This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Một số tranh thờ Đạo Giáo của người Dao (Minh Thắng)

Đặng Nguyên Sư, Quan Nguyên Sư (tranh bên trái), Triệu Nguyên Sư, Mã Nguyên Sư (tranh bên phải), tranh thờ dân tộc thiểu số.
Ảnh: Sách tranh thờ các dân tộc thiểu số phía Bắc Việt Nam, Nhà xuất bản Lao động Xã hội, 2006.   

Tranh thờ Đạo giáo có lịch sử lâu đời và bắt nguồn từ Trung Quốc, tại đây tư tưởng Đạo giáo hình thành, biến đổi theo từng thời kỳ, giai đoạn lịch sử đất nước và sức lan tỏa rất lớn.

Tranh thờ Đạo giáo có lịch sử lâu đời và bắt nguồn từ Trung Quốc, tại đây tư tưởng Đạo giáo hình thành, biến đổi theo từng thời kỳ, giai đoạn lịch sử đất nước và sức lan tỏa rất lớn. Việt Nam là quốc gia có đường biên giới chạy dài và giáp ranh Trung Quốc nên chịu tác động văn hoá của nước lớn là điều dễ hiểu. Trong đó, tộc người Dao lại có nguồn gốc di cư từ phương Bắc sang nước Việt nên cũng mang theo văn hoá, tín ngưỡng Trung Quốc.

Trong bài viết này tôi chỉ nghiên cứu đến tín ngưỡng thờ cúng và tôn giáo của người Dao dựa trên nền tảng của văn hoá Hán. Tín ngưỡng thờ đa thần “vạn vật hữu linh”, tín ngưỡng phồn thực, thờ thế lực tự nhiên và nhiều nghi lễ nông nghiệp được kế thừa, gìn giữ một cách đậm đà trong các phong tục, tập quán. Một nghi thức tôn giáo nguyên thủy nhất được xuất hiện đó là hình thức thờ Tô tem giáo, ma thuật (dùng để hại người và chữa bệnh).

Người Dao quan niệm rằng khi chết đi con người chưa phải là rũ bỏ hết với cuộc sống mà họ còn có một cuộc sống tiếp theo ở thế giới khác. Vậy nên Đạo giáo không chỉ can thiệp vào thế giới của linh hồn mà can thiệp cả vào thế giới của con người. Khi chúng ta chết thì phải tổ chức lễ tang giúp đưa linh hồn về bên ông bà, tổ tiên. Ma chay cũng là một hình thức xuất hiện sớm, nó gắn liền đời sống, phổ biến rộng rãi ở tất cả các dân tộc và trên mọi nơi. Nó tồn tại, phát triển từ thời nguyên thủy cho đến ngày nay. Lúc sống họ lại cần trải qua lễ cấp sắc, có như vậy họ mới được coi là người trưởng thành và mang gốc con cháu của Bàn Vương. Mọi nghi lễ, việc thờ cúng trong cộng đồng đều do thầy Tào đứng ra làm lễ. Ông là chiếc cầu nối duy nhất liên lạc giữa con người hiện tại với thế giới thần linh.

Thầy Tào là người có vị trí cao và quan trọng trong bản người Dao. Thầy là người có khả năng liên thông với thế giới linh hồn và thần thánh. Thầy Tào có nhiều việc nhưng việc đưa linh hồn người chết về nơi an nghỉ thì được chú trọng nhất. Họ chia thành hai loại thầy cúng, mỗi người giữ từng lĩnh vực riêng như: Thầy Tam Thanh giỏi về thiên văn, địa lý. Thầy Tam Nguyên lại giỏi về pháp thuật, xuất binh. Nếu gia đình nào khá giả có thể mời cả hai thầy cùng làm lễ, còn không có điều kiện thì chỉ mời một trong hai. Lúc tiến hành cúng lễ thì vật không thể thiếu của thầy Tào đó là những bức tranh thờ. Có thể coi tranh thờ như một phương tiện biểu hiện tư tưởng, tinh thần cũng là thứ công cụ bảo bối của thầy Tào. Từng vị thầy lại sẽ lưu giữ cho mình số lượng tranh thờ càng nhiều càng thể hiện vai trò, giá trị của bản thân trong cộng đồng.

Tranh thờ Đạo giáo dân tộc Dao, đại bộ phận đều có nguồn gốc từ Quảng Tây, Quảng Đông, do nghệ nhân Trung Quốc vẽ, bên cạnh đó thì người Dao cũng khai thác cho mình một vài chủ đề tranh khác như: Sự tích Bàn Vương (tranh “Ngũ Kỳ Binh Mã”, “Thuyền Quan”, “Cưỡi Cá”) tuy thuê nghệ nhân Trung Quốc vẽ nhưng thầy Tào cũng vẽ một số bức để giữ cho mình. Vì lý do trên nên tranh về Đạo giáo cũng rất phong phú, mà còn được nhiều dân tộc thiểu số khác cùng dùng.

Hệ thống tranh đạo giáo có ở trong dân tộc Dao và vài dân tộc khác như: Cao Lan, Tày, Nùng, Kinh, đó là bộ tranh “Tứ đại nguyên sư” gồm bốn bức kết hợp thành.
Đặng Nguyên sư : chủ về việc làm ra Sấm sét
Triệu Nguyên sư : chủ về việc làm ra Mưa
Mã Nguyên sư : chủ về việc làm ra Gió.
Khang Nguyên sư : chủ về việc làm ra Mây

Tranh thờ mặt nạ người Dao.
Ảnh: Sách Tranh thờ các dân tộc thiểu số phía Bắc Việt Nam,

Cách đặt tên này do người dân rút từ những hiện tượng thiên nhiên để khái quát vào hình tượng tranh thờ, gây cảm xúc thẩm mỹ mạnh mẽ, tạo nên khí phách hùng vĩ của thiên nhiên. Khát vọng của con người là chinh phục sức mạnh thiên nhiên nhằm phục vụ cho nông nghiệp. Bộ tranh tuy có bốn bức nhưng ta thường thấy xuất hiện chỉ hai bức chính đó là: Đặng Nguyên sư và Triệu Nguyên sư, hai vị này chủ tạo ra mưa để tưới mát cây trồng, muôn vật sản sinh.

Tuy sức mạnh của các vị Nguyên sư là như vậy nhưng thầy Tào lại dùng bộ tranh này vào mục đích bảo vệ đàn lễ, bắt ma trừ tà, bảo vệ thần linh nên tranh rất được phổ biến dùng trong nghi lễ tang ma, gọi hồn. Đặng Nguyên sư một tay cầm búa sắt to một tay cầm dùi sắt, khuôn mặt dữ tợn, nhe chiếc răng nanh trắng. Ông chủ trị việc làm ra sấm sét nên búa và dùi sắt là phương tiện chính. Triệu Nguyên sư thì tay cầm kiếm dài, giúp làm mưa cho nhân gian. Loại tranh trên thường treo vào những ngày cầu mưa thuận gió hòa nhưng đến nay nó còn được dùng cả vào lễ bắt tà ma, cúng hồn cho người chết, cúng xua đuổi bệnh tật cho người sống.

Tư tưởng Đạo giáo mang khuynh hướng ma thuật với màu sắc tôn giáo, dùng phép, bói toán, bùa chú và cúng lễ để chữa bệnh, đuổi tà ma. Chính vì tư tưởng trên đã cho ra đời nhiều chân dung thần thánh, thành hoàng với sức mạnh phi thường có thể trấn áp quỷ ma, giúp tinh thần người dân thấy yên bình. Tranh thờ cũng giống như hình thức tạc tượng thờ chân dung tại chùa, đình. Cả hai đều có cùng mục đích là thờ cúng phục vụ tín ngưỡng, tôn giáo. Đạo giáo ẩn dấu dưới nhiều hình thức, đứng độc lập tại ngôi đình hay kết hợp với Phật giáo trong ngôi chùa mà cũng tồn tại ngay ở đời sống thường ngày của người dân, thể hiện trên phương diện cúng lễ, bói toán...

Loại tranh thờ Đạo giáo mà người Dao thường sử dụng có tên gọi là “Tứ trực công tào”. Trong tất cả các nghi lễ cầu cúng dự lớn hay nhỏ, việc lành hay việc dữ thì thầy tào dù người Tày, người Nùng và người Dao hầu như đều đem bộ tranh “Tứ trực công tào” ra để hành lễ. Tranh thể hiện bốn vị thần tượng trưng cho sự vận hành thời gian không ngừng nghỉ. Mỗi công tào là biểu hiện của một vị sao cai quản khoảng thời gian nhất định trong ngày. Trực nửa đêm (Hư Nhật Thử tinh quân), trực rạng đông (Mão Nhật Kê tinh quân), trực giữa ngày (Tinh Nhật Mã tinh quân) và trực hoàng hôn (Phòng Nhật Thổ tinh quân).

Đại Đường Hải Phiên, tranh thờ người Dao Đỏ ở Bắc Hà, Lào Cai.
Ảnh: Sách Tranh thờ Đạo giáo của Phan Ngọc Khuê, Nhà Xuất bản Mỹ thuật, 2001

Ngoài việc trông coi thời gian trong ngày thì họ còn tượng trưng cho bốn chòm sao lớn nằm ở bốn phương trời. Sao Hư nằm phương Bắc trực vào mùa Đông, sao Mã nằm phương Tây trực vào mùa Thu. Sao Tinh nằm phương Nam trực mùa Hè, sao Phòng nằm phương Đông trực mùa Xuân. Như vậy tại bất cứ thời điểm nào, giây phút nào trần gian cũng được thần linh cai quản không bỏ sót hành vi nào. Dù con người làm điều thiện, điều ác đều được chứng kiến và sẽ hưởng phúc hay giáng hoạ một cách công bằng, nghiêm minh tuỳ vào hành vi của họ.
Có thể tranh gồm bốn bức vẽ chân dung từng vị Công tào hay tranh gồm hai bức, mỗi bức hai vị nhưng còn một cách khác là vẽ tất cả bốn ông vào chung một bức. Theo cách vẽ này dễ đem đến hiệu quả thị giác hơn, bởi tính liên tục, tổng hợp không bị xé lẻ cho người xem cảm giác dễ hiểu. Hình ảnh bốn vị thần mình mặc áo quan, đội mũ cánh chuồn và cưỡi bốn con vật linh (Hổ, Rồng, Ngựa trắng, Phượng) trên tay đều cầm thẻ lệnh truyền tay nhau đưa đến tận tay thiên đình.

Thứ tự của Công Tào có thể thay đổi không đi theo quy luật nhất định, ví như: Ông cưỡi Hổ đứng trước ông cưỡi Rồng hay ngược lại và Hổ còn được thay bằng hình tượng con Nghê. Dù thế nào thì vị trí cao nhất vẫn là của ông cưỡi Phượng bay phía trên cùng. Phượng là con vật có thể bay cao và biểu tượng cho chúa tể loài chim nên nó cũng được giữ vị trí tương xứng trong tôn giáo. Cách chọn hình tượng biểu trưng trên rất gần với quan niệm của người Việt vùng đồng bằng Bắc bộ mà thể hiện trong ngôi đình, chùa. Rồng, Phượng, Hổ, Ngựa đều là các con vật linh được lựa chọn.

Tuy cùng chung một chủ đề nhưng trang phục cho từng vị thần có sự khác biệt. Người Tày thường dùng quan phục áo dài, gắn đai lưng giữa, đầu đội mũ cánh chuồn đen. Còn người Dao thì lại chọn áo dài đỏ cho quan phục, phía ngoài khoác áo sát nách đen, đầu đội mũ cánh chuồn ngắn và với người Cao Lan hay người Nùng thì cũng chỉ thay đổi chút ít trong hoạ tiết áo, thế dáng bốn con vật linh nhưng nói chung vẫn có điểm tương đồng với nhau.

Tranh vẽ theo dị bản của “Tứ trực Công Tào” cũng phong phú và tạo yếu tố riêng. Tranh “Thanh Long, Bạch Hổ” và “Long Ngâm, Hổ Tiếu” là một tiêu biểu. Sự xuất hiện các vật linh trên đều gắn liền với hệ thống, tư tưởng của Đạo giáo và mỗi con lại mang ý nghĩa. Long Ngâm, Thanh Long tượng trưng cho thần miền biển, nằm ở phương Đông. Bạch Hổ, Hổ Tiếu tượng trưng cho thần núi, nằm tại phương Tây. Có nơi họ treo ghép thành bộ bốn bức nhưng không có điều kiện thì chỉ treo hai bức, chúng vẫn thể hiện đủ giá trị của sự có mặt Đông Tây, sơn thuỷ. Dù cách thức vẽ có biến đổi nhưng vẫn tôn trọng một tiêu chuẩn tôn giáo nhất định, đúng là ý nghĩa mà mỗi bức tranh phản ánh. Loại tranh vẽ dị bản này được người Tày, Nùng sáng tác nên nhằm tạo ra cái mới không bị rập khuôn nguyên bản tranh “Tứ trực Công Tào” của người Dao đó vẽ trước đó. Song song với việc vẽ thì họ cũng muốn cú cái nhìn hay cách lựa chọn khác về nhân vật, hình thức biểu đạt.

Tứ Trực Công Tào, tranh thờ người Dao,
Ảnh: Sách Tranh thờ Đạo giáo của Phan Ngọc Khuê, Nhà Xuất bản Mỹ thuật, 2001

Tính biểu trưng của loại tranh “Tứ trực Công Tào” là sự vận động không ngừng nghỉ của thời gian. Thế giới hiện sinh luôn vận động và thế giới của thần linh cũng diễn ra theo quy luật đó. Sự chạy tiếp sức liên tục của bốn vị thần là tính chuyển động đêm, ngày, tháng, năm, đây là hình tượng biểu đạt khá thành công trong cấu tứ và xây dựng của nghệ thuật tạo hình cổ đại còn lưu giữ đến ngày nay. Người xưa đã có tư duy tiên tiến về sự vận động liên tục của thời gian và coi chúng như một phạm trù triết lý mang tính bất biến. Dù vũ trụ có dịch chuyển thì vẫn phải tuân theo quy luật mà con người đã đặt ra. Hết ngày lại đến đêm, hết Xuân lại đến Hạ... Ý nghĩa lớn nhất bức tranh “Tứ trực Công Tào” biểu hiện đó là tính thống nhất trong mọi quy luật thiên nhiên và con người chính là chủ thể đã phát hiện.

Dù ngày nay khoa học kỹ thuật phát triển, phát minh ra đồng hồ thay thế cho cách tính canh giờ, lịch để chỉ ngày tháng nhưng mọi phát minh đó vẫn phải do cái gốc từ xa xưa để lại dựa vào quy luật trăng tròn hàng tháng... “Tứ trực Công Tào” là bốn vị quan do nhà trời phái xuống giám sát trần gian nên họ cũng được thờ cúng như vai trò của thần linh giữ trọng trách quan trọng. Tranh thờ thì mục đích là để thờ cúng nhưng tuỳ vào từng buổi lễ hay tính chất thờ mà thầy Tào sẽ chọn tranh thích hợp. Do tính chất, giá trị của tranh “Tứ trực Công Tào” nên nó được người Dao sử dụng chính vào lễ cúng đầu năm mới, lễ cấp sắc, lễ cầu mùa...

Đạo giáo luôn gắn với màu sắc tín ngưỡng tôn giáo của phép thuật, bùa chú cúng tế nên cũng gây tác động đến quan niệm người Dao nói riêng. Họ chọn một nghi lễ mang nặng tính Đạo giáo đó là “Lễ cấp sắc”. Đây cũng là một hiện tượng văn hoá mang tính trao truyền cho các thế hệ. Song, trải qua thời gian và thay đổi môi trường mà biến đổi cho phù hợp với trình độ kinh tế, xã hội.

Cấp sắc là nghi lễ không thể thiếu đối với người Dao và là đặc trưng văn hoá vùng của họ. Không chỉ đơn thuần là tín ngưỡng mà nó bao hàm cả những giá trị văn hoá, nghệ thuật. Bởi trong một lễ cấp sắc tổng hợp hầu hết các hình thức tôn giáo, cách thể hiện, sự phản ánh thế giới quan, nhân sinh quan, văn hoá của người Dao. Nó đóng vai trò duy trì và bảo tồn các nghi lễ cổ truyền. Do đó, có thể nói rằng lễ cấp sắc là sự khẳng định sự kế thừa thần quyền. Những thứ kế thừa ở đây không phải là tài sản hiện hữu mà là tài sản tinh thần, thờ cúng tổ tiên, cúng các thần linh và thực hiện các ma thuật chữa bệnh, trừ tà ma. Thầy tào là người trung gian làm cầu nối giữa hai thế giới, thần linh và hiện tại còn người được cấp sắc giữ vai trò trung tâm. Những bức tranh thờ, bùa chú, lễ vật được coi như phương tiện của thầy Tào dùng trong lễ.

