This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Phong tục trong đám cưới truyền thống của người Tày ở Bắc Kạn (Vũ Thúy)

Tục  lệ cưới xin của người Tày ở Bắc Kạn có nhiều điểm giống người Kinh: cũng có lễ dạm ngõ, ăn hỏi, rước dâu… Nhưng có những điểm khác biệt, thể hiện bản sắc văn hóa riêng của dân tộc mình.
Đám cưới thường được tổ chức vào lúc chiều tối (tầm 4 -5 giờ trở đi). Cưới vào giờ này không ảnh hưởng đến công việc trong ngày của mọi người, người ở xa mấy núi cũng đến kịp. Hơn nữa, mọi người sẽ có thời gian ở chơi lâu hơn.

Tiệc cưới được chia làm hai tiệc: Tiệc thứ nhất dành cho người lớn tuổi, bậc cha chú, anh em họ hàng; tiệc thứ hai dành cho nam nữ thanh niên, bạn bè gần xa của cô dâu chú rể. Tiệc này bắt đầu vào khoảng 7-8 giờ tối. Ăn uống xong, mọi người vẫn ở lại. Người lớn ngồi uống nước, hàn huyên với gia chủ. Thanh niên, đám thì tổ chức “lày cỏ” (một trò chơi như kiểu oẳn tù tì, người thua sẽ bị uống rượu phạt), đám thì bên trai bên gái hát lượn với nhau. Cuộc vui ồn ã, kéo dài thâu đêm, mờ sáng mới tan.
Theo phong tục, mọi chi phí tổ chức đám cưới của nhà gái đều do nhà trai lo liệu hết: tiền mặt, lợn, gà, gạo, rượu… Điều đó có ý nghĩa là nhà trai tỏ lòng biết ơn, mong đền đáp phần nào công lao dưỡng dục của bố mẹ cô gái. Nhà gái sẽ trích ra một số tiền để sắm sửa tư trang cho con gái làm của hồi môn: quần áo mới, vòng bạc, xà tích bạc, chăn màn thổ cẩm, chiếu hoa… và những đồ gia dụng khác. Còn rượu, thịt, gạo nếp, gạo tẻ sẽ dùng làm cỗ để mời họ hàng, làng xóm. Tất nhiên, hai bên gia đình có thể điều đình với nhau. Tùy theo gia cảnh nhà gái có thể “đòi” ít hay “đòi” nhiều. Có trường hợp, thấy nhà trai điều kiện kinh tế không mấy dư dả, nhà gái chỉ “đòi” một ít gọi là, cốt để tránh tiếng là con mình “theo không” người ta.
Người Tày ở Bắc Kạn còn có một phong tục đẹp khác. Đó là tục “khẩu lẩu” (gạo rượu). Khi gia đình nào có đám cưới (cũng như những việc hiếu hỉ khác như: vào nhà mới, thôi nôi, mừng thọ, ma chay…), ngoài số tiền phong bao như thường lệ, nhiều người còn đem gạo và rượu đến. Mươi ống gạo, chục lít rượu, nhiều ít tùy theo. Số gạo rượu đó được gia chủ ghi chép vào sổ cẩn thận. Để khi nào nhà khác có việc, mình lại đi “khẩu lẩu” lại người ta. Đây là một hình thức giúp đỡ lẫn nhau bằng hiện vật, đỡ phần nào chi phí cho gia chủ khi nhà có công việc. Đó là việc làm thật có ý nghĩa. Nó thể hiện tính cộng đồng rất cao của người dân nơi đây.
Người Tày có câu “slắng lẩu cẩu vằn”, có nghĩa là mời khách tới dự đám cưới  phải mời trước chín ngày, không sớm hơn mà cũng không muộn hơn. Điều này có lẽ xuất phát từ việc xưa kia do đi lại khó khăn, đường sá cách trở, phải mời trước như thế người được mời mới có thời gian chuẩn bị, sắp xếp công việc đến mừng. Anh em, bạn bè ở xa có thể đến trước một ngày. Dự đám cưới xong còn ở chơi thêm một hai ngày nữa mới chia tay ra về. Trong thời gian đó, gia chủ tiếp đãi rất thịnh tình, chu đáo, không để điều gì khiến khách phiền lòng. Điều đó thể hiện tấm lòng hiếu khách của đồng bào Tày.
Có một điều đặc biệt là lễ cưới cử hành xong, cô gái không ở lại nhà chồng mà quay về nhà bố mẹ đẻ ngay đêm đó. Dù đêm đã khuya, chú rể và đại diện nhà trai vẫn phải đưa cô dâu và phái đoàn nhà gái trở về. Nếu vì lý do nào đó như đường sá quá xa xôi, không thể về ngay mà phải ở lại thì đêm đó cô dâu và các cô gái phù dâu sẽ ngủ chung một phòng rồi sáng hôm sau về sớm. Ngày thứ ba tính từ ngày cưới , chàng trai mới đi đón vợ về. Đêm đó mới chính thức là đêm tân hôn của hai người. Tục gọi đó là lễ “slam nâư” (ba ngày) - hiểu nôm na là lễ lại mặt. Theo cách giải thích của những người cao tuổi thì sở dĩ có tục này là bởi trước và trong ngày cưới  chú rể sẽ rất mệt mỏi vì phải lo nhiều việc, nhất là phải uống rất nhiều rượu mừng của mọi người, nếu động phòng ngay thì sẽ không có lợi.
Nhưng cô dâu cũng chỉ ở nhà chồng chừng dăm bảy ngày, sau đó lại quay về sống với bố mẹ đẻ. Bởi theo phong tục của người Tày, khi nào con dâu có con mới được về ở hẳn nhà chồng. Chính vì thế mới có chuyện, cứ dăm bữa nửa tháng, mẹ chồng lại cho gọi con dâu về với những lý do: giúp nhổ mạ, cấy lúa hay xay lúa, giã gạo hộ mẹ… Tóm lại là kiếm đủ cớ để gọi con dâu về, mục đích là để đôi trẻ có dịp gần gũi nhau, để bà mau có cháu bế. Khi cô gái có mang, gần đến ngày khai hoa mãn nguyệt, nhà chồng mới đón về để sinh nở. Có con rồi cô gái mới chính thức về nhà chồng, được giao chìa khóa tay hòm, gánh vác mọi công việc nhà chồng.
Cùng với thời gian và sự phát triển của xã hội, nhiều tập tục trong việc cưới xin của người Tày ở Bắc Kạn cũng có sự thay đổi, không còn nguyên như xưa nữa. Ví như bây giờ người con gái không còn phải đợi đến khi có con mới về nhà chồng, hoặc nhà gái cũng không còn đòi hỏi nhà trai quá nặng về vật chất… Việc cưới xin của đồng bào Tày bây giờ ngày càng giản tiện, văn minh hơn xong vẫn giữ được bản sắc riêng của dân tộc mình.

 Vũ Thúy
Tục  lệ cưới xin của người Tày ở Bắc Kạn có nhiều điểm giống người Kinh: cũng có lễ dạm ngõ, ăn hỏi, rước dâu… Nhưng có những điểm khác biệt, thể hiện bản sắc văn hóa riêng của dân tộc mình.
Đám cưới thường được tổ chức vào lúc chiều tối (tầm 4 -5 giờ trở đi). Cưới vào giờ này không ảnh hưởng đến công việc trong ngày của mọi người, người ở xa mấy núi cũng đến kịp. Hơn nữa, mọi người sẽ có thời gian ở chơi lâu hơn.

Tiệc cưới được chia làm hai tiệc: Tiệc thứ nhất dành cho người lớn tuổi, bậc cha chú, anh em họ hàng; tiệc thứ hai dành cho nam nữ thanh niên, bạn bè gần xa của cô dâu chú rể. Tiệc này bắt đầu vào khoảng 7-8 giờ tối. Ăn uống xong, mọi người vẫn ở lại. Người lớn ngồi uống nước, hàn huyên với gia chủ. Thanh niên, đám thì tổ chức “lày cỏ” (một trò chơi như kiểu oẳn tù tì, người thua sẽ bị uống rượu phạt), đám thì bên trai bên gái hát lượn với nhau. Cuộc vui ồn ã, kéo dài thâu đêm, mờ sáng mới tan.
Theo phong tục, mọi chi phí tổ chức đám cưới của nhà gái đều do nhà trai lo liệu hết: tiền mặt, lợn, gà, gạo, rượu… Điều đó có ý nghĩa là nhà trai tỏ lòng biết ơn, mong đền đáp phần nào công lao dưỡng dục của bố mẹ cô gái. Nhà gái sẽ trích ra một số tiền để sắm sửa tư trang cho con gái làm của hồi môn: quần áo mới, vòng bạc, xà tích bạc, chăn màn thổ cẩm, chiếu hoa… và những đồ gia dụng khác. Còn rượu, thịt, gạo nếp, gạo tẻ sẽ dùng làm cỗ để mời họ hàng, làng xóm. Tất nhiên, hai bên gia đình có thể điều đình với nhau. Tùy theo gia cảnh nhà gái có thể “đòi” ít hay “đòi” nhiều. Có trường hợp, thấy nhà trai điều kiện kinh tế không mấy dư dả, nhà gái chỉ “đòi” một ít gọi là, cốt để tránh tiếng là con mình “theo không” người ta.
Người Tày ở Bắc Kạn còn có một phong tục đẹp khác. Đó là tục “khẩu lẩu” (gạo rượu). Khi gia đình nào có đám cưới (cũng như những việc hiếu hỉ khác như: vào nhà mới, thôi nôi, mừng thọ, ma chay…), ngoài số tiền phong bao như thường lệ, nhiều người còn đem gạo và rượu đến. Mươi ống gạo, chục lít rượu, nhiều ít tùy theo. Số gạo rượu đó được gia chủ ghi chép vào sổ cẩn thận. Để khi nào nhà khác có việc, mình lại đi “khẩu lẩu” lại người ta. Đây là một hình thức giúp đỡ lẫn nhau bằng hiện vật, đỡ phần nào chi phí cho gia chủ khi nhà có công việc. Đó là việc làm thật có ý nghĩa. Nó thể hiện tính cộng đồng rất cao của người dân nơi đây.
Người Tày có câu “slắng lẩu cẩu vằn”, có nghĩa là mời khách tới dự đám cưới  phải mời trước chín ngày, không sớm hơn mà cũng không muộn hơn. Điều này có lẽ xuất phát từ việc xưa kia do đi lại khó khăn, đường sá cách trở, phải mời trước như thế người được mời mới có thời gian chuẩn bị, sắp xếp công việc đến mừng. Anh em, bạn bè ở xa có thể đến trước một ngày. Dự đám cưới xong còn ở chơi thêm một hai ngày nữa mới chia tay ra về. Trong thời gian đó, gia chủ tiếp đãi rất thịnh tình, chu đáo, không để điều gì khiến khách phiền lòng. Điều đó thể hiện tấm lòng hiếu khách của đồng bào Tày.
Có một điều đặc biệt là lễ cưới cử hành xong, cô gái không ở lại nhà chồng mà quay về nhà bố mẹ đẻ ngay đêm đó. Dù đêm đã khuya, chú rể và đại diện nhà trai vẫn phải đưa cô dâu và phái đoàn nhà gái trở về. Nếu vì lý do nào đó như đường sá quá xa xôi, không thể về ngay mà phải ở lại thì đêm đó cô dâu và các cô gái phù dâu sẽ ngủ chung một phòng rồi sáng hôm sau về sớm. Ngày thứ ba tính từ ngày cưới , chàng trai mới đi đón vợ về. Đêm đó mới chính thức là đêm tân hôn của hai người. Tục gọi đó là lễ “slam nâư” (ba ngày) - hiểu nôm na là lễ lại mặt. Theo cách giải thích của những người cao tuổi thì sở dĩ có tục này là bởi trước và trong ngày cưới  chú rể sẽ rất mệt mỏi vì phải lo nhiều việc, nhất là phải uống rất nhiều rượu mừng của mọi người, nếu động phòng ngay thì sẽ không có lợi.
Nhưng cô dâu cũng chỉ ở nhà chồng chừng dăm bảy ngày, sau đó lại quay về sống với bố mẹ đẻ. Bởi theo phong tục của người Tày, khi nào con dâu có con mới được về ở hẳn nhà chồng. Chính vì thế mới có chuyện, cứ dăm bữa nửa tháng, mẹ chồng lại cho gọi con dâu về với những lý do: giúp nhổ mạ, cấy lúa hay xay lúa, giã gạo hộ mẹ… Tóm lại là kiếm đủ cớ để gọi con dâu về, mục đích là để đôi trẻ có dịp gần gũi nhau, để bà mau có cháu bế. Khi cô gái có mang, gần đến ngày khai hoa mãn nguyệt, nhà chồng mới đón về để sinh nở. Có con rồi cô gái mới chính thức về nhà chồng, được giao chìa khóa tay hòm, gánh vác mọi công việc nhà chồng.
Cùng với thời gian và sự phát triển của xã hội, nhiều tập tục trong việc cưới xin của người Tày ở Bắc Kạn cũng có sự thay đổi, không còn nguyên như xưa nữa. Ví như bây giờ người con gái không còn phải đợi đến khi có con mới về nhà chồng, hoặc nhà gái cũng không còn đòi hỏi nhà trai quá nặng về vật chất… Việc cưới xin của đồng bào Tày bây giờ ngày càng giản tiện, văn minh hơn xong vẫn giữ được bản sắc riêng của dân tộc mình.

