This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Lễ hội đua cá xã Mậu Duệ, huyện Yên Minh, Hà Giang ( Quang Chung)

Cá chép được bắt từ ruộng
Lễ hội đua cá là lễ hội truyền thống của dân tộc Tày xã Mậu Duệ, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang. Được tổ chức vào dịp tết cơm mới 9/9 âm lịch hàng năm (còn được gọi với cái tên Tết cá). Lễ hội khởi nguồn từ tập quán canh tác lúa nước với tập tục nuôi cá chép ruộng của đồng bào Tày nơi đây. Vào ngày này khi các gia đình bận rộn chuẩn bị cho lễ cúng cơm mới thì những đứa trẻ cũng được bố mẹ cho vui chơi thoải mái. Trò chơi mà chúng yêu thích là đem những con cá chép to đẹp bắt từ ruộng nhà mình ra một đoạn suối xếp đá cuội thành đường đua cá.

1 Ca chep ruong chuan bị cho tet ca

Lễ hội bắt nguồn từ trò chơi của những đứa trẻ



Những năm gần đây trò chơi này dần phát triển thành lễ hội, được cộng đồng hưởng ứng. Cá chép được bà con thả vào đồng ruộng sau khi cấy lúa, cá cứ thế sinh sống và trưởng thành cho đến khi lúa được thu hoạch thì cũng là lúc bà con bắt và tuyển chọn những con cá to, khỏe đem đến lễ hội. Những “vận động viên cá” được người chủ buộc một đầu sợi chỉ vào vây lưng, một đầu buộc vào con thuyền nhỏ làm bằng xốp hoặc cây sậy, sau đó đặt cá vào vạch xuất phát theo đường đua riêng. Khi trọng tài phất cờ báo hiệu, người chủ cá sẽ hất nước thúc cho cá bơi ngược dòng tiến về đích. “Vận động viên cá” nào bơi về đích trước tiên sẽ giành được chiến thắng.
Một phần không thể thiếu trong ngày cơm mới của người Tày ở Mậu Duệ là các món ăn được chế biến từ cá. Vào ngày này trong mâm cơm sẽ không thể thiếu món truyền thống như cá om măng chua, bánh chưng nhân cá, nộm cá… Tất cả các món ăn đều được chế biến từ cá để thắp hương cảm tạ đất trời đã cho mùa màng bội thu, thưởng thức món cá chép ruộng là thưởng thức những tinh hoa của đất trời và cầu khấn sang năm sẽ mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, bản làng êm ấm.





Các món ăn chính được làm hoàn toàn bằng cá chép ruộng

Năm nay UBND xã Mậu Duệ đứng ra tổ chức lễ hội đua cá nhằm phát huy nét văn hóa truyền thống của người Tày địa phương, đồng thời giữ gìn và lưu truyền một trò chơi dân gian đẹp mang đậm bản sắc dân tộc trong bức tranh văn hóa đa màu sắc. Qua lễ hội, sẽ thu hút khách du lịch trong và ngoài tỉnh đến với huyện Yên Minh, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch huyện Yên Minh nói riêng và tỉnh Hà Giang nói chung.
 Quang Chung 
Cá chép được bắt từ ruộng
Lễ hội đua cá là lễ hội truyền thống của dân tộc Tày xã Mậu Duệ, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang. Được tổ chức vào dịp tết cơm mới 9/9 âm lịch hàng năm (còn được gọi với cái tên Tết cá). Lễ hội khởi nguồn từ tập quán canh tác lúa nước với tập tục nuôi cá chép ruộng của đồng bào Tày nơi đây. Vào ngày này khi các gia đình bận rộn chuẩn bị cho lễ cúng cơm mới thì những đứa trẻ cũng được bố mẹ cho vui chơi thoải mái. Trò chơi mà chúng yêu thích là đem những con cá chép to đẹp bắt từ ruộng nhà mình ra một đoạn suối xếp đá cuội thành đường đua cá.

1 Ca chep ruong chuan bị cho tet ca

Lễ hội bắt nguồn từ trò chơi của những đứa trẻ



Những năm gần đây trò chơi này dần phát triển thành lễ hội, được cộng đồng hưởng ứng. Cá chép được bà con thả vào đồng ruộng sau khi cấy lúa, cá cứ thế sinh sống và trưởng thành cho đến khi lúa được thu hoạch thì cũng là lúc bà con bắt và tuyển chọn những con cá to, khỏe đem đến lễ hội. Những “vận động viên cá” được người chủ buộc một đầu sợi chỉ vào vây lưng, một đầu buộc vào con thuyền nhỏ làm bằng xốp hoặc cây sậy, sau đó đặt cá vào vạch xuất phát theo đường đua riêng. Khi trọng tài phất cờ báo hiệu, người chủ cá sẽ hất nước thúc cho cá bơi ngược dòng tiến về đích. “Vận động viên cá” nào bơi về đích trước tiên sẽ giành được chiến thắng.
Một phần không thể thiếu trong ngày cơm mới của người Tày ở Mậu Duệ là các món ăn được chế biến từ cá. Vào ngày này trong mâm cơm sẽ không thể thiếu món truyền thống như cá om măng chua, bánh chưng nhân cá, nộm cá… Tất cả các món ăn đều được chế biến từ cá để thắp hương cảm tạ đất trời đã cho mùa màng bội thu, thưởng thức món cá chép ruộng là thưởng thức những tinh hoa của đất trời và cầu khấn sang năm sẽ mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, bản làng êm ấm.





Các món ăn chính được làm hoàn toàn bằng cá chép ruộng

Năm nay UBND xã Mậu Duệ đứng ra tổ chức lễ hội đua cá nhằm phát huy nét văn hóa truyền thống của người Tày địa phương, đồng thời giữ gìn và lưu truyền một trò chơi dân gian đẹp mang đậm bản sắc dân tộc trong bức tranh văn hóa đa màu sắc. Qua lễ hội, sẽ thu hút khách du lịch trong và ngoài tỉnh đến với huyện Yên Minh, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch huyện Yên Minh nói riêng và tỉnh Hà Giang nói chung.
 Quang Chung 

Phong tục lễ giải hạn đầu năm của người Tày, Nùng ở Cao Bằng (Khánh Hà)

Thầy pựt làm lễ giải hạn đầu năm.

Đầu năm mới, nhiều gia đình người dân tộc Tày, Nùng ở Cao Bằng thường mời then, giàng (pựt), tào… (gọi chung là thầy) về nhà hoặc đến nhà thầy làm lễ giải hạn để giảm bớt các rủi ro, vận hạn, bệnh tật, cầu mong an lành cho cả năm.
Đây là một phong tục, hình thức sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng dân gian đã tồn tại lâu đời, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, đến nay, vẫn được bảo tồn, lưu giữ.