Đối với người Dao, lễ cấp sắc còn gọi là “Quá tăng” có từ lâu đời và là một   sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng độc đáo. Trong các nhóm Dao, con trai tuổi từ 12 đến 16 hoặc 15 đến 18 đều phải trải qua lễ này. Đây là nghi lễ chấm dứt thời kỳ niên thiếu để bước vào tuổi trưởng thành với cái tên mới. Những người đã qua lễ cấp sắc mới được cộng đồng và thần thánh thừa nhận là đủ tư cách làm nghề cúng bái và những công việc trong làng, bản, được công nhận là con cháu Bàn vương, rồi khi chết linh hồn sẽ được về Dương Châu. Trước khi làm lễ người thụ lễ cần có thủ tục nhận thầy cúng. Thầy Tam Thanh giỏi về thiên văn, địa lý hoặc thầy Tam Nguyên lại giỏi pháp thuật, xuất binh. Gia đình khá giả có thể mời cả hai thầy cùng tổ chức song song.

Những người đàn ông đã qua lễ cấp sắc thường sống lương thiện, chăm lo giáo dục con cái tốt hơn, vợ con được các thần ma, tổ tiên phù hộ và họ cũng tu thân làm nhiều việc thiện. Lễ cấp sắc vừa mang tính tôn giáo vừa mang tính xã hội, bởi qua đó sẽ giúp con người chuyển sang một thời kỳ phát triển khác, từ trẻ nhỏ sang thành người trưởng thành. Yếu tố tâm linh cao nên người Dao mới gìn giữ và coi trọng cấp sắc như vậy. Nhờ buổi lễ đã gắn kết mọi người trong cộng đồng lại bên nhau, duy trì bản sắc văn hoá, tạo nên phong cách, sắc thái riêng mang tính đặc thù của người Dao. Qua đó, ta còn thấy ảnh hưởng rõ ràng của yếu tố Đạo giáo nằm ở sự hiện diện của các bức tranh thờ như : Tam Thanh Cung, Ngọc Hoàng, Hành phây, Đại đường, Mùi phan đều phản ánh quan niệm Đạo giáo về vũ trụ quan.

Tiến sĩ Lý Hành Sơn, công tác tại Viện Dân Tộc học đã có công trình nghiên cứu rất sâu về “Lễ cấp sắc của người Dao Tiền ở Ba Bể”. Tuy lễ cấp sắc có mặt trong đời sống của dân tộc Dao nói chung nhưng nhóm Dao Tiền tại Ba Bể có cách thể hiện nghi thức độc đáo, đầy đủ và đặc trưng nhất. Một lễ cấp sắc cần phải trải qua nhiều cấp bậc, từ thấp đến cao, nghi lễ diễn ra phức tạp và tốn kém nên ngày nay nó đã bị cắt bớt hay giảm tiện nhiều phần, mà chỉ giữ lại những phần quan trọng không thể bỏ qua.

Họ chia cấp sắc thành 12 bậc (12 đèn) vị trí này là tối cao của người được cấp sắc nhưng đến nay chỉ tồn tại ở mức cấp sắc 3 đèn. Nó diễn ra trong 2 ngày 1 đêm hoặc 1 ngày 2 đêm và người thụ lễ được cấp 36 âm binh (binh mã). Cứ như vậy số ngày tổ chức lễ sẽ tăng theo số đèn được cấp và số âm binh cũng tăng. Muốn thực hiện một lễ cấp sắc cần phải chọn ngày tốt, tháng tốt, người thầy cúng phải có cấp bậc cao hơn hoặc tương đương với cấp mà người thụ lễ sẽ mang, trong tiến trình thực hiện lễ phải dùng đến nhiều lễ cúng, nhiều pháp thuật mang ý nghĩa Đạo giáo.
Tranh thờ hiện diện trong buổi lễ thể hiện yếu tố tâm linh Đạo giáo cùng việc thầy cúng dùng bùa phép tẩy uế, khai đàn, đặt tên cho người thụ lễ. Bên cạnh đó ta còn thấy xuất hiện yếu tố Phật giáo như: cấm phá giới, cấm sát sinh đối với những người ngồi hành lễ và thụ lễ. Họ cũng chịu ảnh hưởng của thuyết luân hồi trong quan niệm đạo Phật. Mối quan hệ cha con, thầy trò cũng thấy tại lễ. Vậy lễ cấp sắc mang nhiều hình thái tín ngưỡng tôn giáo khác nhau tạo nên mối quan hệ gắn bó giữa Đạo giáo, Phật giáo và Nho giáo.

Hai bộ tranh thường được dùng nhiều nhất trong lễ cấp sắc đó là: Hành phây – Mùi phan và bộ Đại đường – Hải phan (phan có nghĩa là cái phướn). Hành phây – Mùi phan là bộ tranh vẽ theo truyền thuyết của người Dao để nói lên quyền lực mà người được cấp sắc sẽ nhận. Trên tranh Hành phây vẽ hình con rắn màu xanh, trông rất dữ tợn chuyên ăn thịt người. Rắn đang bắt một anh mặt đỏ tha đi, anh ta tay cầm tù và thổi kêu cứu. Tranh Mùi phan lại vẽ anh mặt trắng cưỡi ngựa trắng đến cứu. Anh ta bắt rắn phải thả người và nhè ra đầu lâu người bị rắn ăn thịt.

Tuy tranh Hành phây – Mùi phan đều do dân tộc Dao vẽ và dùng vào thờ cúng nhưng mỗi nhóm Dao lại có một số điểm khác như. Tranh Mùi phan của người Dao Đỏ vẽ con ngựa trắng quay đầu về phía sau, còn người Dao Tiền lại cho ngựa nhìn thẳng phía trước. Tỉ lệ diễn tả hình ảnh này chiếm tới gần một nửa bố cục tranh, phần còn lại vẽ hình ba thầy Tào đang dắt người đàn ông lên bậc thang đàn lễ. Thầy Tào có vị thế cao mới được phép thổi tù và báo hiệu cho Thiên hoàng biết để công nhận việc phong chức của mình hay cấp sắc cho người.

Bộ tranh Đại đường – Hải phan (Đại đường hải phiên), tranh này có đặc điểm Dao hoá rõ ràng. Họ dùng hoàn toàn mẫu trang phục của người Dao thuộc nhóm Dao Đỏ để vẽ cho các nhân vật phụ lễ phía dưới. Đại đường diễn tả toàn bộ đàn lễ Đạo giáo của người Dao. Bức Hải phan có nghĩa Hải Bá được vẽ theo điển tích Hoàng đế Hiên Viên cưỡi rồng bay lên trời, một tay cầm tù và giơ lên. Tuy dáng vẻ, cách diễn tả nhân vật là chịu ảnh hưởng của Trung Quốc nhưng trang phục mặc trên mình Hải Bá lại của người Dao. Hoa văn đặc trưng như xoắn ốc, hình tròn biểu thị mặt trời toả tia sáng, gam màu sẫm với hai màu chủ đạo là đen và đỏ.

Nhân vật Hải phan chiếm tới một nửa diện tích của bức tranh. Ông đang cưỡi trên lưng con rắn đen. Phía dưới gồm ba tầng diễn tả cảnh đoàn người tay cầm nhạc cụ múa phụ hoạ thêm vào. Loại hình nhạc cụ cũng rất phong phú như : thanh la, kèn, chũm chọe, đàn, bên cạnh là đàn lễ cao và thầy cúng đang thăng đàn lễ, truyền pháp lực cho đệ tử trong lễ cấp sắc. Người Dao Đỏ ở huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai có đặt hai cha con nghệ nhân người Quế Lâm, Quảng Tây, Trung Quốc vẽ vào đời nhà Thanh, nhưng họ lại tổng hợp cả hai bức tranh trên vào thành một bức có tên gọi là “Đại đường Hải phiên”. Tuy thuê nghệ nhân bên ngoài vẽ nhưng họ vẫn coi trọng giá trị truyền thống dân tộc, dù hình ảnh, nguồn gốc bức tranh là đi mượn nhưng họ vẫn ghép vào các yếu tố bản sắc riêng như lựa chọn trang phục đặc trưng nhất để mặc cho nhân vật.

Mặt nghệ thuật mà buổi lễ phản ánh được thể hiện qua những bức tranh thờ treo xung quanh đàn lễ, trang phục mặc trên người thầy Tào, không gian của buổi lễ tác động đến người làm lễ và người thụ lễ. Khi các lễ vật được chuẩn bị đầy đủ, thầy cúng thắp hương khấn Bàn vương, các vị thần thánh cùng tổ tiên về chứng giám. Tranh thờ là loại hình nghệ thuật trên mặt phẳng, nó cần không gian trưng bày và đã kết hợp thêm với ánh sáng đèn nến, hoạ tiết, màu sắc của trang phục thầy cúng, điệu múa cấp sắc cùng âm nhạc trong lễ cúng. Một sự tổng hợp các loại hình nghệ thuật với các ngôn ngữ riêng. Tất cả hoà đồng trong môi trường, không gian tín ngưỡng đầy chất huyền bí.

Qua các tranh thờ Đạo giáo của người Dao tại khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam, dùng ở thế kỷ XX mà đã được sưu tập tại Bảo tàng và lưu truyền trong dân gian, cho chúng ta thấy một điểm tương đồng với tranh Trung Quốc là; nhân vật thần linh của Đạo giáo người Dao đều được tôn thờ, phổ biến vào trước thời Minh – Thanh trở lại đây. Chỉ có dân tộc Dao mới ảnh hưởng rõ nhất, có lẽ do yếu tố di cư mà người Dao xưa mang theo. Bên cạnh đó thì họ cũng Dao hoá một số tranh quan trọng ở Đạo giáo như việc cho nhân vật mặc trang phục Dao và vẽ kèm theo nghi lễ, sinh hoạt của cộng đồng lồng ghép vào bố cục tranh.

Tranh Đạo giáo thì có nhiều chủ đề nhưng mỗi dân tộc lại chọn cho mình những bức tranh riêng, biến đổi, đồng hoá chúng theo tín ngưỡng của dân tộc mình. Tuy Đạo giáo du nhập từ bên ngoài nhưng cũng đã được người Dao bản địa hoá thành bản sắc văn hoá đặc trưng. Nó là một mắt xích kết nối các giá trị nghệ thuật khu vực dân tộc thiểu số Việt Nam.
Minh Thắng
Đặng Nguyên Sư, Quan Nguyên Sư (tranh bên trái), Triệu Nguyên Sư, Mã Nguyên Sư (tranh bên phải), tranh thờ dân tộc thiểu số.
Ảnh: Sách tranh thờ các dân tộc thiểu số phía Bắc Việt Nam, Nhà xuất bản Lao động Xã hội, 2006.   

Tranh thờ Đạo giáo có lịch sử lâu đời và bắt nguồn từ Trung Quốc, tại đây tư tưởng Đạo giáo hình thành, biến đổi theo từng thời kỳ, giai đoạn lịch sử đất nước và sức lan tỏa rất lớn.

Tranh thờ Đạo giáo có lịch sử lâu đời và bắt nguồn từ Trung Quốc, tại đây tư tưởng Đạo giáo hình thành, biến đổi theo từng thời kỳ, giai đoạn lịch sử đất nước và sức lan tỏa rất lớn. Việt Nam là quốc gia có đường biên giới chạy dài và giáp ranh Trung Quốc nên chịu tác động văn hoá của nước lớn là điều dễ hiểu. Trong đó, tộc người Dao lại có nguồn gốc di cư từ phương Bắc sang nước Việt nên cũng mang theo văn hoá, tín ngưỡng Trung Quốc.

Trong bài viết này tôi chỉ nghiên cứu đến tín ngưỡng thờ cúng và tôn giáo của người Dao dựa trên nền tảng của văn hoá Hán. Tín ngưỡng thờ đa thần “vạn vật hữu linh”, tín ngưỡng phồn thực, thờ thế lực tự nhiên và nhiều nghi lễ nông nghiệp được kế thừa, gìn giữ một cách đậm đà trong các phong tục, tập quán. Một nghi thức tôn giáo nguyên thủy nhất được xuất hiện đó là hình thức thờ Tô tem giáo, ma thuật (dùng để hại người và chữa bệnh).

Người Dao quan niệm rằng khi chết đi con người chưa phải là rũ bỏ hết với cuộc sống mà họ còn có một cuộc sống tiếp theo ở thế giới khác. Vậy nên Đạo giáo không chỉ can thiệp vào thế giới của linh hồn mà can thiệp cả vào thế giới của con người. Khi chúng ta chết thì phải tổ chức lễ tang giúp đưa linh hồn về bên ông bà, tổ tiên. Ma chay cũng là một hình thức xuất hiện sớm, nó gắn liền đời sống, phổ biến rộng rãi ở tất cả các dân tộc và trên mọi nơi. Nó tồn tại, phát triển từ thời nguyên thủy cho đến ngày nay. Lúc sống họ lại cần trải qua lễ cấp sắc, có như vậy họ mới được coi là người trưởng thành và mang gốc con cháu của Bàn Vương. Mọi nghi lễ, việc thờ cúng trong cộng đồng đều do thầy Tào đứng ra làm lễ. Ông là chiếc cầu nối duy nhất liên lạc giữa con người hiện tại với thế giới thần linh.

Thầy Tào là người có vị trí cao và quan trọng trong bản người Dao. Thầy là người có khả năng liên thông với thế giới linh hồn và thần thánh. Thầy Tào có nhiều việc nhưng việc đưa linh hồn người chết về nơi an nghỉ thì được chú trọng nhất. Họ chia thành hai loại thầy cúng, mỗi người giữ từng lĩnh vực riêng như: Thầy Tam Thanh giỏi về thiên văn, địa lý. Thầy Tam Nguyên lại giỏi về pháp thuật, xuất binh. Nếu gia đình nào khá giả có thể mời cả hai thầy cùng làm lễ, còn không có điều kiện thì chỉ mời một trong hai. Lúc tiến hành cúng lễ thì vật không thể thiếu của thầy Tào đó là những bức tranh thờ. Có thể coi tranh thờ như một phương tiện biểu hiện tư tưởng, tinh thần cũng là thứ công cụ bảo bối của thầy Tào. Từng vị thầy lại sẽ lưu giữ cho mình số lượng tranh thờ càng nhiều càng thể hiện vai trò, giá trị của bản thân trong cộng đồng.

Tranh thờ Đạo giáo dân tộc Dao, đại bộ phận đều có nguồn gốc từ Quảng Tây, Quảng Đông, do nghệ nhân Trung Quốc vẽ, bên cạnh đó thì người Dao cũng khai thác cho mình một vài chủ đề tranh khác như: Sự tích Bàn Vương (tranh “Ngũ Kỳ Binh Mã”, “Thuyền Quan”, “Cưỡi Cá”) tuy thuê nghệ nhân Trung Quốc vẽ nhưng thầy Tào cũng vẽ một số bức để giữ cho mình. Vì lý do trên nên tranh về Đạo giáo cũng rất phong phú, mà còn được nhiều dân tộc thiểu số khác cùng dùng.

Hệ thống tranh đạo giáo có ở trong dân tộc Dao và vài dân tộc khác như: Cao Lan, Tày, Nùng, Kinh, đó là bộ tranh “Tứ đại nguyên sư” gồm bốn bức kết hợp thành.
Đặng Nguyên sư : chủ về việc làm ra Sấm sét
Triệu Nguyên sư : chủ về việc làm ra Mưa
Mã Nguyên sư : chủ về việc làm ra Gió.
Khang Nguyên sư : chủ về việc làm ra Mây

Tranh thờ mặt nạ người Dao.
Ảnh: Sách Tranh thờ các dân tộc thiểu số phía Bắc Việt Nam,

Cách đặt tên này do người dân rút từ những hiện tượng thiên nhiên để khái quát vào hình tượng tranh thờ, gây cảm xúc thẩm mỹ mạnh mẽ, tạo nên khí phách hùng vĩ của thiên nhiên. Khát vọng của con người là chinh phục sức mạnh thiên nhiên nhằm phục vụ cho nông nghiệp. Bộ tranh tuy có bốn bức nhưng ta thường thấy xuất hiện chỉ hai bức chính đó là: Đặng Nguyên sư và Triệu Nguyên sư, hai vị này chủ tạo ra mưa để tưới mát cây trồng, muôn vật sản sinh.

