn hóa lâu đời, đồng thời nó có tầm quan trọng đối với phong tục, tập quán, đời sống văn hóa của dân tộc. Việc nghiên cứu bảo tồn nét văn hóa truyền thống đặc trưng này không chỉ có người dân làm được mà rất cần sự quan tâm của các cấp, các ngành và cả cộng đồng.
Thanh Tân

Đặc trưng văn hóa người Dao ( Minh Trang)

Tục cưới hỏi.
Trước đây, tục tảo hon khá phổ biến ở người Dao, tuổi kết hôn thường dưới tuổi 18. Tục lệ cưới xin bo gồm nhiều nghi lễ phức tạp, mỗi nhóm lại có nghi lễ riêng.
Hôn lễ thường phải trải qua 4 bước:

–         Bước thứ nhất, nhà trai đến nhà gái xin so đôi tuổi. Bước này gọi là nại nham hay nịnh nại
–         Bước thứ hai gọi là ghịa tịnh hay quẹng piêu, bên trai báo cho bên gái biết kết quả của việc so đôi tuổi nếu hợp tuổi và nhà gái ưng thuận thì xin thách cưới và viết hôn thư.
–         Bước thứ 3, định ngày cưới. Nhà trai dẫn cho nhà gái một nửa số tiền mặt và các đồ sính lễ khác. Bước này gọi là thúng thẩu.
–         Bướ thứ 4 gọi là chíp nham hay quái trá. Đây là bước quan trọng nhất- tổ chức lễ cưới.
Dưới đây là nội dung lễ cưới của một vài nhóm Dao:
Dao đỏ: lễ cưới của người Dao đỏ ít phức tạp. Sau bước thứ 3 thì đến lễ cưới, thời gian chờ đợi này khoảng 1 năm. Trong khi chờ đợi làm lễ cưới, cô dâu không phải tham gia lao động cùng với gia đình, được ở nhà để chuẩn bị của hồi môn (dệt vải, nhuộm chàm, thêu thùa, may vá….)
Đến đúng ngày hẹn trong hôn thư, nhà trai mổ lợn đón anh em bà con tới dự rồi cử một đoàn đi đón dâu. Đoàn này thường là 7 hoặc 9 người. Đồng bào cho rằng, số người đi đón dâu phải là lẻ khi cô dâu về sẽ là chẵn. Dù gần hay xa, đoàn đón dâu cũng phải tới nhà gái vào lúc hoàng hôn. Đoàn ngủ tại nhà gái một đêm, hôm sau mới đưa cô dâu về. Trên đường về nhà chồng, cô dâu ăn vận quần áo mới và đội một cái mũ đặc biệt mà ngày thường không được đội. Khi cô dâu đến nhà trai thì kèn trống nổi lên để chào mừng, rồi đôi trai gái vào làm lễ hợp cẩn. Làm lễ hợp cẩn xong, lễ cưới được coi như đã kết thúc. Từ đây, cô dâu phải ở hẳn bên nhà chồng, ít khi được về nhà mẹ đẻ. Nếu không may chồng chết, người vợ góa cũng không được trở về nhà mình mà phải ở lại nhà chồng, đến khi tái giá thì về nhà chồng mới.
Dao tiền: trước khi làm lễ cưới, người con trai phải qua bước làm công(đây là tục lệ chỉ có ở người Dao Tiền). Khi người con trai đến tuổi lấy vợ, cha mẹ anh ta tìm nơi nào có con gái vừa ý thì tìm người đánh tiếng và xin so đôi tuổi. Nếu nhà gái đồng ý và so đôi tuổi không gặp trở ngại gì, nhà trai đến xin làm công. Lần đầu tiên người con trai đến nhà gái làm công thường đi cùng một người bà con nữa. Người này chỉ ở lại nhà gái một đêm, sáng hôm sau sẽ trở về để người con trai ở lại đó. Làm việc ở nhà gái khoảng 3- 4 ngày, người con trai sẽ trở về nhà mình. Khoảng 1- 2 tháng sau, anh ta lại đến lao động cho nhà gái. Lần này, chàng rể tương lai đã có thể trò chuyện và chung chăn gối với người con gái đó rồi. Nếu gia đình đông con gái mà có 2 người cùng đến làm công thì bố mẹ cô gái sẽ dành riêng cho mỗi cặp một giường. Sau vài ngày làm việc, người con trai phải trở về nhà. Sau lần này, anh ta đã được phép làm lễ cưới hay vẫn phải tiếp tục làm công còn tùy ý nhà gái. Có những chàng trai đi làm công nhiều lần mà vẫn không lấy được vợ.
Đến ngày cưới, cả nhà trai và nhà gái đều mổ lợn mời bà con họ hàng đến dự. Gia đình nào chưa đử tiền cưới thì có thể xin cưới tạm. Làm dám cưới tạm ít nhất vẫn phải mổ một con lợn và còn ăn thêm thịt ướp chua.
Lễ vật của lễ cưới chính thức thường có: ba lợn (khoảng 200 kg), 15 kg muối, 20 lít rượu, 1 nén bạc trắng, 40 vuông vải, 12 con chỉ đỏ.
Nếu đôi vợ chồng nào chưa tổ chức được lễ cưới chính thức mà có con gái đi lấy chồng thì phải giết lợn cúng tổ tiên và mời bà con bên phía mẹ tới dự để xin giá (mình thố trà) tức là hỏi ông bà ngoại trước đây đã thách cưới cho mẹ người con gái những gì thì nay người con gái cũng thách những thứ đó và số của này phải trao lại cho ông bà ngoại.
Dao quần trắng: Cũng như Dao đỏ, tới ngày cưới, nhà trai tổ chức ăn uống và cử đoàn người đi đón dâu. Đoàn này gồm 11 người: chánh và phó quan lang, một thanh phù rể, hai nam đóng giả nữ (để dắt tay dâu và rể) và sáu người khác. Đoàn đón dâu cũng phải đến nhà gái vào lúc hoàng hôn, nếu đến sớm phải đợi ở bên nhà nào đó cạnh nhà gái.
Đến cổng nhà gái, hai nam đóng giả nữ lấy một áo dài màu đỏ chùm kín đầu chàng rể rồi cầm tay dắt đến chờ dưới chân cầu thang (Dao quần trắng ở nhà sàn). Trên nhà, bên gái bắt đầu hát, nội dung của các câu hát thường là câu đố. Bên trai, quan lang phải lên tiếng đáp lại. một số thanh niên lấy dây lưng chăng ngang cầu thang và đóng cửa lại không cho rể lên nhà. Một số cô gái khác lấy chỉ đỏ buộc vào cần câu, đầu lợn treo miếng thịt lợn sống dử vào miệng quan lang và nói những câu rất tục, vừa bằng tiếng Dao vừa bằng tiếng Việt, nhằm làm cho quan lang tức giận nói lại bằng tiếng Việt để phạt vạ.