Để tìm hiểu về lễ giải hạn đầu năm của người Tày, Nùng tại Cao Bằng, chúng tôi đã trực tiếp đến một số gia đình làm lễ giải hạn trong những ngày đầu năm Bính Thân để “mục sở thị” các nghi lễ giải hạn. Bà Bế Thị Nơm, 72 tuổi, dân tộc Nùng tại xã Độc Lập (Quảng Uyên) vừa mời thầy về làm lễ giải hạn đầu năm cho biết: Hằng năm, sau Tết Nguyên đán, gia đình tôi đều mời thầy về làm lễ cúng giải hạn đầu năm nhằm xua đuổi cái xấu, cầu mong năm mới an lành, mọi việc hanh thông, thuận lợi. Muốn làm lễ giải hạn việc đầu tiên là phải tìm gặp thầy then, thầy pựt để xem ngày lành, sau đó tiến hành chuẩn bị lễ vật và đi đón thầy về nhà để làm lễ. Các đồ lễ để cúng tùy theo mỗi thầy có những yêu cầu riêng và tùy thuộc vào điều kiện mỗi gia đình khi sắm lễ. Nhưng các đồ lễ cơ bản nhất để cúng lễ giải hạn gồm có mâm lễ, để thầy làm lễ để dưới chân bàn thờ gọi là “bâm lẹ” (mâm lễ). Mâm lễ được đặt ở sảnh giữa trong nhà, dưới bàn thờ tổ tiên là nơi diễn ra các hoạt động cúng bái của thầy với 3 hoặc 5 bát gạo sống. Bát gạo ở giữa đặt thêm trứng gà, cắm hương và nhiều hình nhân được cắt bằng giấy, cành hoa, cây... Còn mâm khác để hành lễ, gồm: Thủ lợn, đuôi lợn, chân giò luộc; 1 con gà, 1 con vịt  luộc chín có đủ lòng, mề, tim, gan và tiết; xôi (khẩu nua); 1 miếng thịt lợn luộc; hoa quả, bánh kẹo. Ngoài ra, cần 1 con gà sống, 1 con vịt sống và 1 cây chuối, 1 chiếc thuyền hoa (pè) làm bằng cọng chuối...

Thầy được mời về làm lễ giải hạn là người có khả năng thần giao cách cảm, có thể giao tiếp với thế giới tâm linh, những người đã khuất hoặc dự báo được những vận hạn của người khác thông qua nhãn quan của mình. Họ được các gia đình mời để làm lễ giải hạn, mừng nhà mới, cầu tự, cầu phúc lộc, thọ… Trong lễ cúng giải hạn, nếu giải hạn là thầy then thì vật dụng thầy dùng là cây đàn tính, còn với thầy pựt thì có chiếc quạt và xóc nhạc (nhiều quả nhỏ ghép nối lại với nhau bằng các vòng tròn sắt hoặc đồng). Màu sắc chủ đạo trong trang phục các thầy mặc khi làm lễ là đỏ, vàng, chàm, trắng. Mỗi một màu tương ứng với một vị thần linh. Khi những làn điệu then cổ cất lên với tiếng đàn tính hoặc tiếng xóc nhạc hòa với lễ phục nhiều màu sắc của thầy tạo nên không gian nghi lễ huyền ảo mang đậm dấu ấn tâm linh, là tổng hòa của thiên - địa - nhân.

Theo giàng Bế Sơn Chung - một nghệ nhân then sinh ra trong gia đình có 8 đời làm pựt (giàng), một lễ giải hạn tùy thuộc vào các cúng lễ của từng thầy và ý nguyện của gia chủ mà có các bước tiến hành nghi thức lễ khác nhau. Nhưng trong một lễ giải hạn, các nghi lễ bước chung nhất thường gồm các phần: Nhập môn, thỉnh tướng (bước vào với tổ tiên để báo lên tổ tiên và mời tổ tiên về để con cháu trong gia đình được dâng các lễ vật); bốc mệnh (dự đoán bản mệnh của người để biết được khái quát về công danh tài lộc, sự thọ yểu, thăng trầm, những bệnh tật hay tai họa trong cuộc đời); trừ tà (diệt trừ tà ma, quét sạch những vận xui, rủi ro...); hành yên, lập phú (cầu bình an, tài lộc). Trong đó có nhiều đoạn kể, du ký, vào chợ trời, lên thiên đình. Có lúc có những động thái sa man (ma nhập vào người) nói chuyện với ma, phán quyết với người, kiểu lên đồng một lúc sau trở lại bình thường. Trong lễ cúng giải hạn ngoài những lời then, điệu hát cổ thì thầy sẽ dùng hai thẻ gỗ để gieo quẻ, để xin lộc tới cho gia đình. Nếu như gia chủ thành tâm và âm phần trong nhà tốt thì việc xin quẻ sẽ diễn ra thuận lợi, lễ cúng sẽ diễn ra suôn sẻ và kết thúc tốt đẹp.

Đồ lễ để cúng trong lễ giải hạn.

Lễ giải hạn nói chung cũng như lẩu then, lẩu pựt đều là các hình thức diễn xướng cổ của người dân tộc Tày, Nùng, là hình thức sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng dân gian lâu đời. Với lòng tin thuần phác, người dân tộc Tày, Nùng làm lễ giải hạn nhằm cầu mong một cuộc sống an lành cho những người đang sống, những người đã khuất và cả thế giới tâm linh đều yên ổn. Họ cần một chỗ dựa tinh thần song không cuồng tín, khi gặp tai họa, ốm đau thì theo quan niệm chung của mọi người “Vô phúc vái tứ phương, ma cũng cầu, thuốc cũng chữa”. Tuy nhiên, hiện nay do ảnh hưởng của cơ chế kinh tế thị trường, cũng như nhận thức về giá trị văn hóa truyền thống ở một bộ phận người dân có những thay đổi nhất định, cùng sự giao thoa giữa các yếu tố văn hóa mới đã tác động đến loại hình dân gian truyền thống này khiến lễ giải hạn đã không còn giữ nguyên ý nghĩa ban đầu của nó, như: Một số gia đình có điều kiện sẵn sàng bỏ ra hàng triệu đồng, thậm chí hàng chục triệu đồng để mời thầy về cúng lễ cho gia đình làm ăn phát đạt; một số gia đình không có điều kiện nhưng vì quá “tín” nên sẵn sàng bán cả tài sản trong nhà để làm lễ; lễ giải hạn bị lạm dụng (làm lễ giải hạn khi làm ăn buôn bán không thuận lợi, mất của, thi cử, lận đận tình duyên...) nên các nghi lễ trở nên rườm rà và tổ chức một cách bừa bãi... Ngoài ra, các thầy then, thầy pựt đang dần ít đi, dẫn tới nguy cơ mai một ngày càng cao. Vì vậy, việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, trong đó có lễ giải hạn là việc làm hết sức cần thiết, cần sự quan tâm của các cấp, các ngành và của toàn xã hội để loại hình văn hóa tín ngưỡng dân gian mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc này giữ được nguyên giá trị ban đầu.

Khánh Hà
Thầy pựt làm lễ giải hạn đầu năm.

Đầu năm mới, nhiều gia đình người dân tộc Tày, Nùng ở Cao Bằng thường mời then, giàng (pựt), tào… (gọi chung là thầy) về nhà hoặc đến nhà thầy làm lễ giải hạn để giảm bớt các rủi ro, vận hạn, bệnh tật, cầu mong an lành cho cả năm.
Đây là một phong tục, hình thức sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng dân gian đã tồn tại lâu đời, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, đến nay, vẫn được bảo tồn, lưu giữ.