Tuy sức mạnh của các vị Nguyên sư là như vậy nhưng thầy Tào lại dùng bộ tranh này vào mục đích bảo vệ đàn lễ, bắt ma trừ tà, bảo vệ thần linh nên tranh rất được phổ biến dùng trong nghi lễ tang ma, gọi hồn. Đặng Nguyên sư một tay cầm búa sắt to một tay cầm dùi sắt, khuôn mặt dữ tợn, nhe chiếc răng nanh trắng. Ông chủ trị việc làm ra sấm sét nên búa và dùi sắt là phương tiện chính. Triệu Nguyên sư thì tay cầm kiếm dài, giúp làm mưa cho nhân gian. Loại tranh trên thường treo vào những ngày cầu mưa thuận gió hòa nhưng đến nay nó còn được dùng cả vào lễ bắt tà ma, cúng hồn cho người chết, cúng xua đuổi bệnh tật cho người sống.

Tư tưởng Đạo giáo mang khuynh hướng ma thuật với màu sắc tôn giáo, dùng phép, bói toán, bùa chú và cúng lễ để chữa bệnh, đuổi tà ma. Chính vì tư tưởng trên đã cho ra đời nhiều chân dung thần thánh, thành hoàng với sức mạnh phi thường có thể trấn áp quỷ ma, giúp tinh thần người dân thấy yên bình. Tranh thờ cũng giống như hình thức tạc tượng thờ chân dung tại chùa, đình. Cả hai đều có cùng mục đích là thờ cúng phục vụ tín ngưỡng, tôn giáo. Đạo giáo ẩn dấu dưới nhiều hình thức, đứng độc lập tại ngôi đình hay kết hợp với Phật giáo trong ngôi chùa mà cũng tồn tại ngay ở đời sống thường ngày của người dân, thể hiện trên phương diện cúng lễ, bói toán...

Loại tranh thờ Đạo giáo mà người Dao thường sử dụng có tên gọi là “Tứ trực công tào”. Trong tất cả các nghi lễ cầu cúng dự lớn hay nhỏ, việc lành hay việc dữ thì thầy tào dù người Tày, người Nùng và người Dao hầu như đều đem bộ tranh “Tứ trực công tào” ra để hành lễ. Tranh thể hiện bốn vị thần tượng trưng cho sự vận hành thời gian không ngừng nghỉ. Mỗi công tào là biểu hiện của một vị sao cai quản khoảng thời gian nhất định trong ngày. Trực nửa đêm (Hư Nhật Thử tinh quân), trực rạng đông (Mão Nhật Kê tinh quân), trực giữa ngày (Tinh Nhật Mã tinh quân) và trực hoàng hôn (Phòng Nhật Thổ tinh quân).

Đại Đường Hải Phiên, tranh thờ người Dao Đỏ ở Bắc Hà, Lào Cai.
Ảnh: Sách Tranh thờ Đạo giáo của Phan Ngọc Khuê, Nhà Xuất bản Mỹ thuật, 2001

Ngoài việc trông coi thời gian trong ngày thì họ còn tượng trưng cho bốn chòm sao lớn nằm ở bốn phương trời. Sao Hư nằm phương Bắc trực vào mùa Đông, sao Mã nằm phương Tây trực vào mùa Thu. Sao Tinh nằm phương Nam trực mùa Hè, sao Phòng nằm phương Đông trực mùa Xuân. Như vậy tại bất cứ thời điểm nào, giây phút nào trần gian cũng được thần linh cai quản không bỏ sót hành vi nào. Dù con người làm điều thiện, điều ác đều được chứng kiến và sẽ hưởng phúc hay giáng hoạ một cách công bằng, nghiêm minh tuỳ vào hành vi của họ.
Có thể tranh gồm bốn bức vẽ chân dung từng vị Công tào hay tranh gồm hai bức, mỗi bức hai vị nhưng còn một cách khác là vẽ tất cả bốn ông vào chung một bức. Theo cách vẽ này dễ đem đến hiệu quả thị giác hơn, bởi tính liên tục, tổng hợp không bị xé lẻ cho người xem cảm giác dễ hiểu. Hình ảnh bốn vị thần mình mặc áo quan, đội mũ cánh chuồn và cưỡi bốn con vật linh (Hổ, Rồng, Ngựa trắng, Phượng) trên tay đều cầm thẻ lệnh truyền tay nhau đưa đến tận tay thiên đình.

Thứ tự của Công Tào có thể thay đổi không đi theo quy luật nhất định, ví như: Ông cưỡi Hổ đứng trước ông cưỡi Rồng hay ngược lại và Hổ còn được thay bằng hình tượng con Nghê. Dù thế nào thì vị trí cao nhất vẫn là của ông cưỡi Phượng bay phía trên cùng. Phượng là con vật có thể bay cao và biểu tượng cho chúa tể loài chim nên nó cũng được giữ vị trí tương xứng trong tôn giáo. Cách chọn hình tượng biểu trưng trên rất gần với quan niệm của người Việt vùng đồng bằng Bắc bộ mà thể hiện trong ngôi đình, chùa. Rồng, Phượng, Hổ, Ngựa đều là các con vật linh được lựa chọn.

Tuy cùng chung một chủ đề nhưng trang phục cho từng vị thần có sự khác biệt. Người Tày thường dùng quan phục áo dài, gắn đai lưng giữa, đầu đội mũ cánh chuồn đen. Còn người Dao thì lại chọn áo dài đỏ cho quan phục, phía ngoài khoác áo sát nách đen, đầu đội mũ cánh chuồn ngắn và với người Cao Lan hay người Nùng thì cũng chỉ thay đổi chút ít trong hoạ tiết áo, thế dáng bốn con vật linh nhưng nói chung vẫn có điểm tương đồng với nhau.

Tranh vẽ theo dị bản của “Tứ trực Công Tào” cũng phong phú và tạo yếu tố riêng. Tranh “Thanh Long, Bạch Hổ” và “Long Ngâm, Hổ Tiếu” là một tiêu biểu. Sự xuất hiện các vật linh trên đều gắn liền với hệ thống, tư tưởng của Đạo giáo và mỗi con lại mang ý nghĩa. Long Ngâm, Thanh Long tượng trưng cho thần miền biển, nằm ở phương Đông. Bạch Hổ, Hổ Tiếu tượng trưng cho thần núi, nằm tại phương Tây. Có nơi họ treo ghép thành bộ bốn bức nhưng không có điều kiện thì chỉ treo hai bức, chúng vẫn thể hiện đủ giá trị của sự có mặt Đông Tây, sơn thuỷ. Dù cách thức vẽ có biến đổi nhưng vẫn tôn trọng một tiêu chuẩn tôn giáo nhất định, đúng là ý nghĩa mà mỗi bức tranh phản ánh. Loại tranh vẽ dị bản này được người Tày, Nùng sáng tác nên nhằm tạo ra cái mới không bị rập khuôn nguyên bản tranh “Tứ trực Công Tào” của người Dao đó vẽ trước đó. Song song với việc vẽ thì họ cũng muốn cú cái nhìn hay cách lựa chọn khác về nhân vật, hình thức biểu đạt.

Tứ Trực Công Tào, tranh thờ người Dao,
Ảnh: Sách Tranh thờ Đạo giáo của Phan Ngọc Khuê, Nhà Xuất bản Mỹ thuật, 2001

Tính biểu trưng của loại tranh “Tứ trực Công Tào” là sự vận động không ngừng nghỉ của thời gian. Thế giới hiện sinh luôn vận động và thế giới của thần linh cũng diễn ra theo quy luật đó. Sự chạy tiếp sức liên tục của bốn vị thần là tính chuyển động đêm, ngày, tháng, năm, đây là hình tượng biểu đạt khá thành công trong cấu tứ và xây dựng của nghệ thuật tạo hình cổ đại còn lưu giữ đến ngày nay. Người xưa đã có tư duy tiên tiến về sự vận động liên tục của thời gian và coi chúng như một phạm trù triết lý mang tính bất biến. Dù vũ trụ có dịch chuyển thì vẫn phải tuân theo quy luật mà con người đã đặt ra. Hết ngày lại đến đêm, hết Xuân lại đến Hạ... Ý nghĩa lớn nhất bức tranh “Tứ trực Công Tào” biểu hiện đó là tính thống nhất trong mọi quy luật thiên nhiên và con người chính là chủ thể đã phát hiện.

Dù ngày nay khoa học kỹ thuật phát triển, phát minh ra đồng hồ thay thế cho cách tính canh giờ, lịch để chỉ ngày tháng nhưng mọi phát minh đó vẫn phải do cái gốc từ xa xưa để lại dựa vào quy luật trăng tròn hàng tháng... “Tứ trực Công Tào” là bốn vị quan do nhà trời phái xuống giám sát trần gian nên họ cũng được thờ cúng như vai trò của thần linh giữ trọng trách quan trọng. Tranh thờ thì mục đích là để thờ cúng nhưng tuỳ vào từng buổi lễ hay tính chất thờ mà thầy Tào sẽ chọn tranh thích hợp. Do tính chất, giá trị của tranh “Tứ trực Công Tào” nên nó được người Dao sử dụng chính vào lễ cúng đầu năm mới, lễ cấp sắc, lễ cầu mùa...

Đạo giáo luôn gắn với màu sắc tín ngưỡng tôn giáo của phép thuật, bùa chú cúng tế nên cũng gây tác động đến quan niệm người Dao nói riêng. Họ chọn một nghi lễ mang nặng tính Đạo giáo đó là “Lễ cấp sắc”. Đây cũng là một hiện tượng văn hoá mang tính trao truyền cho các thế hệ. Song, trải qua thời gian và thay đổi môi trường mà biến đổi cho phù hợp với trình độ kinh tế, xã hội.

Cấp sắc là nghi lễ không thể thiếu đối với người Dao và là đặc trưng văn hoá vùng của họ. Không chỉ đơn thuần là tín ngưỡng mà nó bao hàm cả những giá trị văn hoá, nghệ thuật. Bởi trong một lễ cấp sắc tổng hợp hầu hết các hình thức tôn giáo, cách thể hiện, sự phản ánh thế giới quan, nhân sinh quan, văn hoá của người Dao. Nó đóng vai trò duy trì và bảo tồn các nghi lễ cổ truyền. Do đó, có thể nói rằng lễ cấp sắc là sự khẳng định sự kế thừa thần quyền. Những thứ kế thừa ở đây không phải là tài sản hiện hữu mà là tài sản tinh thần, thờ cúng tổ tiên, cúng các thần linh và thực hiện các ma thuật chữa bệnh, trừ tà ma. Thầy tào là người trung gian làm cầu nối giữa hai thế giới, thần linh và hiện tại còn người được cấp sắc giữ vai trò trung tâm. Những bức tranh thờ, bùa chú, lễ vật được coi như phương tiện của thầy Tào dùng trong lễ.

Đối với người Dao, lễ cấp sắc còn gọi là “Quá tăng” có từ lâu đời và là một   sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng độc đáo. Trong các nhóm Dao, con trai tuổi từ 12 đến 16 hoặc 15 đến 18 đều phải trải qua lễ này. Đây là nghi lễ chấm dứt thời kỳ niên thiếu để bước vào tuổi trưởng thành với cái tên mới. Những người đã qua lễ cấp sắc mới được cộng đồng và thần thánh thừa nhận là đủ tư cách làm nghề cúng bái và những công việc trong làng, bản, được công nhận là con cháu Bàn vương, rồi khi chết linh hồn sẽ được về Dương Châu. Trước khi làm lễ người thụ lễ cần có thủ tục nhận thầy cúng. Thầy Tam Thanh giỏi về thiên văn, địa lý hoặc thầy Tam Nguyên lại giỏi pháp thuật, xuất binh. Gia đình khá giả có thể mời cả hai thầy cùng tổ chức song song.

Những người đàn ông đã qua lễ cấp sắc thường sống lương thiện, chăm lo giáo dục con cái tốt hơn, vợ con được các thần ma, tổ tiên phù hộ và họ cũng tu thân làm nhiều việc thiện. Lễ cấp sắc vừa mang tính tôn giáo vừa mang tính xã hội, bởi qua đó sẽ giúp con người chuyển sang một thời kỳ phát triển khác, từ trẻ nhỏ sang thành người trưởng thành. Yếu tố tâm linh cao nên người Dao mới gìn giữ và coi trọng cấp sắc như vậy. Nhờ buổi lễ đã gắn kết mọi người trong cộng đồng lại bên nhau, duy trì bản sắc văn hoá, tạo nên phong cách, sắc thái riêng mang tính đặc thù của người Dao. Qua đó, ta còn thấy ảnh hưởng rõ ràng của yếu tố Đạo giáo nằm ở sự hiện diện của các bức tranh thờ như : Tam Thanh Cung, Ngọc Hoàng, Hành phây, Đại đường, Mùi phan đều phản ánh quan niệm Đạo giáo về vũ trụ quan.

Tiến sĩ Lý Hành Sơn, công tác tại Viện Dân Tộc học đã có công trình nghiên cứu rất sâu về “Lễ cấp sắc của người Dao Tiền ở Ba Bể”. Tuy lễ cấp sắc có mặt trong đời sống của dân tộc Dao nói chung nhưng nhóm Dao Tiền tại Ba Bể có cách thể hiện nghi thức độc đáo, đầy đủ và đặc trưng nhất. Một lễ cấp sắc cần phải trải qua nhiều cấp bậc, từ thấp đến cao, nghi lễ diễn ra phức tạp và tốn kém nên ngày nay nó đã bị cắt bớt hay giảm tiện nhiều phần, mà chỉ giữ lại những phần quan trọng không thể bỏ qua.

Họ chia cấp sắc thành 12 bậc (12 đèn) vị trí này là tối cao của người được cấp sắc nhưng đến nay chỉ tồn tại ở mức cấp sắc 3 đèn. Nó diễn ra trong 2 ngày 1 đêm hoặc 1 ngày 2 đêm và người thụ lễ được cấp 36 âm binh (binh mã). Cứ như vậy số ngày tổ chức lễ sẽ tăng theo số đèn được cấp và số âm binh cũng tăng. Muốn thực hiện một lễ cấp sắc cần phải chọn ngày tốt, tháng tốt, người thầy cúng phải có cấp bậc cao hơn hoặc tương đương với cấp mà người thụ lễ sẽ mang, trong tiến trình thực hiện lễ phải dùng đến nhiều lễ cúng, nhiều pháp thuật mang ý nghĩa Đạo giáo.
Tranh thờ hiện diện trong buổi lễ thể hiện yếu tố tâm linh Đạo giáo cùng việc thầy cúng dùng bùa phép tẩy uế, khai đàn, đặt tên cho người thụ lễ. Bên cạnh đó ta còn thấy xuất hiện yếu tố Phật giáo như: cấm phá giới, cấm sát sinh đối với những người ngồi hành lễ và thụ lễ. Họ cũng chịu ảnh hưởng của thuyết luân hồi trong quan niệm đạo Phật. Mối quan hệ cha con, thầy trò cũng thấy tại lễ. Vậy lễ cấp sắc mang nhiều hình thái tín ngưỡng tôn giáo khác nhau tạo nên mối quan hệ gắn bó giữa Đạo giáo, Phật giáo và Nho giáo.

Hai bộ tranh thường được dùng nhiều nhất trong lễ cấp sắc đó là: Hành phây – Mùi phan và bộ Đại đường – Hải phan (phan có nghĩa là cái phướn). Hành phây – Mùi phan là bộ tranh vẽ theo truyền thuyết của người Dao để nói lên quyền lực mà người được cấp sắc sẽ nhận. Trên tranh Hành phây vẽ hình con rắn màu xanh, trông rất dữ tợn chuyên ăn thịt người. Rắn đang bắt một anh mặt đỏ tha đi, anh ta tay cầm tù và thổi kêu cứu. Tranh Mùi phan lại vẽ anh mặt trắng cưỡi ngựa trắng đến cứu. Anh ta bắt rắn phải thả người và nhè ra đầu lâu người bị rắn ăn thịt.