Đến khuya người ta mới mở cửa, nhưng trước cửa vẫn còn chiếc dây lưng chắn ngang. Hai bạn dâu lại cất lên tiếng hát:
Hôm nay rồng bạch xuống lấy nước
Các anh nâng được em sẽ cho vào
Chánh quan đưa ra hai hào bạc trắng rồi hát đap:
Ta tuy bé nhỏ nhưng tài
Cưỡi rồng dạo khắp trong ngoài Qúy Châu
Hai thiếu nữ thu dây lưng, lên thang, chú rể theo hai nam đóng giả nữ vào thẳng buồng cô dâu. Họ hàng nhà gái bắt đầu vào tiệc. lúc này, cô dâu ở nhà láng giềng mới về (trước khi rể tới nhà, cô dâu phải tạm lánh ở một nhà nào đó, nhà này phải vợ chồng song toàn và đông con cháu) để xem mặt rể. Cô dâu vào buồng, chú rể bỏ áo ra cho xem mặt. Tiếp theo, người ta bưng vào buồng một mâm cỗ có đủ các thứ thịt củ một con lợn. Hai người ăn qua loa một vài miếng để làm phép rồi chú rể ra khỏi buồng lạy cha mẹ vợ, họ nhà vợ mỗi người 4 lạy và mừng mẹ vợ một chiếc vòng bạc. Mọi người ăn uống xong, trai gái hát đối đáp cho tới sáng.
Trước khi lên đường về nhà chồng, cô dâu phải mặc quần áo trắng, áo mới bên trong, áo cũ bên ngoài, ngoài cùng là áo dài màu đỏ. Đầu đội một cái mũ giống như cái bồ đài, xung quanh mũ đính nhiều ngôi sao bạc.
Trên đường về nhà chồng, đến một ngã ba đầu tiên, cô dâu cởi áo cũ trả lại cha mẹ. Gần đến nhà trai, cô dâu dùng vạt áo đỏ che kín mặt. Cả đêm hôm đó, cô dâu không được bỏ áo dài à mũ. Đến hôm sau, sau khi làm lễ nhị hỷ, cô dâu mới trả lại áo mũ cho cha mẹ. Ngày thứ 3 người chồng lại đưa vợ về nhà mình. Khoảng 10 hôm sau, đôi tân hôn lại trở về nhà mẹ vợ và phải ở đó cho tới khi có con mới được ra ở riêng hoặc trở lại nhà bố mẹ chồng.
Lễ cưới của người Dao thanh y và một số nhóm Dao khác cũng phức tạp không kém gì Dao quần trắng.
Tục sinh nở.
Trước đây, vì đời sống kin tế còn thiếu thốn, trong việc sinh đẻ, sự chăm sóc sản phụ, trẻ sơ sinh còn thiếu khoa học, mê tín dị đoan nặng nề nên nạn có đẻ không có nuôi rất phổ biến ở người Dao. Có nhóm Dao, dân số không những không tăng mà ngày càng giảm sút. Mong ước có trẻ nhỏ và nhiều trẻ nhỏ không chỉ của từng cặp vợ chồng riêng lẻ mà còn là của cả một tộc người. Mặc dù mọi người đều có mong muốn như vậy nhưng người Dao vẫn coi người phụ nữ có thai là không tin khiết và hình như họ còn có thể đem đến những rủi ro. Điều đó được thể hiện ở một số kiêng kị của sản phụ. Người mang thai không được đến nơi đặt bàn thờ (nhất là bàn thờ tổ tiên), không được tiếp xúc với thầy cúng, thày tào, không vào những nơi để hạt giống, để rượu. Ngoài ra, người có thai còn phải kiêng không được trèo cây, hái quả, không được bước qua thừng trâu, chạc ngựa. Không những thế, tháng nào cũng có những kiêng kị riêng, ví dụ như: tháng giêng, tháng bảy là tháng hồn ở cửa chính, kiêng không được đào đất, không được sửa chữa động đến cửa chính. Tháng hai, tháng tám là tháng hồn thai ở giữa sân, không được đào đất, đốt lửa hoặc đặt các vật nặng vào sân… Phụ nữ có thai thường hay e thẹn, nhất là Dao thanh y không muốn ai hỏi tới chuyện có thai. Những người có thai con so, đi đâu cũng phải lấy quạt che bụng hoặc cố để làm thế nào mọi người không biết mình đang có thai.
Người Dao đẻ ngồi. Sản phụ ngồi trên một cái ghế thấp chân tay bám vào một sợi dây thừng buộc  vào đòn tay nhà. Chồng hoặc mẹ chồng đỡ hộ, đôi khi sản phụ phải tự đỡ lấy, ít khi nhờ người ngoài. Đứa trẻ lọt lòng mẹ, người ta chờ khi nào nó khóc mới bế lên và tắm rửa bằng nước nóng. Chờ lâu mà đứa bé không khóc, người ta sẽ lấy sách cúng quạt cho nó, tin rằng làm như vậy đứa bé sẽ khóc và  thường sau này đứa bé được đặt tên là Slâu có nghia là sách. Rốn được cắt bằng dao nứa, nhau được cho vào sọt gác lên cây hoặc cho vào ống nứa đem lên rừng chôn ở chôn ở một nơi nào khô ráo, còn cuống rốn được sấy khô để làm thuốc chữa bệnh. Đẻ xong, sản phụ được uống nước gừng và các thức ăn nấu với gừng. Sản phụ không phải ăn khem quá kham khổ mà thường được ăn cơm nếp với thịt gà hoặc chân giò lợn nấu lẫn với các vị thuốc bổ. Nhà có người đẻ, cửa trước treo cành lá xanh hay cài hoa chuối rừng để làm dấu cấm cữ.
Khi đẻ sinh đôi, nếu là h1 trai 1 gái thì phải làm lễ hợp cần cho chúng, người ta cho rằng có làm như vậy thì mới nuôi được cả đôi. Trước đây còn có lệ tục là khi đứa bé mới lọt lòng mẹ mà không quay mặt về phía người mẹ thì bị cho là điềm xấu, phải cúng bái rất tốn kém mới dám nuôi, hoặc bỏ không nuôi. Sau khi sinh được 3-4 ngày, người ta phải làm lễ cúng tổ tiên và sau một tháng thì cúng mụ và đặt tên cho đứa bé. Lần thư nhất đặt tên cho đứa bé thường không chú ý đến chữ lót, thường đặt theo tên một vị thần hộ mệnh nào đó.
Từ sau cách mạng đến nay, trong việc sinh đẻ của người Dao đã có nhiều thay đổi: các tệ tục giảm dần, nạn không đẻ hoặc chết yểu đã được hạn chế đến mức tối đa, dân số Dao đã tăng lên rõ rệt. Có nhiều nhóm Dao, tỉ lệ sinh đẻ đã lên tới trên 4% dân số.