Để tìm hiểu về lễ giải hạn đầu năm của người Tày, Nùng tại Cao Bằng, chúng tôi đã trực tiếp đến một số gia đình làm lễ giải hạn trong những ngày đầu năm Bính Thân để “mục sở thị” các nghi lễ giải hạn. Bà Bế Thị Nơm, 72 tuổi, dân tộc Nùng tại xã Độc Lập (Quảng Uyên) vừa mời thầy về làm lễ giải hạn đầu năm cho biết: Hằng năm, sau Tết Nguyên đán, gia đình tôi đều mời thầy về làm lễ cúng giải hạn đầu năm nhằm xua đuổi cái xấu, cầu mong năm mới an lành, mọi việc hanh thông, thuận lợi. Muốn làm lễ giải hạn việc đầu tiên là phải tìm gặp thầy then, thầy pựt để xem ngày lành, sau đó tiến hành chuẩn bị lễ vật và đi đón thầy về nhà để làm lễ. Các đồ lễ để cúng tùy theo mỗi thầy có những yêu cầu riêng và tùy thuộc vào điều kiện mỗi gia đình khi sắm lễ. Nhưng các đồ lễ cơ bản nhất để cúng lễ giải hạn gồm có mâm lễ, để thầy làm lễ để dưới chân bàn thờ gọi là “bâm lẹ” (mâm lễ). Mâm lễ được đặt ở sảnh giữa trong nhà, dưới bàn thờ tổ tiên là nơi diễn ra các hoạt động cúng bái của thầy với 3 hoặc 5 bát gạo sống. Bát gạo ở giữa đặt thêm trứng gà, cắm hương và nhiều hình nhân được cắt bằng giấy, cành hoa, cây... Còn mâm khác để hành lễ, gồm: Thủ lợn, đuôi lợn, chân giò luộc; 1 con gà, 1 con vịt  luộc chín có đủ lòng, mề, tim, gan và tiết; xôi (khẩu nua); 1 miếng thịt lợn luộc; hoa quả, bánh kẹo. Ngoài ra, cần 1 con gà sống, 1 con vịt sống và 1 cây chuối, 1 chiếc thuyền hoa (pè) làm bằng cọng chuối...

Thầy được mời về làm lễ giải hạn là người có khả năng thần giao cách cảm, có thể giao tiếp với thế giới tâm linh, những người đã khuất hoặc dự báo được những vận hạn của người khác thông qua nhãn quan của mình. Họ được các gia đình mời để làm lễ giải hạn, mừng nhà mới, cầu tự, cầu phúc lộc, thọ… Trong lễ cúng giải hạn, nếu giải hạn là thầy then thì vật dụng thầy dùng là cây đàn tính, còn với thầy pựt thì có chiếc quạt và xóc nhạc (nhiều quả nhỏ ghép nối lại với nhau bằng các vòng tròn sắt hoặc đồng). Màu sắc chủ đạo trong trang phục các thầy mặc khi làm lễ là đỏ, vàng, chàm, trắng. Mỗi một màu tương ứng với một vị thần linh. Khi những làn điệu then cổ cất lên với tiếng đàn tính hoặc tiếng xóc nhạc hòa với lễ phục nhiều màu sắc của thầy tạo nên không gian nghi lễ huyền ảo mang đậm dấu ấn tâm linh, là tổng hòa của thiên - địa - nhân.

Theo giàng Bế Sơn Chung - một nghệ nhân then sinh ra trong gia đình có 8 đời làm pựt (giàng), một lễ giải hạn tùy thuộc vào các cúng lễ của từng thầy và ý nguyện của gia chủ mà có các bước tiến hành nghi thức lễ khác nhau. Nhưng trong một lễ giải hạn, các nghi lễ bước chung nhất thường gồm các phần: Nhập môn, thỉnh tướng (bước vào với tổ tiên để báo lên tổ tiên và mời tổ tiên về để con cháu trong gia đình được dâng các lễ vật); bốc mệnh (dự đoán bản mệnh của người để biết được khái quát về công danh tài lộc, sự thọ yểu, thăng trầm, những bệnh tật hay tai họa trong cuộc đời); trừ tà (diệt trừ tà ma, quét sạch những vận xui, rủi ro...); hành yên, lập phú (cầu bình an, tài lộc). Trong đó có nhiều đoạn kể, du ký, vào chợ trời, lên thiên đình. Có lúc có những động thái sa man (ma nhập vào người) nói chuyện với ma, phán quyết với người, kiểu lên đồng một lúc sau trở lại bình thường. Trong lễ cúng giải hạn ngoài những lời then, điệu hát cổ thì thầy sẽ dùng hai thẻ gỗ để gieo quẻ, để xin lộc tới cho gia đình. Nếu như gia chủ thành tâm và âm phần trong nhà tốt thì việc xin quẻ sẽ diễn ra thuận lợi, lễ cúng sẽ diễn ra suôn sẻ và kết thúc tốt đẹp.

Đồ lễ để cúng trong lễ giải hạn.

Lễ giải hạn nói chung cũng như lẩu then, lẩu pựt đều là các hình thức diễn xướng cổ của người dân tộc Tày, Nùng, là hình thức sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng dân gian lâu đời. Với lòng tin thuần phác, người dân tộc Tày, Nùng làm lễ giải hạn nhằm cầu mong một cuộc sống an lành cho những người đang sống, những người đã khuất và cả thế giới tâm linh đều yên ổn. Họ cần một chỗ dựa tinh thần song không cuồng tín, khi gặp tai họa, ốm đau thì theo quan niệm chung của mọi người “Vô phúc vái tứ phương, ma cũng cầu, thuốc cũng chữa”. Tuy nhiên, hiện nay do ảnh hưởng của cơ chế kinh tế thị trường, cũng như nhận thức về giá trị văn hóa truyền thống ở một bộ phận người dân có những thay đổi nhất định, cùng sự giao thoa giữa các yếu tố văn hóa mới đã tác động đến loại hình dân gian truyền thống này khiến lễ giải hạn đã không còn giữ nguyên ý nghĩa ban đầu của nó, như: Một số gia đình có điều kiện sẵn sàng bỏ ra hàng triệu đồng, thậm chí hàng chục triệu đồng để mời thầy về cúng lễ cho gia đình làm ăn phát đạt; một số gia đình không có điều kiện nhưng vì quá “tín” nên sẵn sàng bán cả tài sản trong nhà để làm lễ; lễ giải hạn bị lạm dụng (làm lễ giải hạn khi làm ăn buôn bán không thuận lợi, mất của, thi cử, lận đận tình duyên...) nên các nghi lễ trở nên rườm rà và tổ chức một cách bừa bãi... Ngoài ra, các thầy then, thầy pựt đang dần ít đi, dẫn tới nguy cơ mai một ngày càng cao. Vì vậy, việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, trong đó có lễ giải hạn là việc làm hết sức cần thiết, cần sự quan tâm của các cấp, các ngành và của toàn xã hội để loại hình văn hóa tín ngưỡng dân gian mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc này giữ được nguyên giá trị ban đầu.

Khánh Hà

Bản nhà lá (Việt Cường)

Một ngôi nhà sàn đặc trưng bằng gỗ của người Tày ở bản Tha với mái lợp bằng lá cọ và có ao thả cá Bỗng. Ảnh: Thông Thiện


Bản Tha và Hạ Thành xã Phương Độ (Tp. Hà Giang) được du khách gọi với cái tên đặc trưng là “Bản nhà lá”. Hai bản nằm liền kề nhau với hơn 200 nếp nhà sàn êm đềm bên con Suối Tiên mát lành, cùng với cuộc sống sinh hoạt dân dã của người Tày bản địa đã tạo nên dấu ấn khó quên khi du khách đặt chân đến khám phá nơi này.

Trong cái nắng hè vùng cao vàng như rót mật, chúng tôi được anh cán bộ phòng văn hóa Tp. Hà Giang tên là Thuần dẫn đi tham bản Tha và Hạ Thành. Ngay khi đặt chân đến bản Hạ Thành, chúng tôi đã ấn tượng với những thửa ruộng như những nấc thang dẫn lên núi vàng ươm mầu rơm rạ sau thu hoạch.

