This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Tục dán giấy đỏ đón Tết của người Cao Lan (Lê Thương)

Từ nhà ra đến chuồng gà ngày 30 Tết đều được khoác áo đỏ đón giao thừa. Ảnh: Dulichbonphuong.

Buổi sáng ngày cuối cùng của năm cũ, khắp mọi nơi trong nhà đều được “niêm phong” giấy đỏ, từ cối xay, cối giã gạo, cái cày, bừa cho đến bàn thờ tổ tiên.
Dân tộc Cao Lan, có tên gọi khác là Sán Chay, Sán Chỉ, Mán Cao Lan, Hờn Bận… sinh sống nhiều nhất tại Thái Nguyên với số dân hơn 60.000 người, cư trú chủ yếu ở 37 xã thuộc 3 huyện Sơn Dương, 
Yên Sơn, Hàm Yên. Tết Nguyên đán của người Cao Lan, Thái Nguyên thường bắt đầu từ 25 tháng Chạp đến hết rằm tháng Giêng. Trong những ngày này, mỗi tối trước khi đi ngủ, gia chủ đều thắp một nén hương thơm lên bàn thờ để mời tổ tiên về ăn tết, đón xuân cùng con cháu.
Ngày 30 Tết là ngày mang ý nghĩa quan trọng và đặc biệt trong tín ngưỡng của người Cao Lan. Vào ngày này, người Cao Lan dậy vào lúc sáng sớm để lau dọn nhà cửa sạch sẽ, sau đó tiến hành “Chí dịt”, tục dán giấy đỏ trong nhà.

Buổi sáng ngày cuối cùng của năm cũ, khắp mọi nơi trong nhà đều được “niêm phong” giấy đỏ. Từ cối xay, cối giã gạo, cuốc, xẻng, con dao, cái cày, cái bừa, cây cối quanh nhà, chuồng trại cho đến bàn thờ tổ tiên, tường, cổng nhà, các cửa ra vào… đều được dán giấy đỏ để các vật này được “nghỉ Tết”. Toàn bộ ngôi nhà bỗng trở nên rực rỡ, tràn đầy sinh khí đón năm mới.
Theo quan niệm của người Cao Lan, giấy đỏ là một vật thể hiện điềm may mắn, tượng trưng cho một năm mới tốt lành, nhiều tài lộc sức khỏe, niềm vui trong cuộc sống, mùa màng bội thu, giúp gia chủ xua đuổi tà ma, cây trồng không bị chim, thú, sâu bọ phá hoại.
Chiều 30 Tết, các thành viên trong gia đình tất bật chuẩn bị cho mâm cơm cúng tổ tiên và bữa cơm đoàn tụ ngày tất niên. Tuỳ theo từng dòng họ mà mâm cơm dâng lên tổ tiên ngày 30 Tết cũng có những khác biệt lớn. Những con vật linh, được xem là thuỷ tổ của dòng họ nào thì dòng họ ấy không ăn thịt mà chỉ thờ cúng. Ví dụ họ La kiêng cá quả, họ Lục, họ Lý, họ Trần kiêng thịt chó, họ Dương kiêng gà…
Người Cao Lan thường tự làm các loại bánh để ăn tết như bánh vắt vai, bánh chưng, bánh chim gâu, bánh mật, bánh gai, bánh rán, chè lam… Bánh chưng của người Cao Lan có hai loại là bánh chưng bố tròn to và bánh trưng mẹ tròn dài. Ngoài ra, người Cao Lan còn tự làm bún ăn tết. Do được làm hoàn toàn thủ công nên bún của người Cao Lan rất thơm ngon, mềm và dai.

Tập múa điệu chim gâu đón Tết. Ảnh: tuyenquang.gov.vn.