Đồng bào Dao cũng có quan niệm người chết là lìa khỏi cõi trần nhưng lại có một đời sống khác ở một thế giới khác, cuộc sống đó không khác gì cõi trần.
Quan niệm ấy được thể hiện rất rõ trong việc tang ma cho người chết. Gia đình nào có người chết, mọi ngươi trong nhà không được khóc ngay. Tang chủ phải đeo dao và buộc dây ngang thắt lưng đem hai gói muối, một chai rượu và vàng hương tới đặt trước cửa nhà thày tào lạy 3 lạy. Thày tào nhận lễ, đem cúng trước bàn thờ Tam thanh, sau đó tang chủ mới được vào nhà báo tang và mời tào đến “cầm đầu ma”. Tang chủ còn phải đến trước cửa từng nhà trong xóm để báo tang và xin hộ tang. Sau khi được báo, thày tào đến ngay nhà có người chết để làm lễ mai táng. Người chết mà đã được cấp sắc, khi tắt thở người ta bắn ba phát súng chỉ thiên để báo cho ngọc hoàng biết. Nếu là người đứng đầu làng, người ta còn phải chọc thủng nóc nhà và giương ô đặt ngay tại lỗ thủng ấy rồi mới bắn súng. Đồng bào rất e ngại giờ khâm liệm người chết trùng với giờ sinh của những người trong gia đình, vì tin rằng làm như vậy hồn người chết sẽ bắt người sống cùng đi. Nếu không nhớ giờ sinh của những người trong gia đình, khi làm lễ khâm liệm, mọi người phải lánh mặt. Người chết được nhập quan ngay tại nhà hay tại huyệt còn tùy thuộc vào tục lệ của từng nhóm Dao. Trước đây, có lẽ tất cả các nhóm Dao đều có tục hỏa táng, nay tục này chỉ còn thấy ở Dao áo dài hoặc chỉ còn tàn dư ở người Dao quần trắng. người chết được đặt nằm ở gian cạnh bếp, đầu quay về phía trước nhà. Người chết được nhập quan rồi mới đem thiêu. Thày tào tìm địa điểm hỏa táng rồi cho chất củi ở đó. Củi được xếp theo kiểu cũi lợn gồm có chín lớp. Áo quan đặt lên đống củi rồi thày tào báo cho mọi người ra về mới châm lửa thiêu. Sáng hôm sau, cả gia đình có người chết ra bới đóng tro tàn ấy nhặt lấy một ít xương vụn cho vào lọ đem đặt ở một địa điểm khác, nơi đặt lọ xương thường có mái che. Còn bao nhiêu xương và tro được chôn tại chỗ. Tuy nhiên, người ta cũng chỉ hỏa táng những người chết từ 12 tuổi trở lên.
Ngoài tục địa táng, hỏa táng, người Dao tiền còn có tục táng lộ thiên- táng trên sàn cao. Người chết vào giờ xấu không được chôn ngay mà cho vào một cỗ áo quan đặc biệt ghép bằng trúc hay nứa nguyên cây theo kiểu xếp cũi lợn, đặt trên sàn cao khoảng 2m. 4 cột sàn được làm thật nhẵn để thú rừng không leo lên được. Sau 1 năm, thịt rữa hết, xương được cho vào lọ đem chôn
Trong các đám tang của người Dao đều có lễ cúng đưa hồn người chết về quê hương cũ là đất Châu Dương.
Người Dao cũng có quần áo tang, nhưng nay nhiều nhóm chỉ có khăn tang. Sau khi mãn tang, người ta mời thày tào về làm lễ đoạn tang và lập bát hương thờ vong người chết. bát hương này hỉ thờ 3 năm thì hủy.
Mộ của người Dao thường ở phí đầu có một hòn đá, phía chân ba hòn đá xếp thành cái cổng nhỏ. Dao thanh y hoặc Dao quần trắng còn có nhà mồ. Những nơi để mồ mả nhất thiết không ai được làm nhà ở đó.
Những tục lệ vừa lạc hậu, vừa phiền hà lại tốn kém đang được bỏ dần. Về cưới hỏi, lệ thách cưới bằng bạc trắng hãy còn nhưng đã có thể thay bằng tiền giấy, tịt, rượu, gạo đã giảm đáng kể. Nhiều nơi đã tổ chức lễ cưới theo nếp sống mới. Về sinh đẻ, không còn nạn có đẻ mà không có nuôi mà tỉ lệ sinh đẻ đã tăng rất nhanh. Về ma chay, hầu như đã không còn lệ quản người chết ở lâu trong nhà, cúng bái ít đi, ăn uống cũng giảm, song chưa phải là bỏ hẳn.
Minh Trang
Tục cưới hỏi.
Trước đây, tục tảo hon khá phổ biến ở người Dao, tuổi kết hôn thường dưới tuổi 18. Tục lệ cưới xin bo gồm nhiều nghi lễ phức tạp, mỗi nhóm lại có nghi lễ riêng.
Hôn lễ thường phải trải qua 4 bước:

–         Bước thứ nhất, nhà trai đến nhà gái xin so đôi tuổi. Bước này gọi là nại nham hay nịnh nại
–         Bước thứ hai gọi là ghịa tịnh hay quẹng piêu, bên trai báo cho bên gái biết kết quả của việc so đôi tuổi nếu hợp tuổi và nhà gái ưng thuận thì xin thách cưới và viết hôn thư.
–         Bước thứ 3, định ngày cưới. Nhà trai dẫn cho nhà gái một nửa số tiền mặt và các đồ sính lễ khác. Bước này gọi là thúng thẩu.
–         Bướ thứ 4 gọi là chíp nham hay quái trá. Đây là bước quan trọng nhất- tổ chức lễ cưới.
Dưới đây là nội dung lễ cưới của một vài nhóm Dao:
Dao đỏ: lễ cưới của người Dao đỏ ít phức tạp. Sau bước thứ 3 thì đến lễ cưới, thời gian chờ đợi này khoảng 1 năm. Trong khi chờ đợi làm lễ cưới, cô dâu không phải tham gia lao động cùng với gia đình, được ở nhà để chuẩn bị của hồi môn (dệt vải, nhuộm chàm, thêu thùa, may vá….)
Đến đúng ngày hẹn trong hôn thư, nhà trai mổ lợn đón anh em bà con tới dự rồi cử một đoàn đi đón dâu. Đoàn này thường là 7 hoặc 9 người. Đồng bào cho rằng, số người đi đón dâu phải là lẻ khi cô dâu về sẽ là chẵn. Dù gần hay xa, đoàn đón dâu cũng phải tới nhà gái vào lúc hoàng hôn. Đoàn ngủ tại nhà gái một đêm, hôm sau mới đưa cô dâu về. Trên đường về nhà chồng, cô dâu ăn vận quần áo mới và đội một cái mũ đặc biệt mà ngày thường không được đội. Khi cô dâu đến nhà trai thì kèn trống nổi lên để chào mừng, rồi đôi trai gái vào làm lễ hợp cẩn. Làm lễ hợp cẩn xong, lễ cưới được coi như đã kết thúc. Từ đây, cô dâu phải ở hẳn bên nhà chồng, ít khi được về nhà mẹ đẻ. Nếu không may chồng chết, người vợ góa cũng không được trở về nhà mình mà phải ở lại nhà chồng, đến khi tái giá thì về nhà chồng mới.
Dao tiền: trước khi làm lễ cưới, người con trai phải qua bước làm công(đây là tục lệ chỉ có ở người Dao Tiền). Khi người con trai đến tuổi lấy vợ, cha mẹ anh ta tìm nơi nào có con gái vừa ý thì tìm người đánh tiếng và xin so đôi tuổi. Nếu nhà gái đồng ý và so đôi tuổi không gặp trở ngại gì, nhà trai đến xin làm công. Lần đầu tiên người con trai đến nhà gái làm công thường đi cùng một người bà con nữa. Người này chỉ ở lại nhà gái một đêm, sáng hôm sau sẽ trở về để người con trai ở lại đó. Làm việc ở nhà gái khoảng 3- 4 ngày, người con trai sẽ trở về nhà mình. Khoảng 1- 2 tháng sau, anh ta lại đến lao động cho nhà gái. Lần này, chàng rể tương lai đã có thể trò chuyện và chung chăn gối với người con gái đó rồi. Nếu gia đình đông con gái mà có 2 người cùng đến làm công thì bố mẹ cô gái sẽ dành riêng cho mỗi cặp một giường. Sau vài ngày làm việc, người con trai phải trở về nhà. Sau lần này, anh ta đã được phép làm lễ cưới hay vẫn phải tiếp tục làm công còn tùy ý nhà gái. Có những chàng trai đi làm công nhiều lần mà vẫn không lấy được vợ.
Đến ngày cưới, cả nhà trai và nhà gái đều mổ lợn mời bà con họ hàng đến dự. Gia đình nào chưa đử tiền cưới thì có thể xin cưới tạm. Làm dám cưới tạm ít nhất vẫn phải mổ một con lợn và còn ăn thêm thịt ướp chua.
Lễ vật của lễ cưới chính thức thường có: ba lợn (khoảng 200 kg), 15 kg muối, 20 lít rượu, 1 nén bạc trắng, 40 vuông vải, 12 con chỉ đỏ.
Nếu đôi vợ chồng nào chưa tổ chức được lễ cưới chính thức mà có con gái đi lấy chồng thì phải giết lợn cúng tổ tiên và mời bà con bên phía mẹ tới dự để xin giá (mình thố trà) tức là hỏi ông bà ngoại trước đây đã thách cưới cho mẹ người con gái những gì thì nay người con gái cũng thách những thứ đó và số của này phải trao lại cho ông bà ngoại.
Dao quần trắng: Cũng như Dao đỏ, tới ngày cưới, nhà trai tổ chức ăn uống và cử đoàn người đi đón dâu. Đoàn này gồm 11 người: chánh và phó quan lang, một thanh phù rể, hai nam đóng giả nữ (để dắt tay dâu và rể) và sáu người khác. Đoàn đón dâu cũng phải đến nhà gái vào lúc hoàng hôn, nếu đến sớm phải đợi ở bên nhà nào đó cạnh nhà gái.
Đến cổng nhà gái, hai nam đóng giả nữ lấy một áo dài màu đỏ chùm kín đầu chàng rể rồi cầm tay dắt đến chờ dưới chân cầu thang (Dao quần trắng ở nhà sàn). Trên nhà, bên gái bắt đầu hát, nội dung của các câu hát thường là câu đố. Bên trai, quan lang phải lên tiếng đáp lại. một số thanh niên lấy dây lưng chăng ngang cầu thang và đóng cửa lại không cho rể lên nhà. Một số cô gái khác lấy chỉ đỏ buộc vào cần câu, đầu lợn treo miếng thịt lợn sống dử vào miệng quan lang và nói những câu rất tục, vừa bằng tiếng Dao vừa bằng tiếng Việt, nhằm làm cho quan lang tức giận nói lại bằng tiếng Việt để phạt vạ.
Đến khuya người ta mới mở cửa, nhưng trước cửa vẫn còn chiếc dây lưng chắn ngang. Hai bạn dâu lại cất lên tiếng hát:
Hôm nay rồng bạch xuống lấy nước
Các anh nâng được em sẽ cho vào
Chánh quan đưa ra hai hào bạc trắng rồi hát đap:
Ta tuy bé nhỏ nhưng tài
Cưỡi rồng dạo khắp trong ngoài Qúy Châu
Hai thiếu nữ thu dây lưng, lên thang, chú rể theo hai nam đóng giả nữ vào thẳng buồng cô dâu. Họ hàng nhà gái bắt đầu vào tiệc. lúc này, cô dâu ở nhà láng giềng mới về (trước khi rể tới nhà, cô dâu phải tạm lánh ở một nhà nào đó, nhà này phải vợ chồng song toàn và đông con cháu) để xem mặt rể. Cô dâu vào buồng, chú rể bỏ áo ra cho xem mặt. Tiếp theo, người ta bưng vào buồng một mâm cỗ có đủ các thứ thịt củ một con lợn. Hai người ăn qua loa một vài miếng để làm phép rồi chú rể ra khỏi buồng lạy cha mẹ vợ, họ nhà vợ mỗi người 4 lạy và mừng mẹ vợ một chiếc vòng bạc. Mọi người ăn uống xong, trai gái hát đối đáp cho tới sáng.
Trước khi lên đường về nhà chồng, cô dâu phải mặc quần áo trắng, áo mới bên trong, áo cũ bên ngoài, ngoài cùng là áo dài màu đỏ. Đầu đội một cái mũ giống như cái bồ đài, xung quanh mũ đính nhiều ngôi sao bạc.
Trên đường về nhà chồng, đến một ngã ba đầu tiên, cô dâu cởi áo cũ trả lại cha mẹ. Gần đến nhà trai, cô dâu dùng vạt áo đỏ che kín mặt. Cả đêm hôm đó, cô dâu không được bỏ áo dài à mũ. Đến hôm sau, sau khi làm lễ nhị hỷ, cô dâu mới trả lại áo mũ cho cha mẹ. Ngày thứ 3 người chồng lại đưa vợ về nhà mình. Khoảng 10 hôm sau, đôi tân hôn lại trở về nhà mẹ vợ và phải ở đó cho tới khi có con mới được ra ở riêng hoặc trở lại nhà bố mẹ chồng.
Lễ cưới của người Dao thanh y và một số nhóm Dao khác cũng phức tạp không kém gì Dao quần trắng.
Tục sinh nở.
Trước đây, vì đời sống kin tế còn thiếu thốn, trong việc sinh đẻ, sự chăm sóc sản phụ, trẻ sơ sinh còn thiếu khoa học, mê tín dị đoan nặng nề nên nạn có đẻ không có nuôi rất phổ biến ở người Dao. Có nhóm Dao, dân số không những không tăng mà ngày càng giảm sút. Mong ước có trẻ nhỏ và nhiều trẻ nhỏ không chỉ của từng cặp vợ chồng riêng lẻ mà còn là của cả một tộc người. Mặc dù mọi người đều có mong muốn như vậy nhưng người Dao vẫn coi người phụ nữ có thai là không tin khiết và hình như họ còn có thể đem đến những rủi ro. Điều đó được thể hiện ở một số kiêng kị của sản phụ. Người mang thai không được đến nơi đặt bàn thờ (nhất là bàn thờ tổ tiên), không được tiếp xúc với thầy cúng, thày tào, không vào những nơi để hạt giống, để rượu. Ngoài ra, người có thai còn phải kiêng không được trèo cây, hái quả, không được bước qua thừng trâu, chạc ngựa. Không những thế, tháng nào cũng có những kiêng kị riêng, ví dụ như: tháng giêng, tháng bảy là tháng hồn ở cửa chính, kiêng không được đào đất, không được sửa chữa động đến cửa chính. Tháng hai, tháng tám là tháng hồn thai ở giữa sân, không được đào đất, đốt lửa hoặc đặt các vật nặng vào sân… Phụ nữ có thai thường hay e thẹn, nhất là Dao thanh y không muốn ai hỏi tới chuyện có thai. Những người có thai con so, đi đâu cũng phải lấy quạt che bụng hoặc cố để làm thế nào mọi người không biết mình đang có thai.
Người Dao đẻ ngồi. Sản phụ ngồi trên một cái ghế thấp chân tay bám vào một sợi dây thừng buộc  vào đòn tay nhà. Chồng hoặc mẹ chồng đỡ hộ, đôi khi sản phụ phải tự đỡ lấy, ít khi nhờ người ngoài. Đứa trẻ lọt lòng mẹ, người ta chờ khi nào nó khóc mới bế lên và tắm rửa bằng nước nóng. Chờ lâu mà đứa bé không khóc, người ta sẽ lấy sách cúng quạt cho nó, tin rằng làm như vậy đứa bé sẽ khóc và  thường sau này đứa bé được đặt tên là Slâu có nghia là sách. Rốn được cắt bằng dao nứa, nhau được cho vào sọt gác lên cây hoặc cho vào ống nứa đem lên rừng chôn ở chôn ở một nơi nào khô ráo, còn cuống rốn được sấy khô để làm thuốc chữa bệnh. Đẻ xong, sản phụ được uống nước gừng và các thức ăn nấu với gừng. Sản phụ không phải ăn khem quá kham khổ mà thường được ăn cơm nếp với thịt gà hoặc chân giò lợn nấu lẫn với các vị thuốc bổ. Nhà có người đẻ, cửa trước treo cành lá xanh hay cài hoa chuối rừng để làm dấu cấm cữ.
Khi đẻ sinh đôi, nếu là h1 trai 1 gái thì phải làm lễ hợp cần cho chúng, người ta cho rằng có làm như vậy thì mới nuôi được cả đôi. Trước đây còn có lệ tục là khi đứa bé mới lọt lòng mẹ mà không quay mặt về phía người mẹ thì bị cho là điềm xấu, phải cúng bái rất tốn kém mới dám nuôi, hoặc bỏ không nuôi. Sau khi sinh được 3-4 ngày, người ta phải làm lễ cúng tổ tiên và sau một tháng thì cúng mụ và đặt tên cho đứa bé. Lần thư nhất đặt tên cho đứa bé thường không chú ý đến chữ lót, thường đặt theo tên một vị thần hộ mệnh nào đó.
Từ sau cách mạng đến nay, trong việc sinh đẻ của người Dao đã có nhiều thay đổi: các tệ tục giảm dần, nạn không đẻ hoặc chết yểu đã được hạn chế đến mức tối đa, dân số Dao đã tăng lên rõ rệt. Có nhiều nhóm Dao, tỉ lệ sinh đẻ đã lên tới trên 4% dân số.