 Vũ Thúy

Điểm đặc biệt trong phong tục cưới hỏi của người Tày (Phương Vũ)

Điểm đặc biệt trong phong tục cưới hỏi của người Tày như nhà trai phải có vải dệt tay tặng mẹ vợ, cô dâu và chú rể chưa động phòng ngay... đã làm nên nét khác biệt với những với tục lệ cưới xin của người Kinh.
Điểm đặc biệt trong phong tục cưới hỏi của người Tày
Nước ta có hơn 54 dân tộc anh em trải dài dọc hình chữ S, chính điều này đã tạo nên sự phong phú và đa dạng trong phong tục tập quán. So với đám cưới của người Kinh, phong tục cưới hỏi của người Tày dặc biệt hơn.

Ngoài những điểm giống với tục lệ cưới xin của người kinh chẳng hạn như lễ dạm ngõ, ăn hỏi, rước dâu thì người Tày còn có những điểm đặc biệt khác.

 diem-dac-biet-trong-phong-tuc-cuoi-hoi-cua-nguoi-tay--giadinhvietnam.com 1
Điểm đặc biệt trong phong tục cưới hỏi của người Tày (Ảnh minh họa) Trong lễ ăn hỏi, chú rể và cô dâu tương lai thường tránh mặt đi nơi khác
Để có thể thành đôi, hai bên gia đình bàn bạc thấy thuận lợi mới tiến hành làm lễ Kin háp (Ăn hỏi ). Trong sính lễ ăn hỏi bao gồm một mâm xôi, gà trống thiến, rượu, vài chục cặp bánh giầy…

Lễ ăn hỏi cũng là thời điểm hai bên bàn bạc và quyết định số lượng lễ vật cưới (hay còn được gọi là tục thách cưới) với các khoản theo truyền thống như tiền dẫn cưới, một con lợn trên 100 kg; 150 đến 300 đôi bánh giầy; 120 - 150 chiếc bánh tét, 10 - 15 con gà trống thiến; một gánh xôi, bên trong có một ít đường phên và trầu cau. Hôm làm lễ ăn hỏi, cả chàng rể và cô dâu tương lai thường tránh mặt đi nơi khác để hai bên gia đình bàn bạc cho hôn lễ của họ.

Lễ cưới thường tổ chức từ tháng 7 đến tháng 2 âm lịch năm sau
Thời gian vào buổi chiều tối (tầm 4 đến 5 giờ trở đi). Tiệc cưới chia thành 2 tiệc, tiệc thứ nhất dành cho người lớn bậc cha chú, anh em họ hàng. Tiệc thứ 2 dành cho bạn bè, nam nữ thành niên của cô dâu và chú rể.

Nhà trai phải có vải dệt tay tặng mẹ vợ
Trong sính lễ ăn hỏi, nhà trai nhất thiết phải có một số vải dệt tay tặng mẹ vợ, gọi là Rằm Khấu (vải chưa nhuộm) để trả công nuôi dưỡng. Nhận vải Rằm khấu người mẹ đem nhuộm để khi nào con gái sinh con thì khâu cho cháu ngoại một cái địu và một cái tã.

Hát Quan Làng là một phần không thể thiếu trong đám cưới người Tày
Hát quan làng thể hiện những bậc tiền bối đi trước ủng hộ cho việc cưới xin của đôi vợ chồng, mong vợ chồng được hòa thuận và làm ăn gặp may mắn.

Cô dâu quay về nhà bố mẹ đẻ sau khi cử hành hôn lễ

Kết thúc lễ cưới là làm lễ rước dâu về nhà chồng, một điều đặc biệt là khi của hành hôn lễ xong cô dâu không được ở lại nhà chồng, mà phải quay về nhà bố mẹ đẻ ngay hôm đó.
Phương Vũ
Điểm đặc biệt trong phong tục cưới hỏi của người Tày như nhà trai phải có vải dệt tay tặng mẹ vợ, cô dâu và chú rể chưa động phòng ngay... đã làm nên nét khác biệt với những với tục lệ cưới xin của người Kinh.
Điểm đặc biệt trong phong tục cưới hỏi của người Tày
Nước ta có hơn 54 dân tộc anh em trải dài dọc hình chữ S, chính điều này đã tạo nên sự phong phú và đa dạng trong phong tục tập quán. So với đám cưới của người Kinh, phong tục cưới hỏi của người Tày dặc biệt hơn.

Ngoài những điểm giống với tục lệ cưới xin của người kinh chẳng hạn như lễ dạm ngõ, ăn hỏi, rước dâu thì người Tày còn có những điểm đặc biệt khác.

 diem-dac-biet-trong-phong-tuc-cuoi-hoi-cua-nguoi-tay--giadinhvietnam.com 1
Điểm đặc biệt trong phong tục cưới hỏi của người Tày (Ảnh minh họa) Trong lễ ăn hỏi, chú rể và cô dâu tương lai thường tránh mặt đi nơi khác
Để có thể thành đôi, hai bên gia đình bàn bạc thấy thuận lợi mới tiến hành làm lễ Kin háp (Ăn hỏi ). Trong sính lễ ăn hỏi bao gồm một mâm xôi, gà trống thiến, rượu, vài chục cặp bánh giầy…

Lễ ăn hỏi cũng là thời điểm hai bên bàn bạc và quyết định số lượng lễ vật cưới (hay còn được gọi là tục thách cưới) với các khoản theo truyền thống như tiền dẫn cưới, một con lợn trên 100 kg; 150 đến 300 đôi bánh giầy; 120 - 150 chiếc bánh tét, 10 - 15 con gà trống thiến; một gánh xôi, bên trong có một ít đường phên và trầu cau. Hôm làm lễ ăn hỏi, cả chàng rể và cô dâu tương lai thường tránh mặt đi nơi khác để hai bên gia đình bàn bạc cho hôn lễ của họ.

Lễ cưới thường tổ chức từ tháng 7 đến tháng 2 âm lịch năm sau
Thời gian vào buổi chiều tối (tầm 4 đến 5 giờ trở đi). Tiệc cưới chia thành 2 tiệc, tiệc thứ nhất dành cho người lớn bậc cha chú, anh em họ hàng. Tiệc thứ 2 dành cho bạn bè, nam nữ thành niên của cô dâu và chú rể.

Nhà trai phải có vải dệt tay tặng mẹ vợ
Trong sính lễ ăn hỏi, nhà trai nhất thiết phải có một số vải dệt tay tặng mẹ vợ, gọi là Rằm Khấu (vải chưa nhuộm) để trả công nuôi dưỡng. Nhận vải Rằm khấu người mẹ đem nhuộm để khi nào con gái sinh con thì khâu cho cháu ngoại một cái địu và một cái tã.

Hát Quan Làng là một phần không thể thiếu trong đám cưới người Tày
Hát quan làng thể hiện những bậc tiền bối đi trước ủng hộ cho việc cưới xin của đôi vợ chồng, mong vợ chồng được hòa thuận và làm ăn gặp may mắn.

Cô dâu quay về nhà bố mẹ đẻ sau khi cử hành hôn lễ

Kết thúc lễ cưới là làm lễ rước dâu về nhà chồng, một điều đặc biệt là khi của hành hôn lễ xong cô dâu không được ở lại nhà chồng, mà phải quay về nhà bố mẹ đẻ ngay hôm đó.
Phương Vũ

Phong tục tập quán cưới hỏi của người Tày (Bằng Giang)