Hai bản nằm lừng chừng bên con Suối Tiên quanh năm ăm ắp nước tưới mát cho cánh đồng màu mỡ và phục vụ sinh hoạt của người dân bản, nên nhà nào cũng có ao. Để làm ao, người Tày ở xã Phương Độ chỉ cần vét đất, đắp những viên đá mồ côi thành bờ chắn nước. Ao nhà nào cũng thả cá Bỗng, một loại cá thuộc họ cá Hồi, rất phù hợp với khí hậu địa phương, lại có giá trị kinh tế cao.

Anh Nguyễn Văn Quyền, người quản lý hoạt động du lịch của bản Tha cứ chặc lưỡi tiếc rằng, giá như chúng tôi có mặt ở nơi đây khoảng một tháng trước sẽ được chứng kiến cảnh mùa vụ tất bật của người Tày. Khi vào đến bản, chúng tôi hoàn toàn quên ngay sự chỉ dẫn của anh Quyền bởi những mái nhà sàn lợp lá nằm san sát được xây dựng theo kiểu bàn cờ với những nụ cười thân thiện của người dân bản địa đã như ma lực thu hút ống kính máy ảnh.

Một góc bản Tha nhìn từ lưng chừng núi. Bản Tha có khoảng hơn 100 ngôi nhà sàn lợp lá của người Tày trải dài trong khoảng đất bằng phẳng dưới chân đồi thuộc xã Phương Độ. Ảnh: Việt Cường


Bản Tha và Hạ Thành ở xã Phương Độ có gần 200 ngôi nhà  sàn làm theo kiểu truyền thống của người Tày. Ảnh: Việt Cường


Bên trong căn nhà sàn truyền thống lợp mái cọ của người Tày ở bản Tha. Ảnh: Việt Cường


Những vật dụng sinh hoạt hằng ngày của người Tày như giỏ, lồng được treo quanh nhà sàn. Ảnh: Việt Cường


Quả còn được treo trước hiên nhà sàn của người Tày ở bản Tha và bản Hạ Thành. Trong văn hóa người Tày, quả còn không chỉ là một đồ chơi dùng trong dịp lễ hội mà còn là vật tượng trưng cho sự ấm no, sinh sôi nảy nở. Ảnh: Thông Thiện

Khung cảnh yên bình buổi chiều ở thôn Tha. Ảnh: Việt Cường


Đến bản Tha hay bản Hạ Thành ngoài cảnh đẹp, du khách còn được dạo bước trong một không gian sống rất đỗi yên bình của bà con dân tộc ở nơi đây. Ảnh: Việt Cường

Chúng tôi dừng chân nhà ông lão Nguyễn Đức Thìn ở bản Hạ Thành để nghỉ chân, uống nước. Ngôi nhà sàn bề thế năm gian được xây dựng bằng gỗ lát cách đây đã hơn trăm năm vẫn vững trãi cùng thời gian. “Người Tày ở bản Hạ Thành mình đã chọn vùng đất này định cư lâu lắm rồi. Ngôi nhà này đời bố mình dựng, đến đời mình tính ra chỉ mới 5 lần thay mái lá là ở đến tận bây giờ”. Ông lão Thìn giãi bày. Được biết, mái của những ngôi nhà sàn được lọp bằng lá cọ dày từ  20 – 40 cm, có độ bền từ 5 đến 10 năm.
Ở bản Hạ Thành có 7 hộ kinh doanh dịch vụ lưu trú, ăn ngủ, 9 hộ bán hàng quà lưu niệm và dịch vụ khác, 01 đội văn nghệ dân gian sẵn sàng phục dựng lại các sinh hoạt văn hóa của người Tày bản địa. Ngoài ra bản Hạ Thành có khu du lịch sinh thái Suối Tiên là nơi vui chơi giải trí phục vụ du khách và nhân dân trong vùng.

Ngôi nhà sàn của ông Nguyễn Đức Thìn là một điểm homestay hấp dẫn đối với những du khách ưa thích khám phá văn hóa. Theo phong tục của người Tày, bếp lửa được dựng ở chính giữa sàn nhà, vừa là nơi nấu nướng, trò chuyện, sưởi ấm trong mùa Đông. Ở mạn hiên nhà sàn, từng chồng đệm cỏ, chăn lau được xếp ngay ngắn chờ khách lưu trú qua đêm. Ông Thìn cho biết, người Tày từ xưa rất trân trọng khách đến chơi nhà. Chủ nhà sẽ chuẩn bị những vật dụng tốt nhất, những món ăn ngon nhất để thiết đãi.

Chúng tôi đặc biệt chú ý đến những quả còn sắc màu được treo trước mỗi hiên nhà sàn ở bản Tha và Hạ Thành. Hỏi anh Nguyễn Văn Quyền thì được lý giải rằng, quả còn trong tâm thức người Tày tượng trưng cho sự sinh sôi, phát triển. Trong quả còn là năm loại ngũ cốc gồm, gạo, ngô, đỗ, lạc, vừng được khâu kín bằng vải thổ cẩm. Nếu du khách có hứng thú, các nam thanh nữ tú trong bản sẽ ngay lập tức thành lập một đội ném còn.


Có lẽ, du lịch đã mang lại nguồi thu nhập đáng kể cho người Tày nơi đây nên có khách đến, cũng có nghĩa  là bản làng có hội. “Cơm nếp nương, cá Bỗng nướng và nấu canh chua theo kiểu của người Tày, gà đồi xé phay trộn gỏi, heo đen nướng ống tre cuộn với rau rừng là mâm cơm tiếp khách của bản chúng tôi”. Ông Nguyễn Đức Thìn giới thiệu.

Người dân hai bản ở đây trồng lúa nước và nhà nào cũng dành một không gian sân khá lớn để phơi thóc. Ảnh: Thông Thiện

Những túm bắp ngô hạt to đều được người Tày ở xã Phương Độ treo dưới gầm nhà sàn để làm hạt giống cho vụ mùa sau. Ảnh: Việt Cường

Những chiếc lá cọ phơi bên hàng rào để dành cho việc sửa chữa mái nhà sàn nếu có hư hại. Ảnh: Việt Cường

Sau mỗi mùa gặt, người Tày ở thôn Tha gác rạ dưới gầm nhà sàn để đun nấu và làm thức ăn cho gia súc. Ảnh: Việt Cường

Người Tày ở xã Phương Độ trữ từng bó lúa nếp ngon nhất ngay dưới gầm nhà sàn,
đến dịp đặc biệt mới xay xát rồi đồ xôi thiết đãi khách quý. Ảnh: Việt Cường

Một góc phơi phóng lúa sau mùa gặt thể hiện sự no ấm của người Tày ở xã Phương Độ. Ảnh: Thông Thiện

Khung cảnh rất đặc biệt sau mùa gặt tại bản Hạ Thành. Ảnh: Việt Cường

Ngoài việc canh tác lúa nước, người Tày ở xã Phương Độ còn chăn nuôi dê để phát triển kinh tế. Ảnh: Thông Thiện

Những con đường nhỏ xinh xắn, đan xen từ bản hướng ra ruộng của người Tày ở bản Hạ Thành. Ảnh: Việt Cường

Người Tày ở xã Phương Độ chế biến sắn để phơi khô sau thu hoạch. Ảnh: Việt Cường

Du khách nước ngoài dạo chơi quanh bản Hạ Thành. Nơi đây hiện là một điểm đến hấp dẫn
đối với những ai ưa thích khám phá cảnh đẹp và trải nghiệm văn hóa của người Tày ở Hà Giang. Ảnh: Việt Cường