Tuy tranh Hành phây – Mùi phan đều do dân tộc Dao vẽ và dùng vào thờ cúng nhưng mỗi nhóm Dao lại có một số điểm khác như. Tranh Mùi phan của người Dao Đỏ vẽ con ngựa trắng quay đầu về phía sau, còn người Dao Tiền lại cho ngựa nhìn thẳng phía trước. Tỉ lệ diễn tả hình ảnh này chiếm tới gần một nửa bố cục tranh, phần còn lại vẽ hình ba thầy Tào đang dắt người đàn ông lên bậc thang đàn lễ. Thầy Tào có vị thế cao mới được phép thổi tù và báo hiệu cho Thiên hoàng biết để công nhận việc phong chức của mình hay cấp sắc cho người.

Bộ tranh Đại đường – Hải phan (Đại đường hải phiên), tranh này có đặc điểm Dao hoá rõ ràng. Họ dùng hoàn toàn mẫu trang phục của người Dao thuộc nhóm Dao Đỏ để vẽ cho các nhân vật phụ lễ phía dưới. Đại đường diễn tả toàn bộ đàn lễ Đạo giáo của người Dao. Bức Hải phan có nghĩa Hải Bá được vẽ theo điển tích Hoàng đế Hiên Viên cưỡi rồng bay lên trời, một tay cầm tù và giơ lên. Tuy dáng vẻ, cách diễn tả nhân vật là chịu ảnh hưởng của Trung Quốc nhưng trang phục mặc trên mình Hải Bá lại của người Dao. Hoa văn đặc trưng như xoắn ốc, hình tròn biểu thị mặt trời toả tia sáng, gam màu sẫm với hai màu chủ đạo là đen và đỏ.

Nhân vật Hải phan chiếm tới một nửa diện tích của bức tranh. Ông đang cưỡi trên lưng con rắn đen. Phía dưới gồm ba tầng diễn tả cảnh đoàn người tay cầm nhạc cụ múa phụ hoạ thêm vào. Loại hình nhạc cụ cũng rất phong phú như : thanh la, kèn, chũm chọe, đàn, bên cạnh là đàn lễ cao và thầy cúng đang thăng đàn lễ, truyền pháp lực cho đệ tử trong lễ cấp sắc. Người Dao Đỏ ở huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai có đặt hai cha con nghệ nhân người Quế Lâm, Quảng Tây, Trung Quốc vẽ vào đời nhà Thanh, nhưng họ lại tổng hợp cả hai bức tranh trên vào thành một bức có tên gọi là “Đại đường Hải phiên”. Tuy thuê nghệ nhân bên ngoài vẽ nhưng họ vẫn coi trọng giá trị truyền thống dân tộc, dù hình ảnh, nguồn gốc bức tranh là đi mượn nhưng họ vẫn ghép vào các yếu tố bản sắc riêng như lựa chọn trang phục đặc trưng nhất để mặc cho nhân vật.

Mặt nghệ thuật mà buổi lễ phản ánh được thể hiện qua những bức tranh thờ treo xung quanh đàn lễ, trang phục mặc trên người thầy Tào, không gian của buổi lễ tác động đến người làm lễ và người thụ lễ. Khi các lễ vật được chuẩn bị đầy đủ, thầy cúng thắp hương khấn Bàn vương, các vị thần thánh cùng tổ tiên về chứng giám. Tranh thờ là loại hình nghệ thuật trên mặt phẳng, nó cần không gian trưng bày và đã kết hợp thêm với ánh sáng đèn nến, hoạ tiết, màu sắc của trang phục thầy cúng, điệu múa cấp sắc cùng âm nhạc trong lễ cúng. Một sự tổng hợp các loại hình nghệ thuật với các ngôn ngữ riêng. Tất cả hoà đồng trong môi trường, không gian tín ngưỡng đầy chất huyền bí.

Qua các tranh thờ Đạo giáo của người Dao tại khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam, dùng ở thế kỷ XX mà đã được sưu tập tại Bảo tàng và lưu truyền trong dân gian, cho chúng ta thấy một điểm tương đồng với tranh Trung Quốc là; nhân vật thần linh của Đạo giáo người Dao đều được tôn thờ, phổ biến vào trước thời Minh – Thanh trở lại đây. Chỉ có dân tộc Dao mới ảnh hưởng rõ nhất, có lẽ do yếu tố di cư mà người Dao xưa mang theo. Bên cạnh đó thì họ cũng Dao hoá một số tranh quan trọng ở Đạo giáo như việc cho nhân vật mặc trang phục Dao và vẽ kèm theo nghi lễ, sinh hoạt của cộng đồng lồng ghép vào bố cục tranh.

Tranh Đạo giáo thì có nhiều chủ đề nhưng mỗi dân tộc lại chọn cho mình những bức tranh riêng, biến đổi, đồng hoá chúng theo tín ngưỡng của dân tộc mình. Tuy Đạo giáo du nhập từ bên ngoài nhưng cũng đã được người Dao bản địa hoá thành bản sắc văn hoá đặc trưng. Nó là một mắt xích kết nối các giá trị nghệ thuật khu vực dân tộc thiểu số Việt Nam.
Minh Thắng

Kiêng kỵ kỳ lạ trong nghi lễ “nhập gia phả” của người Dao (Hải Yến)

Bộ đồ đặc trưng của thầy Tướng trong mỗi đám cấp sắc

  - Người Dao ở Văn Yên (Yên Bái) từ lâu nổi tiếng với tục lệ khá li kỳ nhưng cũng không kém phần tốn kém, ấy là tục lệ làm “lễ cấp sắc” hay còn gọi là Lập Tỉnh. Người con trai từ 10 tuổi trở lên đều bắt buộc phải làm lễ này.

Không những để khẳng định với anh em, họ hàng, những người đang sống là người đó đã trưởng thành, “đã lớn”, có thể “làm thầy” mà mục đích quan trọng hơn là để báo với ông bà, tổ tiên, những người đã khuất rằng con cháu họ đã được phép “nhập gia phả” tổ tiên, khi chết sẽ được thờ phụng...

Trong ngôi nhà đặc trưng của người dân tộc Dao, đây là nơi thầy cúng cất giấu “đồ nghề” và để  “cúng ma”

…Và những điều kiêng kỵ
Trong một lần làm lễ phải có ba thầy đạo và hai thầy tướng. Thầy đạo mặc áo vằn là những người phụ trách múa may, đánh trống để xua đuổi ma quỷ. Khác với thầy đạo là thầy tướng. Đây là hai người có nhiệm vụ chính để lập ra lễ cấp sắc, là người “cấp bằng” và “đóng dấu” đỏ vào tấm bằng chứng nhận. Sau đó “vào âm” để tổ tiên hay những người đã khuất biết rằng, người đó đã “lớn”.
Từ đây có thể làm bất kỳ công việc gì liên quan đến cúng bái, khi về với thế giới bên kia sẽ được ghi dấu trong gia phả tổ tiên. Theo tìm hiểu, lễ cấp sắc này kéo dài trong vòng 7 ngày nhưng quá trình chuẩn bị phải được diễn ra khoảng hai tháng trước đó.
Tuy nhiên, tìm được thầy cúng mới xong bước thứ nhất của lễ cấp sắc. Sau khi tìm được thầy cúng thích hợp, gia chủ phải mổ một con lợn để lạy thầy vào nhà và cúng lợn để lấy “thầy cụ”. Trong những ngày mời được thầy cúng về nhà, sau mỗi màn “biểu diễn” của 3 thầy đạo với trống, thanh la và phần “cúng mo” của hai thầy Tướng thì gia chủ phải làm cơm “khao” làng.
Sau ba ngày ba đêm với sự “thông linh” của các “thầy” thì đến ngày thứ tư là bước vào nghi thức “rơi cây”. Trong những ngày diễn ra lễ Cấp Sắc, những người trong gia đình và thầy tướng buộc phải ăn chay, đặc biệt trong thức ăn không được có muối.
Sau khi gia đình tổ chức lễ cấp sắc với sự giúp đỡ của các thầy tướng và thầy đạo cho “rơi cây”. Bước tiếp đến là màn “hóa quỷ” của thầy đạo. Theo quan niệm của người dân tộc Dao rằng: “hóa quỷ” nhằm mục đích để dọa nạt, đuổi hết những người không tốt, những con “ma điên”, “ma dở”, những ai không phận sự ra ngoài để bảo vệ gia chủ và lễ cấp sắc.
Thầy đạo hóa thân vào những con quỷ dữ phải đeo mặt nạ và diện trên mình những bộ trang phục màu vàng nhưng phải mặc ngược. Vì đây là nguyên tắc. Sau đó vào ngày thứ 6 trong 9 ngày làm lễ, “quỷ” sẽ chạy theo con đường làng, vào nhà dân hù dọa nhằm cho mọi người khiếp sợ.
Bước cuối cùng là “cấp bằng” cho gia chủ. Đây được xem như sự khẳng định trên mặt giấy tờ là người đó đã được cấp sắc phong và hoàn thành nghi lễ. Các bàn tay, bàn chân của người được cấp sắc đều được thầy tướng “đóng dấu” bên “âm”, vì họ quan niệm làm như vậy sẽ phân biệt người đã cấp sắc và người chưa.
Sau đó, thầy tướng đưa ra một quyển sách, mà họ gọi sách để cấp phong cho gia chủ, coi đấy là tấm bằng, có in dấu đỏ để trao cho người làm lễ. Đây được coi như một dấu mốc quan trọng trong cuộc đời của những chàng trai dân tộc Dao Trắng.

Bức tranh vẽ “thầy cụ” Thể hiện lòng biết ơn đối với những bậc thánh nhân đi trước

Hải Yến
Bộ đồ đặc trưng của thầy Tướng trong mỗi đám cấp sắc

  - Người Dao ở Văn Yên (Yên Bái) từ lâu nổi tiếng với tục lệ khá li kỳ nhưng cũng không kém phần tốn kém, ấy là tục lệ làm “lễ cấp sắc” hay còn gọi là Lập Tỉnh. Người con trai từ 10 tuổi trở lên đều bắt buộc phải làm lễ này.

Không những để khẳng định với anh em, họ hàng, những người đang sống là người đó đã trưởng thành, “đã lớn”, có thể “làm thầy” mà mục đích quan trọng hơn là để báo với ông bà, tổ tiên, những người đã khuất rằng con cháu họ đã được phép “nhập gia phả” tổ tiên, khi chết sẽ được thờ phụng...

Trong ngôi nhà đặc trưng của người dân tộc Dao, đây là nơi thầy cúng cất giấu “đồ nghề” và để  “cúng ma”

…Và những điều kiêng kỵ
Trong một lần làm lễ phải có ba thầy đạo và hai thầy tướng. Thầy đạo mặc áo vằn là những người phụ trách múa may, đánh trống để xua đuổi ma quỷ. Khác với thầy đạo là thầy tướng. Đây là hai người có nhiệm vụ chính để lập ra lễ cấp sắc, là người “cấp bằng” và “đóng dấu” đỏ vào tấm bằng chứng nhận. Sau đó “vào âm” để tổ tiên hay những người đã khuất biết rằng, người đó đã “lớn”.
Từ đây có thể làm bất kỳ công việc gì liên quan đến cúng bái, khi về với thế giới bên kia sẽ được ghi dấu trong gia phả tổ tiên. Theo tìm hiểu, lễ cấp sắc này kéo dài trong vòng 7 ngày nhưng quá trình chuẩn bị phải được diễn ra khoảng hai tháng trước đó.
Tuy nhiên, tìm được thầy cúng mới xong bước thứ nhất của lễ cấp sắc. Sau khi tìm được thầy cúng thích hợp, gia chủ phải mổ một con lợn để lạy thầy vào nhà và cúng lợn để lấy “thầy cụ”. Trong những ngày mời được thầy cúng về nhà, sau mỗi màn “biểu diễn” của 3 thầy đạo với trống, thanh la và phần “cúng mo” của hai thầy Tướng thì gia chủ phải làm cơm “khao” làng.
Sau ba ngày ba đêm với sự “thông linh” của các “thầy” thì đến ngày thứ tư là bước vào nghi thức “rơi cây”. Trong những ngày diễn ra lễ Cấp Sắc, những người trong gia đình và thầy tướng buộc phải ăn chay, đặc biệt trong thức ăn không được có muối.
Sau khi gia đình tổ chức lễ cấp sắc với sự giúp đỡ của các thầy tướng và thầy đạo cho “rơi cây”. Bước tiếp đến là màn “hóa quỷ” của thầy đạo. Theo quan niệm của người dân tộc Dao rằng: “hóa quỷ” nhằm mục đích để dọa nạt, đuổi hết những người không tốt, những con “ma điên”, “ma dở”, những ai không phận sự ra ngoài để bảo vệ gia chủ và lễ cấp sắc.
Thầy đạo hóa thân vào những con quỷ dữ phải đeo mặt nạ và diện trên mình những bộ trang phục màu vàng nhưng phải mặc ngược. Vì đây là nguyên tắc. Sau đó vào ngày thứ 6 trong 9 ngày làm lễ, “quỷ” sẽ chạy theo con đường làng, vào nhà dân hù dọa nhằm cho mọi người khiếp sợ.
Bước cuối cùng là “cấp bằng” cho gia chủ. Đây được xem như sự khẳng định trên mặt giấy tờ là người đó đã được cấp sắc phong và hoàn thành nghi lễ. Các bàn tay, bàn chân của người được cấp sắc đều được thầy tướng “đóng dấu” bên “âm”, vì họ quan niệm làm như vậy sẽ phân biệt người đã cấp sắc và người chưa.
Sau đó, thầy tướng đưa ra một quyển sách, mà họ gọi sách để cấp phong cho gia chủ, coi đấy là tấm bằng, có in dấu đỏ để trao cho người làm lễ. Đây được coi như một dấu mốc quan trọng trong cuộc đời của những chàng trai dân tộc Dao Trắng.

Bức tranh vẽ “thầy cụ” Thể hiện lòng biết ơn đối với những bậc thánh nhân đi trước

Hải Yến

Những phong tục độc đáo của người Dao Đỏ Bắc Kạn (Nông Thị Hằng)

Những phong tục độc đáo của người Dao Đỏ Bắc Kạn
Dân tộc Dao có bản sắc văn hoá riêng biệt, độc đáo. Dân tộc Dao trên đ ịa bàn tỉnh Bắc Kạn gồm các nhóm như Dao Tiền, Dao Thanh Y, Dao Đỏ… Trong những năm gần đây, đồng bào dân tộc Dao Đỏ trên địa bàn tỉnh ta đã thực hiện cuộc vận động định canh, định cư, phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.

Tuy nhiên họ vẫn giữ được nét truyền thống của dân tộc mình. Những phong tục tập quán của người Dao Đỏ có rất nhiều, song trước hết phải kể đến nét riêng về ẩm  thực vào những dịp lễ tết đồng bào thường gói nhiều loại bánh, bánh chưng dài được gói khum, gù ở 2 đầu chứ không giống như bánh chưng dài của người Tày. Bên cạnh đó bà con cũng chế biến xôi nhiều màu sắc từ một số loại cây rừng và bột nghệ. Trong các ngày lễ tết các món xương, thịt, lòng lợn, gà được chế biến thành nhiều món với những loại gia vị khác nhau. Chính vì thế mâm cỗ ngày tết của dân tộc Dao Đỏ khá phong phú đa dạng nhiều màu sắc. Đồng bào Dao Đỏ có những điểm rất khác với người Tày và người Kinh là trong dịp lễ tết phụ nữ chỉ có một việc là gói bánh và đồ xôi, còn những việc chế biến, nấu nướng là do đàn ông đảm nhiệm.
Cũng giống như nhiều dân tộc khác, đồng bào Dao Đỏ cũng có bàn thờ cúng tổ tiên nhưng duy nhất chỉ có một bát hương, trong những ngày tết các loại bánh đều được đưa lên bàn thờ cúng cùng với thịt lợn, gà và rượu…Đồng bào Dao Đỏ có một kiêng kỵ là ăn xong không được để đũa ngang bát vì họ quan niệm đó là bát cơmcủa nhà có người chết.
Vào những ngày lễ tết đồng bào dùng các loại rễ cây, thân, lá, một số thảo mộc làm men ủ rượu. Lương thực dùng để nấu rượu sau khi được trộn men, đem ủ kỹ trong các chum vại lớn, thời gian ủ kéo dài từ vài tháng đến một năm… Khi chưng cất rượu bà con dùng chảo gang và chõ gỗ cho nên rượu chưng cất rất thơm ngon, có hương vị riêng, đậm đà, người ta gọi là rượu men lá, uống vào rất êm, ngọt làm người uống say lúc nào không biết. Mọi người uống rượu men lá dù say cũng không bị đau đầu.