Trong lễ hội đầu năm mới của người Cao Lan, bên cạnh các trò chơi dân gian như kéo co, đẩy gậy, ném còn, trồng cây chuối, vặt rau cải, múa điệu chim gâu, xúc tép, khai xuân, biểu diễn trống sành… thì không thể thiếu làn điệu Sình ca, lối hát đối đáp giữa thanh niên nam nữ, được sáng tác theo thể thơ tứ tuyệt, ghi chép bằng chữ Hán.
Theo truyền thuyết của người Cao Lan, tác giả của bài Sình ca là nàng Lưu Ba, cô gái đẹp đã đặt lời cho các điệu hát và nàng đã hát suốt 13 ngày đêm không ăn không ngủ rồi chết. Tiếng hát ấy chứng tỏ sức sống tiềm tàng và tình yêu trong sáng, bình dị của người Cao Lan. Ngày xuân, nam thanh nữ tú hát Sình giao duyên với nhau để tìm bạn đời, các cụ ông cụ bà say sưa hát những điệu Sình cổ để thể hiện niềm vui sống.

Sinh hoạt văn hóa cộng đồng ngày Tết của người Cao Lan. Ảnh: Lê Quang Hòa.

Những nghi lễ dân gian đặc sắc của người Cao Lan với nhiều nét đẹp mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc và những giá trị tinh thần to lớn đã góp thêm những bông hoa đẹp vào rừng hoa đa sắc màu của cộng đồng các dân tộc Việt Nam trên khắp dải đất hình chữ S.
Lê Thương
Từ nhà ra đến chuồng gà ngày 30 Tết đều được khoác áo đỏ đón giao thừa. Ảnh: Dulichbonphuong.

Buổi sáng ngày cuối cùng của năm cũ, khắp mọi nơi trong nhà đều được “niêm phong” giấy đỏ, từ cối xay, cối giã gạo, cái cày, bừa cho đến bàn thờ tổ tiên.
Dân tộc Cao Lan, có tên gọi khác là Sán Chay, Sán Chỉ, Mán Cao Lan, Hờn Bận… sinh sống nhiều nhất tại Thái Nguyên với số dân hơn 60.000 người, cư trú chủ yếu ở 37 xã thuộc 3 huyện Sơn Dương, 
Yên Sơn, Hàm Yên. Tết Nguyên đán của người Cao Lan, Thái Nguyên thường bắt đầu từ 25 tháng Chạp đến hết rằm tháng Giêng. Trong những ngày này, mỗi tối trước khi đi ngủ, gia chủ đều thắp một nén hương thơm lên bàn thờ để mời tổ tiên về ăn tết, đón xuân cùng con cháu.
Ngày 30 Tết là ngày mang ý nghĩa quan trọng và đặc biệt trong tín ngưỡng của người Cao Lan. Vào ngày này, người Cao Lan dậy vào lúc sáng sớm để lau dọn nhà cửa sạch sẽ, sau đó tiến hành “Chí dịt”, tục dán giấy đỏ trong nhà.

Buổi sáng ngày cuối cùng của năm cũ, khắp mọi nơi trong nhà đều được “niêm phong” giấy đỏ. Từ cối xay, cối giã gạo, cuốc, xẻng, con dao, cái cày, cái bừa, cây cối quanh nhà, chuồng trại cho đến bàn thờ tổ tiên, tường, cổng nhà, các cửa ra vào… đều được dán giấy đỏ để các vật này được “nghỉ Tết”. Toàn bộ ngôi nhà bỗng trở nên rực rỡ, tràn đầy sinh khí đón năm mới.
Theo quan niệm của người Cao Lan, giấy đỏ là một vật thể hiện điềm may mắn, tượng trưng cho một năm mới tốt lành, nhiều tài lộc sức khỏe, niềm vui trong cuộc sống, mùa màng bội thu, giúp gia chủ xua đuổi tà ma, cây trồng không bị chim, thú, sâu bọ phá hoại.
Chiều 30 Tết, các thành viên trong gia đình tất bật chuẩn bị cho mâm cơm cúng tổ tiên và bữa cơm đoàn tụ ngày tất niên. Tuỳ theo từng dòng họ mà mâm cơm dâng lên tổ tiên ngày 30 Tết cũng có những khác biệt lớn. Những con vật linh, được xem là thuỷ tổ của dòng họ nào thì dòng họ ấy không ăn thịt mà chỉ thờ cúng. Ví dụ họ La kiêng cá quả, họ Lục, họ Lý, họ Trần kiêng thịt chó, họ Dương kiêng gà…
Người Cao Lan thường tự làm các loại bánh để ăn tết như bánh vắt vai, bánh chưng, bánh chim gâu, bánh mật, bánh gai, bánh rán, chè lam… Bánh chưng của người Cao Lan có hai loại là bánh chưng bố tròn to và bánh trưng mẹ tròn dài. Ngoài ra, người Cao Lan còn tự làm bún ăn tết. Do được làm hoàn toàn thủ công nên bún của người Cao Lan rất thơm ngon, mềm và dai.