Dịch vụ homestay ở bản Tha và Hạ Thành có nhiều tiện nghi. Khách ngủ sàn gỗ, to và rộng, vệ sinh tắm nóng lạnh, tuy chỉ có chăn gối mùng màn nhưng rất sạch sẽ. Nhìn qua ô cửa là du khách đã thu vào tầm mắt những đồi cọ, cánh đồng lúa thoáng mát. Ngoài ra, những nhà sàn làm dịch vụ homestay ở hai bản Tha và Hạ Thành đều có wifi, có hướng dẫn địa phương dạy cách chế biến các món ăn truyền thống của người Tày khi khách yêu cầu. Đêm xuống, du khách còn được dịp mê mẩn với đội văn nghệ gồm những thôn nữ trình diễn hát then, hát lếu, múa cấy… đều là những làn điệu dân ca truyền thống được giữ gìn qua nhiều thế hệ.
Việt Cường
Một ngôi nhà sàn đặc trưng bằng gỗ của người Tày ở bản Tha với mái lợp bằng lá cọ và có ao thả cá Bỗng. Ảnh: Thông Thiện


Bản Tha và Hạ Thành xã Phương Độ (Tp. Hà Giang) được du khách gọi với cái tên đặc trưng là “Bản nhà lá”. Hai bản nằm liền kề nhau với hơn 200 nếp nhà sàn êm đềm bên con Suối Tiên mát lành, cùng với cuộc sống sinh hoạt dân dã của người Tày bản địa đã tạo nên dấu ấn khó quên khi du khách đặt chân đến khám phá nơi này.

Trong cái nắng hè vùng cao vàng như rót mật, chúng tôi được anh cán bộ phòng văn hóa Tp. Hà Giang tên là Thuần dẫn đi tham bản Tha và Hạ Thành. Ngay khi đặt chân đến bản Hạ Thành, chúng tôi đã ấn tượng với những thửa ruộng như những nấc thang dẫn lên núi vàng ươm mầu rơm rạ sau thu hoạch.

Hai bản nằm lừng chừng bên con Suối Tiên quanh năm ăm ắp nước tưới mát cho cánh đồng màu mỡ và phục vụ sinh hoạt của người dân bản, nên nhà nào cũng có ao. Để làm ao, người Tày ở xã Phương Độ chỉ cần vét đất, đắp những viên đá mồ côi thành bờ chắn nước. Ao nhà nào cũng thả cá Bỗng, một loại cá thuộc họ cá Hồi, rất phù hợp với khí hậu địa phương, lại có giá trị kinh tế cao.

Anh Nguyễn Văn Quyền, người quản lý hoạt động du lịch của bản Tha cứ chặc lưỡi tiếc rằng, giá như chúng tôi có mặt ở nơi đây khoảng một tháng trước sẽ được chứng kiến cảnh mùa vụ tất bật của người Tày. Khi vào đến bản, chúng tôi hoàn toàn quên ngay sự chỉ dẫn của anh Quyền bởi những mái nhà sàn lợp lá nằm san sát được xây dựng theo kiểu bàn cờ với những nụ cười thân thiện của người dân bản địa đã như ma lực thu hút ống kính máy ảnh.

Một góc bản Tha nhìn từ lưng chừng núi. Bản Tha có khoảng hơn 100 ngôi nhà sàn lợp lá của người Tày trải dài trong khoảng đất bằng phẳng dưới chân đồi thuộc xã Phương Độ. Ảnh: Việt Cường


Bản Tha và Hạ Thành ở xã Phương Độ có gần 200 ngôi nhà  sàn làm theo kiểu truyền thống của người Tày. Ảnh: Việt Cường


Bên trong căn nhà sàn truyền thống lợp mái cọ của người Tày ở bản Tha. Ảnh: Việt Cường


Những vật dụng sinh hoạt hằng ngày của người Tày như giỏ, lồng được treo quanh nhà sàn. Ảnh: Việt Cường


Quả còn được treo trước hiên nhà sàn của người Tày ở bản Tha và bản Hạ Thành. Trong văn hóa người Tày, quả còn không chỉ là một đồ chơi dùng trong dịp lễ hội mà còn là vật tượng trưng cho sự ấm no, sinh sôi nảy nở. Ảnh: Thông Thiện

Khung cảnh yên bình buổi chiều ở thôn Tha. Ảnh: Việt Cường


Đến bản Tha hay bản Hạ Thành ngoài cảnh đẹp, du khách còn được dạo bước trong một không gian sống rất đỗi yên bình của bà con dân tộc ở nơi đây. Ảnh: Việt Cường

Chúng tôi dừng chân nhà ông lão Nguyễn Đức Thìn ở bản Hạ Thành để nghỉ chân, uống nước. Ngôi nhà sàn bề thế năm gian được xây dựng bằng gỗ lát cách đây đã hơn trăm năm vẫn vững trãi cùng thời gian. “Người Tày ở bản Hạ Thành mình đã chọn vùng đất này định cư lâu lắm rồi. Ngôi nhà này đời bố mình dựng, đến đời mình tính ra chỉ mới 5 lần thay mái lá là ở đến tận bây giờ”. Ông lão Thìn giãi bày. Được biết, mái của những ngôi nhà sàn được lọp bằng lá cọ dày từ  20 – 40 cm, có độ bền từ 5 đến 10 năm.
Ở bản Hạ Thành có 7 hộ kinh doanh dịch vụ lưu trú, ăn ngủ, 9 hộ bán hàng quà lưu niệm và dịch vụ khác, 01 đội văn nghệ dân gian sẵn sàng phục dựng lại các sinh hoạt văn hóa của người Tày bản địa. Ngoài ra bản Hạ Thành có khu du lịch sinh thái Suối Tiên là nơi vui chơi giải trí phục vụ du khách và nhân dân trong vùng.

Ngôi nhà sàn của ông Nguyễn Đức Thìn là một điểm homestay hấp dẫn đối với những du khách ưa thích khám phá văn hóa. Theo phong tục của người Tày, bếp lửa được dựng ở chính giữa sàn nhà, vừa là nơi nấu nướng, trò chuyện, sưởi ấm trong mùa Đông. Ở mạn hiên nhà sàn, từng chồng đệm cỏ, chăn lau được xếp ngay ngắn chờ khách lưu trú qua đêm. Ông Thìn cho biết, người Tày từ xưa rất trân trọng khách đến chơi nhà. Chủ nhà sẽ chuẩn bị những vật dụng tốt nhất, những món ăn ngon nhất để thiết đãi.

Chúng tôi đặc biệt chú ý đến những quả còn sắc màu được treo trước mỗi hiên nhà sàn ở bản Tha và Hạ Thành. Hỏi anh Nguyễn Văn Quyền thì được lý giải rằng, quả còn trong tâm thức người Tày tượng trưng cho sự sinh sôi, phát triển. Trong quả còn là năm loại ngũ cốc gồm, gạo, ngô, đỗ, lạc, vừng được khâu kín bằng vải thổ cẩm. Nếu du khách có hứng thú, các nam thanh nữ tú trong bản sẽ ngay lập tức thành lập một đội ném còn.


Có lẽ, du lịch đã mang lại nguồi thu nhập đáng kể cho người Tày nơi đây nên có khách đến, cũng có nghĩa  là bản làng có hội. “Cơm nếp nương, cá Bỗng nướng và nấu canh chua theo kiểu của người Tày, gà đồi xé phay trộn gỏi, heo đen nướng ống tre cuộn với rau rừng là mâm cơm tiếp khách của bản chúng tôi”. Ông Nguyễn Đức Thìn giới thiệu.