Hoạt động văn hoá chủ yếu của thanh niên Dao Đỏ trong dịp tết là đánh yến, đây là loại trò chơi có từ lâu. Đồng bào Dao Đỏ quy định trong khi chơi đánh yến đội nào thua thì phải uống rượu, người ở nơi khác đến du xuân nếu muốn về thì phải đánh thắng nếu thua phải ở lại qua đêm. Đây cũng chính là thể hiện sự mến khách của người Dao Đỏ Bắc Kạn, nhờ vậy mà nhiều đôi nam nữ nên vợ nên chồng. Phong tục không thể thiếu của đồng bào Dao Đỏ trong những ngày lễ, tết là họ chuẩn bị mặc cho mình những bộ trang phục đẹp nhất và trang điểm đẹp nhất để du xuân. Trang phục của đồng bào rất đẹp, có những đường thêu hoa văn tinh tế thể hiện được bản sắc riêng của dân tộc Dao Đỏ. Phụ nữ Dao Đỏ có nghề làm dây túi (Sùi địp). Họ thường tạo hoa văn bằng cách lấy hai miếng ván gỗ khắc thành hoa nhỏ để kẹp vải, nấu sáp chảy ra, rồi trút vào trong lỗ khắc, sau mới bỏ miếng vải ra, lấy vải nhúng vào chàm. Vải đã thấm chàm rồi thì đem nấu cho chảy sáp ra sẽ được hoa văn sặc sỡ rất tinh tế, đẹp và sáng. Kỹ thuật vẽ chàm đó gọi là vẽ bằng sáp ong. Ngoài ra họ cũng thêu họa tiết trên vải, nhưng không vẽ mẫu trước và tự tạo theo trí tưởng tượng của mình. Cách tạo họa tiết xem ra đơn giản nhưng đòi hỏi người phụ nữ phải hết sức kiên nhẫn và khéo léo thì sản phẩm làm ra mới đẹp và độc đáo.

Nếu là những bộ quần áo thường thì mặc thì người Dao Đỏ cũng không quá chăm chút nhưng đó là lễ phục thì lại khác. Lễ phục được làm rất cầu kỳ, công phu với nhiều màu sắc rực rỡ chủ yếu là màu đỏ. Chiếc áo lễ phục được xẻ ngực, nẹp áo được thêu, cài bằng khuy bạc, hai ngực áo đính nhiều bông len đỏ. Cổ áo phía sau đính nhiều chuỗi hạt màu. Hai ống quần được thêu hoa văn từ đầu gối trở xuống. Dây lưng được làm từ mảnh vải dài khoảng hai sải tay. Những bộ lễ phục như thế thường là tốn rất nhiều thời gian nên người phụ nữ chỉ làm khi rảnh rỗi và các cô gái đến tuổi cập kê thì phải chuẩn bị cho mình.
Đến với đồng bào người Dao Đỏ Bắc Kạn du khách sẽ bị chinh phục bởi nét văn hoá độc đáo, tinh tế và tấm lòng mến khách của những người dân bình dị, thẳng thắn và đầy chân tình.
Nông Thị Hằng
Những phong tục độc đáo của người Dao Đỏ Bắc Kạn
Dân tộc Dao có bản sắc văn hoá riêng biệt, độc đáo. Dân tộc Dao trên đ ịa bàn tỉnh Bắc Kạn gồm các nhóm như Dao Tiền, Dao Thanh Y, Dao Đỏ… Trong những năm gần đây, đồng bào dân tộc Dao Đỏ trên địa bàn tỉnh ta đã thực hiện cuộc vận động định canh, định cư, phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.

Tuy nhiên họ vẫn giữ được nét truyền thống của dân tộc mình. Những phong tục tập quán của người Dao Đỏ có rất nhiều, song trước hết phải kể đến nét riêng về ẩm  thực vào những dịp lễ tết đồng bào thường gói nhiều loại bánh, bánh chưng dài được gói khum, gù ở 2 đầu chứ không giống như bánh chưng dài của người Tày. Bên cạnh đó bà con cũng chế biến xôi nhiều màu sắc từ một số loại cây rừng và bột nghệ. Trong các ngày lễ tết các món xương, thịt, lòng lợn, gà được chế biến thành nhiều món với những loại gia vị khác nhau. Chính vì thế mâm cỗ ngày tết của dân tộc Dao Đỏ khá phong phú đa dạng nhiều màu sắc. Đồng bào Dao Đỏ có những điểm rất khác với người Tày và người Kinh là trong dịp lễ tết phụ nữ chỉ có một việc là gói bánh và đồ xôi, còn những việc chế biến, nấu nướng là do đàn ông đảm nhiệm.
Cũng giống như nhiều dân tộc khác, đồng bào Dao Đỏ cũng có bàn thờ cúng tổ tiên nhưng duy nhất chỉ có một bát hương, trong những ngày tết các loại bánh đều được đưa lên bàn thờ cúng cùng với thịt lợn, gà và rượu…Đồng bào Dao Đỏ có một kiêng kỵ là ăn xong không được để đũa ngang bát vì họ quan niệm đó là bát cơmcủa nhà có người chết.
Vào những ngày lễ tết đồng bào dùng các loại rễ cây, thân, lá, một số thảo mộc làm men ủ rượu. Lương thực dùng để nấu rượu sau khi được trộn men, đem ủ kỹ trong các chum vại lớn, thời gian ủ kéo dài từ vài tháng đến một năm… Khi chưng cất rượu bà con dùng chảo gang và chõ gỗ cho nên rượu chưng cất rất thơm ngon, có hương vị riêng, đậm đà, người ta gọi là rượu men lá, uống vào rất êm, ngọt làm người uống say lúc nào không biết. Mọi người uống rượu men lá dù say cũng không bị đau đầu.

Hoạt động văn hoá chủ yếu của thanh niên Dao Đỏ trong dịp tết là đánh yến, đây là loại trò chơi có từ lâu. Đồng bào Dao Đỏ quy định trong khi chơi đánh yến đội nào thua thì phải uống rượu, người ở nơi khác đến du xuân nếu muốn về thì phải đánh thắng nếu thua phải ở lại qua đêm. Đây cũng chính là thể hiện sự mến khách của người Dao Đỏ Bắc Kạn, nhờ vậy mà nhiều đôi nam nữ nên vợ nên chồng. Phong tục không thể thiếu của đồng bào Dao Đỏ trong những ngày lễ, tết là họ chuẩn bị mặc cho mình những bộ trang phục đẹp nhất và trang điểm đẹp nhất để du xuân. Trang phục của đồng bào rất đẹp, có những đường thêu hoa văn tinh tế thể hiện được bản sắc riêng của dân tộc Dao Đỏ. Phụ nữ Dao Đỏ có nghề làm dây túi (Sùi địp). Họ thường tạo hoa văn bằng cách lấy hai miếng ván gỗ khắc thành hoa nhỏ để kẹp vải, nấu sáp chảy ra, rồi trút vào trong lỗ khắc, sau mới bỏ miếng vải ra, lấy vải nhúng vào chàm. Vải đã thấm chàm rồi thì đem nấu cho chảy sáp ra sẽ được hoa văn sặc sỡ rất tinh tế, đẹp và sáng. Kỹ thuật vẽ chàm đó gọi là vẽ bằng sáp ong. Ngoài ra họ cũng thêu họa tiết trên vải, nhưng không vẽ mẫu trước và tự tạo theo trí tưởng tượng của mình. Cách tạo họa tiết xem ra đơn giản nhưng đòi hỏi người phụ nữ phải hết sức kiên nhẫn và khéo léo thì sản phẩm làm ra mới đẹp và độc đáo.

Nếu là những bộ quần áo thường thì mặc thì người Dao Đỏ cũng không quá chăm chút nhưng đó là lễ phục thì lại khác. Lễ phục được làm rất cầu kỳ, công phu với nhiều màu sắc rực rỡ chủ yếu là màu đỏ. Chiếc áo lễ phục được xẻ ngực, nẹp áo được thêu, cài bằng khuy bạc, hai ngực áo đính nhiều bông len đỏ. Cổ áo phía sau đính nhiều chuỗi hạt màu. Hai ống quần được thêu hoa văn từ đầu gối trở xuống. Dây lưng được làm từ mảnh vải dài khoảng hai sải tay. Những bộ lễ phục như thế thường là tốn rất nhiều thời gian nên người phụ nữ chỉ làm khi rảnh rỗi và các cô gái đến tuổi cập kê thì phải chuẩn bị cho mình.
Đến với đồng bào người Dao Đỏ Bắc Kạn du khách sẽ bị chinh phục bởi nét văn hoá độc đáo, tinh tế và tấm lòng mến khách của những người dân bình dị, thẳng thắn và đầy chân tình.
Nông Thị Hằng

Lễ hội Quỹa Hiéng của người Dao đỏ (Chí Nhân)

Lễ hội Quỹa Hiéng (còn gọi là lễ hội qua năm) của dân tộc Dao đỏ ở xã Hồ Thầu, huyện Hoàng Su Phì, Hà Giang thể hiện ước nguyện hướng về một cuộc sống no đủ, giàu có, bình an của dân làng, cũng như biểu hiện lòng sùng kính tổ tiên và thể hiện nguyện vọng về một cuộc sống thái bình thịnh vượng.

Trong đời sống văn hóa của người Dao xã Hồ Thầu, việc tổ chức thờ cúng tổ tiên là một nét văn hóa không thể thiếu, đồng thời phản ánh những tri thức văn hóa dân gian, quan niệm về thế giới nhân sinh quan gắn liền với tín ngưỡng nông nghiệp của cộng đồng cư dân nơi đây. Lễ hội Quyã Hiéng xuất phát từ tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và ước nguyện về một cuộc sống no đủ, bình an đã trở thành hoạt động văn hóa phổ biến trong cộng đồng người Dao.

Trò chơi nhảy lửa trong lễ hội Quỹa Hiéng.

Lễ hội Quỹa Hiéng được tiến hành vào những ngày cuối cùng của năm cũ tại các gia đình người Dao. Để tiến hành buổi lễ, các thầy cúng (còn gọi là Sài ông) cùng gia đình lập 3 đàn lễ. Đàn lễ thứ nhất gọi là Bứa Hiéng (tức bàn thờ tổ tiên tông tộc). Đàn lễ thứ hai là Sáng chà phin (tức đàn cúng thế giới thần linh và các ma là tổ tiên của nghề thầy cúng gọi là Sài Tía). Đàn lễ thứ 3 gọi là Sám háng (tức là mâm cúng các ma là linh hồn của những người khi sống không nhà không cửa). Lễ vật dâng cúng là những sản vật nông lâm nghiệp được chính các hộ gia đình trong bản nuôi trồng chế biến như thịt gà, cơm, rượu, các loại bánh, hương tiền, đèn nến. Trong số các lễ vật dâng cúng, có một số vật phẩm không thể thiếu, đó là bát gạo gói trong một mảnh vải mộc màu trắng phía trên có để một chiếc vòng tay bằng bạc như một lời tạ ơn với tổ tiên, trời đất.

Sau khi sắp xong 3 đàn lễ, các con cháu ngồi xung quanh để dâng lễ, thầy cúng thổi một hồi tù và như một lời tuyên bố lý do mở hội, đồng thời cũng là lời mời thần linh cùng tất cả những người đã mất trong dòng tộc về dự lễ hội quan trọng nhất trong năm của người Dao đỏ. Trong các bài khấn, thầy cúng kể chuyện về sự hình thành trời đất vũ trụ với bốn mùa: xuân - hạ - thu - đông, kể về sự ra đời, phát triển của loài người trong đó có các tộc họ người Dao xã Hồ Thầu. Kể lại và tỏ lòng biết ơn những người đã có công giúp người Dao đỏ chống lại ma tà quỷ dữ, bảo vệ cuộc sống… Lễ hội cũng là dịp để con cháu người Dao cúng tế thế giới thần linh, cúng các loại ma đến dự lễ, cầu mong các thần ma phù hộ cho con cháu làm ăn gặp nhiều may mắn. Trước khi kết thúc phần nghi lễ, thầy cúng đốt số giấy bản trên đàn cúng và thổi một hồi tù để tiễn biệt các ma về cõi Giàng Chiêu (tức Dương Châu đại điện - là nơi phát tích, thủy tổ của các tộc họ người Dao).

Thầy cúng thực hiện nghi lễ trong lễ hội.

Một việc không thể thiếu trong Lễ hội Quyã Hiéng của dân tộc Dao xã Hồ Thầu, là lễ xuất hành được thực hiện vào buổi sáng ngày đầu tiên của năm mới. Thầy cúng chọn giờ tốt và hướng tốt để xuất hành trong ngày đầu năm, nhằm đem lại nhiều tài lộc may mắn cho cả năm, tránh mất mùa đói kém. Vào ngày này, mọi người mặc những bộ quần áo mới và chỉ nói những lời tốt đẹp, để cả năm được hòa thuận hạnh phúc. Khi xuất hành, mỗi người mang một dụng cụ lao động như cày, cuốc, dao, xô chậu đựng nước làm các hoạt động đầu năm để lấy may mắn.

Các hộ gia đình trong thôn tới dự lễ hội.

Thầy cúng khấn rằng: Xuất Đông thuận Đông, xuất Nam thuận Nam, xuất Tây thuận Tây, xuất Bắc thuận Bắc. Hỡi các vị thần sông, thần núi, thần gió… và Piền Hùng hãy chứng giám gia đình làm Lễ xuất hành, cầu mong các vị thần phù hộ cho gia đình một năm mới mưa thuận gió hòa, làm ăn phát đạt, gia đình an lành vạn sự như ý...

Trò chơi vật chày trong lễ hội.

Sau lễ xuất hành, mọi người lấy thức ăn đã chuẩn bị sẵn cho trâu bò ăn nhằm trả ơn những ông trâu chú bò đã vất vả giúp gia đình cày bừa suốt năm cũ và sẵn sàng chuẩn bị cho năm mới. Đặc biệt, trong lễ hội, bà con sẽ thực hiện nghi thức mua nước bằng 1 que hương, 1 gói muối nhỏ cùng ít tiền được làm từ giấy bản, để cảm ơn thần nước đã cung cấp nước cho cả gia đình trong năm cũ và tiếp tục cấp nước cho năm mới.

Sau khi các nghi thức trong lễ hội hoàn thành, bà con trong xã tổ chức múa hát và chơi các trò chơi dân gian của dân tộc mình như múa bắt rùa, trò chơi vật chày, nhảy lửa, bói lồng gà, trò oản tù tì. Đây cũng là dịp để các đôi trai gái tìm đến nhau, hát giao duyên…

Với những giá trị văn hóa đặc sắc, lễ hội Qũy Hiéng của đồng bào người Dao đỏ xã Hồ Thầu đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Chí Nhân 
Lễ hội Quỹa Hiéng (còn gọi là lễ hội qua năm) của dân tộc Dao đỏ ở xã Hồ Thầu, huyện Hoàng Su Phì, Hà Giang thể hiện ước nguyện hướng về một cuộc sống no đủ, giàu có, bình an của dân làng, cũng như biểu hiện lòng sùng kính tổ tiên và thể hiện nguyện vọng về một cuộc sống thái bình thịnh vượng.

Trong đời sống văn hóa của người Dao xã Hồ Thầu, việc tổ chức thờ cúng tổ tiên là một nét văn hóa không thể thiếu, đồng thời phản ánh những tri thức văn hóa dân gian, quan niệm về thế giới nhân sinh quan gắn liền với tín ngưỡng nông nghiệp của cộng đồng cư dân nơi đây. Lễ hội Quyã Hiéng xuất phát từ tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và ước nguyện về một cuộc sống no đủ, bình an đã trở thành hoạt động văn hóa phổ biến trong cộng đồng người Dao.

Trò chơi nhảy lửa trong lễ hội Quỹa Hiéng.