Người Tày sống chủ yếu ở vùng núi phía Bắc. Tục lệ cưới xin của người Tày cũng có nhiều điểm giống người Kinh: cũng có lễ dạm ngõ, ăn hỏi, rước dâu… Nhưng cũng có những điểm khác biệt, thể hiện bản sắc văn hóa của một tộc người. Đám cưới thường được tổ chức vào lúc chiều tối (tầm 4 -5 giờ trở đi). Cưới vào giờ này không ảnh hưởng đến công việc trong ngày của mọi người, người ở xa mấy núi cũng đến kịp. Hơn nữa, mọi người sẽ có thời gian ở chơi lâu hơn.
Tiệc cưới được chia làm hai tiệc. Tiệc thứ nhất dành cho người lớn tuổi, bậc cha chú, anh em họ hàng. Tiệc thứ hai dành cho nam nữ thanh niên, bạn bè gần xa của cô dâu chú rể. Tiệc này bắt đầu vào khoảng 7-8 giờ đêm. Ăn uống xong, mọi người vẫn ở lại. Người lớn ngồi uống nước, hàn huyên với gia chủ. Thanh niên, đám thì tổ chức lày cỏ (một trò chơi như kiểu oẳn tù tì, người thua sẽ bị uống rượu phạt), đám thì bên trai bên gái hát lượn với nhau. Cuộc vui ồn ã, kéo dài thâu đêm, mờ sáng mới tan.
Theo phong tục, mọi chi phí tổ chức đám cưới của nhà gái đều do nhà trai lo liệu hết: tiền mặt, lợn, gà, gạo, rượu… Điều đó có ý nghĩa là nhà trai tỏ lòng biết ơn, mong đền đáp phần nào công lao dưỡng dục của bố mẹ cô gái. Nhà gái sẽ trích ra một số tiền để sắm sửa tư trang, cho con gái làm của hồi môn: quần áo mới, vòng bạc, xà tích bạc, chăn màn thổ cẩm, chiếu hoa… và những đồ gia dụng khác. Còn rượu, thịt, gạo nếp, gạo tẻ sẽ dùng làm cỗ để mời họ hàng, làng xóm. Tất nhiên, hai bên gia đình có thể điều đình với nhau. Tùy theo gia cảnh, nhà gái có thể đòi ít hay đòi nhiều. Có trường hợp, thấy nhà trai điều kiện kinh tế không mấy dư dả, nhà gái chỉ đòi một ít gọi là, cốt để tránh tiếng là con mình theo không người ta.
Người Tày còn có một phong tục đẹp khác. Đó là tục “khẩu lẩu” (gạo rượu). Khi gia đình nào có đám cưới (cũng như những việc hiếu hỉ khác như : vào nhà mới, thôi nôi, mừng thọ, ma chay…), ngoài số tiền phong bao như thường lệ, nhiều người còn đem gạo và rượu đến. Mươi ống gạo, chục lít rượu, nhiều ít tùy theo. Số gạo rượu đó được gia chủ ghi chép vào sổ cẩn thận. Để khi nào nhà khác có việc, mình lại đi khẩu lẩu lại người ta. Đây là một hình thức giúp đỡ lẫn nhau bằng hiện vật, đỡ phần nào chi phí cho gia chủ khi nhà có công việc. Thập niên chín mươi trở về trước, khi kinh tế còn khó khăn, đặc biệt là vùng núi, vùng đồng bào dân tộc, thì việc làm đó thật có ý nghĩa. Nó thể hiện tính cộng đồng rất cao của cư dân nơi đây.
Người Tày có câu “slắng lẩu cẩu vằn”, có nghĩa là mời khách tới dự đám cưới phải mời trước chín ngày, không sớm hơn mà cũng không muộn hơn. Điều này có lẽ xuất phát từ việc xưa kia do đi lại khó khăn, đường sá cách trở, phải mời trước như thế người được mời mới có thời gian chuẩn bị, sắp xếp công việc đến mừng. Anh em, bạn bè ở xa có thể đến trước một ngày. Dự đám cưới xong còn ở chơi thêm một hai ngày nữa mới chia tay. Trong thời gian đó, gia chủ tiếp đãi rất thịnh tình, chu đáo, không để điều gì khiến khách phiền lòng. Điều đó cho thấy lòng hiếu khách của người miền núi.
Có một điều đặc biệt là lễ cưới cử hành xong, cô gái không ở lại nhà chồng mà quay về nhà bố mẹ đẻ ngay đêm đó. Dù đêm đã khuya, chú rể và đại diện nhà trai vẫn phải đưa cô dâu và phái đoàn nhà gái trở về. Nếu vì lý do nào đó như đường sá quá xa xôi, không thể về ngay mà phải ở lại thì đêm đó cô dâu và các cô gái phù dâu sẽ ngủ chung một phòng rồi sáng hôm sau về sớm. Ngày thứ ba tính từ ngày cưới, chàng trai mới đi đón vợ về. Đêm đó mới chính thức là đêm tân hôn của hai người.
Tục gọi đó là lễ slam nâư (ba ngày)- hiểu nôm na là lễ lại mặt.
Theo cách giải thích của những người cao tuổi thì sở dĩ có tục này là bởi trước và trong ngày cưới chú rể sẽ rất mệt mỏi vì phải lo nhiều việc, nhất là phải uống rất nhiều rượu mừng của mọi người, nếu động phòng ngay thì sẽ không có lợi. Nhưng cô dâu cũng chỉ ở nhà chồng chừng dăm bảy ngày, sau đó lại quay về sống với bố mẹ đẻ. Bởi theo phong tục của người Tày, khi nào con dâu có con mới được về ở hẳn nhà chồng. Chính vì thế mới có chuyện, cứ dăm bữa nửa tháng, mẹ chồng lại cho gọi con dâu về với những lý do: giúp nhổ mạ, cấy lúa hay xay lúa, giã gạo hộ mẹ… Tóm lại là kiếm đủ cớ để gọi con dâu về, mục đích là để đôi trẻ có dịp gần gũi nhau, để bà mau có cháu bế. Khi cô gái có mang, gần đến ngày khai hoa mãn nguyệt, nhà chồng mới đón về để sinh nở. Có con rồi cô gái mới chính thức về nhà chồng, được giao chìa khóa tay hòm, gánh vác mọi công việc.
Ở một số huyện của tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, đồng bào Tày còn có tục cưới vắng mặt chú rể. Nếu chú rể vì một lý do nào đó mà vắng mặt trong ngày cưới, nhà trai sẽ chọn một người thế vai chú rể, gọi là rể giả (khươi chả). Người làm rể giả phải là trai tân, khỏe mạnh, có đạo đức… thường là con cháu trong nhà hoặc là bạn thân của chú rể. Rể giả sẽ cùng họ nhà trai đi đón dâu, cùng cô dâu ra mắt hai họ… Cốt là để cô dâu không phải lẻ bóng trong ngày cưới. Tục này có từ bao giờ cũng không rõ, chỉ biết những năm đất nước còn chiến tranh, tục này diễn ra khá phổ biến. Những chàng trai do bận công tác đột xuất, đi bộ đội đóng quân ở xa, ngày cưới của mình không về được cũng không sao. Ở nhà, đám cưới vẫn được tổ chức bình thường, chu đáo; mà cũng không vì thế mà mất vui. Và những chàng rể vắng mặt đó vẫn yên tâm về người vợ mới cưới của mình.
Cùng với thời gian và sự phát triển của xã hội, nhiều tập tục trong việc cưới xin của người Tày cũng có sự thay đổi, không còn nguyên như xưa nữa. Ví như bây giờ người con gái không còn phải đợi đến khi có con mới về nhà chồng, hoặc nhà gái cũng không còn đòi hỏi nhà trai quá nặng về vật chất… Việc cưới xin bây giờ ngày càng giản tiện, văn minh hơn xong vẫn giữ được bản sắc dân tộc.
Ngày nay, trong cuộc sống mới, tục lệ cưới xin của người Tày ở bản Po Mỏ Thổ, xã Thanh Chăn, huyện Điện Biên (Điện Biên) tuy có nhiều thay đổi so với trước đây, song vẫn còn giữ được những nghi lễ truyền thống.
Trước đây, hôn nhân người Tày mang tính chất “mua bán” rõ rệt, thông qua việc thách cưới của nhà gái, được đúc kết qua câu tục ngữ “nhinh khai, chài dư”, có nghĩa “gái bán, trai mua”. Họ thường tổ chức hát lượn để thổ lộ tình cảm trong các phiên chợ, hội hè, có trường hợp nên vợ chồng nhưng hôn nhân do cha mẹ sắp đặt vẫn là hình thái chủ đạo.

Ngày nay, trai gái Tày được tự do tìm hiểu và có quyền quyết định hôn nhân của mình. Khi đôi nam, nữ gặp gỡ, tìm hiểu, cảm thấy tâm đầu ý hợp, họ sẽ thông báo cho 2 bên gia đình. Gia đình chàng trai nhờ bà mối đến nhà gái ướm hỏi, nếu nhà gái ưng thuận, sẽ định ngày tốt để 2 bên gia đình gặp mặt. Đây chính là lễ dạm hỏi (khát pu mác), lễ vật dùng trong buổi gặp mặt tuỳ theo điều kiện kinh tế của nhà trai.
Lễ ăn hỏi (khát căm) với ý nghĩa là đã dứt lời, việc cưới xin đã được thống nhất giữa 2 gia đình. Thông thường, lễ này được tiến hành từ 1 đến 2 tháng sau lễ dạm hỏi. Trong lễ này, ông trưởng họ dẫn đầu cùng một số chàng trai đi giúp việc và đem các lễ vật đã thoả thuận từ trước giữa bà mối và nhà gái. Tổ chức lễ này to hay nhỏ tuỳ thuộc khả năng, điều kiện nhà trai và yêu cầu của nhà gái, nhưng phải theo phong tục truyền thống. Trong lễ vật nhà trai đem đến, một tục lệ bắt buộc phải có lợn quay. Kể từ sau lễ này, cô gái tự khâu chăn cho mình để dùng khi về nhà chồng.
Lễ xin định ngày cưới (to căm) có nghĩa là nối lời, khi gia đình nhà trai đã chọn được ngày lành, tháng tốt, ông trưởng họ sang nhà gái thoả thuận, định ngày cưới và nhà gái thống nhất yêu cầu lễ vật trong đám cưới.
Trong lễ cưới chính thức (kinh lẩu luông), lễ vật được nhà trai đem sang nhà gái từ chiều hôm trước. Lễ dẫn cưới gồm có 1 triệu đồng tiền mặt và thực phẩm: 1 con lợn quay, gạo, rượu... trong đó, nhất thiết phải có cá sấy và trứng gà. Lễ đón dâu được tổ chức vào buổi chiều hôm diễn ra đám cưới chính thức. Cô dâu mặc bộ quần áo đen, quấn khăn truyền thống. Theo quan niệm của người Tày: cô dâu trong ngày cưới quan trọng nhất là việc quấn khăn, khăn quấn làm sao phải chặt, đẹp. Chọn người quấn khăn cũng là khâu quan trọng, người được chọn là một phụ nữ khoẻ mạnh, đảm đang, gia đình hạnh phúc, con cái vẹn toàn và biết đối nhân xử thế.
Trước khi đón dâu, bao giờ cũng phải làm lễ cúng tổ tiên. Lễ vật cúng tổ tiên không thể thiếu đôi gà, gồm 1 con trống và 1 con mái, thể hiện cho sự sinh sôi phát triển. Số người đi đón dâu bao giờ cũng là con số chẵn, thành phần đoàn đón dâu bao gồm: ông trưởng họ, bà mối, phù dâu, phù rể cùng một số bạn bè và người thân từ 8 đến 10 người. Theo quan niệm của đồng bào: số chẵn tượng trưng cho điều may mắn.
Sau lễ cưới 3 hôm, đôi vợ chồng cùng bà mối và chị gái hoặc em gái chồng trở về thăm nhà vợ theo một phong tục, gọi là lễ “tao loi tin”. Lễ vật mang theo là đôi gà trống thiến, rượu, gạo... Khi trở lại nhà chồng, sau 3 ngày cô dâu mới được phép đi thăm họ hàng, bà con trong bản.