Người dân hai bản ở đây trồng lúa nước và nhà nào cũng dành một không gian sân khá lớn để phơi thóc. Ảnh: Thông Thiện

Những túm bắp ngô hạt to đều được người Tày ở xã Phương Độ treo dưới gầm nhà sàn để làm hạt giống cho vụ mùa sau. Ảnh: Việt Cường

Những chiếc lá cọ phơi bên hàng rào để dành cho việc sửa chữa mái nhà sàn nếu có hư hại. Ảnh: Việt Cường

Sau mỗi mùa gặt, người Tày ở thôn Tha gác rạ dưới gầm nhà sàn để đun nấu và làm thức ăn cho gia súc. Ảnh: Việt Cường

Người Tày ở xã Phương Độ trữ từng bó lúa nếp ngon nhất ngay dưới gầm nhà sàn,
đến dịp đặc biệt mới xay xát rồi đồ xôi thiết đãi khách quý. Ảnh: Việt Cường

Một góc phơi phóng lúa sau mùa gặt thể hiện sự no ấm của người Tày ở xã Phương Độ. Ảnh: Thông Thiện

Khung cảnh rất đặc biệt sau mùa gặt tại bản Hạ Thành. Ảnh: Việt Cường

Ngoài việc canh tác lúa nước, người Tày ở xã Phương Độ còn chăn nuôi dê để phát triển kinh tế. Ảnh: Thông Thiện

Những con đường nhỏ xinh xắn, đan xen từ bản hướng ra ruộng của người Tày ở bản Hạ Thành. Ảnh: Việt Cường

Người Tày ở xã Phương Độ chế biến sắn để phơi khô sau thu hoạch. Ảnh: Việt Cường

Du khách nước ngoài dạo chơi quanh bản Hạ Thành. Nơi đây hiện là một điểm đến hấp dẫn
đối với những ai ưa thích khám phá cảnh đẹp và trải nghiệm văn hóa của người Tày ở Hà Giang. Ảnh: Việt Cường

Dịch vụ homestay ở bản Tha và Hạ Thành có nhiều tiện nghi. Khách ngủ sàn gỗ, to và rộng, vệ sinh tắm nóng lạnh, tuy chỉ có chăn gối mùng màn nhưng rất sạch sẽ. Nhìn qua ô cửa là du khách đã thu vào tầm mắt những đồi cọ, cánh đồng lúa thoáng mát. Ngoài ra, những nhà sàn làm dịch vụ homestay ở hai bản Tha và Hạ Thành đều có wifi, có hướng dẫn địa phương dạy cách chế biến các món ăn truyền thống của người Tày khi khách yêu cầu. Đêm xuống, du khách còn được dịp mê mẩn với đội văn nghệ gồm những thôn nữ trình diễn hát then, hát lếu, múa cấy… đều là những làn điệu dân ca truyền thống được giữ gìn qua nhiều thế hệ.
Việt Cường

Kỳ bí 'đá thiêng' của người Tày ( Đàm Minh Phiếu)

Bếp lửa không những sử dụng để nấu nướng mà còn có vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh của người Tày

Ở vùng rẻo cao quanh năm mây phủ của tỉnh Cao Bằng, đồng bào dân tộc Tày đã tồn tại tục lệ thờ “ma bếp lửa” rất độc đáo.
Đối với người dân nơi đây, bếp lửa vừa là chỗ đun nấu vừa hong khô lương thực bảo quản trên bếp mà đến ngày rằm, mùng một âm lịch hàng tháng còn là nơi thắp hương thờ “thần bếp lửa” để xua đuổi tà ma, đề phòng thú dữ và cầu mong sự may mắn, làm ăn thuận lợi.

Độc đáo tục thờ “thần bếp lửa”
Theo phong tục truyền thống của người Tày, khi ngôi nhà sàn được làm xong, việc đầu tiên là rước thần lửa về nhà. Theo các cụ cao niên người Tày ở xã Quang Hán, huyện Trà Lĩnh (Cao Bằng), lửa được sinh ra từ đá nên trước khi về nhà mới phải lên núi cao chọn một hòn đá ở nơi con người chưa từng giẫm chân vào. Sau khi chọn được hòn đá ưng ý, đồng bào mang về đặt ngay bên cạnh bếp để cúng thần.

Hòn đá thiêng này chính là nơi trú ngụ của vị thần bếp lửa trong nhà. Người Tày luôn tin tưởng vị thần này sẽ giữ cho ngọn lửa không bao giờ tắt và mang lại may mắn và hạnh phúc cho gia đình. Tuy nhiên, ngày nay những thế hệ trẻ đã thay thế hòn đá bằng một ống tre để có thể dễ dàng cho việc thắp hương cúng thần bếp lửa vào ngày rằm, mùng một hàng tháng hay những ngày lễ, tết.

Cụ Lưu Văn Sú (76 tuổi) ở xóm Bản Khuông, xã Thông Huề, huyện Trùng Khánh (Cao Bằng) chia sẻ: “Tôi dựng căn nhà sàn này cách đây mấy chục năm rồi, từ đó đến nay tôi vẫn đặt bếp lửa ở giữa nhà theo đúng phong tục ngày xưa. Nhiều lần con cháu muốn chuyển bếp đi chỗ khác bởi khói bếp nhuốm đen mái nhà nhưng tôi không chịu. Nhà sàn thì phải vậy chứ, mùa đông đến nữa nếu không có bếp lửa thì sao ở được. Trước đây khi chăn không đủ ấm, quần áo không đủ mặc thì mọi sinh hoạt đều ở quanh bếp lửa từ việc ăn uống đến tiếp khách, chỉ trừ lúc đi ngủ và đi nương rẫy còn lúc nào cũng ngồi bên bếp lửa. Giờ mà bỏ đi thì trống trải lắm”.

Theo tập tục truyền thống của đồng bào Tày, việc chăm sóc bếp lửa chủ yếu là do phụ nữ đảm nhiệm. Đối với người Tày, bếp không chỉ là nơi nấu chín thức ăn mà còn thể hiện đức hạnh của người phụ nữ. Vào mỗi buổi sáng, việc đầu tiên của phụ nữ Tày là nhóm lửa đun nước cho cả nhà rửa mặt, đánh răng. Những ngày đầu năm mới, ngày lễ tết việc thắp lửa cũng thể hiện sự biết ơn vị thần bếp, lòng thành kính đối với tổ tiên. Không gian bếp cũng là nơi những người phụ nữ trong nhà trò chuyện, bàn tính chuyện làm ăn chăn nuôi, trồng trọt.

“Bếp của người Tày rất quan trọng và hòn đá là biểu tượng của thần bếp. Trong mắt người Tày chúng tôi, lửa trông rất hiền hòa và mang tính nữ bởi ngày xưa chỉ có phụ nữ mới được chăm sóc “thần bếp lửa” này. Cứ đến ngày đầu năm mới, cuối năm  bao giờ người phụ nữ trong nhà cũng cho vị thần đá này uống ít rượu, ăn bánh và thịt”, cụ Nông Lý Huỳnh (72 tuổi) ở xóm Bản Khuông chia sẻ.

Cụ Nông Lý Huỳnh (72 tuổi) thường xuyên cắt những tờ tiền giấy bản để cúng thờ “thần bếp lửa” dịp lễ, Tết

Với quan niệm như vậy, mỗi khi dựng ngôi nhà sàn mới, chủ nhà bao giờ cũng mổ lợn để dâng cúng bàn thờ tổ tiên, “thần bếp lửa” và mời bà con, họ hàng đến cùng chung vui. Không chỉ vậy, mỗi dịp lễ tết đồng bào Tày còn làm vài chiếc bánh dày mục đích là thờ cúng tổ tiên và thần “thần bếp lửa” để tỏ lòng biết ơn vì mang đến sự linh thiêng, ấm áp cho ngôi nhà. Chính bởi vậy, bếp của người Tày là không gian linh thiêng và thường gắn với nhiều tập tục kiêng kỵ.