Lễ hội Quỹa Hiéng được tiến hành vào những ngày cuối cùng của năm cũ tại các gia đình người Dao. Để tiến hành buổi lễ, các thầy cúng (còn gọi là Sài ông) cùng gia đình lập 3 đàn lễ. Đàn lễ thứ nhất gọi là Bứa Hiéng (tức bàn thờ tổ tiên tông tộc). Đàn lễ thứ hai là Sáng chà phin (tức đàn cúng thế giới thần linh và các ma là tổ tiên của nghề thầy cúng gọi là Sài Tía). Đàn lễ thứ 3 gọi là Sám háng (tức là mâm cúng các ma là linh hồn của những người khi sống không nhà không cửa). Lễ vật dâng cúng là những sản vật nông lâm nghiệp được chính các hộ gia đình trong bản nuôi trồng chế biến như thịt gà, cơm, rượu, các loại bánh, hương tiền, đèn nến. Trong số các lễ vật dâng cúng, có một số vật phẩm không thể thiếu, đó là bát gạo gói trong một mảnh vải mộc màu trắng phía trên có để một chiếc vòng tay bằng bạc như một lời tạ ơn với tổ tiên, trời đất.

Sau khi sắp xong 3 đàn lễ, các con cháu ngồi xung quanh để dâng lễ, thầy cúng thổi một hồi tù và như một lời tuyên bố lý do mở hội, đồng thời cũng là lời mời thần linh cùng tất cả những người đã mất trong dòng tộc về dự lễ hội quan trọng nhất trong năm của người Dao đỏ. Trong các bài khấn, thầy cúng kể chuyện về sự hình thành trời đất vũ trụ với bốn mùa: xuân - hạ - thu - đông, kể về sự ra đời, phát triển của loài người trong đó có các tộc họ người Dao xã Hồ Thầu. Kể lại và tỏ lòng biết ơn những người đã có công giúp người Dao đỏ chống lại ma tà quỷ dữ, bảo vệ cuộc sống… Lễ hội cũng là dịp để con cháu người Dao cúng tế thế giới thần linh, cúng các loại ma đến dự lễ, cầu mong các thần ma phù hộ cho con cháu làm ăn gặp nhiều may mắn. Trước khi kết thúc phần nghi lễ, thầy cúng đốt số giấy bản trên đàn cúng và thổi một hồi tù để tiễn biệt các ma về cõi Giàng Chiêu (tức Dương Châu đại điện - là nơi phát tích, thủy tổ của các tộc họ người Dao).

Thầy cúng thực hiện nghi lễ trong lễ hội.

Một việc không thể thiếu trong Lễ hội Quyã Hiéng của dân tộc Dao xã Hồ Thầu, là lễ xuất hành được thực hiện vào buổi sáng ngày đầu tiên của năm mới. Thầy cúng chọn giờ tốt và hướng tốt để xuất hành trong ngày đầu năm, nhằm đem lại nhiều tài lộc may mắn cho cả năm, tránh mất mùa đói kém. Vào ngày này, mọi người mặc những bộ quần áo mới và chỉ nói những lời tốt đẹp, để cả năm được hòa thuận hạnh phúc. Khi xuất hành, mỗi người mang một dụng cụ lao động như cày, cuốc, dao, xô chậu đựng nước làm các hoạt động đầu năm để lấy may mắn.

Các hộ gia đình trong thôn tới dự lễ hội.

Thầy cúng khấn rằng: Xuất Đông thuận Đông, xuất Nam thuận Nam, xuất Tây thuận Tây, xuất Bắc thuận Bắc. Hỡi các vị thần sông, thần núi, thần gió… và Piền Hùng hãy chứng giám gia đình làm Lễ xuất hành, cầu mong các vị thần phù hộ cho gia đình một năm mới mưa thuận gió hòa, làm ăn phát đạt, gia đình an lành vạn sự như ý...

Trò chơi vật chày trong lễ hội.

Sau lễ xuất hành, mọi người lấy thức ăn đã chuẩn bị sẵn cho trâu bò ăn nhằm trả ơn những ông trâu chú bò đã vất vả giúp gia đình cày bừa suốt năm cũ và sẵn sàng chuẩn bị cho năm mới. Đặc biệt, trong lễ hội, bà con sẽ thực hiện nghi thức mua nước bằng 1 que hương, 1 gói muối nhỏ cùng ít tiền được làm từ giấy bản, để cảm ơn thần nước đã cung cấp nước cho cả gia đình trong năm cũ và tiếp tục cấp nước cho năm mới.

Sau khi các nghi thức trong lễ hội hoàn thành, bà con trong xã tổ chức múa hát và chơi các trò chơi dân gian của dân tộc mình như múa bắt rùa, trò chơi vật chày, nhảy lửa, bói lồng gà, trò oản tù tì. Đây cũng là dịp để các đôi trai gái tìm đến nhau, hát giao duyên…

Với những giá trị văn hóa đặc sắc, lễ hội Qũy Hiéng của đồng bào người Dao đỏ xã Hồ Thầu đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Chí Nhân 

Phong tục cưới hỏi của người dân tộc Dao (Lý Thị Ninh)

Cô dâu, chú rể trong ngày cưới.

Lễ cưới là một nghi thức có từ lâu đời, thể hiện bản sắc văn hóa riêng của đồng bào dân tộc Dao. Đây là một nét văn hóa đẹp cần được lưu giữ và bảo tồn. Ngày nay, do có sự giao lưu, tiếp nhận văn hóa giữa các dân tộc với nhau nên lễ cưới của người Dao có nhiều thay đổi, cùng với đó lễ cưới cũng mất đi những nét độc đáo, nhiều nghi thức trong buổi lễ dần mai một theo năm tháng...

Nhiều nghi lễ độc đáo...
Từ thị trấn du lịch Sapa (tỉnh Lào Cai), xuôi theo con đường mòn uốn lượn trên lưng chừng núi khoảng 10km là tới xã Tả Van. Tả Van nằm gọn trong thung lũng Mường Hoa xinh đẹp dưới chân núi Hoàng Liên Sơn, thấp thoáng trong làn sương mỏng, những chiếc cầu treo vắt vẻo bắc qua con suối Mường Hoa. Từ trên cao nhìn xuống, đám cưới diễn ra ngoài trời của một đôi trai gái người dân tộc Dao rực đỏ như vườn hoa lớn trên cái nền xanh mướt của bản làng.

Từ dưới xuôi lên đây du lịch, chúng tôi là những vị khách không mời trong đám cưới của Chảo Lùng Vạn và Tần Thị Chẩy. Với người Dao, dù bạn là ai, nếu vào dự đám cưới đều trở thành khách quý và được đón tiếp rất nồng hậu.


Trời nhập nhoạng tối, ngày mai mới tổ chức cỗ cưới chính mời khách, nhưng đêm nay là đêm vui nhất trong lễ cưới của người Dao. Mọi người trong bản đều tụ tập ở nhà chú rể, thức thâu đêm trò chuyện, uống rượu, cùng hát giao duyên.

Đoàn rước dâu.
Già làng Tẩn Vần Phấu hỉ hả: “Ở đây suốt đêm với người Dao đi, nghe hát, uống rượu vui lắm!”. Xen lẫn tiếng cười sảng khoái của cụ Phấu, tiếng khèn và tiếng hát văng vẳng đâu đây. Một đôi trai gái đứng ngoài hiên đang cất lời tình tự qua điệu Páo dung (điệu hát giao duyên của người Dao- PV). Tiếng hát chìm trong khoảng không mênh mông của đêm rừng Tây Bắc. Chàng trai: "Khi em gặp anh, em nghĩ rằng mình đã có duyên gặp nhau. Điều may mắn nhất của em là được cùng anh hát điệu giao duyên. Và em thấy lòng mình bình yên...!"... Cô gái: "Nghe em hát, anh cảm thấy rằng em đã yêu anh. Khi em về rồi, anh sẽ luôn nghĩ đến bài hát của chúng mình. Anh sẽ buồn lòng rất nhiều vì nhớ em..!".
Xưa nay, người Dao chinh phục trái tim nhau bằng sự tài tình đối đáp và sự chân thành qua lời hát Páo dung. Chú rể Chảo Lùng Vạn, 19 tuổi, người Tả Van, hai năm trước trong một đám cưới bên xã Tả Phìn cũng đã làm xiêu lòng cô gái Tần Thị Chẩy, 18 tuổi, bằng điệu hát tha thiết như thế…

Đưa cô dâu về nhà chồng.
Ngà ngà men rượu, già làng Tẩn Vần Phấu rủ rỉ kể chuyện: “Ngày xưa, đám cưới người Dao đỏ dềnh dang tốn kém lắm, nay thì chỉ làm trong 2 ngày. Theo lệ của người Dao đỏ, nhà chú rể phải cử người sang nhà gái đưa một đôi vòng tay bằng bạc trắng. Lần đầu, nhà gái trả lại. Nhà trai tiếp tục đi hỏi lần thứ hai, sau 3 ngày, không thấy nhà gái trả đồ lại, lúc ấy nhà trai mới chọn ngày tốt, mang theo một con gà, một lít rượu sang nhà gái. Lúc ấy, hai bên gia đình mới bàn bạc thống nhất và định ngày ăn hỏi. Và đám cưới chủ yếu diễn ra ở nhà trai”.

Trước khi cô dâu về nhà chồng, thầy mo cúng trình báo tổ tiên nhà gái. Lễ vật gồm: 1 thủ lợn, 1 con gà luộc, 1 đĩa xôi màu đỏ, 1 chai rượu, 6 chiếc chén đặt trước bàn thờ tổ tiên.


Người Dao đỏ quan niệm, khi người con gái đi lấy chồng không để mặt trời nhìn thấy bởi sợ mất vía cô dâu, sẽ không gặp may trong cuộc đời sau này. Khi đoàn đưa dâu đến gần nhà trai sẽ phải nghỉ chân trên đưòng, chờ người dẫn đường của nhà trai về báo trước. Nhà trai sẽ cử một đoàn kèn, trống và ông chủ lễ ra cổng đón. Trong lúc hai bên gặp nhau thường diễn ra cuộc hát đối đáp và mời nhau uống rượu. Đoàn đưa dâu của nhà gái dù gần hay xa đều phải nghỉ lại nhà trai một đêm trong gian buồng tạm trú. Nơi ngủ được làm tạm ở góc đầu đốc nhà chỉ kê vừa một chiếc giường. Lễ vật gồm: 1 con lợn nhỏ mổ sạch sẽ, một ít tiền âm, 1 bát hương. Sau đó thầy mo sẽ cúng trình báo tổ tiên nhà trai rồi thay mặt gia chủ mời tổ tiên về dự và phù hộ cho hai gia đình cùng đôi vợ chồng trẻ. Bữa tiệc mở đầu cho lễ cưới họ nhà trai diễn ra vui vẻ, đội kèn nhập mâm đón cô dâu vào nhà.

Người Dao quan niệm mọi điều tốt lành nhất đều bắt đầu ngay từ buổi sớm mai, khi mặt trời còn chưa thức giấc. Theo cách chọn giờ của người Dao đỏ thì khi cô dâu vào nhà chính phải vào lúc từ 2 đến 11 giờ. Đó là khoảng giờ tốt nhất cho cô dâu và chú rể sau này.

Thế nên, sáng sớm hôm sau, khi những giọt sương vẫn còn đọng trên ngọn cỏ, sự yên tĩnh vốn có của núi rừng bị đánh thức bởi âm thanh náo nhiệt của kèn pí lè, thanh la, chiêng trống. Đoàn nhà trai gồm ông mối, các chàng trai, cô gái sang nhà gái rước dâu từ rất sớm. Chúng tôi hòa mình vào đoàn rước dâu lộng lẫy một màu đỏ của trang phục dân tộc Dao, với áo, váy, khăn đội đầu, đến cả những “gánh” hành lý mang về nhà chồng của cô dâu Chẩy cũng rực rỡ đỏ...

Những nét đẹp văn hóa truyền thống cần được gìn giữ
Theo già làng Tẩn Vần Phấu, trong phong tục cưới hỏi của người Dao có rất nhiều nghi thức đặc sắc mang đậm bản sắc riêng như nghi lễ so tuổi; nghi lễ đặt cau, trầu; nghi lễ cắt cổ gà quyết định ngày cưới; nhưng không thể thiếu lễ tơ hồng - nghi lễ được xem là quan trọng nhất trong lễ cưới.

Lễ tơ hồng được thực hiện ngay sau lễ cúng tổ tiên, đây là nghi thức quan trọng công nhận đôi trai gái chính thức trở thành vợ chồng. Người Dao quan niệm rằng khi tổ chức xong nghi thức này thì đôi bạn trẻ sẽ được sống hạnh phúc với nhau đến trọn đời, không gì có thể chia tách đôi vợ chồng trẻ.

Trước khi vào làm lễ tơ hồng, cô dâu trang điểm thật đẹp, đội nón có thêu hoa văn sặc sỡ, tay và cổ đeo nhiều vòng bạc, chú rể mặc áo đỏ, đầu đội khăn xếp. Một đôi chiếu được trải ra trước bàn thờ tổ tiên, đôi vợ chồng trẻ quỳ trước bàn thờ, lần lượt các nghi thức của lễ tơ hồng được thầy cúng thực hiện. Đầu tiên là nghi thức xua đuổi những điều không may đối với đôi vợ chồng trẻ, tiếp theo là nghi thức làm bùa yêu để hai người được ở bên nhau mãi mãi.

Ngay sau bùa yêu là bùa yểm, thầy cúng yểm cho đôi vợ chồng trẻ luôn luôn khỏe mạnh và được bảo vệ bởi các thần linh. Kết thúc nghi thức này là lễ lạy của cô dâu và chú rể. Chú rể phải lạy đủ 12 lần trước bàn thờ tổ tiên cùng với cô dâu theo tập quán truyền thống. Sau đó, cô dâu và chú rể sẽ uống chung ly rượu với ý nghĩa uống xong ly rượu này hai người sẽ say nhau suốt đời, sống hạnh phúc đến đầu bạc răng long. Kết thúc nghi lễ, mọi người tham dự lễ cưới ăn uống linh đình để chúc mừng cho hạnh phúc của cô dâu, chú rể.

Già làng Tẩn Vần Phấu trăn trở, việc gìn giữ các phong tục tập quán của người Dao, nhất là lễ tơ hồng trong phong tục cưới hỏi là một việc làm cần thiết. Nhưng hiện nay, các đôi vợ chồng trẻ thường bỏ qua nhiều nghi thức quan trọng khi làm lễ. “Theo dòng thời gian và sự phát triển của xã hội hiện đại, nhiều phong tục cưới hỏi của người Dao đã bị mất đi. Do vậy đã làm mất đi nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc nơi đây...”, già Phấu trầm ngâm.
Lễ cưới là một nghi thức có từ lâu đời, thể hiện bản sắc văn hóa riêng của đồng bào dân tộc Dao. Đây là một nét văn hóa đẹp cần được lưu giữ và bảo tồn. Ngày nay, do có sự giao lưu, tiếp nhận văn hóa giữa các dân tộc với nhau nên lễ cưới của người Dao có nhiều thay đổi, cùng với đó lễ cưới cũng mất đi những nét độc đáo, nhiều nghi thức trong buổi lễ dần mai một theo năm tháng.