Bằng Giang
Người Tày sống chủ yếu ở vùng núi phía Bắc. Tục lệ cưới xin của người Tày cũng có nhiều điểm giống người Kinh: cũng có lễ dạm ngõ, ăn hỏi, rước dâu… Nhưng cũng có những điểm khác biệt, thể hiện bản sắc văn hóa của một tộc người. Đám cưới thường được tổ chức vào lúc chiều tối (tầm 4 -5 giờ trở đi). Cưới vào giờ này không ảnh hưởng đến công việc trong ngày của mọi người, người ở xa mấy núi cũng đến kịp. Hơn nữa, mọi người sẽ có thời gian ở chơi lâu hơn.
Tiệc cưới được chia làm hai tiệc. Tiệc thứ nhất dành cho người lớn tuổi, bậc cha chú, anh em họ hàng. Tiệc thứ hai dành cho nam nữ thanh niên, bạn bè gần xa của cô dâu chú rể. Tiệc này bắt đầu vào khoảng 7-8 giờ đêm. Ăn uống xong, mọi người vẫn ở lại. Người lớn ngồi uống nước, hàn huyên với gia chủ. Thanh niên, đám thì tổ chức lày cỏ (một trò chơi như kiểu oẳn tù tì, người thua sẽ bị uống rượu phạt), đám thì bên trai bên gái hát lượn với nhau. Cuộc vui ồn ã, kéo dài thâu đêm, mờ sáng mới tan.
Theo phong tục, mọi chi phí tổ chức đám cưới của nhà gái đều do nhà trai lo liệu hết: tiền mặt, lợn, gà, gạo, rượu… Điều đó có ý nghĩa là nhà trai tỏ lòng biết ơn, mong đền đáp phần nào công lao dưỡng dục của bố mẹ cô gái. Nhà gái sẽ trích ra một số tiền để sắm sửa tư trang, cho con gái làm của hồi môn: quần áo mới, vòng bạc, xà tích bạc, chăn màn thổ cẩm, chiếu hoa… và những đồ gia dụng khác. Còn rượu, thịt, gạo nếp, gạo tẻ sẽ dùng làm cỗ để mời họ hàng, làng xóm. Tất nhiên, hai bên gia đình có thể điều đình với nhau. Tùy theo gia cảnh, nhà gái có thể đòi ít hay đòi nhiều. Có trường hợp, thấy nhà trai điều kiện kinh tế không mấy dư dả, nhà gái chỉ đòi một ít gọi là, cốt để tránh tiếng là con mình theo không người ta.
Người Tày còn có một phong tục đẹp khác. Đó là tục “khẩu lẩu” (gạo rượu). Khi gia đình nào có đám cưới (cũng như những việc hiếu hỉ khác như : vào nhà mới, thôi nôi, mừng thọ, ma chay…), ngoài số tiền phong bao như thường lệ, nhiều người còn đem gạo và rượu đến. Mươi ống gạo, chục lít rượu, nhiều ít tùy theo. Số gạo rượu đó được gia chủ ghi chép vào sổ cẩn thận. Để khi nào nhà khác có việc, mình lại đi khẩu lẩu lại người ta. Đây là một hình thức giúp đỡ lẫn nhau bằng hiện vật, đỡ phần nào chi phí cho gia chủ khi nhà có công việc. Thập niên chín mươi trở về trước, khi kinh tế còn khó khăn, đặc biệt là vùng núi, vùng đồng bào dân tộc, thì việc làm đó thật có ý nghĩa. Nó thể hiện tính cộng đồng rất cao của cư dân nơi đây.
Người Tày có câu “slắng lẩu cẩu vằn”, có nghĩa là mời khách tới dự đám cưới phải mời trước chín ngày, không sớm hơn mà cũng không muộn hơn. Điều này có lẽ xuất phát từ việc xưa kia do đi lại khó khăn, đường sá cách trở, phải mời trước như thế người được mời mới có thời gian chuẩn bị, sắp xếp công việc đến mừng. Anh em, bạn bè ở xa có thể đến trước một ngày. Dự đám cưới xong còn ở chơi thêm một hai ngày nữa mới chia tay. Trong thời gian đó, gia chủ tiếp đãi rất thịnh tình, chu đáo, không để điều gì khiến khách phiền lòng. Điều đó cho thấy lòng hiếu khách của người miền núi.
Có một điều đặc biệt là lễ cưới cử hành xong, cô gái không ở lại nhà chồng mà quay về nhà bố mẹ đẻ ngay đêm đó. Dù đêm đã khuya, chú rể và đại diện nhà trai vẫn phải đưa cô dâu và phái đoàn nhà gái trở về. Nếu vì lý do nào đó như đường sá quá xa xôi, không thể về ngay mà phải ở lại thì đêm đó cô dâu và các cô gái phù dâu sẽ ngủ chung một phòng rồi sáng hôm sau về sớm. Ngày thứ ba tính từ ngày cưới, chàng trai mới đi đón vợ về. Đêm đó mới chính thức là đêm tân hôn của hai người.
Tục gọi đó là lễ slam nâư (ba ngày)- hiểu nôm na là lễ lại mặt.
Theo cách giải thích của những người cao tuổi thì sở dĩ có tục này là bởi trước và trong ngày cưới chú rể sẽ rất mệt mỏi vì phải lo nhiều việc, nhất là phải uống rất nhiều rượu mừng của mọi người, nếu động phòng ngay thì sẽ không có lợi. Nhưng cô dâu cũng chỉ ở nhà chồng chừng dăm bảy ngày, sau đó lại quay về sống với bố mẹ đẻ. Bởi theo phong tục của người Tày, khi nào con dâu có con mới được về ở hẳn nhà chồng. Chính vì thế mới có chuyện, cứ dăm bữa nửa tháng, mẹ chồng lại cho gọi con dâu về với những lý do: giúp nhổ mạ, cấy lúa hay xay lúa, giã gạo hộ mẹ… Tóm lại là kiếm đủ cớ để gọi con dâu về, mục đích là để đôi trẻ có dịp gần gũi nhau, để bà mau có cháu bế. Khi cô gái có mang, gần đến ngày khai hoa mãn nguyệt, nhà chồng mới đón về để sinh nở. Có con rồi cô gái mới chính thức về nhà chồng, được giao chìa khóa tay hòm, gánh vác mọi công việc.
Ở một số huyện của tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, đồng bào Tày còn có tục cưới vắng mặt chú rể. Nếu chú rể vì một lý do nào đó mà vắng mặt trong ngày cưới, nhà trai sẽ chọn một người thế vai chú rể, gọi là rể giả (khươi chả). Người làm rể giả phải là trai tân, khỏe mạnh, có đạo đức… thường là con cháu trong nhà hoặc là bạn thân của chú rể. Rể giả sẽ cùng họ nhà trai đi đón dâu, cùng cô dâu ra mắt hai họ… Cốt là để cô dâu không phải lẻ bóng trong ngày cưới. Tục này có từ bao giờ cũng không rõ, chỉ biết những năm đất nước còn chiến tranh, tục này diễn ra khá phổ biến. Những chàng trai do bận công tác đột xuất, đi bộ đội đóng quân ở xa, ngày cưới của mình không về được cũng không sao. Ở nhà, đám cưới vẫn được tổ chức bình thường, chu đáo; mà cũng không vì thế mà mất vui. Và những chàng rể vắng mặt đó vẫn yên tâm về người vợ mới cưới của mình.
Cùng với thời gian và sự phát triển của xã hội, nhiều tập tục trong việc cưới xin của người Tày cũng có sự thay đổi, không còn nguyên như xưa nữa. Ví như bây giờ người con gái không còn phải đợi đến khi có con mới về nhà chồng, hoặc nhà gái cũng không còn đòi hỏi nhà trai quá nặng về vật chất… Việc cưới xin bây giờ ngày càng giản tiện, văn minh hơn xong vẫn giữ được bản sắc dân tộc.
Ngày nay, trong cuộc sống mới, tục lệ cưới xin của người Tày ở bản Po Mỏ Thổ, xã Thanh Chăn, huyện Điện Biên (Điện Biên) tuy có nhiều thay đổi so với trước đây, song vẫn còn giữ được những nghi lễ truyền thống.
Trước đây, hôn nhân người Tày mang tính chất “mua bán” rõ rệt, thông qua việc thách cưới của nhà gái, được đúc kết qua câu tục ngữ “nhinh khai, chài dư”, có nghĩa “gái bán, trai mua”. Họ thường tổ chức hát lượn để thổ lộ tình cảm trong các phiên chợ, hội hè, có trường hợp nên vợ chồng nhưng hôn nhân do cha mẹ sắp đặt vẫn là hình thái chủ đạo.

Ngày nay, trai gái Tày được tự do tìm hiểu và có quyền quyết định hôn nhân của mình. Khi đôi nam, nữ gặp gỡ, tìm hiểu, cảm thấy tâm đầu ý hợp, họ sẽ thông báo cho 2 bên gia đình. Gia đình chàng trai nhờ bà mối đến nhà gái ướm hỏi, nếu nhà gái ưng thuận, sẽ định ngày tốt để 2 bên gia đình gặp mặt. Đây chính là lễ dạm hỏi (khát pu mác), lễ vật dùng trong buổi gặp mặt tuỳ theo điều kiện kinh tế của nhà trai.
Lễ ăn hỏi (khát căm) với ý nghĩa là đã dứt lời, việc cưới xin đã được thống nhất giữa 2 gia đình. Thông thường, lễ này được tiến hành từ 1 đến 2 tháng sau lễ dạm hỏi. Trong lễ này, ông trưởng họ dẫn đầu cùng một số chàng trai đi giúp việc và đem các lễ vật đã thoả thuận từ trước giữa bà mối và nhà gái. Tổ chức lễ này to hay nhỏ tuỳ thuộc khả năng, điều kiện nhà trai và yêu cầu của nhà gái, nhưng phải theo phong tục truyền thống. Trong lễ vật nhà trai đem đến, một tục lệ bắt buộc phải có lợn quay. Kể từ sau lễ này, cô gái tự khâu chăn cho mình để dùng khi về nhà chồng.
Lễ xin định ngày cưới (to căm) có nghĩa là nối lời, khi gia đình nhà trai đã chọn được ngày lành, tháng tốt, ông trưởng họ sang nhà gái thoả thuận, định ngày cưới và nhà gái thống nhất yêu cầu lễ vật trong đám cưới.
Trong lễ cưới chính thức (kinh lẩu luông), lễ vật được nhà trai đem sang nhà gái từ chiều hôm trước. Lễ dẫn cưới gồm có 1 triệu đồng tiền mặt và thực phẩm: 1 con lợn quay, gạo, rượu... trong đó, nhất thiết phải có cá sấy và trứng gà. Lễ đón dâu được tổ chức vào buổi chiều hôm diễn ra đám cưới chính thức. Cô dâu mặc bộ quần áo đen, quấn khăn truyền thống. Theo quan niệm của người Tày: cô dâu trong ngày cưới quan trọng nhất là việc quấn khăn, khăn quấn làm sao phải chặt, đẹp. Chọn người quấn khăn cũng là khâu quan trọng, người được chọn là một phụ nữ khoẻ mạnh, đảm đang, gia đình hạnh phúc, con cái vẹn toàn và biết đối nhân xử thế.
Trước khi đón dâu, bao giờ cũng phải làm lễ cúng tổ tiên. Lễ vật cúng tổ tiên không thể thiếu đôi gà, gồm 1 con trống và 1 con mái, thể hiện cho sự sinh sôi phát triển. Số người đi đón dâu bao giờ cũng là con số chẵn, thành phần đoàn đón dâu bao gồm: ông trưởng họ, bà mối, phù dâu, phù rể cùng một số bạn bè và người thân từ 8 đến 10 người. Theo quan niệm của đồng bào: số chẵn tượng trưng cho điều may mắn.
Sau lễ cưới 3 hôm, đôi vợ chồng cùng bà mối và chị gái hoặc em gái chồng trở về thăm nhà vợ theo một phong tục, gọi là lễ “tao loi tin”. Lễ vật mang theo là đôi gà trống thiến, rượu, gạo... Khi trở lại nhà chồng, sau 3 ngày cô dâu mới được phép đi thăm họ hàng, bà con trong bản.

Bằng Giang

Tục thách cưới của người Tày(Hồng Minh)

Ngoài 1 tạ thịt lợn, nhà trai còn phải có con lợn quay trong ngày đón dâu. Ảnh minh họa:

Theo phong tục truyền thống của người Tày ở Lạng Sơn, nhà trai chuẩn bị cho đám cưới rất tốn kém, khoảng 4 tạ thịt lợn, trong đó phải đem sang nhà gái ít nhất 1 tạ, chưa kể bánh dày, gà thiến, rượu trắng và tiền.