Nơi linh thiêng với những điều cấm kỵ
Riêng đối với đồng bào người Tày, ngoài nấu chín thức ăn thì bếp lửa còn là nơi để tiếp khách, là nơi thiêng liêng thờ “thần bếp”, ‘thần lửa”. Chính vì vậy có rất nhiều điều kiêng kị liên quan đến bếp lửa, ngồi cạnh bếp lửa sưởi không được đặt chân lên hoặc xê dịch hòn đá và ống tre cắm que hương vì theo quan niệm của người Tày, đây là nơi trú ngụ của “thần lửa”. Các thế hệ đồng bào Tày đều dặn nhau khi đặt quai nồi lên bếp thì phải đặt theo chiều dọc của ngôi nhà khi đun nấu, bởi đặt chiều ngang là hường nằm của người chết.

Một điều kiêng kỵ khác của người Tày là khi đưa củi vào bếp nhất định không đưa ngọn vào trước vì họ quan niệm, làm như vậy sẽ khiến con gái của gia chủ ngôi nhà đó sinh ngược. Việc làm bếp lửa cũng phải thật chu toàn, cẩn thận không để phạm đến thần linh, gia chủ phải chọn được ngày lành tháng tốt để tiến hành làm bếp. Thông thường, các ngày lẻ tháng chẵn và ngày chẵn tháng lẻ âm lịch đều là các ngày có thể đắp bếp hoặc tu sửa vì họ cho rằng những ngày đó “thần bếp” sẽ về chầu trời.

Khi đắp bếp phải chọn những thanh gỗ lim thẳng và chắc chắn gồm 4 tấm ván gỗ dài 1 mét, rộng 60 cm để tạo thành khuôn. Bếp hình chữ nhật cao 50 phân được hình thành khi được khoét hai lỗ đặt nồi nấu ăn và hai cửa bếp được khoét vừa phải, kín gió khi đun mới không tốn củi.

Gác bếp lửa nhiều tầng của người Tày dùng để sấy khô, bảo quản thịt trâu, bò, lợn, giống cây…

Ông Lưu Văn Nghiệp ở xóm Nà Pò, xã Quang Hán, huyện Trà Lĩnh (Cao Bằng) cho biết: “Để đắp bếp, phải chọn loại đất sét màu vàng mịn, đất mà có lẫn sỏi thì khi đốt lửa hay bị nứt bếp do đá nổ. Có làm cầu kỳ như vậy bếp mới không tốn củi và dùng được lâu dài, mới mong “thần bếp” phù hộ gia đình con cháu mạnh khoẻ, ấm no. Kiến trúc bếp lửa của người Tày rất tiện trong sinh hoạt, và là một nét văn hoá riêng của chúng tôi đã có từ lâu đời. Cho dù ngày nay có bếp ga, bếp điện tiện lợi hơn nhiều. Nhưng bà con vẫn thích và có thói quen sử dụng bếp củi của dân tộc mình”.

Mỗi khi mưa to, gió lớn, người phụ nữ Tày lập tức cầm một nắm đũa đặt vào cạnh bếp lửa, ngụ ý mong “thần bếp” phù hộ cho ngôi nhà được vững chãi trước mưa gió. Đây là cách tổ tiên họ truyền dạy lại để thức tỉnh “thần bếp”, giúp họ tránh khỏi điều không may mắn. Vào mùa đông lạnh giá, khi sưởi lửa đồng bào cũng kiêng không đặt chân lên kiềng, cũng không được khạc nhổ ở xung quanh hay ngồi quay lưng lại bếp lửa vì như vậy sẽ thiếu kính trọng với “thần bếp”. Ngoài ra, khi đưa củi vào bếp đun nấu, bao giờ người Tày cũng để trống “cửa” sau của bếp để đề phòng khi có kẻ xấu đến hại “thần bếp” sẽ phù hộ cho người nhà có lối thoát thân.

Ngày nay, dù cuộc sống của người Tày có nhiều thay đổi và chịu ảnh hưởng bởi sự du nhập nhiều nét văn hoá các dân tộc khác. Tuy nhiên, nhiều phong tục tập quán, tập tục thờ “thần bếp” của người Tày vẫn được duy trì, tạo nên nét văn hóa độc đáo, hấp dẫn du khách mỗi dịp tới thăm bản làng của người Tày. Nhưng trên hết những điều kiêng kị đó, người vùng cao coi bếp lửa là nơi để họ gặp gỡ, chuyện trò bởi giữa không gian của vùng núi cao quanh năm lạnh giá ấy có nơi nào ấm cúng hơn bếp lửa.

Căn nhà của người vùng cao bao giờ cũng ấm cúng bởi bếp lửa lúc nào cũng có ánh lửa hồng. Bên bếp lửa những người già vẫn kể cho con cháu nghe về bản làng, về dòng họ, về phong tục tập quán… như muốn truyền tiếp ngọn lửa của thế hệ cha ông cho thế hệ sau.

 Đàm Minh Phiếu
Bếp lửa không những sử dụng để nấu nướng mà còn có vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh của người Tày

Ở vùng rẻo cao quanh năm mây phủ của tỉnh Cao Bằng, đồng bào dân tộc Tày đã tồn tại tục lệ thờ “ma bếp lửa” rất độc đáo.
Đối với người dân nơi đây, bếp lửa vừa là chỗ đun nấu vừa hong khô lương thực bảo quản trên bếp mà đến ngày rằm, mùng một âm lịch hàng tháng còn là nơi thắp hương thờ “thần bếp lửa” để xua đuổi tà ma, đề phòng thú dữ và cầu mong sự may mắn, làm ăn thuận lợi.

Độc đáo tục thờ “thần bếp lửa”
Theo phong tục truyền thống của người Tày, khi ngôi nhà sàn được làm xong, việc đầu tiên là rước thần lửa về nhà. Theo các cụ cao niên người Tày ở xã Quang Hán, huyện Trà Lĩnh (Cao Bằng), lửa được sinh ra từ đá nên trước khi về nhà mới phải lên núi cao chọn một hòn đá ở nơi con người chưa từng giẫm chân vào. Sau khi chọn được hòn đá ưng ý, đồng bào mang về đặt ngay bên cạnh bếp để cúng thần.

Hòn đá thiêng này chính là nơi trú ngụ của vị thần bếp lửa trong nhà. Người Tày luôn tin tưởng vị thần này sẽ giữ cho ngọn lửa không bao giờ tắt và mang lại may mắn và hạnh phúc cho gia đình. Tuy nhiên, ngày nay những thế hệ trẻ đã thay thế hòn đá bằng một ống tre để có thể dễ dàng cho việc thắp hương cúng thần bếp lửa vào ngày rằm, mùng một hàng tháng hay những ngày lễ, tết.

Cụ Lưu Văn Sú (76 tuổi) ở xóm Bản Khuông, xã Thông Huề, huyện Trùng Khánh (Cao Bằng) chia sẻ: “Tôi dựng căn nhà sàn này cách đây mấy chục năm rồi, từ đó đến nay tôi vẫn đặt bếp lửa ở giữa nhà theo đúng phong tục ngày xưa. Nhiều lần con cháu muốn chuyển bếp đi chỗ khác bởi khói bếp nhuốm đen mái nhà nhưng tôi không chịu. Nhà sàn thì phải vậy chứ, mùa đông đến nữa nếu không có bếp lửa thì sao ở được. Trước đây khi chăn không đủ ấm, quần áo không đủ mặc thì mọi sinh hoạt đều ở quanh bếp lửa từ việc ăn uống đến tiếp khách, chỉ trừ lúc đi ngủ và đi nương rẫy còn lúc nào cũng ngồi bên bếp lửa. Giờ mà bỏ đi thì trống trải lắm”.