Tập múa điệu chim gâu đón Tết. Ảnh: tuyenquang.gov.vn.

Trong lễ hội đầu năm mới của người Cao Lan, bên cạnh các trò chơi dân gian như kéo co, đẩy gậy, ném còn, trồng cây chuối, vặt rau cải, múa điệu chim gâu, xúc tép, khai xuân, biểu diễn trống sành… thì không thể thiếu làn điệu Sình ca, lối hát đối đáp giữa thanh niên nam nữ, được sáng tác theo thể thơ tứ tuyệt, ghi chép bằng chữ Hán.
Theo truyền thuyết của người Cao Lan, tác giả của bài Sình ca là nàng Lưu Ba, cô gái đẹp đã đặt lời cho các điệu hát và nàng đã hát suốt 13 ngày đêm không ăn không ngủ rồi chết. Tiếng hát ấy chứng tỏ sức sống tiềm tàng và tình yêu trong sáng, bình dị của người Cao Lan. Ngày xuân, nam thanh nữ tú hát Sình giao duyên với nhau để tìm bạn đời, các cụ ông cụ bà say sưa hát những điệu Sình cổ để thể hiện niềm vui sống.

Sinh hoạt văn hóa cộng đồng ngày Tết của người Cao Lan. Ảnh: Lê Quang Hòa.

Những nghi lễ dân gian đặc sắc của người Cao Lan với nhiều nét đẹp mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc và những giá trị tinh thần to lớn đã góp thêm những bông hoa đẹp vào rừng hoa đa sắc màu của cộng đồng các dân tộc Việt Nam trên khắp dải đất hình chữ S.
Lê Thương

Lễ cưới độc đáo của người Cao Lan ở Bắc Giang (Lê Thương)

Chuẩn bị lễ vật đi đón dâu

Theo nghi lễ truyền thống, khi đoàn rước dâu đến cổng nhà gái sẽ bị “chặn đường” bằng tấm vải lụa màu, nhà trai phải thuyết phục gia đình nhà gái bằng điệu hát sình ca thì mới được phép vào trong.
Đó là lễ Chặn đường, một trong những nghi thức độc đáo trong đám cưới của người Cao Lan ở Bắc Giang.

Người Cao Lan ở Bắc Giang tập trung chủ yếu ở 4 huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam và Yên Thế.  Cũng như các đân tộc khác, dân tộc Cao Lan  có nhiều phong tục tập quán riêng như hát sình ca, các nghi lễ trong ma chay cưới hỏi…. Trong đó đám cưới có phần đặc biệt hơn cả, diễn ra trong hai ngày một đêm với rất nhiều thủ tục và nghi lễ như lễ đặt trầu, lễ dạm ngõ, lễ đặt gánh và cuối cùng là lễ rước dâu.
Nói tới đám cưới của người Cao Lan thì thành phần vô cùng quan trong và không thể thiếu là thầy Tào (thầy cúng) và Tráng Mòi (thầy mai mối). Theo quan niệm ở đây, thầy Tào như một đạo sĩ, pháp sư, có sức mạnh siêu nhiên trong thế giới tâm linh, có trình độ cao nhất trong xem số tử vi, xây nhà, đắp mộ, trụ trì lễ thụ phong cấp sắc trong đám cưới hỏi. Tráng Mòi như người cha thứ 2, có quyền định đoạt cho đôi trai gái đi đến hôn nhân.