Cũng như nhiều dân tộc trên đất nước Việt Nam, đối với  người Tày, dựng vợ gả chồng cho con là việc hệ trọng, được cả gia đình và dòng họ quan tâm. Do đó, đám cưới có rất nhiều nghi thức, quy định khắt khe. Qua các nghi thức, chàng rể người Tày phải thể hiện cho nhà gái thấy được sự khôn ngoan, tình yêu và thành ý đem đến hạnh phúc cho người phụ nữ của mình. Theo phong tục truyền thống của người Tày, hầu hết chi phí trong đám cưới do gia đình nhà trai chịu trách nhiệm, nhà gái chỉ mang tính chất hỗ trợ. Để thể hiện gia đình mình có thể là chỗ dựa vững chắc cho con dâu, dù khó khăn thế nào, nhà trai cũng phải đáp ứng đầy đủ lễ vật mà nhà gái yêu cầu.

Ở các bản làng người Tày ngày trước, việc dựng vợ gả chồng cho con cái thường mang tính chất “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”, nhưng cũng không ít đám cưới dựa trên tình cảm của đôi trẻ. Sau một thời gian đôi trai gái tìm hiểu nhau, gia đình nhà trai sẽ cử đại diện là ông chú, ông bá hay 1 già làng có uy tín đến nhà gái dạm hỏi và xin lá số bản mệnh về so tuổi với con trai mình.

Sau khi biết lá số đôi nam nữ hợp nhau, nhà trai sẽ chọn ngày lành tháng tốt, cử một ông mối cùng chú bác trong họ, mang lễ vật sang nhà gái làm lễ ăn hỏi. Nhà gái cũng mời những người uy tín trong họ đến, thống nhất với nhà trai về lễ vật thách cưới. Theo ông Trần Quốc Huynh, người Tày ở thôn Nà Trà, xã Kháng Chiến, huyện Tràng Định, Lạng Sơn, nhà trai chuẩn bị cho đám cưới rất tốn kém, khoảng 4 tạ thịt lợn, trong đó phải đem sang nhà gái ít nhất 1 tạ, chưa kể bánh dày, gà thiến, rượu trắng và tiền. Ông Trần Quốc Huynh cho biết: “Lễ ăn hỏi làm khoảng 3 mâm, nếu nhà khá giả đông anh em thì phải làm chục mâm. Hôm đấy toàn bộ các lễ sắm đến để bàn bạc là nhà trai chi hết. ngày xưa các cụ còn có 1 con lợn 35kg, 60 cái bánh giày, 2 con gà gia tiên, hai chai rượu ,đi mới làm được cái lễ này. Cả họ nhà trai nhà gái tập trung ăn cơm. Ăn xong rồi sau đó mới bàn ngày cưới, hồi xưa thì nó thách cưới, nhà gái sẽ đưa ra thách với nhà trai ví dụ như thời buổi bây giờ là cứ phải khoảng 25-30 triệu, ngày xưa, thời bao cấp kia là chỉ có 500 đồng thôi với lại 1 tạ móc hàm thịt lợn, gạo bánh, rượu”.

Ông Huynh kể, trước kia, tất cả các món trong mâm cơm cưới đều chế biến từ thịt lợn. Vì vậy, nhà trai lùa lợn đến nhà gái phải đủ1 tạ, không được phép thiếu: “Phải cân đủ đúng 100kg thì mới được, thừa thì được nhưng thiếu thì lại phán xét nhau. Một tạ thịt lợn bất  di bất dịch kia là để người ta làm cỗ thôi còn đến hôm đi làm rể là bắt buộc phải con lợn quay khiêng đi theo. Cái đấy thì không tính trong lễ thách cưới. Không có đủ thì người ta không làm đủ mâm, hồi xưa người ta tính chi li lắm chứ, mâm cỗ 8 người ăn , ví dụ làm khoảng 40 mâm chẳng hạn thì người ta tính rồi, cứ 2,7kg là được 1 mâm khoảng 6-7 món gì đấy”.

Bà Hoàng Phương Anh ở thôn Tân Lập, xã Mai Pha, thành phố Lạng Sơn cho biết, việc chuẩn bị đủ lễ vật đám cưới là chuẩn mực đầu tiên để đánh giá thành ý của gia đình nhà trai. Nếu lượng thịt đem đến không đủ, nhà trai thường bị họ hàng bạn bè nhà gái dị nghị, bị đánh giá là không chu đáo: “Nó đã có lệ như thế, tôi đòi anh chỉ muốn là vui vẻ phấn khởi, anh cứ dư anh mang lên. Ví dụ thừa 5,7kg cũng được, nhưng thiếu thì không hay. Tại trước khi nhà trai mang cho nhà gái, mình cũng phải kiểm tra cân rồi. Họ hàng đã được giao trách nhiêm ấy người ta nói, đánh giá là không giữ lời hứa, ví dụ người ta bảo thiếu, anh phải về anh bù lại cho nhà tôi thì phải về lấy. Thể hiện sòng phẳng, dứt khoát, đã thống nhất trước sau như một, chứ không phải kì kèo mè nheo đâu”.

Lễ vật và yêu cầu khắt khe là vậy, nhưng trước đây, khi kinh tế còn khó khăn, không phải gia đình nào cũng lo được một lúc ngần ấy lễ vật. Do đó, gia đình có con trai đến tuổi lập gia đình đều chuẩn bị thịt lợn cho con bằng hình thức “gửi lợn”. Ông Trần Quốc Huynh giải thích: “Hồi xưa cái thời khó khăn là không có gì cho lợn ăn, chỉ nuôi cám rau lang không hoặc là chuối thái ra đun sôi rồi đổ vào máng cho ăn thôi nên không lớn được. Con lợn nuôi 1 năm chỉ có 50-60kg thì đã gọi là chóng lớn rồi. Cho nên mới có tục gửi lợn. Nhà tôi năm tới này chuẩn bị lấy dâu sang nhà ông chú hàng xóm, ông bác bên kia đặt vấn đề là nhờ nhà kia nuôi cho tôi 1 con lợn. Lúc đấy chưa biết là bao nhiêu kg đâu mà cứ nuôi đến tháng đấy thì lấy, bao nhiêu cân cũng lấy”.

Tuy nói là “bao nhiêu cũng lấy” nhưng gia đình được “gửi lợn” khi đã nhận lời là đã có trách nhiệm phải nuôi bằng được một con “lợn cưới” cho nhà trai.

Hiện nay, tục gửi lợn trong đám cưới của người Tày ở Lạng Sơn không còn được duy trì bởi lễ vật thách cưới không quá nặng nề như trước. Song, tinh thần tương thân, tương ái của bà con vẫn được giữ nguyên, thông qua các hình thức hỗ trợ về vật chất, tinh thần khác trong cuộc sống thường  ngày.

Hồng Minh
Ngoài 1 tạ thịt lợn, nhà trai còn phải có con lợn quay trong ngày đón dâu. Ảnh minh họa:

Theo phong tục truyền thống của người Tày ở Lạng Sơn, nhà trai chuẩn bị cho đám cưới rất tốn kém, khoảng 4 tạ thịt lợn, trong đó phải đem sang nhà gái ít nhất 1 tạ, chưa kể bánh dày, gà thiến, rượu trắng và tiền.

Cũng như nhiều dân tộc trên đất nước Việt Nam, đối với  người Tày, dựng vợ gả chồng cho con là việc hệ trọng, được cả gia đình và dòng họ quan tâm. Do đó, đám cưới có rất nhiều nghi thức, quy định khắt khe. Qua các nghi thức, chàng rể người Tày phải thể hiện cho nhà gái thấy được sự khôn ngoan, tình yêu và thành ý đem đến hạnh phúc cho người phụ nữ của mình. Theo phong tục truyền thống của người Tày, hầu hết chi phí trong đám cưới do gia đình nhà trai chịu trách nhiệm, nhà gái chỉ mang tính chất hỗ trợ. Để thể hiện gia đình mình có thể là chỗ dựa vững chắc cho con dâu, dù khó khăn thế nào, nhà trai cũng phải đáp ứng đầy đủ lễ vật mà nhà gái yêu cầu.

Ở các bản làng người Tày ngày trước, việc dựng vợ gả chồng cho con cái thường mang tính chất “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”, nhưng cũng không ít đám cưới dựa trên tình cảm của đôi trẻ. Sau một thời gian đôi trai gái tìm hiểu nhau, gia đình nhà trai sẽ cử đại diện là ông chú, ông bá hay 1 già làng có uy tín đến nhà gái dạm hỏi và xin lá số bản mệnh về so tuổi với con trai mình.

Sau khi biết lá số đôi nam nữ hợp nhau, nhà trai sẽ chọn ngày lành tháng tốt, cử một ông mối cùng chú bác trong họ, mang lễ vật sang nhà gái làm lễ ăn hỏi. Nhà gái cũng mời những người uy tín trong họ đến, thống nhất với nhà trai về lễ vật thách cưới. Theo ông Trần Quốc Huynh, người Tày ở thôn Nà Trà, xã Kháng Chiến, huyện Tràng Định, Lạng Sơn, nhà trai chuẩn bị cho đám cưới rất tốn kém, khoảng 4 tạ thịt lợn, trong đó phải đem sang nhà gái ít nhất 1 tạ, chưa kể bánh dày, gà thiến, rượu trắng và tiền. Ông Trần Quốc Huynh cho biết: “Lễ ăn hỏi làm khoảng 3 mâm, nếu nhà khá giả đông anh em thì phải làm chục mâm. Hôm đấy toàn bộ các lễ sắm đến để bàn bạc là nhà trai chi hết. ngày xưa các cụ còn có 1 con lợn 35kg, 60 cái bánh giày, 2 con gà gia tiên, hai chai rượu ,đi mới làm được cái lễ này. Cả họ nhà trai nhà gái tập trung ăn cơm. Ăn xong rồi sau đó mới bàn ngày cưới, hồi xưa thì nó thách cưới, nhà gái sẽ đưa ra thách với nhà trai ví dụ như thời buổi bây giờ là cứ phải khoảng 25-30 triệu, ngày xưa, thời bao cấp kia là chỉ có 500 đồng thôi với lại 1 tạ móc hàm thịt lợn, gạo bánh, rượu”.

Ông Huynh kể, trước kia, tất cả các món trong mâm cơm cưới đều chế biến từ thịt lợn. Vì vậy, nhà trai lùa lợn đến nhà gái phải đủ1 tạ, không được phép thiếu: “Phải cân đủ đúng 100kg thì mới được, thừa thì được nhưng thiếu thì lại phán xét nhau. Một tạ thịt lợn bất  di bất dịch kia là để người ta làm cỗ thôi còn đến hôm đi làm rể là bắt buộc phải con lợn quay khiêng đi theo. Cái đấy thì không tính trong lễ thách cưới. Không có đủ thì người ta không làm đủ mâm, hồi xưa người ta tính chi li lắm chứ, mâm cỗ 8 người ăn , ví dụ làm khoảng 40 mâm chẳng hạn thì người ta tính rồi, cứ 2,7kg là được 1 mâm khoảng 6-7 món gì đấy”.