Theo tập tục truyền thống của đồng bào Tày, việc chăm sóc bếp lửa chủ yếu là do phụ nữ đảm nhiệm. Đối với người Tày, bếp không chỉ là nơi nấu chín thức ăn mà còn thể hiện đức hạnh của người phụ nữ. Vào mỗi buổi sáng, việc đầu tiên của phụ nữ Tày là nhóm lửa đun nước cho cả nhà rửa mặt, đánh răng. Những ngày đầu năm mới, ngày lễ tết việc thắp lửa cũng thể hiện sự biết ơn vị thần bếp, lòng thành kính đối với tổ tiên. Không gian bếp cũng là nơi những người phụ nữ trong nhà trò chuyện, bàn tính chuyện làm ăn chăn nuôi, trồng trọt.

“Bếp của người Tày rất quan trọng và hòn đá là biểu tượng của thần bếp. Trong mắt người Tày chúng tôi, lửa trông rất hiền hòa và mang tính nữ bởi ngày xưa chỉ có phụ nữ mới được chăm sóc “thần bếp lửa” này. Cứ đến ngày đầu năm mới, cuối năm  bao giờ người phụ nữ trong nhà cũng cho vị thần đá này uống ít rượu, ăn bánh và thịt”, cụ Nông Lý Huỳnh (72 tuổi) ở xóm Bản Khuông chia sẻ.

Cụ Nông Lý Huỳnh (72 tuổi) thường xuyên cắt những tờ tiền giấy bản để cúng thờ “thần bếp lửa” dịp lễ, Tết

Với quan niệm như vậy, mỗi khi dựng ngôi nhà sàn mới, chủ nhà bao giờ cũng mổ lợn để dâng cúng bàn thờ tổ tiên, “thần bếp lửa” và mời bà con, họ hàng đến cùng chung vui. Không chỉ vậy, mỗi dịp lễ tết đồng bào Tày còn làm vài chiếc bánh dày mục đích là thờ cúng tổ tiên và thần “thần bếp lửa” để tỏ lòng biết ơn vì mang đến sự linh thiêng, ấm áp cho ngôi nhà. Chính bởi vậy, bếp của người Tày là không gian linh thiêng và thường gắn với nhiều tập tục kiêng kỵ.

Nơi linh thiêng với những điều cấm kỵ
Riêng đối với đồng bào người Tày, ngoài nấu chín thức ăn thì bếp lửa còn là nơi để tiếp khách, là nơi thiêng liêng thờ “thần bếp”, ‘thần lửa”. Chính vì vậy có rất nhiều điều kiêng kị liên quan đến bếp lửa, ngồi cạnh bếp lửa sưởi không được đặt chân lên hoặc xê dịch hòn đá và ống tre cắm que hương vì theo quan niệm của người Tày, đây là nơi trú ngụ của “thần lửa”. Các thế hệ đồng bào Tày đều dặn nhau khi đặt quai nồi lên bếp thì phải đặt theo chiều dọc của ngôi nhà khi đun nấu, bởi đặt chiều ngang là hường nằm của người chết.

Một điều kiêng kỵ khác của người Tày là khi đưa củi vào bếp nhất định không đưa ngọn vào trước vì họ quan niệm, làm như vậy sẽ khiến con gái của gia chủ ngôi nhà đó sinh ngược. Việc làm bếp lửa cũng phải thật chu toàn, cẩn thận không để phạm đến thần linh, gia chủ phải chọn được ngày lành tháng tốt để tiến hành làm bếp. Thông thường, các ngày lẻ tháng chẵn và ngày chẵn tháng lẻ âm lịch đều là các ngày có thể đắp bếp hoặc tu sửa vì họ cho rằng những ngày đó “thần bếp” sẽ về chầu trời.

Khi đắp bếp phải chọn những thanh gỗ lim thẳng và chắc chắn gồm 4 tấm ván gỗ dài 1 mét, rộng 60 cm để tạo thành khuôn. Bếp hình chữ nhật cao 50 phân được hình thành khi được khoét hai lỗ đặt nồi nấu ăn và hai cửa bếp được khoét vừa phải, kín gió khi đun mới không tốn củi.

Gác bếp lửa nhiều tầng của người Tày dùng để sấy khô, bảo quản thịt trâu, bò, lợn, giống cây…

Ông Lưu Văn Nghiệp ở xóm Nà Pò, xã Quang Hán, huyện Trà Lĩnh (Cao Bằng) cho biết: “Để đắp bếp, phải chọn loại đất sét màu vàng mịn, đất mà có lẫn sỏi thì khi đốt lửa hay bị nứt bếp do đá nổ. Có làm cầu kỳ như vậy bếp mới không tốn củi và dùng được lâu dài, mới mong “thần bếp” phù hộ gia đình con cháu mạnh khoẻ, ấm no. Kiến trúc bếp lửa của người Tày rất tiện trong sinh hoạt, và là một nét văn hoá riêng của chúng tôi đã có từ lâu đời. Cho dù ngày nay có bếp ga, bếp điện tiện lợi hơn nhiều. Nhưng bà con vẫn thích và có thói quen sử dụng bếp củi của dân tộc mình”.

Mỗi khi mưa to, gió lớn, người phụ nữ Tày lập tức cầm một nắm đũa đặt vào cạnh bếp lửa, ngụ ý mong “thần bếp” phù hộ cho ngôi nhà được vững chãi trước mưa gió. Đây là cách tổ tiên họ truyền dạy lại để thức tỉnh “thần bếp”, giúp họ tránh khỏi điều không may mắn. Vào mùa đông lạnh giá, khi sưởi lửa đồng bào cũng kiêng không đặt chân lên kiềng, cũng không được khạc nhổ ở xung quanh hay ngồi quay lưng lại bếp lửa vì như vậy sẽ thiếu kính trọng với “thần bếp”. Ngoài ra, khi đưa củi vào bếp đun nấu, bao giờ người Tày cũng để trống “cửa” sau của bếp để đề phòng khi có kẻ xấu đến hại “thần bếp” sẽ phù hộ cho người nhà có lối thoát thân.

Ngày nay, dù cuộc sống của người Tày có nhiều thay đổi và chịu ảnh hưởng bởi sự du nhập nhiều nét văn hoá các dân tộc khác. Tuy nhiên, nhiều phong tục tập quán, tập tục thờ “thần bếp” của người Tày vẫn được duy trì, tạo nên nét văn hóa độc đáo, hấp dẫn du khách mỗi dịp tới thăm bản làng của người Tày. Nhưng trên hết những điều kiêng kị đó, người vùng cao coi bếp lửa là nơi để họ gặp gỡ, chuyện trò bởi giữa không gian của vùng núi cao quanh năm lạnh giá ấy có nơi nào ấm cúng hơn bếp lửa.

Căn nhà của người vùng cao bao giờ cũng ấm cúng bởi bếp lửa lúc nào cũng có ánh lửa hồng. Bên bếp lửa những người già vẫn kể cho con cháu nghe về bản làng, về dòng họ, về phong tục tập quán… như muốn truyền tiếp ngọn lửa của thế hệ cha ông cho thế hệ sau.

 Đàm Minh Phiếu