Sau khi được Tráng Mòi giới thiệu, xem tuổi, gia đình nhà trai sẽ đến nhà gái làm lễ đặt trầu với 8 quả cau, 8 lá trầu và 1 lít rượu. Nếu 7 ngày sau không thấy gia đình nhà gái trả trầu nghĩa là nhà gái đã đồng ý, hai bên sẽ tiến hành lễ ăn hỏi. Trong lễ ăn hỏi, nhà trai phải có 4 cau, 4 trầu đặt trên bát sạch mang đến nhà gái để thưa chuyện, 3 ngày sau là có thể tiến hành lễ cưới.
Theo phong tục của người Cao Lan thì lễ vật mà nhà trai phải mang tới nhà gái trong ngày rước dâu thường là 2 con gà trống, 2 con gà con đã được làm sẵn, 2 bánh dầy to được dán giấy đỏ có ngôi sao năm cánh gọi là ẹt sầy, mỗi bánh khoảng 2 kg gạo nếp, 42 bánh giầy nhỏ và 4 m vải trắng (cẩm lây). Ngoài ra còn có những phần lễ khác như cau, trầu, rượu, thuốc, bánh kẹo…
Theo tục lệ cũ trước đây, ngày thứ nhất của lễ cưới sẽ được diễn ra ở nhà gái, ngày hai ở nhà trai. Nhà trai đi đón dâu từ chiều hôm trước và sẽ ngủ lại nhà gái một đêm. Trước khi đến nhà gái rước dâu, nhà trai sẽ làm lễ cúng gia tiên. Thầy Tào chuẩn bị các bài cúng tỉ mỉ, công phu, cúng xin tổ tiên che chở cho đôi bạn trẻ, phù hộ gia đình có thêm thành viên mới và làm ăn phát đạt.

Đi đầu đoàn đón dâu là ông cậu chú rể, có trách nhiệm dẫn đường, đi sau là một chàng trai phù rể (tạ pu) có trách nhiệm gánh lễ mà nhà gái đã thách cưới, và chíp mâu, em gái chú rể, là người theo sát cô dâu từ nhà gái đến khi rước dâu về nhà. Ảnh: vanhoasondong.

Có thể nói nét độc đáo nhất trong lễ cưới của người Cao Lan chính là nghi lễ Chặn đường của nhà gái. Khi đoàn đón dâu của nhà trai đến cửa, muốn vào nhà phải biết hát sình ca. Nhà gái cho căng dải lụa ở bậc thang lên nhà, để nhà trai đến cổng này phải dừng lại. Bao giờ nhà gái cũng hát trước, khoảng 4 bài, nội dung chào hỏi, sau đó nhà trai hát trả lời, thường là người dẫn đường hát.
Nội dung điệu sình hát trong đám cưới thường là nhà trai hỏi nhà gái tại sao lại có dây chăng giữa đường, nhà gái thách cưới rồi sao còn chăng dây này. Nhà gái hát trả lời rằng các vị từ mãi xa về đến đây mỏi mệt, đứng lại tạm nghỉ chân, uống nước. Nhà trai đối lại mời nhà gái cùng uống rượu uống trà, uống xong rồi, cất dây đó mở đường cho nhà trai vào nhà cùng uống rượu… đó là những bài có sẵn. Cứ hát qua lại như vậy trong khoảng 1 đến 2h. Và rồi qua những câu sình, nhà gái bị thuyết phục sẽ tự động mở đường cho nhà trai vào đón dâu.

Từng câu hát sình ca tha thiết như những lời thủ thỉ tâm tình bao trùm không khí vui tươi của đám cưới. Những lời ca mộc mạc mà say đắm trở thành lối hát giao duyên không thể thiếu của các thế hệ người Cao Lan. Ảnh: K.T.

Sau khi được nhà gái cho vào nhà, Thầy Tào sẽ làm phép xua đuổi tà ma, để ma nhà gái không bao vây nhà trai. Khi dâu về nhà trai, lễ này cũng được tiến hành. Trong bữa tiệc có mặt quan viên hai họ, thầy mối sẽ đưa cho hai gia đình những mảnh giấy hồng ghi rõ gia phả, ngày tháng năm sinh của dâu rể được ghi bằng chữ nôm, giấy của cô dâu còn ghi rõ giờ bước ra cửa, giờ bước chân vào nhà chồng. Hai chiếc bánh giày lớn lúc này được dành trao cho người trang điểm, chuẩn bị trang phục cho cô dâu còn 4 m vải được chú rể trao lại cho bố mẹ vợ. Trước sự chúc phúc của quan viên hai họ thầy Tào làm lễ se duyên (lễ tơ hồng) cho cô dâu và chú rể.
Ngày nay, đám cưới người Cao Lan ở Bắc Giang đã giản lược đi nhiều nghi thức để bớt phần rườm rà. Mặt khác, trước đây cô dâu Cao Lan khi về nhà chồng ngày đầu tiên chỉ được ở trong buồng kín không được ra ngoài giao tiếp với mọi người để thể hiện sự lễ phép của nàng dâu mới thì giờ đây cô dâu đã được tự do đi lại và ra mắt mọi người. Khúc hát sình ca cũng bị mai một nhiều, các nghi thức cũng không tuân thủ theo các bước trên, đặc biệt là đám cưới với người dân tộc khác.