Bà Hoàng Phương Anh ở thôn Tân Lập, xã Mai Pha, thành phố Lạng Sơn cho biết, việc chuẩn bị đủ lễ vật đám cưới là chuẩn mực đầu tiên để đánh giá thành ý của gia đình nhà trai. Nếu lượng thịt đem đến không đủ, nhà trai thường bị họ hàng bạn bè nhà gái dị nghị, bị đánh giá là không chu đáo: “Nó đã có lệ như thế, tôi đòi anh chỉ muốn là vui vẻ phấn khởi, anh cứ dư anh mang lên. Ví dụ thừa 5,7kg cũng được, nhưng thiếu thì không hay. Tại trước khi nhà trai mang cho nhà gái, mình cũng phải kiểm tra cân rồi. Họ hàng đã được giao trách nhiêm ấy người ta nói, đánh giá là không giữ lời hứa, ví dụ người ta bảo thiếu, anh phải về anh bù lại cho nhà tôi thì phải về lấy. Thể hiện sòng phẳng, dứt khoát, đã thống nhất trước sau như một, chứ không phải kì kèo mè nheo đâu”.

Lễ vật và yêu cầu khắt khe là vậy, nhưng trước đây, khi kinh tế còn khó khăn, không phải gia đình nào cũng lo được một lúc ngần ấy lễ vật. Do đó, gia đình có con trai đến tuổi lập gia đình đều chuẩn bị thịt lợn cho con bằng hình thức “gửi lợn”. Ông Trần Quốc Huynh giải thích: “Hồi xưa cái thời khó khăn là không có gì cho lợn ăn, chỉ nuôi cám rau lang không hoặc là chuối thái ra đun sôi rồi đổ vào máng cho ăn thôi nên không lớn được. Con lợn nuôi 1 năm chỉ có 50-60kg thì đã gọi là chóng lớn rồi. Cho nên mới có tục gửi lợn. Nhà tôi năm tới này chuẩn bị lấy dâu sang nhà ông chú hàng xóm, ông bác bên kia đặt vấn đề là nhờ nhà kia nuôi cho tôi 1 con lợn. Lúc đấy chưa biết là bao nhiêu kg đâu mà cứ nuôi đến tháng đấy thì lấy, bao nhiêu cân cũng lấy”.

Tuy nói là “bao nhiêu cũng lấy” nhưng gia đình được “gửi lợn” khi đã nhận lời là đã có trách nhiệm phải nuôi bằng được một con “lợn cưới” cho nhà trai.

Hiện nay, tục gửi lợn trong đám cưới của người Tày ở Lạng Sơn không còn được duy trì bởi lễ vật thách cưới không quá nặng nề như trước. Song, tinh thần tương thân, tương ái của bà con vẫn được giữ nguyên, thông qua các hình thức hỗ trợ về vật chất, tinh thần khác trong cuộc sống thường  ngày.

Hồng Minh

Nét đẹp trong đám cưới của người Tày Cao Bằng (Việt Hoàn)

Đối với dân tộc Tày, chuyện trăm năm của đôi lứa thường được các gia đình chọn để tổ chức trong dịp đầu xuân. Đây là một nét đẹp truyền thống trong đời sống của người Tày Cao Bằng.
Người Tày được xem là những cư dân bản địa lâu đời nhất ở Cao Bằng.  Theo phong tục truyền thống, hôn nhân của người Tày thường do cha mẹ sắp đặt. Ngày nay, nam nữ tự do tìm hiểu trước khi đi đến hôn nhân. Gia đình người Tày theo chế độ gia đình hạt nhân, phụ hệ, một vợ một chồng. 

Đám cưới truyền thống của ng­ười Tày đư­ợc tiến hành qua các nghi thức: Lễ dạm, lễ ăn hỏi, lễ sêu tết, lễ báo ngày cưới, lễ cưới, lễ đón dâu, đưa dâu…, thể hiện bản sắc văn hoá của một tộc ng­ười. Lễ cưới được tổ chức trong hai ngày, nhà gái tổ chức hôm trư­ớc, nhà trai tổ chức hôm sau.  Theo phong tục, mọi chi phí tổ chức đám c­ưới của nhà gái đều do nhà trai lo liệu, từ tiền mặt, lợn, gà, gạo, r­ượu... dùng làm cỗ để mời họ hàng, làng xóm. Điều đó có ý nghĩa là nhà trai tỏ lòng biết ơn, mong đền đáp phần nào công lao dưỡng dục của bố mẹ cô gái. Cỗ cưới thường đ­ược tổ chức vào buổi chiều (tầm 4 - 5 giờ chiều), thông thường, buổi chiều cỗ cư­ới dành cho ng­ười lớn tuổi, bậc cha chú, anh em họ hàng. Buổi tối, bắt đầu vào khoảng 7 - 8 giờ tối gia đình sẽ tổ chức ăn uống dành  cho nam nữ thanh niên, bạn bè gần xa của cô dâu, chú rể. Ăn uống xong, mọi ng­ười vẫn ở lại. Người lớn ngồi uống n­ước, hàn huyên với gia chủ; thanh niên tổ chức trò vui “lày cỏ” thua thì uống rượu, nam nữ hát lượn với nhau. Cuộc vui kéo dài thâu đêm, mờ sáng mới tan.

Đồ xôi trong đám cưới của người Tày.

Đoàn nhà trai đi đón dâu gồm một  quan lang, một pả mẻ, chú rể, hai phù rể, một cô  gái khoảng 15 - 16 tuổi chư­a chồng và đoàn ng­uời gánh lễ khoảng 8 - 10 ng­ười (gồm các chàng trai, cô gái còn trẻ ch­ưa lấy vợ, lấy chồng). Lễ vật nhà trai đem sang nhà gái để đón dâu, gồm: 100 chiếc bánh chưng, 400 chiếc bánh dày nhỏ, 2 chiếc bánh dày to, một con lợn quay, một đôi gà, rượu, trầu cau, một đôi cá nhỏ, một ống tiết, một đoạn lòng lợn, một túi hạt giống (đỗ, thóc, vừng), một ít đường phên, một túi “cóoc mò” khâu bằng vải đỏ, một miếng vải đỏ gọi là “rằm khấư” báo hiếu công nuôi dưỡng của cha, mẹ

Đến nhà gái, việc tiếp đón diễn ra tình cảm, ý nhị. Pả mẻ nhà gái cất lời chào đón đoàn nhà trai, quan lang nhà trai thay mặt đáp lời. Để thử thách tài đối đáp của quan lang nhà trai, pả mẻ nhà gái có thể căng dây, đặt chổi, buộc con mèo tr­ước cửa nhà... Quan lang nhà trai phải dùng những lời thơ đối đáp, đề nghị một cách tế nhị, có lý có tình để  nhà gái mở cửa cho nhà trai vào đón dâu. Đoàn nhà trai vào nhà, nhà gái trân trọng đón lễ. Quan lang, pả mẻ hướng dẫn chú rể dâng lễ lên bàn thờ;  cô dâu chú rể cùng vái lạy tổ tiên. Sau phần nghi lễ, chú rể dâng r­ượu mời ông bà, cha mẹ, anh em họ hàng. Mọi người nhận r­ượu đều có những lời chúc mừng tốt đẹp. Sau đó, đoàn nhà trai dự bữa cơm thân mật với nhà gái.

Đám cưới người Tày có rất nhiều món ăn khá đặc biệt, phản ánh đời sống vật chất, tinh thần và tâm linh của cư dân bản địa, như: canh củ đao, nộm hoa chuối rừng, canh hoa chuối, măng cuốn, măng nhồi, lợn quay…; đủ các món biểu trưng cho âm dương ngũ hành  và một phần không thể thiếu trong cỗ cưới của đồng bào người Tày là rượu. Trong đời sống của người Tày Cao Bằng, rượu là một nét văn hoá ẩm thực đặc sắc và gắn bó với cuộc sống của đồng bào từ lâu đời.

Người con gái Tày đi lấy chồng mang theo nhiều của hồi môn đựng trong chiếc hòm có chân bằng gỗ (rương gỗ). Phần lớn của hồi môn là vải vóc, chăn màn, đồ trang sức. Ngoài ra cô dâu còn biếu bố mẹ chồng và anh em nhà chồng chăn, màn, khăn rửa mặt, giày…, và một gánh lễ mang theo để dâng lên bàn thờ nhà chồng. Sau khi hoàn tất các thủ tục báo cáo tổ tiên, mời r­ượu anh em họ hàng, quan lang nhà trai xin phép đón cô dâu về nhà chồng. Tới nhà trai, cô dâu, chú rể làm lễ báo cáo tr­ước bàn thờ tổ tiên. Chú rể và cô dâu chắp tay vái tổ tiên, uống chén rượu thề chung thuỷ trăm năm rồi đ­ược đưa đón vào buồng hạnh phúc.
Thanh niên Tày lày cỏ trong đám cưới.

Cưới, hỏi là một phong tục truyền thống của dân tộc, là tổng hòa các hình thức văn hóa, văn nghệ dân gian. Trong lễ cưới chứa đựng các giá trị về vật chất cũng như tinh thần của mỗi dân tộc, từ những nét văn hóa ẩm thực, các nghi lễ trong đám cưới đến trang phục truyền thống và các điệu hát quan lang... Hôn nhân của dân tộc Tày không chỉ đơn thuần là việc kết duyên của đôi lứa mà có ý nghĩa lớn hơn là truyền thống đạo lý của dân tộc, giáo dục về nghĩa vợ chồng trong các mối quan hệ gia đình, dòng tộc, góp phần gắn kết cộng đồng, lưu giữ bản sắc văn hóa dân tộc. Trong xu thế phát triển của xã hội hiện nay, những nét văn hóa đó càng cần được lưu giữ không chỉ để cho hôm nay mà phải để cho các thế hệ mai sau hiểu hơn, tự hào hơn về văn hóa của dân tộc mình.  
Việt Hoàn
Đối với dân tộc Tày, chuyện trăm năm của đôi lứa thường được các gia đình chọn để tổ chức trong dịp đầu xuân. Đây là một nét đẹp truyền thống trong đời sống của người Tày Cao Bằng.
Người Tày được xem là những cư dân bản địa lâu đời nhất ở Cao Bằng.  Theo phong tục truyền thống, hôn nhân của người Tày thường do cha mẹ sắp đặt. Ngày nay, nam nữ tự do tìm hiểu trước khi đi đến hôn nhân. Gia đình người Tày theo chế độ gia đình hạt nhân, phụ hệ, một vợ một chồng. 

Đám cưới truyền thống của ng­ười Tày đư­ợc tiến hành qua các nghi thức: Lễ dạm, lễ ăn hỏi, lễ sêu tết, lễ báo ngày cưới, lễ cưới, lễ đón dâu, đưa dâu…, thể hiện bản sắc văn hoá của một tộc ng­ười. Lễ cưới được tổ chức trong hai ngày, nhà gái tổ chức hôm trư­ớc, nhà trai tổ chức hôm sau.  Theo phong tục, mọi chi phí tổ chức đám c­ưới của nhà gái đều do nhà trai lo liệu, từ tiền mặt, lợn, gà, gạo, r­ượu... dùng làm cỗ để mời họ hàng, làng xóm. Điều đó có ý nghĩa là nhà trai tỏ lòng biết ơn, mong đền đáp phần nào công lao dưỡng dục của bố mẹ cô gái. Cỗ cưới thường đ­ược tổ chức vào buổi chiều (tầm 4 - 5 giờ chiều), thông thường, buổi chiều cỗ cư­ới dành cho ng­ười lớn tuổi, bậc cha chú, anh em họ hàng. Buổi tối, bắt đầu vào khoảng 7 - 8 giờ tối gia đình sẽ tổ chức ăn uống dành  cho nam nữ thanh niên, bạn bè gần xa của cô dâu, chú rể. Ăn uống xong, mọi ng­ười vẫn ở lại. Người lớn ngồi uống n­ước, hàn huyên với gia chủ; thanh niên tổ chức trò vui “lày cỏ” thua thì uống rượu, nam nữ hát lượn với nhau. Cuộc vui kéo dài thâu đêm, mờ sáng mới tan.