Đồng bào Dao cũng có quan niệm người chết là lìa khỏi cõi trần nhưng lại có một đời sống khác ở một thế giới khác, cuộc sống đó không khác gì cõi trần.
Quan niệm ấy được thể hiện rất rõ trong việc tang ma cho người chết. Gia đình nào có người chết, mọi ngươi trong nhà không được khóc ngay. Tang chủ phải đeo dao và buộc dây ngang thắt lưng đem hai gói muối, một chai rượu và vàng hương tới đặt trước cửa nhà thày tào lạy 3 lạy. Thày tào nhận lễ, đem cúng trước bàn thờ Tam thanh, sau đó tang chủ mới được vào nhà báo tang và mời tào đến “cầm đầu ma”. Tang chủ còn phải đến trước cửa từng nhà trong xóm để báo tang và xin hộ tang. Sau khi được báo, thày tào đến ngay nhà có người chết để làm lễ mai táng. Người chết mà đã được cấp sắc, khi tắt thở người ta bắn ba phát súng chỉ thiên để báo cho ngọc hoàng biết. Nếu là người đứng đầu làng, người ta còn phải chọc thủng nóc nhà và giương ô đặt ngay tại lỗ thủng ấy rồi mới bắn súng. Đồng bào rất e ngại giờ khâm liệm người chết trùng với giờ sinh của những người trong gia đình, vì tin rằng làm như vậy hồn người chết sẽ bắt người sống cùng đi. Nếu không nhớ giờ sinh của những người trong gia đình, khi làm lễ khâm liệm, mọi người phải lánh mặt. Người chết được nhập quan ngay tại nhà hay tại huyệt còn tùy thuộc vào tục lệ của từng nhóm Dao. Trước đây, có lẽ tất cả các nhóm Dao đều có tục hỏa táng, nay tục này chỉ còn thấy ở Dao áo dài hoặc chỉ còn tàn dư ở người Dao quần trắng. người chết được đặt nằm ở gian cạnh bếp, đầu quay về phía trước nhà. Người chết được nhập quan rồi mới đem thiêu. Thày tào tìm địa điểm hỏa táng rồi cho chất củi ở đó. Củi được xếp theo kiểu cũi lợn gồm có chín lớp. Áo quan đặt lên đống củi rồi thày tào báo cho mọi người ra về mới châm lửa thiêu. Sáng hôm sau, cả gia đình có người chết ra bới đóng tro tàn ấy nhặt lấy một ít xương vụn cho vào lọ đem đặt ở một địa điểm khác, nơi đặt lọ xương thường có mái che. Còn bao nhiêu xương và tro được chôn tại chỗ. Tuy nhiên, người ta cũng chỉ hỏa táng những người chết từ 12 tuổi trở lên.
Ngoài tục địa táng, hỏa táng, người Dao tiền còn có tục táng lộ thiên- táng trên sàn cao. Người chết vào giờ xấu không được chôn ngay mà cho vào một cỗ áo quan đặc biệt ghép bằng trúc hay nứa nguyên cây theo kiểu xếp cũi lợn, đặt trên sàn cao khoảng 2m. 4 cột sàn được làm thật nhẵn để thú rừng không leo lên được. Sau 1 năm, thịt rữa hết, xương được cho vào lọ đem chôn
Trong các đám tang của người Dao đều có lễ cúng đưa hồn người chết về quê hương cũ là đất Châu Dương.
Người Dao cũng có quần áo tang, nhưng nay nhiều nhóm chỉ có khăn tang. Sau khi mãn tang, người ta mời thày tào về làm lễ đoạn tang và lập bát hương thờ vong người chết. bát hương này hỉ thờ 3 năm thì hủy.
Mộ của người Dao thường ở phí đầu có một hòn đá, phía chân ba hòn đá xếp thành cái cổng nhỏ. Dao thanh y hoặc Dao quần trắng còn có nhà mồ. Những nơi để mồ mả nhất thiết không ai được làm nhà ở đó.
Những tục lệ vừa lạc hậu, vừa phiền hà lại tốn kém đang được bỏ dần. Về cưới hỏi, lệ thách cưới bằng bạc trắng hãy còn nhưng đã có thể thay bằng tiền giấy, tịt, rượu, gạo đã giảm đáng kể. Nhiều nơi đã tổ chức lễ cưới theo nếp sống mới. Về sinh đẻ, không còn nạn có đẻ mà không có nuôi mà tỉ lệ sinh đẻ đã tăng rất nhanh. Về ma chay, hầu như đã không còn lệ quản người chết ở lâu trong nhà, cúng bái ít đi, ăn uống cũng giảm, song chưa phải là bỏ hẳn.
Minh Trang