Lê Thương
Chuẩn bị lễ vật đi đón dâu

Theo nghi lễ truyền thống, khi đoàn rước dâu đến cổng nhà gái sẽ bị “chặn đường” bằng tấm vải lụa màu, nhà trai phải thuyết phục gia đình nhà gái bằng điệu hát sình ca thì mới được phép vào trong.
Đó là lễ Chặn đường, một trong những nghi thức độc đáo trong đám cưới của người Cao Lan ở Bắc Giang.

Người Cao Lan ở Bắc Giang tập trung chủ yếu ở 4 huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam và Yên Thế.  Cũng như các đân tộc khác, dân tộc Cao Lan  có nhiều phong tục tập quán riêng như hát sình ca, các nghi lễ trong ma chay cưới hỏi…. Trong đó đám cưới có phần đặc biệt hơn cả, diễn ra trong hai ngày một đêm với rất nhiều thủ tục và nghi lễ như lễ đặt trầu, lễ dạm ngõ, lễ đặt gánh và cuối cùng là lễ rước dâu.
Nói tới đám cưới của người Cao Lan thì thành phần vô cùng quan trong và không thể thiếu là thầy Tào (thầy cúng) và Tráng Mòi (thầy mai mối). Theo quan niệm ở đây, thầy Tào như một đạo sĩ, pháp sư, có sức mạnh siêu nhiên trong thế giới tâm linh, có trình độ cao nhất trong xem số tử vi, xây nhà, đắp mộ, trụ trì lễ thụ phong cấp sắc trong đám cưới hỏi. Tráng Mòi như người cha thứ 2, có quyền định đoạt cho đôi trai gái đi đến hôn nhân.


Sau khi được Tráng Mòi giới thiệu, xem tuổi, gia đình nhà trai sẽ đến nhà gái làm lễ đặt trầu với 8 quả cau, 8 lá trầu và 1 lít rượu. Nếu 7 ngày sau không thấy gia đình nhà gái trả trầu nghĩa là nhà gái đã đồng ý, hai bên sẽ tiến hành lễ ăn hỏi. Trong lễ ăn hỏi, nhà trai phải có 4 cau, 4 trầu đặt trên bát sạch mang đến nhà gái để thưa chuyện, 3 ngày sau là có thể tiến hành lễ cưới.
Theo phong tục của người Cao Lan thì lễ vật mà nhà trai phải mang tới nhà gái trong ngày rước dâu thường là 2 con gà trống, 2 con gà con đã được làm sẵn, 2 bánh dầy to được dán giấy đỏ có ngôi sao năm cánh gọi là ẹt sầy, mỗi bánh khoảng 2 kg gạo nếp, 42 bánh giầy nhỏ và 4 m vải trắng (cẩm lây). Ngoài ra còn có những phần lễ khác như cau, trầu, rượu, thuốc, bánh kẹo…
Theo tục lệ cũ trước đây, ngày thứ nhất của lễ cưới sẽ được diễn ra ở nhà gái, ngày hai ở nhà trai. Nhà trai đi đón dâu từ chiều hôm trước và sẽ ngủ lại nhà gái một đêm. Trước khi đến nhà gái rước dâu, nhà trai sẽ làm lễ cúng gia tiên. Thầy Tào chuẩn bị các bài cúng tỉ mỉ, công phu, cúng xin tổ tiên che chở cho đôi bạn trẻ, phù hộ gia đình có thêm thành viên mới và làm ăn phát đạt.