Đám cưới của người Dao quần trắng
Một lễ cưới theo đúng phong tục tập quán của người Dao quần trắng hiện giờ không còn nhiều nơi tổ chức. Tuy nhiên phong tục và nghi lễ cưới hỏi của người Dao quần trắng nơi vùng cao Yên Bái vẫn là nét văn hóa đặc sắc.
Ở Yên Bái, dân tộc Dao gồm có 4 nhóm chính là Dao đỏ, Dao quần trắng, Dao quần chẹt và Dao làn tuyển, tập trung sinh sống ở các huyện Văn Yên, Trấn Yên, Yên Bình và Lục Yên. Mỗi nhóm người Dao nơi đây lại mang những nét độc đáo riêng trong phong tục tập quán. Và một trong những nét độc đáo đặc trưng cho mỗi nhóm dân tộc được thể hiện rõ nét trong nghi lễ cưới hỏi của người Dao. Hãy cùng chúng tôi đến dự một lễ cưới hỏi truyền thống  (Áy Cón)  của người Dao quần trắng ở huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái để hiểu hơn về phong tục và nghi lễ cưới hỏi của người Dao nơi vùng cao Yên Bái.
Hiện nay, một lễ cưới theo đúng phong tục tập quán của người Dao quần trắng không còn nhiều nơi tổ chức bởi do cuộc sống mới nên đã có sự cải tiến cho gọn nhẹ hơn.  Và lễ cưới truyền thống của người Dao quần trắng chứa đựng nhiều giá trị văn hóa cần được gìn giữ nhằm góp phần bảo tồn và phát huy vốn văn hóa phi vật thể đặc sắc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Đồng bào dân tộc Dao đỏ ở đây vẫn giữ được tinh hoa văn hoá truyền thống dân tộc nguyên sơ, độc đáo, đặc sắc, nhất là phong tục nghi lễ cưới hỏi. Khi đôi trai gái quen nhau, mến nhau và họ đi đến quyết định xây dựng hạnh phúc lứa đôi thì gia đình nhà trai sang nhà gái tiến hành thủ tục hỏi vợ cho chàng trai và đi đến lễ cưới phải qua 2 lần làm lễ ăn hỏi.
Để mời họ hàng, người thân, cũng như bạn bè của cô dâu, chú rể đến dự lễ cưới, cả 2 gia đình nhà trai, nhà gái phải thu thập rất nhiều đồng tiền xu được lưu truyền từ những thế hệ trước để khi đến mỗi nhà họ phải có 2 đồng xu mang ra tặng chủ nhà. Tiền xu có hình tròn, làm bằng đồng đen, có lỗ xỏ hình vuông ở giữa, khắc hoa văn và những chữ nổi ở trên mặt. Đây không phải những đồng tiền dùng để mua bán, trao đổi hàng hóa mà là sản phẩm văn hóa tinh thần chỉ được sử dụng làm nghi lễ cho việc mời cưới của người Dao. Điều đặc biệt là cứ đến mỗi gia đình để mời cưới thì họ để lại 2 đồng tiền xu ấy cho chủ nhà (tượng trưng như tấm thiệp mời đám cưới của người Kinh), nhưng luôn luôn phải có đôi. Hai đồng tiền xu luôn đi kèm với nhau tượng trưng cho đôi trai gái yêu nhau, họ đã sánh đôi, luôn hạnh phúc bên nhau.
Đến lễ cưới, gia đình nhà gái chỉ thách cưới nhà trai 1 đôi gà sống đẹp, 1 lít rượu ngon để làm thủ tục lễ bái tổ tiên gia đình mình. Nhà trai đến nhà gái đón dâu từ tối hôm trước. Mọi người đến dự lễ cưới đều mặc trang phục truyền thống. Đôi trai gái mặc bộ trang phục đẹp nhất, mới nhất. Sau khi làm lễ cúng gia tiên, thần linh cho đôi trai gái thì khách được mời ngồi vào mâm cơm cỗ thưởng thức món ăn truyền thống và uống rượu suốt đêm, ca hát mừng hạnh phúc cho đôi trai gái.
Đến sáng hôm sau nhà trai đón dâu về. Đại diện (trừ bố, mẹ cô dâu) cùng đi với đoàn rước dâu. Nhà gái gói những gói cơm có đầy đủ thức ăn vào lá chuối tươi để cho đoàn rước dâu ăn dọc đường. Nếu hai gia đình ở gần nhau thì nhà gái vẫn phải gói ít nhất một gói cơm gửi cho nhà trai mang theo để thể hiện sự quan tâm. Khi đến nhà trai, việc đầu tiên mà cô dâu và chú rể phải làm là quỳ trước ban thờ làm lễ báo cáo tổ tiên, thần linh.
Gia đình nhà trai mời một thầy cúng giỏi nhất vùng để làm lễ cho đôi trai gái chính thức làm vợ chồng. Lễ cưới tại nhà trai được tổ chức trong suốt một ngày một đêm với những lời chúc tốt đẹp, trong men rượu nồng nàn. Những người đến dự đám cưới chúc phúc cho đôi trai gái và mừng tiền phải có 2 tờ giống nhau chứ không bao giờ 1 tờ hoặc nhiều hơn 2 tờ, thể hiện mong muốn cho đôi trai gái kia luôn hạnh phúc, có đôi, quấn quýt với nhau.
Từ nay cho đến đầu tháng 12 âm lịch, khi nông nhàn, cũng là lúc người Dao đỏ tổ chức cưới hỏi cho con em mình, nếu đã đến với cao nguyên trắng Bắc Hà, xin hãy giành thời gian vượt núi ghé thăm bản của người Dao đỏ chênh vênh trên núi cao Nậm Đét để khám phá, tìm hiểu nghi lễ, phong tục cưới hỏi của người Dao đỏ, bạn sẽ có những cảm nhận về sự độc đáo, đặc sắc, tinh tế của phong tục truyền thống nơi đây.

Phong tục cưới của người Dao tuyển
Với người Dao tuyển, hôn nhân là công việc hệ trọng trong cuộc đời mỗi con người, gia đình, dòng họ, bởi vậy để đi đến lễ cưới họ phải trải qua rất nhiều nghi lễ khác nhau như: Lễ thức tìm hiểu, so tuổi, lễ dạm ngõ, ăn hỏi rồi đến lễ cưới chính thức...

Sau một thời gian tìm hiểu, chàng trai thấy ưng cô gái nào đó sẽ về thưa chuyện với bố mẹ để làm lễ so tuổi. Đây là nghi lễ rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hôn sự của đôi trai gái. Sau lễ so tuổi, thấy đôi trai gái hợp nhau, gia đình nhà trai nhờ một người có tài ăn nói làm ông mối giúp gia đình tổ chức lễ dạm ngõ. Nếu gia đình nhà gái đồng ý thì sau một vài ngày sẽ nhờ người báo cho gia đình nhà trai biết để tổ chức lễ ăn hỏi. Trong lễ ăn hỏi, gia đình nhà trai mời ông mối và vài cô, chú ruột trong gia đình, một người ngoài dòng họ đi cùng để chứng kiến, hai gia đình bàn, thống nhất hình thức tổ chức lễ cưới và số lễ vật nhà trai phải mang sang.
Lễ cưới chính thức thường được tổ chức vào tháng tám, tháng chín âm lịch, đây là khoảng thời gian rỗi rãi, mùa màng đã thu hoạch xong. Gia đình nhà trai sẽ nhờ thầy chọn ngày tốt, ngày đẹp rồi bỏ vào túi giấy hồng nhờ ông mối mang sang thông báo cho gia đình nhà gái biết để chuẩn bị tổ chức lễ cưới chính thức. Ngày cưới, gia đình nhà trai, nhà gái mời đông đủ anh em, bạn bè, bà con hàng xóm về dự và chúc phúc cho con cháu. Nhà cửa, buồng cô dâu, chú rể được dọn dẹp sạch sẽ, trang trí lộng lẫy với mong muốn cặp vợ chồng sau này sẽ có cuộc sống giàu có, hạnh phúc. Đồng thời, gia đình nhà trai sẽ mời một người thầy cúng có pháp thuật cao siêu trong làng đến giúp gia đình làm các nghi lễ trong đám cưới và làm bùa phép tránh mọi tà ma vào quấy quả, làm hại cô dâu, chú rể.
Đến giờ hoàng đạo, đoàn rước dâu nhà trai gồm 9 người gồm một ông trưởng đoàn và người quản lý lễ vật và một số người khác mang lễ vật. Trước khi đoàn rước dâu khởi hành, thầy cúng làm lễ, yểm quà, làm phép thu vía của mọi người trong đoàn rước vào trong chiếc ống của trưởng đoàn. Chiếc ô được trưởng đoàn giữ cẩn thận bên nách trái. Lễ vật được sắp xếp cẩn thận vào trong một chiếc gùi để phái đoàn mang sang.
Theo phong tục cưới xin của người Dao tuyển, trên đường rước dâu họ phải nghỉ trọ qua đêm ở ngang đường do nhà gái lựa chọn, đây là nghi lễ bắt buộc. Khi gần đến nhà trọ, mọi người chỉnh lại trang phục, quần áo, mũ, khăn, quạt đợi nhà gái làm lễ "hợp chảnh" rồi mới được bước vào nhà. Lúc này trong nhà, gia đình nhà gái đã dựng sẵn 3 cửa ải để phái đoàn nhà trai vượt qua. Qua được 3 cổng này thì đoàn nhà trai mới vào được nhà gái, khi vào nhà gái, bên nhà gái sẽ cử 3 ông tam phẩm ra tiếp đón.


Sau khi phái đoàn nhà trai bước vào nhà, ông trưởng đoàn mượn gia đình nhà gái một chiếc mâm để đặt phong thư giấy hồng, 2 đồng bạc trắng, 2 lít rượu, một con gà rồi giao cho gia đình nhà gái làm lễ trình "phong thư", để làm lễ báo cáo với tổ tiên. Tiếp đó là lễ "bản mệnh", rồi lễ "qua ải bố mẹ" để đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ. Sau lễ qua ải, bố mẹ là lễ hợp duyên, ông trưởng họ ngồi trước mâm hợp duyên làm chủ lễ, lúc này cô dâu dắt từ trong buồng ra, còn chú rể đưa từ nhà trọ về nhà gái. Cả cô dâu và chú rể đầu chùm áo kín mặt, họ đưa hai người ngồi gần nhau để trưởng họ làm lễ báo cáo với tổ tiên và cầu mong cho hai vợ chồng sống hạnh phúc đến đầu bạc răng long rồi hai vợ chồng bỏ khăn, áo chùm mặt đi vào buồng. Lúc này, phái đoàn nhà trai, nhà gái cử người ra hát đối đáp chúc phúc cho hai vợ chồng. Sau khi vào buồng xong, cô dâu, chú rể ra ngoài làm lễ bái đường "pai đoòng", cầu mong tổ tiên phù hộ cho hai vợ chồng, sau đó hai vợ chồng mang rượu đi mời cảm ơn mọi người đã đến dự lễ cưới chúc phúc cho hai vợ chồng.
Trước khi đoàn rước dâu ra về, thầy cúng làm lễ giải thoát hồn vía cho những người đi rước dâu để đưa cô dâu về nhà trai. Đoàn nhà trai xếp thành hàng lần lượt vái lạy trước bàn thờ tổ tiên nhà gái để cảm ơn tổ tiên phù hộ cho đoàn rước dâu được an toàn. Sau đó mọi người đưa cô dâu về nhà trai làm lễ nhập gia tiên rồi mọi người cùng ăn uống vui vẻ và cầu chúc cho vợ  chồng sống hạnh phúc, sinh được nhiều con cái. Sau ba ngày, gia đình nhà trai, cùng hai vợ chồng mang hai con gà, hai chai rượu về nhà bố mẹ vợ làm lễ lại mặt.

 Lý Thị Ninh
Cô dâu, chú rể trong ngày cưới.

Lễ cưới là một nghi thức có từ lâu đời, thể hiện bản sắc văn hóa riêng của đồng bào dân tộc Dao. Đây là một nét văn hóa đẹp cần được lưu giữ và bảo tồn. Ngày nay, do có sự giao lưu, tiếp nhận văn hóa giữa các dân tộc với nhau nên lễ cưới của người Dao có nhiều thay đổi, cùng với đó lễ cưới cũng mất đi những nét độc đáo, nhiều nghi thức trong buổi lễ dần mai một theo năm tháng...

Nhiều nghi lễ độc đáo...
Từ thị trấn du lịch Sapa (tỉnh Lào Cai), xuôi theo con đường mòn uốn lượn trên lưng chừng núi khoảng 10km là tới xã Tả Van. Tả Van nằm gọn trong thung lũng Mường Hoa xinh đẹp dưới chân núi Hoàng Liên Sơn, thấp thoáng trong làn sương mỏng, những chiếc cầu treo vắt vẻo bắc qua con suối Mường Hoa. Từ trên cao nhìn xuống, đám cưới diễn ra ngoài trời của một đôi trai gái người dân tộc Dao rực đỏ như vườn hoa lớn trên cái nền xanh mướt của bản làng.

Từ dưới xuôi lên đây du lịch, chúng tôi là những vị khách không mời trong đám cưới của Chảo Lùng Vạn và Tần Thị Chẩy. Với người Dao, dù bạn là ai, nếu vào dự đám cưới đều trở thành khách quý và được đón tiếp rất nồng hậu.


Trời nhập nhoạng tối, ngày mai mới tổ chức cỗ cưới chính mời khách, nhưng đêm nay là đêm vui nhất trong lễ cưới của người Dao. Mọi người trong bản đều tụ tập ở nhà chú rể, thức thâu đêm trò chuyện, uống rượu, cùng hát giao duyên.

Đoàn rước dâu.
Già làng Tẩn Vần Phấu hỉ hả: “Ở đây suốt đêm với người Dao đi, nghe hát, uống rượu vui lắm!”. Xen lẫn tiếng cười sảng khoái của cụ Phấu, tiếng khèn và tiếng hát văng vẳng đâu đây. Một đôi trai gái đứng ngoài hiên đang cất lời tình tự qua điệu Páo dung (điệu hát giao duyên của người Dao- PV). Tiếng hát chìm trong khoảng không mênh mông của đêm rừng Tây Bắc. Chàng trai: "Khi em gặp anh, em nghĩ rằng mình đã có duyên gặp nhau. Điều may mắn nhất của em là được cùng anh hát điệu giao duyên. Và em thấy lòng mình bình yên...!"... Cô gái: "Nghe em hát, anh cảm thấy rằng em đã yêu anh. Khi em về rồi, anh sẽ luôn nghĩ đến bài hát của chúng mình. Anh sẽ buồn lòng rất nhiều vì nhớ em..!".
Xưa nay, người Dao chinh phục trái tim nhau bằng sự tài tình đối đáp và sự chân thành qua lời hát Páo dung. Chú rể Chảo Lùng Vạn, 19 tuổi, người Tả Van, hai năm trước trong một đám cưới bên xã Tả Phìn cũng đã làm xiêu lòng cô gái Tần Thị Chẩy, 18 tuổi, bằng điệu hát tha thiết như thế…

Đưa cô dâu về nhà chồng.
Ngà ngà men rượu, già làng Tẩn Vần Phấu rủ rỉ kể chuyện: “Ngày xưa, đám cưới người Dao đỏ dềnh dang tốn kém lắm, nay thì chỉ làm trong 2 ngày. Theo lệ của người Dao đỏ, nhà chú rể phải cử người sang nhà gái đưa một đôi vòng tay bằng bạc trắng. Lần đầu, nhà gái trả lại. Nhà trai tiếp tục đi hỏi lần thứ hai, sau 3 ngày, không thấy nhà gái trả đồ lại, lúc ấy nhà trai mới chọn ngày tốt, mang theo một con gà, một lít rượu sang nhà gái. Lúc ấy, hai bên gia đình mới bàn bạc thống nhất và định ngày ăn hỏi. Và đám cưới chủ yếu diễn ra ở nhà trai”.

Trước khi cô dâu về nhà chồng, thầy mo cúng trình báo tổ tiên nhà gái. Lễ vật gồm: 1 thủ lợn, 1 con gà luộc, 1 đĩa xôi màu đỏ, 1 chai rượu, 6 chiếc chén đặt trước bàn thờ tổ tiên.


Người Dao đỏ quan niệm, khi người con gái đi lấy chồng không để mặt trời nhìn thấy bởi sợ mất vía cô dâu, sẽ không gặp may trong cuộc đời sau này. Khi đoàn đưa dâu đến gần nhà trai sẽ phải nghỉ chân trên đưòng, chờ người dẫn đường của nhà trai về báo trước. Nhà trai sẽ cử một đoàn kèn, trống và ông chủ lễ ra cổng đón. Trong lúc hai bên gặp nhau thường diễn ra cuộc hát đối đáp và mời nhau uống rượu. Đoàn đưa dâu của nhà gái dù gần hay xa đều phải nghỉ lại nhà trai một đêm trong gian buồng tạm trú. Nơi ngủ được làm tạm ở góc đầu đốc nhà chỉ kê vừa một chiếc giường. Lễ vật gồm: 1 con lợn nhỏ mổ sạch sẽ, một ít tiền âm, 1 bát hương. Sau đó thầy mo sẽ cúng trình báo tổ tiên nhà trai rồi thay mặt gia chủ mời tổ tiên về dự và phù hộ cho hai gia đình cùng đôi vợ chồng trẻ. Bữa tiệc mở đầu cho lễ cưới họ nhà trai diễn ra vui vẻ, đội kèn nhập mâm đón cô dâu vào nhà.