Ẩm thực của người Dao (Minh Phiếu)

Xôi: Giống như một số tộc người anh em, người Dao cũng thường xuyên đồ xôi để ăn trong những ngày Tết và lễ như: lễ vào nhà mới, lễ cưới hoặc trong những ngày gia đình nhờ anh em giúp cây ruộng, gieo trồng ngô lúa, làm chuồng trại gia súc. Đặc biệt, trong Tết Thanh minh nhiều nhà còn đồ xôi nhiều màu.

Ngoài cơm và xôi, đôi khi người Dao cũng ăn cháo, ăn các loại củ tự gieo trồng hoặc tìm kiếm từ trong rừng.

Quà bánh: Các loại quà bánh của người Dao cũng khá đa dạng như: bánh chưng, bánh dầy, bánh rán, bánh gio, bánh trôi, bánh chay, bánh đúc, bánh sừng bò... Trước đây, trong các ngày Tết Nguyên Đán và Tết 14 tháng 7 âm lịch người Dao làm nhiều bánh chưng đế đành ăn dần. Không ít gia đình trong suốt tháng giêng hoặc tháng 7 đều có bánh ăn.

Món chế biến từ thịt và thủy sản

Món xào: Khi thịt gà, thịt lợn, thịt dê, thịt bò người Dao thường đem sào gừng và nghệ. Đối với thịt lợn, thịt gà khi chế biến món sào đều cho một ít nước và thường cho thêm gừng. Một số món như thịt bò, thịt trâu còn tươi cũng được đem xào chín với gừng. Chỉ có lòng gan lợn. thịt chim, thịt chuột đồng, nhộng được xào khô và cho thêm hành, gừng hoặc lá chanh thái nhỏ và cho một ít rượu. Trường hợp xào cho nhiều người ăn còn nêm thêm một số hương vị như thảo quả, quế, gừng sả...

Món luộc: Để làm món thịt luộc, rửa sạch thịt và cắt thành miếng to bằng bàn tay. Sau đó bỏ vào nồi hoặc chảo, cho nước vừa đủ rồi bắc lên bếp lửa đun sôi, dùng đũa lật và chọc vào thịt để kiểm tra, nếu thấy chín đều thì vớt ra. Nước luộc thịt được đem nấu canh với rau cải, cải bắp hoặc với rau ngót, mồng tơi. Trước khi ăn, thịt luộc chín được đem thái hoặc chặt thành miếng nhà xếp vào bát, đ a hay đổ thịt ra lá dong, lá chuối.

Món hầm: Thịt hầm cũng được người Dao ưa thích. Món thịt hầm thường phải có thêm những thứ bô trợ như đu đủ, khoai sọ, măng khô, giá đậu tương, su hào... Tuỳ theo đặc điểm của món thịt hầm, họ có cho thêm một số gia vị như rượu, hành, hồ tiêu, củ sả, riềng, gừng...

Món nấu (o khấu): Trong các món ăn của người Dao, nếu so sánh với các món xào, luộc và hầm thì các món nấu từ thịt cũng không phải là ít. Họ rất thích ăn thịt lợn nạc nấu hoặc rim, nhất là thịt gà nấu canh gừng. Nhiều khi đậu phụ, trứng gà cũng được đem nấu canh. Ngoài ra, họ còn hay nấu canh thịt lợn nạc với phở hoặc miến dong, nấu xương lợn với bí đao... Khi bắt được những con cá to họ cũng hay đem nấu canh với gia vị. Nhìn chung, trong những ngày Tết hoặc lễ thường thấy xuất hiện nhiều món thịt nấu. Với ốc đồng hoặc ốc suối, họ thường đem rửa sạch, chặt đuôi rồi nấu canh nghệ, khi ăn thì mút lấy thịt bỏ vỏ.

Món rán: Món rán được chế biến khá đơn giản. Khi thấy chảo nóng thì cho mỡ vừa đủ, sau đó đập trứng hoặc cho đậu phụ hay cá xuống rán cho đến khi chín thì vớt ra, người chế biến món rán phải biết điều chỉnh ngọn lửa cho phù hợp và lật đồ rán cho khỏi bị cháy.

Món nướng: Trước đây khi thịt lợn, người Dao có thói quen lây ít gan có cả mật và thịt nạc đem ướp muối rồi dùng tre gắp lại, đặt cạnh than hồng để nướng. Khi chín gan được thái từng miếng, mật thì cho vào bát rượu, sau đó chia cho mọi người cùng ăn, thịt nướng thái ra bát cho trẻ con ăn.

Món ăn chế biến từ rau
Món rau nấu canh: Trong các món thức ăn hàng ngày, món rau nấu canh mặn hoặc nhạt là món chính. Bất kể loại rau nào cũng được người Dao đem nấu canh, chẳng hạn như rau cải, cà chua, bắp cải, đu đủ, su su, rau bí, rau rền, măng, mướp, bầu, bí, khoai sọ....

Món rau xào: Các loại rau như: mùi khai, ngọn khoai lang, lá non của cây sắn, rau cải làn, rau đớn thường được sào, ít dùng nấu canh. Tuy gọi là rau xào nhưng vẫn phải cho một ít nước để đun cho rau chín, tức là tránh cho rau bị cháy. So với món nấu thì món xắn thường cho muối mặn hơn.

Món hầm: Nhìn chung, món rau hàm thường phải có thịt hoặc xương hay cá thì mới ngon. Với người Dao, những món hầm bằng rau, củ hay quả thường ít cho các gia vị như hành, tỏi, gừng, lá tía tô...

 Món luộc: Trước đây, người Dao ở Vĩnh Phúc ít ăn món rau luộc, nguyên nhân có thể lúc đó nước mắm chưa được phổ biến. Hiện nay, đã ảnh hưởng từ văn hoá của người Việt láng giềng nên người Dao cũng ưa thích món rau luộc. Rất nhiều loại rau như rau cải, bắp cải, su hào, rau rền...được họ đem luộc ăn với nước chấm.

Thức uống
Người Dao có tập quán uống rượu từ lâu đời. Tuy vậy, chỉ có đàn ông Dao là hay uống rượu, nhất là khi nhà có khách. Còn nữ giới chỉ uống rượu thuốc để chữa bệnh hoặc trong dịp lễ Tết cũng như lúc có bạn bè.