Đồ xôi trong đám cưới của người Tày.

Đoàn nhà trai đi đón dâu gồm một  quan lang, một pả mẻ, chú rể, hai phù rể, một cô  gái khoảng 15 - 16 tuổi chư­a chồng và đoàn ng­uời gánh lễ khoảng 8 - 10 ng­ười (gồm các chàng trai, cô gái còn trẻ ch­ưa lấy vợ, lấy chồng). Lễ vật nhà trai đem sang nhà gái để đón dâu, gồm: 100 chiếc bánh chưng, 400 chiếc bánh dày nhỏ, 2 chiếc bánh dày to, một con lợn quay, một đôi gà, rượu, trầu cau, một đôi cá nhỏ, một ống tiết, một đoạn lòng lợn, một túi hạt giống (đỗ, thóc, vừng), một ít đường phên, một túi “cóoc mò” khâu bằng vải đỏ, một miếng vải đỏ gọi là “rằm khấư” báo hiếu công nuôi dưỡng của cha, mẹ

Đến nhà gái, việc tiếp đón diễn ra tình cảm, ý nhị. Pả mẻ nhà gái cất lời chào đón đoàn nhà trai, quan lang nhà trai thay mặt đáp lời. Để thử thách tài đối đáp của quan lang nhà trai, pả mẻ nhà gái có thể căng dây, đặt chổi, buộc con mèo tr­ước cửa nhà... Quan lang nhà trai phải dùng những lời thơ đối đáp, đề nghị một cách tế nhị, có lý có tình để  nhà gái mở cửa cho nhà trai vào đón dâu. Đoàn nhà trai vào nhà, nhà gái trân trọng đón lễ. Quan lang, pả mẻ hướng dẫn chú rể dâng lễ lên bàn thờ;  cô dâu chú rể cùng vái lạy tổ tiên. Sau phần nghi lễ, chú rể dâng r­ượu mời ông bà, cha mẹ, anh em họ hàng. Mọi người nhận r­ượu đều có những lời chúc mừng tốt đẹp. Sau đó, đoàn nhà trai dự bữa cơm thân mật với nhà gái.

Đám cưới người Tày có rất nhiều món ăn khá đặc biệt, phản ánh đời sống vật chất, tinh thần và tâm linh của cư dân bản địa, như: canh củ đao, nộm hoa chuối rừng, canh hoa chuối, măng cuốn, măng nhồi, lợn quay…; đủ các món biểu trưng cho âm dương ngũ hành  và một phần không thể thiếu trong cỗ cưới của đồng bào người Tày là rượu. Trong đời sống của người Tày Cao Bằng, rượu là một nét văn hoá ẩm thực đặc sắc và gắn bó với cuộc sống của đồng bào từ lâu đời.

Người con gái Tày đi lấy chồng mang theo nhiều của hồi môn đựng trong chiếc hòm có chân bằng gỗ (rương gỗ). Phần lớn của hồi môn là vải vóc, chăn màn, đồ trang sức. Ngoài ra cô dâu còn biếu bố mẹ chồng và anh em nhà chồng chăn, màn, khăn rửa mặt, giày…, và một gánh lễ mang theo để dâng lên bàn thờ nhà chồng. Sau khi hoàn tất các thủ tục báo cáo tổ tiên, mời r­ượu anh em họ hàng, quan lang nhà trai xin phép đón cô dâu về nhà chồng. Tới nhà trai, cô dâu, chú rể làm lễ báo cáo tr­ước bàn thờ tổ tiên. Chú rể và cô dâu chắp tay vái tổ tiên, uống chén rượu thề chung thuỷ trăm năm rồi đ­ược đưa đón vào buồng hạnh phúc.
Thanh niên Tày lày cỏ trong đám cưới.

Cưới, hỏi là một phong tục truyền thống của dân tộc, là tổng hòa các hình thức văn hóa, văn nghệ dân gian. Trong lễ cưới chứa đựng các giá trị về vật chất cũng như tinh thần của mỗi dân tộc, từ những nét văn hóa ẩm thực, các nghi lễ trong đám cưới đến trang phục truyền thống và các điệu hát quan lang... Hôn nhân của dân tộc Tày không chỉ đơn thuần là việc kết duyên của đôi lứa mà có ý nghĩa lớn hơn là truyền thống đạo lý của dân tộc, giáo dục về nghĩa vợ chồng trong các mối quan hệ gia đình, dòng tộc, góp phần gắn kết cộng đồng, lưu giữ bản sắc văn hóa dân tộc. Trong xu thế phát triển của xã hội hiện nay, những nét văn hóa đó càng cần được lưu giữ không chỉ để cho hôm nay mà phải để cho các thế hệ mai sau hiểu hơn, tự hào hơn về văn hóa của dân tộc mình.  
Việt Hoàn

Đám cưới người Tày (Hồng Tươi)

Người Tày có mặt ở Việt Nam từ rất sớm, có thể từ nửa cuối thiên niên kỷ thứ nhất trước Công nguyên. Họ có truyền thống làm ruộng nước, từ lâu đời đã biết thâm canh và áp dụng các biện pháp thuỷ lợi như đào mương, bắc máng, đắp phai, làm cọn lấy nước tưới ruộng. Người Tày sống chủ yếu ở vùng núi phía Bắc. Tục lệ cưới xin của người Tày cũng có nhiều điểm giống người Kinh: cũng có lễ dạm ngõ, ăn hỏi, rước dâu… nhưng cũng có những điểm khác biệt, thể hiện bản sắc văn hóa của một tộc người.

Gia đình người Tày theo chế độ gia đình hạt nhân, phụ hệ, một vợ một chồng. Thanh niên nam nữ được tự do tìm hiểu trước khi đi đến hôn nhân. Thế nhưng, có đi đến hôn nhân hay không lại do hai gia đình quyết định. Hôn lễ truyền thống của người Tày được tiến hành qua các nghi thức: Lễ dạm, lễ ăn hỏi, lễ sêu tết, lễ báo ngày cưới, lễ cưới, lễ đón dâu, đưa dâu…, thể hiện bản sắc văn hoá của một tộc người. Sau khi cưới, cô dâu ở nhà bố mẹ đẻ cho đến khi có mang sắp đến ngày sinh nở mới về ở hẳn bên nhà chồng. Gia đình người Tày thường quí con trai hơn và có qui định rõ ràng trong quan hệ giữa các thành viên trong nhà.

Nhà trai xem ngày tốt để tiến hành lễ cưới. Tục thách cưới, nhà trai phải lo toàn bộ đồ ăn cho khách mời của nhà gái trong ngày cưới như: Gà, lợn, xôi, bánh, gạo, rượu... Trước đây, thách cưới bằng bạc trắng, nay thách cưới bằng tiền để sắm đồ cưới.

Theo phong tục, những gia đình có con gái từ 10 tuổi trở lên phải trồng bông dệt vải. Khi cô dâu về nhà chồng phải chuẩn bị cho ông bà nội, ngoại, bố mẹ chồng, cô, dì, chú bác bên chồng mỗi gia đình một đôi gối, một cái chăn bông. Nếu anh em chưa có gia đình thì mỗi người sẽ được cô dâu tặng một cái chăn và một cái gối. Đồng thời, cô dâu còn phải chuẩn bị đầy đủ mọi dụng cụ, phục vụ sinh hoạt và lao động sản xuất để mang theo về nhà chồng. Cô dâu trong ngày cưới mặc áo dài đen, váy đen, vấn tóc trong vành khăn.

Lễ cưới được tổ chức trong hai ngày, nhà gái tổ chức hôm trước, nhà trai tổ chức hôm sau.  Theo phong tục, mọi chi phí tổ chức đám cưới của nhà gái đều do nhà trai lo liệu, từ tiền mặt, lợn, gà, gạo, rượu... dùng làm cỗ để mời họ hàng, làng xóm. Điều đó có ý nghĩa là nhà trai tỏ lòng biết ơn, mong đền đáp phần nào công lao dưỡng dục của bố mẹ cô gái. Tất nhiên, hai bên gia đình có thể điều đình với nhau. Tùy theo gia cảnh, nhà gái có thể đòi ít hay đòi nhiều. Có trường hợp, thấy nhà trai điều kiện kinh tế không mấy dư dả, nhà gái chỉ đòi một ít gọi là, cốt để tránh tiếng là con mình theo không người ta.

Cỗ cưới thường được tổ chức vào buổi chiều (tầm 4 - 5 giờ chiều). Tiệc cưới được chia làm hai tiệc. Tiệc thứ nhất dành cho người lớn tuổi, bậc cha chú, anh em họ hàng. Tiệc thứ hai dành cho nam nữ thanh niên, bạn bè gần xa của cô dâu chú rể. Tiệc này bắt đầu vào khoảng 7-8 giờ đêm. Ăn uống xong, mọi người vẫn ở lại. Người lớn ngồi uống nước, hàn huyên với gia chủ. Thanh niên thì tổ chức lày cỏ, hát lượn với nhau. Cuộc vui ồn ã, kéo dài thâu đêm, mờ sáng mới tan.

Trước khi nhà trai đi đón dâu phải làm lễ cúng tổ tiên. Khi đi đón dâu, nhà trai gồm có 2 người cao tuổi đại diện, chú rể, phù rể, bà gia hặp (bà đưa cơi trầu). Đi đến chân cầu thang nhà gái, ông bác đại diện nhà trai xin phép rửa chân để lên nhà nói chuyện xin dâu.

Đoàn nhà trai vào nhà, nhà gái trân trọng đón lễ. Lễ vật nhà trai đem sang nhà gái để đón dâu, gồm: 100 chiếc bánh chưng, 400 chiếc bánh dày nhỏ, 2 chiếc bánh dày to, một con lợn quay, một đôi gà, rượu, trầu cau, một đôi cá nhỏ, một ống tiết, một đoạn lòng lợn, một túi hạt giống (đỗ, thóc, vừng), một ít đường phên, một túi “cóoc mò” khâu bằng vải đỏ, một miếng vải đỏ gọi là “rằm khấư” báo hiếu công nuôi dưỡng của cha, mẹ.

Cô dâu chú rể cùng vái lạy tổ tiên. Sau phần nghi lễ, chú rể dâng rượu mời ông bà, cha mẹ, anh em họ hàng. Mọi người nhận rượu đều có những lời chúc mừng tốt đẹp. Sau đó, đoàn nhà trai dự bữa cơm thân mật với nhà gái. Trước khi ăn cơm ở nhà gái, 2 người lớn tuổi đại diện nhà trai cùng chú rể, phù rể phải đi mời cơm lần lượt quan khách của họ nhà gái. Trước khi đoàn trở về nhà trai, cô dâu, chú rể lạy ông bà, bố mẹ,... nhà gái mỗi người 3 lạy.

Đám cưới người Tày có rất nhiều món ăn khá đặc biệt, phản ánh đời sống vật chất, tinh thần và tâm linh của cư dân bản địa, như: Canh củ đao, nộm hoa chuối rừng, canh hoa chuối, măng cuốn, măng nhồi, lợn quay…; đủ các món biểu trưng cho âm dương ngũ hành và một phần không thể thiếu trong cỗ cưới của đồng bào người Tày là rượu.