Người Dao quan niệm mọi điều tốt lành nhất đều bắt đầu ngay từ buổi sớm mai, khi mặt trời còn chưa thức giấc. Theo cách chọn giờ của người Dao đỏ thì khi cô dâu vào nhà chính phải vào lúc từ 2 đến 11 giờ. Đó là khoảng giờ tốt nhất cho cô dâu và chú rể sau này.

Thế nên, sáng sớm hôm sau, khi những giọt sương vẫn còn đọng trên ngọn cỏ, sự yên tĩnh vốn có của núi rừng bị đánh thức bởi âm thanh náo nhiệt của kèn pí lè, thanh la, chiêng trống. Đoàn nhà trai gồm ông mối, các chàng trai, cô gái sang nhà gái rước dâu từ rất sớm. Chúng tôi hòa mình vào đoàn rước dâu lộng lẫy một màu đỏ của trang phục dân tộc Dao, với áo, váy, khăn đội đầu, đến cả những “gánh” hành lý mang về nhà chồng của cô dâu Chẩy cũng rực rỡ đỏ...

Những nét đẹp văn hóa truyền thống cần được gìn giữ
Theo già làng Tẩn Vần Phấu, trong phong tục cưới hỏi của người Dao có rất nhiều nghi thức đặc sắc mang đậm bản sắc riêng như nghi lễ so tuổi; nghi lễ đặt cau, trầu; nghi lễ cắt cổ gà quyết định ngày cưới; nhưng không thể thiếu lễ tơ hồng - nghi lễ được xem là quan trọng nhất trong lễ cưới.

Lễ tơ hồng được thực hiện ngay sau lễ cúng tổ tiên, đây là nghi thức quan trọng công nhận đôi trai gái chính thức trở thành vợ chồng. Người Dao quan niệm rằng khi tổ chức xong nghi thức này thì đôi bạn trẻ sẽ được sống hạnh phúc với nhau đến trọn đời, không gì có thể chia tách đôi vợ chồng trẻ.

Trước khi vào làm lễ tơ hồng, cô dâu trang điểm thật đẹp, đội nón có thêu hoa văn sặc sỡ, tay và cổ đeo nhiều vòng bạc, chú rể mặc áo đỏ, đầu đội khăn xếp. Một đôi chiếu được trải ra trước bàn thờ tổ tiên, đôi vợ chồng trẻ quỳ trước bàn thờ, lần lượt các nghi thức của lễ tơ hồng được thầy cúng thực hiện. Đầu tiên là nghi thức xua đuổi những điều không may đối với đôi vợ chồng trẻ, tiếp theo là nghi thức làm bùa yêu để hai người được ở bên nhau mãi mãi.

Ngay sau bùa yêu là bùa yểm, thầy cúng yểm cho đôi vợ chồng trẻ luôn luôn khỏe mạnh và được bảo vệ bởi các thần linh. Kết thúc nghi thức này là lễ lạy của cô dâu và chú rể. Chú rể phải lạy đủ 12 lần trước bàn thờ tổ tiên cùng với cô dâu theo tập quán truyền thống. Sau đó, cô dâu và chú rể sẽ uống chung ly rượu với ý nghĩa uống xong ly rượu này hai người sẽ say nhau suốt đời, sống hạnh phúc đến đầu bạc răng long. Kết thúc nghi lễ, mọi người tham dự lễ cưới ăn uống linh đình để chúc mừng cho hạnh phúc của cô dâu, chú rể.

Già làng Tẩn Vần Phấu trăn trở, việc gìn giữ các phong tục tập quán của người Dao, nhất là lễ tơ hồng trong phong tục cưới hỏi là một việc làm cần thiết. Nhưng hiện nay, các đôi vợ chồng trẻ thường bỏ qua nhiều nghi thức quan trọng khi làm lễ. “Theo dòng thời gian và sự phát triển của xã hội hiện đại, nhiều phong tục cưới hỏi của người Dao đã bị mất đi. Do vậy đã làm mất đi nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc nơi đây...”, già Phấu trầm ngâm.
Lễ cưới là một nghi thức có từ lâu đời, thể hiện bản sắc văn hóa riêng của đồng bào dân tộc Dao. Đây là một nét văn hóa đẹp cần được lưu giữ và bảo tồn. Ngày nay, do có sự giao lưu, tiếp nhận văn hóa giữa các dân tộc với nhau nên lễ cưới của người Dao có nhiều thay đổi, cùng với đó lễ cưới cũng mất đi những nét độc đáo, nhiều nghi thức trong buổi lễ dần mai một theo năm tháng.

Đám cưới của người Dao quần trắng
Một lễ cưới theo đúng phong tục tập quán của người Dao quần trắng hiện giờ không còn nhiều nơi tổ chức. Tuy nhiên phong tục và nghi lễ cưới hỏi của người Dao quần trắng nơi vùng cao Yên Bái vẫn là nét văn hóa đặc sắc.
Ở Yên Bái, dân tộc Dao gồm có 4 nhóm chính là Dao đỏ, Dao quần trắng, Dao quần chẹt và Dao làn tuyển, tập trung sinh sống ở các huyện Văn Yên, Trấn Yên, Yên Bình và Lục Yên. Mỗi nhóm người Dao nơi đây lại mang những nét độc đáo riêng trong phong tục tập quán. Và một trong những nét độc đáo đặc trưng cho mỗi nhóm dân tộc được thể hiện rõ nét trong nghi lễ cưới hỏi của người Dao. Hãy cùng chúng tôi đến dự một lễ cưới hỏi truyền thống  (Áy Cón)  của người Dao quần trắng ở huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái để hiểu hơn về phong tục và nghi lễ cưới hỏi của người Dao nơi vùng cao Yên Bái.
Hiện nay, một lễ cưới theo đúng phong tục tập quán của người Dao quần trắng không còn nhiều nơi tổ chức bởi do cuộc sống mới nên đã có sự cải tiến cho gọn nhẹ hơn.  Và lễ cưới truyền thống của người Dao quần trắng chứa đựng nhiều giá trị văn hóa cần được gìn giữ nhằm góp phần bảo tồn và phát huy vốn văn hóa phi vật thể đặc sắc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Đồng bào dân tộc Dao đỏ ở đây vẫn giữ được tinh hoa văn hoá truyền thống dân tộc nguyên sơ, độc đáo, đặc sắc, nhất là phong tục nghi lễ cưới hỏi. Khi đôi trai gái quen nhau, mến nhau và họ đi đến quyết định xây dựng hạnh phúc lứa đôi thì gia đình nhà trai sang nhà gái tiến hành thủ tục hỏi vợ cho chàng trai và đi đến lễ cưới phải qua 2 lần làm lễ ăn hỏi.
Để mời họ hàng, người thân, cũng như bạn bè của cô dâu, chú rể đến dự lễ cưới, cả 2 gia đình nhà trai, nhà gái phải thu thập rất nhiều đồng tiền xu được lưu truyền từ những thế hệ trước để khi đến mỗi nhà họ phải có 2 đồng xu mang ra tặng chủ nhà. Tiền xu có hình tròn, làm bằng đồng đen, có lỗ xỏ hình vuông ở giữa, khắc hoa văn và những chữ nổi ở trên mặt. Đây không phải những đồng tiền dùng để mua bán, trao đổi hàng hóa mà là sản phẩm văn hóa tinh thần chỉ được sử dụng làm nghi lễ cho việc mời cưới của người Dao. Điều đặc biệt là cứ đến mỗi gia đình để mời cưới thì họ để lại 2 đồng tiền xu ấy cho chủ nhà (tượng trưng như tấm thiệp mời đám cưới của người Kinh), nhưng luôn luôn phải có đôi. Hai đồng tiền xu luôn đi kèm với nhau tượng trưng cho đôi trai gái yêu nhau, họ đã sánh đôi, luôn hạnh phúc bên nhau.
Đến lễ cưới, gia đình nhà gái chỉ thách cưới nhà trai 1 đôi gà sống đẹp, 1 lít rượu ngon để làm thủ tục lễ bái tổ tiên gia đình mình. Nhà trai đến nhà gái đón dâu từ tối hôm trước. Mọi người đến dự lễ cưới đều mặc trang phục truyền thống. Đôi trai gái mặc bộ trang phục đẹp nhất, mới nhất. Sau khi làm lễ cúng gia tiên, thần linh cho đôi trai gái thì khách được mời ngồi vào mâm cơm cỗ thưởng thức món ăn truyền thống và uống rượu suốt đêm, ca hát mừng hạnh phúc cho đôi trai gái.
Đến sáng hôm sau nhà trai đón dâu về. Đại diện (trừ bố, mẹ cô dâu) cùng đi với đoàn rước dâu. Nhà gái gói những gói cơm có đầy đủ thức ăn vào lá chuối tươi để cho đoàn rước dâu ăn dọc đường. Nếu hai gia đình ở gần nhau thì nhà gái vẫn phải gói ít nhất một gói cơm gửi cho nhà trai mang theo để thể hiện sự quan tâm. Khi đến nhà trai, việc đầu tiên mà cô dâu và chú rể phải làm là quỳ trước ban thờ làm lễ báo cáo tổ tiên, thần linh.
Gia đình nhà trai mời một thầy cúng giỏi nhất vùng để làm lễ cho đôi trai gái chính thức làm vợ chồng. Lễ cưới tại nhà trai được tổ chức trong suốt một ngày một đêm với những lời chúc tốt đẹp, trong men rượu nồng nàn. Những người đến dự đám cưới chúc phúc cho đôi trai gái và mừng tiền phải có 2 tờ giống nhau chứ không bao giờ 1 tờ hoặc nhiều hơn 2 tờ, thể hiện mong muốn cho đôi trai gái kia luôn hạnh phúc, có đôi, quấn quýt với nhau.
Từ nay cho đến đầu tháng 12 âm lịch, khi nông nhàn, cũng là lúc người Dao đỏ tổ chức cưới hỏi cho con em mình, nếu đã đến với cao nguyên trắng Bắc Hà, xin hãy giành thời gian vượt núi ghé thăm bản của người Dao đỏ chênh vênh trên núi cao Nậm Đét để khám phá, tìm hiểu nghi lễ, phong tục cưới hỏi của người Dao đỏ, bạn sẽ có những cảm nhận về sự độc đáo, đặc sắc, tinh tế của phong tục truyền thống nơi đây.

Phong tục cưới của người Dao tuyển
Với người Dao tuyển, hôn nhân là công việc hệ trọng trong cuộc đời mỗi con người, gia đình, dòng họ, bởi vậy để đi đến lễ cưới họ phải trải qua rất nhiều nghi lễ khác nhau như: Lễ thức tìm hiểu, so tuổi, lễ dạm ngõ, ăn hỏi rồi đến lễ cưới chính thức...

Sau một thời gian tìm hiểu, chàng trai thấy ưng cô gái nào đó sẽ về thưa chuyện với bố mẹ để làm lễ so tuổi. Đây là nghi lễ rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hôn sự của đôi trai gái. Sau lễ so tuổi, thấy đôi trai gái hợp nhau, gia đình nhà trai nhờ một người có tài ăn nói làm ông mối giúp gia đình tổ chức lễ dạm ngõ. Nếu gia đình nhà gái đồng ý thì sau một vài ngày sẽ nhờ người báo cho gia đình nhà trai biết để tổ chức lễ ăn hỏi. Trong lễ ăn hỏi, gia đình nhà trai mời ông mối và vài cô, chú ruột trong gia đình, một người ngoài dòng họ đi cùng để chứng kiến, hai gia đình bàn, thống nhất hình thức tổ chức lễ cưới và số lễ vật nhà trai phải mang sang.
Lễ cưới chính thức thường được tổ chức vào tháng tám, tháng chín âm lịch, đây là khoảng thời gian rỗi rãi, mùa màng đã thu hoạch xong. Gia đình nhà trai sẽ nhờ thầy chọn ngày tốt, ngày đẹp rồi bỏ vào túi giấy hồng nhờ ông mối mang sang thông báo cho gia đình nhà gái biết để chuẩn bị tổ chức lễ cưới chính thức. Ngày cưới, gia đình nhà trai, nhà gái mời đông đủ anh em, bạn bè, bà con hàng xóm về dự và chúc phúc cho con cháu. Nhà cửa, buồng cô dâu, chú rể được dọn dẹp sạch sẽ, trang trí lộng lẫy với mong muốn cặp vợ chồng sau này sẽ có cuộc sống giàu có, hạnh phúc. Đồng thời, gia đình nhà trai sẽ mời một người thầy cúng có pháp thuật cao siêu trong làng đến giúp gia đình làm các nghi lễ trong đám cưới và làm bùa phép tránh mọi tà ma vào quấy quả, làm hại cô dâu, chú rể.
Đến giờ hoàng đạo, đoàn rước dâu nhà trai gồm 9 người gồm một ông trưởng đoàn và người quản lý lễ vật và một số người khác mang lễ vật. Trước khi đoàn rước dâu khởi hành, thầy cúng làm lễ, yểm quà, làm phép thu vía của mọi người trong đoàn rước vào trong chiếc ống của trưởng đoàn. Chiếc ô được trưởng đoàn giữ cẩn thận bên nách trái. Lễ vật được sắp xếp cẩn thận vào trong một chiếc gùi để phái đoàn mang sang.
Theo phong tục cưới xin của người Dao tuyển, trên đường rước dâu họ phải nghỉ trọ qua đêm ở ngang đường do nhà gái lựa chọn, đây là nghi lễ bắt buộc. Khi gần đến nhà trọ, mọi người chỉnh lại trang phục, quần áo, mũ, khăn, quạt đợi nhà gái làm lễ "hợp chảnh" rồi mới được bước vào nhà. Lúc này trong nhà, gia đình nhà gái đã dựng sẵn 3 cửa ải để phái đoàn nhà trai vượt qua. Qua được 3 cổng này thì đoàn nhà trai mới vào được nhà gái, khi vào nhà gái, bên nhà gái sẽ cử 3 ông tam phẩm ra tiếp đón.


Sau khi phái đoàn nhà trai bước vào nhà, ông trưởng đoàn mượn gia đình nhà gái một chiếc mâm để đặt phong thư giấy hồng, 2 đồng bạc trắng, 2 lít rượu, một con gà rồi giao cho gia đình nhà gái làm lễ trình "phong thư", để làm lễ báo cáo với tổ tiên. Tiếp đó là lễ "bản mệnh", rồi lễ "qua ải bố mẹ" để đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ. Sau lễ qua ải, bố mẹ là lễ hợp duyên, ông trưởng họ ngồi trước mâm hợp duyên làm chủ lễ, lúc này cô dâu dắt từ trong buồng ra, còn chú rể đưa từ nhà trọ về nhà gái. Cả cô dâu và chú rể đầu chùm áo kín mặt, họ đưa hai người ngồi gần nhau để trưởng họ làm lễ báo cáo với tổ tiên và cầu mong cho hai vợ chồng sống hạnh phúc đến đầu bạc răng long rồi hai vợ chồng bỏ khăn, áo chùm mặt đi vào buồng. Lúc này, phái đoàn nhà trai, nhà gái cử người ra hát đối đáp chúc phúc cho hai vợ chồng. Sau khi vào buồng xong, cô dâu, chú rể ra ngoài làm lễ bái đường "pai đoòng", cầu mong tổ tiên phù hộ cho hai vợ chồng, sau đó hai vợ chồng mang rượu đi mời cảm ơn mọi người đã đến dự lễ cưới chúc phúc cho hai vợ chồng.
Trước khi đoàn rước dâu ra về, thầy cúng làm lễ giải thoát hồn vía cho những người đi rước dâu để đưa cô dâu về nhà trai. Đoàn nhà trai xếp thành hàng lần lượt vái lạy trước bàn thờ tổ tiên nhà gái để cảm ơn tổ tiên phù hộ cho đoàn rước dâu được an toàn. Sau đó mọi người đưa cô dâu về nhà trai làm lễ nhập gia tiên rồi mọi người cùng ăn uống vui vẻ và cầu chúc cho vợ  chồng sống hạnh phúc, sinh được nhiều con cái. Sau ba ngày, gia đình nhà trai, cùng hai vợ chồng mang hai con gà, hai chai rượu về nhà bố mẹ vợ làm lễ lại mặt.

 Lý Thị Ninh