Nước uống của người Dao là nước lã đun sôi với một loại rễ, lá cây rừng hoặc hạt vối vừa mát vừa bổ. Hiện nay, nhiều gia đình người Dao đã tự trồng chè nên nước chè xanh cũng là đồ uống phổ biến của họ.

Ứng xử trong ăn uống
Theo tập quán, cứ đến bữa ăn chính, tất cả các thành viên trong gia đình đều phải ngồi vào mâm cùng ăn uống. Về vị trí ngồi, hàng được gọi là phía trên là nơi ngồi của đàn ông, còn hàng phía dưới hoặc tiếp giáp bếp là chỗ ngồi của phụ nữ và trẻ con. Việc chia ra thành nhiều mâm để ăn uống thường chỉ xảy ra khi trong nhà có khách hoặc các thành viên quá đông, không đủ chỗ ngồi ăn cùng mâm. Tuy vậy, hiện nay cũng có một số gia đình thích chia ra thành 2 mâm để ăn uống cho thuận tiện. Khi đó, mâm trong gian bếp có bà, mẹ cùng con dâu và các cháu nhỏ, còn mâm trong gian khách có ông, bố cùng các con trai và các cháu trai lớn tuổi.

Trong ăn uống của người Dao, khi mọi người ngồi vào mâm phải chờ cho đủ cả gia đình mới được cầm bát đũa. Người Dao có thói quen trong bữa ăn mời, nhường nhịn và gắp thức ăn cho nhau. Bố mẹ gắp cho ông bà và con cái, ông bà gắp cho các cháu nhỏ. Khi thịt gà dù to hay bé đều đành bộ gan cho ông bà, đùi chân cho những đứa trẻ bé nhất, còn đầu cánh để cho những đứa lớn hơn. Trong bữa ăn, nếu có khách chủ nhà cũng không quên mời và luôn tay gắp miếng ăn ngon cho khách. Đúng theo tập quán trước kia, người Dan vừa ăn cơm vừa uống rượu, khách thường nhấc chén uống rượu mỗi khi chủ nhà nâng chén mời nhưng không chạm chén. Do vậy, khách cần dựa theo khả năng của mình mà uống nhiều hay ít mỗi khi nhấc chén uống rượu. Khi uống cạn chén khách cứ tụ nhiên để cho chủ nhà rót rượu xuống. Nếu cảm thấy không muốn uống nữa thì lấy tay đẩy nhẹ miệng chai lên mỗi khi thấy chủ nhà định rót rượu xuống chén của mình. Khi ăn cơm xong hoặc đang ăn không được để đũa lên miệng bắt, bởi vì họ quan niệm rằng chỉ trong những ngày ma chay hoặc xới cơm cúng vong hồn người chết mới được để đũa như vậy.

Đối với các nghi lễ của người Dao như đám cưới, vào nhà mới, đám ma, có một số món ăn thường được chế biến theo chuẩn mực đã được tập quán cộng đồng quy định. Chẳng hạn, trong đám cưới thường phải có các món như: xôi, thịt lợn luộc, thịt gà thiến, xương lợn nấu với một số món như măng, đậu tương hầm... Nhìn chung, nếu đám cưới to thì có khá nhiều món và được chế biến như trong những ngày Tết Nguyên đán. Trong lễ cấp sắc, họ thường ăn thịt lợn, thịt gà cùng với một số món như cá suối và thịt sóc để cúng lễ. Còn trong đám ma có thịt lợn luộc, thịt lợn xào, rau cải nấu, nhất thiết phải có món đu đủ nấu hoặc bi chuối rừng nấu với xương lợn. Về cách sắp xếp số lượng người ngồi ăn trong mâm cũng tuỳ theo từng nghi lễ. Còn vị trí ngồi, được xếp theo giới, ngôi thứ, vị thế trong dòng họ, theo tuổi tác và địa vị của khách. Tuy vậy, vị trí ngồi còn phải tuỳ theo sự quy định của từng loại nghi lễ.

Minh Phiếu
Xôi: Giống như một số tộc người anh em, người Dao cũng thường xuyên đồ xôi để ăn trong những ngày Tết và lễ như: lễ vào nhà mới, lễ cưới hoặc trong những ngày gia đình nhờ anh em giúp cây ruộng, gieo trồng ngô lúa, làm chuồng trại gia súc. Đặc biệt, trong Tết Thanh minh nhiều nhà còn đồ xôi nhiều màu.

Ngoài cơm và xôi, đôi khi người Dao cũng ăn cháo, ăn các loại củ tự gieo trồng hoặc tìm kiếm từ trong rừng.

Quà bánh: Các loại quà bánh của người Dao cũng khá đa dạng như: bánh chưng, bánh dầy, bánh rán, bánh gio, bánh trôi, bánh chay, bánh đúc, bánh sừng bò... Trước đây, trong các ngày Tết Nguyên Đán và Tết 14 tháng 7 âm lịch người Dao làm nhiều bánh chưng đế đành ăn dần. Không ít gia đình trong suốt tháng giêng hoặc tháng 7 đều có bánh ăn.

Món chế biến từ thịt và thủy sản

Món xào: Khi thịt gà, thịt lợn, thịt dê, thịt bò người Dao thường đem sào gừng và nghệ. Đối với thịt lợn, thịt gà khi chế biến món sào đều cho một ít nước và thường cho thêm gừng. Một số món như thịt bò, thịt trâu còn tươi cũng được đem xào chín với gừng. Chỉ có lòng gan lợn. thịt chim, thịt chuột đồng, nhộng được xào khô và cho thêm hành, gừng hoặc lá chanh thái nhỏ và cho một ít rượu. Trường hợp xào cho nhiều người ăn còn nêm thêm một số hương vị như thảo quả, quế, gừng sả...

Món luộc: Để làm món thịt luộc, rửa sạch thịt và cắt thành miếng to bằng bàn tay. Sau đó bỏ vào nồi hoặc chảo, cho nước vừa đủ rồi bắc lên bếp lửa đun sôi, dùng đũa lật và chọc vào thịt để kiểm tra, nếu thấy chín đều thì vớt ra. Nước luộc thịt được đem nấu canh với rau cải, cải bắp hoặc với rau ngót, mồng tơi. Trước khi ăn, thịt luộc chín được đem thái hoặc chặt thành miếng nhà xếp vào bát, đ a hay đổ thịt ra lá dong, lá chuối.

Món hầm: Thịt hầm cũng được người Dao ưa thích. Món thịt hầm thường phải có thêm những thứ bô trợ như đu đủ, khoai sọ, măng khô, giá đậu tương, su hào... Tuỳ theo đặc điểm của món thịt hầm, họ có cho thêm một số gia vị như rượu, hành, hồ tiêu, củ sả, riềng, gừng...