Hát quan làng trong đám cưới người Tày

Người con gái Tày đi lấy chồng mang theo nhiều của hồi môn đựng trong chiếc hòm có chân bằng gỗ. Phần lớn của hồi môn là vải vóc, chăn màn, đồ trang sức. Ngoài ra cô dâu còn biếu bố mẹ chồng và anh em nhà chồng chăn, màn, khăn rửa mặt, giày…, và một gánh lễ mang theo để dâng lên bàn thờ nhà chồng. Sau khi hoàn tất các thủ tục báo cáo tổ tiên, mời rượu anh em họ hàng, quan lang nhà trai xin phép đón cô dâu về nhà chồng. Tới nhà trai, cô dâu, chú rể làm lễ báo cáo trước bàn thờ tổ tiên. Chú rể và cô dâu chắp tay vái tổ tiên, uống chén rượu thề chung thuỷ trăm năm rồi được đưa đón vào buồng hạnh phúc.

Ở một số huyện của tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, đồng bào Tày còn có tục cưới vắng mặt chú rể. Nếu chú rể vì một lý do nào đó mà vắng mặt trong ngày cưới, nhà trai sẽ chọn một người thế vai chú rể, gọi là rể giả. Người làm rể giả phải là trai tân, khỏe mạnh, có đạo đức… thường là con cháu trong nhà hoặc là bạn thân của chú rể. Rể giả sẽ cùng họ nhà trai đi đón dâu, cùng cô dâu ra mắt hai họ… Cốt là để cô dâu không phải lẻ bóng trong ngày cưới. Tục này có từ bao giờ cũng không rõ, chỉ biết những năm đất nước còn chiến tranh, tục này diễn ra khá phổ biến. Những chàng trai do bận công tác đột xuất, đi bộ đội đóng quân ở xa, ngày cưới của mình không về được cũng không sao. Ở nhà, đám cưới vẫn được tổ chức bình thường, chu đáo; mà cũng không vì thế mà mất vui. Và những chàng rể vắng mặt đó vẫn yên tâm về người vợ mới cưới của mình.

Trong cuộc sống mới hôm nay, tục cưới xin của người Tày đây tuy có nhiều đổi thay nhưng vẫn lưu giữ được những nét văn hóa truyền thống đặc trưng của địa phương. Hôn nhân của dân tộc Tày không chỉ đơn thuần là việc kết duyên của đôi lứa mà có ý nghĩa lớn hơn là truyền thống đạo lý của dân tộc, giáo dục về nghĩa vợ chồng trong các mối quan hệ gia đình, dòng tộc, góp phần gắn kết cộng đồng, lưu giữ bản sắc văn hóa dân tộc.

Hồng Tươi
Người Tày có mặt ở Việt Nam từ rất sớm, có thể từ nửa cuối thiên niên kỷ thứ nhất trước Công nguyên. Họ có truyền thống làm ruộng nước, từ lâu đời đã biết thâm canh và áp dụng các biện pháp thuỷ lợi như đào mương, bắc máng, đắp phai, làm cọn lấy nước tưới ruộng. Người Tày sống chủ yếu ở vùng núi phía Bắc. Tục lệ cưới xin của người Tày cũng có nhiều điểm giống người Kinh: cũng có lễ dạm ngõ, ăn hỏi, rước dâu… nhưng cũng có những điểm khác biệt, thể hiện bản sắc văn hóa của một tộc người.

Gia đình người Tày theo chế độ gia đình hạt nhân, phụ hệ, một vợ một chồng. Thanh niên nam nữ được tự do tìm hiểu trước khi đi đến hôn nhân. Thế nhưng, có đi đến hôn nhân hay không lại do hai gia đình quyết định. Hôn lễ truyền thống của người Tày được tiến hành qua các nghi thức: Lễ dạm, lễ ăn hỏi, lễ sêu tết, lễ báo ngày cưới, lễ cưới, lễ đón dâu, đưa dâu…, thể hiện bản sắc văn hoá của một tộc người. Sau khi cưới, cô dâu ở nhà bố mẹ đẻ cho đến khi có mang sắp đến ngày sinh nở mới về ở hẳn bên nhà chồng. Gia đình người Tày thường quí con trai hơn và có qui định rõ ràng trong quan hệ giữa các thành viên trong nhà.

Nhà trai xem ngày tốt để tiến hành lễ cưới. Tục thách cưới, nhà trai phải lo toàn bộ đồ ăn cho khách mời của nhà gái trong ngày cưới như: Gà, lợn, xôi, bánh, gạo, rượu... Trước đây, thách cưới bằng bạc trắng, nay thách cưới bằng tiền để sắm đồ cưới.

Theo phong tục, những gia đình có con gái từ 10 tuổi trở lên phải trồng bông dệt vải. Khi cô dâu về nhà chồng phải chuẩn bị cho ông bà nội, ngoại, bố mẹ chồng, cô, dì, chú bác bên chồng mỗi gia đình một đôi gối, một cái chăn bông. Nếu anh em chưa có gia đình thì mỗi người sẽ được cô dâu tặng một cái chăn và một cái gối. Đồng thời, cô dâu còn phải chuẩn bị đầy đủ mọi dụng cụ, phục vụ sinh hoạt và lao động sản xuất để mang theo về nhà chồng. Cô dâu trong ngày cưới mặc áo dài đen, váy đen, vấn tóc trong vành khăn.

Lễ cưới được tổ chức trong hai ngày, nhà gái tổ chức hôm trước, nhà trai tổ chức hôm sau.  Theo phong tục, mọi chi phí tổ chức đám cưới của nhà gái đều do nhà trai lo liệu, từ tiền mặt, lợn, gà, gạo, rượu... dùng làm cỗ để mời họ hàng, làng xóm. Điều đó có ý nghĩa là nhà trai tỏ lòng biết ơn, mong đền đáp phần nào công lao dưỡng dục của bố mẹ cô gái. Tất nhiên, hai bên gia đình có thể điều đình với nhau. Tùy theo gia cảnh, nhà gái có thể đòi ít hay đòi nhiều. Có trường hợp, thấy nhà trai điều kiện kinh tế không mấy dư dả, nhà gái chỉ đòi một ít gọi là, cốt để tránh tiếng là con mình theo không người ta.

Cỗ cưới thường được tổ chức vào buổi chiều (tầm 4 - 5 giờ chiều). Tiệc cưới được chia làm hai tiệc. Tiệc thứ nhất dành cho người lớn tuổi, bậc cha chú, anh em họ hàng. Tiệc thứ hai dành cho nam nữ thanh niên, bạn bè gần xa của cô dâu chú rể. Tiệc này bắt đầu vào khoảng 7-8 giờ đêm. Ăn uống xong, mọi người vẫn ở lại. Người lớn ngồi uống nước, hàn huyên với gia chủ. Thanh niên thì tổ chức lày cỏ, hát lượn với nhau. Cuộc vui ồn ã, kéo dài thâu đêm, mờ sáng mới tan.

Trước khi nhà trai đi đón dâu phải làm lễ cúng tổ tiên. Khi đi đón dâu, nhà trai gồm có 2 người cao tuổi đại diện, chú rể, phù rể, bà gia hặp (bà đưa cơi trầu). Đi đến chân cầu thang nhà gái, ông bác đại diện nhà trai xin phép rửa chân để lên nhà nói chuyện xin dâu.

Đoàn nhà trai vào nhà, nhà gái trân trọng đón lễ. Lễ vật nhà trai đem sang nhà gái để đón dâu, gồm: 100 chiếc bánh chưng, 400 chiếc bánh dày nhỏ, 2 chiếc bánh dày to, một con lợn quay, một đôi gà, rượu, trầu cau, một đôi cá nhỏ, một ống tiết, một đoạn lòng lợn, một túi hạt giống (đỗ, thóc, vừng), một ít đường phên, một túi “cóoc mò” khâu bằng vải đỏ, một miếng vải đỏ gọi là “rằm khấư” báo hiếu công nuôi dưỡng của cha, mẹ.

Cô dâu chú rể cùng vái lạy tổ tiên. Sau phần nghi lễ, chú rể dâng rượu mời ông bà, cha mẹ, anh em họ hàng. Mọi người nhận rượu đều có những lời chúc mừng tốt đẹp. Sau đó, đoàn nhà trai dự bữa cơm thân mật với nhà gái. Trước khi ăn cơm ở nhà gái, 2 người lớn tuổi đại diện nhà trai cùng chú rể, phù rể phải đi mời cơm lần lượt quan khách của họ nhà gái. Trước khi đoàn trở về nhà trai, cô dâu, chú rể lạy ông bà, bố mẹ,... nhà gái mỗi người 3 lạy.

Đám cưới người Tày có rất nhiều món ăn khá đặc biệt, phản ánh đời sống vật chất, tinh thần và tâm linh của cư dân bản địa, như: Canh củ đao, nộm hoa chuối rừng, canh hoa chuối, măng cuốn, măng nhồi, lợn quay…; đủ các món biểu trưng cho âm dương ngũ hành và một phần không thể thiếu trong cỗ cưới của đồng bào người Tày là rượu.

Hát quan làng trong đám cưới người Tày

Người con gái Tày đi lấy chồng mang theo nhiều của hồi môn đựng trong chiếc hòm có chân bằng gỗ. Phần lớn của hồi môn là vải vóc, chăn màn, đồ trang sức. Ngoài ra cô dâu còn biếu bố mẹ chồng và anh em nhà chồng chăn, màn, khăn rửa mặt, giày…, và một gánh lễ mang theo để dâng lên bàn thờ nhà chồng. Sau khi hoàn tất các thủ tục báo cáo tổ tiên, mời rượu anh em họ hàng, quan lang nhà trai xin phép đón cô dâu về nhà chồng. Tới nhà trai, cô dâu, chú rể làm lễ báo cáo trước bàn thờ tổ tiên. Chú rể và cô dâu chắp tay vái tổ tiên, uống chén rượu thề chung thuỷ trăm năm rồi được đưa đón vào buồng hạnh phúc.

Ở một số huyện của tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, đồng bào Tày còn có tục cưới vắng mặt chú rể. Nếu chú rể vì một lý do nào đó mà vắng mặt trong ngày cưới, nhà trai sẽ chọn một người thế vai chú rể, gọi là rể giả. Người làm rể giả phải là trai tân, khỏe mạnh, có đạo đức… thường là con cháu trong nhà hoặc là bạn thân của chú rể. Rể giả sẽ cùng họ nhà trai đi đón dâu, cùng cô dâu ra mắt hai họ… Cốt là để cô dâu không phải lẻ bóng trong ngày cưới. Tục này có từ bao giờ cũng không rõ, chỉ biết những năm đất nước còn chiến tranh, tục này diễn ra khá phổ biến. Những chàng trai do bận công tác đột xuất, đi bộ đội đóng quân ở xa, ngày cưới của mình không về được cũng không sao. Ở nhà, đám cưới vẫn được tổ chức bình thường, chu đáo; mà cũng không vì thế mà mất vui. Và những chàng rể vắng mặt đó vẫn yên tâm về người vợ mới cưới của mình.

Trong cuộc sống mới hôm nay, tục cưới xin của người Tày đây tuy có nhiều đổi thay nhưng vẫn lưu giữ được những nét văn hóa truyền thống đặc trưng của địa phương. Hôn nhân của dân tộc Tày không chỉ đơn thuần là việc kết duyên của đôi lứa mà có ý nghĩa lớn hơn là truyền thống đạo lý của dân tộc, giáo dục về nghĩa vợ chồng trong các mối quan hệ gia đình, dòng tộc, góp phần gắn kết cộng đồng, lưu giữ bản sắc văn hóa dân tộc.

Hồng Tươi