Đi đầu đoàn đón dâu là ông cậu chú rể, có trách nhiệm dẫn đường, đi sau là một chàng trai phù rể (tạ pu) có trách nhiệm gánh lễ mà nhà gái đã thách cưới, và chíp mâu, em gái chú rể, là người theo sát cô dâu từ nhà gái đến khi rước dâu về nhà. Ảnh: vanhoasondong.

Có thể nói nét độc đáo nhất trong lễ cưới của người Cao Lan chính là nghi lễ Chặn đường của nhà gái. Khi đoàn đón dâu của nhà trai đến cửa, muốn vào nhà phải biết hát sình ca. Nhà gái cho căng dải lụa ở bậc thang lên nhà, để nhà trai đến cổng này phải dừng lại. Bao giờ nhà gái cũng hát trước, khoảng 4 bài, nội dung chào hỏi, sau đó nhà trai hát trả lời, thường là người dẫn đường hát.
Nội dung điệu sình hát trong đám cưới thường là nhà trai hỏi nhà gái tại sao lại có dây chăng giữa đường, nhà gái thách cưới rồi sao còn chăng dây này. Nhà gái hát trả lời rằng các vị từ mãi xa về đến đây mỏi mệt, đứng lại tạm nghỉ chân, uống nước. Nhà trai đối lại mời nhà gái cùng uống rượu uống trà, uống xong rồi, cất dây đó mở đường cho nhà trai vào nhà cùng uống rượu… đó là những bài có sẵn. Cứ hát qua lại như vậy trong khoảng 1 đến 2h. Và rồi qua những câu sình, nhà gái bị thuyết phục sẽ tự động mở đường cho nhà trai vào đón dâu.

Từng câu hát sình ca tha thiết như những lời thủ thỉ tâm tình bao trùm không khí vui tươi của đám cưới. Những lời ca mộc mạc mà say đắm trở thành lối hát giao duyên không thể thiếu của các thế hệ người Cao Lan. Ảnh: K.T.

Sau khi được nhà gái cho vào nhà, Thầy Tào sẽ làm phép xua đuổi tà ma, để ma nhà gái không bao vây nhà trai. Khi dâu về nhà trai, lễ này cũng được tiến hành. Trong bữa tiệc có mặt quan viên hai họ, thầy mối sẽ đưa cho hai gia đình những mảnh giấy hồng ghi rõ gia phả, ngày tháng năm sinh của dâu rể được ghi bằng chữ nôm, giấy của cô dâu còn ghi rõ giờ bước ra cửa, giờ bước chân vào nhà chồng. Hai chiếc bánh giày lớn lúc này được dành trao cho người trang điểm, chuẩn bị trang phục cho cô dâu còn 4 m vải được chú rể trao lại cho bố mẹ vợ. Trước sự chúc phúc của quan viên hai họ thầy Tào làm lễ se duyên (lễ tơ hồng) cho cô dâu và chú rể.
Ngày nay, đám cưới người Cao Lan ở Bắc Giang đã giản lược đi nhiều nghi thức để bớt phần rườm rà. Mặt khác, trước đây cô dâu Cao Lan khi về nhà chồng ngày đầu tiên chỉ được ở trong buồng kín không được ra ngoài giao tiếp với mọi người để thể hiện sự lễ phép của nàng dâu mới thì giờ đây cô dâu đã được tự do đi lại và ra mắt mọi người. Khúc hát sình ca cũng bị mai một nhiều, các nghi thức cũng không tuân thủ theo các bước trên, đặc biệt là đám cưới với người dân tộc khác.
Lê Thương

Đến bản Tả Phìn xem người Dao làm trống (Triệu Minh Bắc)

Đến bản Tả Phìn xem người Dao làm trống

Nghề làm trống vốn được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác trong gia đình, dòng họ người Dao đỏ ở bản Tả Phìn, huyện Sapa, tỉnh Lào Cai. Trống đối với người Dao đỏ là vật dụng rất quan trọng và cần thiết.