Món nấu (o khấu): Trong các món ăn của người Dao, nếu so sánh với các món xào, luộc và hầm thì các món nấu từ thịt cũng không phải là ít. Họ rất thích ăn thịt lợn nạc nấu hoặc rim, nhất là thịt gà nấu canh gừng. Nhiều khi đậu phụ, trứng gà cũng được đem nấu canh. Ngoài ra, họ còn hay nấu canh thịt lợn nạc với phở hoặc miến dong, nấu xương lợn với bí đao... Khi bắt được những con cá to họ cũng hay đem nấu canh với gia vị. Nhìn chung, trong những ngày Tết hoặc lễ thường thấy xuất hiện nhiều món thịt nấu. Với ốc đồng hoặc ốc suối, họ thường đem rửa sạch, chặt đuôi rồi nấu canh nghệ, khi ăn thì mút lấy thịt bỏ vỏ.

Món rán: Món rán được chế biến khá đơn giản. Khi thấy chảo nóng thì cho mỡ vừa đủ, sau đó đập trứng hoặc cho đậu phụ hay cá xuống rán cho đến khi chín thì vớt ra, người chế biến món rán phải biết điều chỉnh ngọn lửa cho phù hợp và lật đồ rán cho khỏi bị cháy.

Món nướng: Trước đây khi thịt lợn, người Dao có thói quen lây ít gan có cả mật và thịt nạc đem ướp muối rồi dùng tre gắp lại, đặt cạnh than hồng để nướng. Khi chín gan được thái từng miếng, mật thì cho vào bát rượu, sau đó chia cho mọi người cùng ăn, thịt nướng thái ra bát cho trẻ con ăn.

Món ăn chế biến từ rau
Món rau nấu canh: Trong các món thức ăn hàng ngày, món rau nấu canh mặn hoặc nhạt là món chính. Bất kể loại rau nào cũng được người Dao đem nấu canh, chẳng hạn như rau cải, cà chua, bắp cải, đu đủ, su su, rau bí, rau rền, măng, mướp, bầu, bí, khoai sọ....

Món rau xào: Các loại rau như: mùi khai, ngọn khoai lang, lá non của cây sắn, rau cải làn, rau đớn thường được sào, ít dùng nấu canh. Tuy gọi là rau xào nhưng vẫn phải cho một ít nước để đun cho rau chín, tức là tránh cho rau bị cháy. So với món nấu thì món xắn thường cho muối mặn hơn.

Món hầm: Nhìn chung, món rau hàm thường phải có thịt hoặc xương hay cá thì mới ngon. Với người Dao, những món hầm bằng rau, củ hay quả thường ít cho các gia vị như hành, tỏi, gừng, lá tía tô...

 Món luộc: Trước đây, người Dao ở Vĩnh Phúc ít ăn món rau luộc, nguyên nhân có thể lúc đó nước mắm chưa được phổ biến. Hiện nay, đã ảnh hưởng từ văn hoá của người Việt láng giềng nên người Dao cũng ưa thích món rau luộc. Rất nhiều loại rau như rau cải, bắp cải, su hào, rau rền...được họ đem luộc ăn với nước chấm.

Thức uống
Người Dao có tập quán uống rượu từ lâu đời. Tuy vậy, chỉ có đàn ông Dao là hay uống rượu, nhất là khi nhà có khách. Còn nữ giới chỉ uống rượu thuốc để chữa bệnh hoặc trong dịp lễ Tết cũng như lúc có bạn bè.

Nước uống của người Dao là nước lã đun sôi với một loại rễ, lá cây rừng hoặc hạt vối vừa mát vừa bổ. Hiện nay, nhiều gia đình người Dao đã tự trồng chè nên nước chè xanh cũng là đồ uống phổ biến của họ.

Ứng xử trong ăn uống
Theo tập quán, cứ đến bữa ăn chính, tất cả các thành viên trong gia đình đều phải ngồi vào mâm cùng ăn uống. Về vị trí ngồi, hàng được gọi là phía trên là nơi ngồi của đàn ông, còn hàng phía dưới hoặc tiếp giáp bếp là chỗ ngồi của phụ nữ và trẻ con. Việc chia ra thành nhiều mâm để ăn uống thường chỉ xảy ra khi trong nhà có khách hoặc các thành viên quá đông, không đủ chỗ ngồi ăn cùng mâm. Tuy vậy, hiện nay cũng có một số gia đình thích chia ra thành 2 mâm để ăn uống cho thuận tiện. Khi đó, mâm trong gian bếp có bà, mẹ cùng con dâu và các cháu nhỏ, còn mâm trong gian khách có ông, bố cùng các con trai và các cháu trai lớn tuổi.

Trong ăn uống của người Dao, khi mọi người ngồi vào mâm phải chờ cho đủ cả gia đình mới được cầm bát đũa. Người Dao có thói quen trong bữa ăn mời, nhường nhịn và gắp thức ăn cho nhau. Bố mẹ gắp cho ông bà và con cái, ông bà gắp cho các cháu nhỏ. Khi thịt gà dù to hay bé đều đành bộ gan cho ông bà, đùi chân cho những đứa trẻ bé nhất, còn đầu cánh để cho những đứa lớn hơn. Trong bữa ăn, nếu có khách chủ nhà cũng không quên mời và luôn tay gắp miếng ăn ngon cho khách. Đúng theo tập quán trước kia, người Dan vừa ăn cơm vừa uống rượu, khách thường nhấc chén uống rượu mỗi khi chủ nhà nâng chén mời nhưng không chạm chén. Do vậy, khách cần dựa theo khả năng của mình mà uống nhiều hay ít mỗi khi nhấc chén uống rượu. Khi uống cạn chén khách cứ tụ nhiên để cho chủ nhà rót rượu xuống. Nếu cảm thấy không muốn uống nữa thì lấy tay đẩy nhẹ miệng chai lên mỗi khi thấy chủ nhà định rót rượu xuống chén của mình. Khi ăn cơm xong hoặc đang ăn không được để đũa lên miệng bắt, bởi vì họ quan niệm rằng chỉ trong những ngày ma chay hoặc xới cơm cúng vong hồn người chết mới được để đũa như vậy.

Đối với các nghi lễ của người Dao như đám cưới, vào nhà mới, đám ma, có một số món ăn thường được chế biến theo chuẩn mực đã được tập quán cộng đồng quy định. Chẳng hạn, trong đám cưới thường phải có các món như: xôi, thịt lợn luộc, thịt gà thiến, xương lợn nấu với một số món như măng, đậu tương hầm... Nhìn chung, nếu đám cưới to thì có khá nhiều món và được chế biến như trong những ngày Tết Nguyên đán. Trong lễ cấp sắc, họ thường ăn thịt lợn, thịt gà cùng với một số món như cá suối và thịt sóc để cúng lễ. Còn trong đám ma có thịt lợn luộc, thịt lợn xào, rau cải nấu, nhất thiết phải có món đu đủ nấu hoặc bi chuối rừng nấu với xương lợn. Về cách sắp xếp số lượng người ngồi ăn trong mâm cũng tuỳ theo từng nghi lễ. Còn vị trí ngồi, được xếp theo giới, ngôi thứ, vị thế trong dòng họ, theo tuổi tác và địa vị của khách. Tuy vậy, vị trí ngồi còn phải tuỳ theo sự quy định của từng loại nghi lễ.

Minh Phiếu