Theo phong tục, mỗi gia đình người Dao Đỏ phải có một bộ trống để phục vụ cho sinh hoạt văn hóa vào những ngày lễ, tết, cưới hỏi, ma chay. Người Dao đỏ bản Tả Phìn làm trống chủ yếu bằng phương pháp thủ công, khá công phu. Mặt trống được làm từ da bò hoặc da trâu. Da được đem phơi nắng hoặc để gác bếp từ 10-15 ngày rồi mới đem cắt theo khuôn tang trống.

Tang trống được làm từ gỗ mít, đục rỗng ruột và vuốt tròn sao cho tang mỏng, nhẹ nhưng vẫn bền, chắc. Da mặt trống được gắn vào tang trống bằng cách dùng các dây mây dẻo dai nối lại hai mặt trống, sau đó người thợ dùng các nêm gỗ đóng chặt vào tang trống để kéo các sợi mây đan vào nhau, sao cho da mặt trống căng, tạo ra âm thanh trầm bổng. Các nêm gỗ găm xung quanh trống tạo nên sự khác biệt độc đáo của trống người Dao đỏ bản Tả Phìn.

Người chuyên làm trống ở bản Tả Phìn, cho biết: Chúng tôi phải học để làm, làm đúng như ngày xưa, làm bằng dây mây, cái nêm trống thì cũng đóng bằng thủ công hết. Trống này làm ra phục vụ cho hoạt động văn nghệ, ngày lễ, ngày tết. Vào ngày mùng một tết, bà con cúng tổ tiên cũng dùng trống. Không phải gia đình người Dao nào cũng làm được trống. Nghề làm trống phải được truyền từ đời này sang đời khác. Hiện, xưởng làm trống của gia đình ông Lý Phủ Quyện là một điểm khá nổi tiếng với du khách.

Người làm trống, ngoài đôi tay khéo léo còn cần đôi tai tinh tế để nghe và chỉnh âm thanh của trống. Một chiếc trống chuẩn, khi đánh lên, người ở xa vẫn nghe tiếng âm vang, người ở gần không thấy chói tai, như vậy mới là một chiếc trống tốt. Ngày nay, trống của người Dao đỏ bản Tả Phìn không chỉ phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của người dân, mà còn là một sản phẩm du lịch độc đáo, thu hút du khách đến tham quan, tìm hiểu.

Triệu Minh Bắc
Đến bản Tả Phìn xem người Dao làm trống

Nghề làm trống vốn được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác trong gia đình, dòng họ người Dao đỏ ở bản Tả Phìn, huyện Sapa, tỉnh Lào Cai. Trống đối với người Dao đỏ là vật dụng rất quan trọng và cần thiết.

Theo phong tục, mỗi gia đình người Dao Đỏ phải có một bộ trống để phục vụ cho sinh hoạt văn hóa vào những ngày lễ, tết, cưới hỏi, ma chay. Người Dao đỏ bản Tả Phìn làm trống chủ yếu bằng phương pháp thủ công, khá công phu. Mặt trống được làm từ da bò hoặc da trâu. Da được đem phơi nắng hoặc để gác bếp từ 10-15 ngày rồi mới đem cắt theo khuôn tang trống.

Tang trống được làm từ gỗ mít, đục rỗng ruột và vuốt tròn sao cho tang mỏng, nhẹ nhưng vẫn bền, chắc. Da mặt trống được gắn vào tang trống bằng cách dùng các dây mây dẻo dai nối lại hai mặt trống, sau đó người thợ dùng các nêm gỗ đóng chặt vào tang trống để kéo các sợi mây đan vào nhau, sao cho da mặt trống căng, tạo ra âm thanh trầm bổng. Các nêm gỗ găm xung quanh trống tạo nên sự khác biệt độc đáo của trống người Dao đỏ bản Tả Phìn.

Người chuyên làm trống ở bản Tả Phìn, cho biết: Chúng tôi phải học để làm, làm đúng như ngày xưa, làm bằng dây mây, cái nêm trống thì cũng đóng bằng thủ công hết. Trống này làm ra phục vụ cho hoạt động văn nghệ, ngày lễ, ngày tết. Vào ngày mùng một tết, bà con cúng tổ tiên cũng dùng trống. Không phải gia đình người Dao nào cũng làm được trống. Nghề làm trống phải được truyền từ đời này sang đời khác. Hiện, xưởng làm trống của gia đình ông Lý Phủ Quyện là một điểm khá nổi tiếng với du khách.

Người làm trống, ngoài đôi tay khéo léo còn cần đôi tai tinh tế để nghe và chỉnh âm thanh của trống. Một chiếc trống chuẩn, khi đánh lên, người ở xa vẫn nghe tiếng âm vang, người ở gần không thấy chói tai, như vậy mới là một chiếc trống tốt. Ngày nay, trống của người Dao đỏ bản Tả Phìn không chỉ phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của người dân, mà còn là một sản phẩm du lịch độc đáo, thu hút du khách đến tham quan, tìm hiểu.

Triệu Minh Bắc

Bản sắc văn hóa người Dao ở Lãng Công (Bạch Nga)


Thôn Thành Công (xã Lãng Công, Sông Lô) là địa phương duy nhất trong tỉnh có đồng bào dân tộc Dao sinh sống. Trong xu thế hội nhập, giao thoa nền văn hóa, đồng bào dân tộc Dao nơi đây luôn có ý thức giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình.
Theo tục lệ, cứ vào các ngày mùng: 3/3; 8/4; 6/6 âm lịch hàng năm, đồng bào Dao ở Lãng Công lại làm các món xôi đen, xôi đỏ, xôi tím, bánh dùng rồi đem ra miếu thờ. Ngoài số xôi, bánh để thờ thần Núi, người dân còn làm thêm xôi, bánh để đem biếu gia đình nhà ngoại. Theo ông Trưởng bản Đặng Văn Sinh, các loại xôi có màu sắc khác lạ ở Thành Công được chế biến từ gạo nếp trộn với nước lá xôi đỏ, tím, đen giã nhuyễn. Xôi dẻo vừa độ, thơm ngon và trông rất đẹp mắt.

Ngoài lễ thờ thần Núi, người Dao ở Lãng Công còn được biết đến bởi những tập tục cổ truyền độc đáo như: Lễ cúng tổ tiên, cưới hỏi, ma chay, lễ cấp sắc, lễ đầy tháng con, Tết nhảy… Đây là những phong tục mang đậm bản sắc dân tộc Dao, được truyền từ đời này qua đời khác. Nói về gốc tích người Dao nơi đây, ông Đặng Văn Sinh nói: “Người Dao ở đây vốn dĩ có nguồn gốc từ Hòa Bình, di cư tới đây từ vài trăm năm trước. Hai người có công khai thiên lập địa ở chốn này là ông cụ tổ họ Đặng và cụ tổ họ Dương. Để tưởng nhớ tổ tiên, đồng bào người Dao đã lập miếu thờ ở sau Núi. Mỗi dịp lễ, Tết đều thực hiện cúng bái theo nghi thức để tưởng nhớ công ơn, cầu xin mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.”

Một trong những phong tục độc đáo nhất của người Dao ở Lãng Công là tục lệ cấp sắc. Lễ cấp sắc được tiến hành khi người con trai (hoặc con gái) đã đến độ tuổi trưởng thành và đã kết hôn. Các nghi thức cúng bái được tiến hành bởi 7 người thầy cúng, được coi là 7 ông bố đỡ đầu, đưa người được cấp sắc lên thiên đình làm lễ cấp sắc. Ngoài ra, cần có 20 người phục vụ cúng trong 3 ngày 2 đêm. Lễ vật tối thiểu bao gồm: 4 con lợn và 10 con gà. Sau khi làm lễ, người được cấp sắc sẽ được ban một tên âm. Tên này được con cháu sử dụng để thờ cúng người được cấp sắc khi về già.

  Đồng bào dân tộc Dao xưa kia có rất nhiều phong tục truyền thống song một số phong tục không phù hợp đã bị mai một theo thời gian. Bên cạnh đó, nhiều phong tục vẫn trường tồn với thời gian, giữ được bản sắc riêng độc đáo. Một trong những phong tục độc đáo của người Dao ở Lãng Công đó là tục cưới hỏi. Ông Hùng cho biết: “Các đôi trai gái được tự do tìm hiểu. Khi đã đồng ý kết tóc se duyên, nhà trai sẽ mang đôi gà trống sang nhà gái làm lễ niên canh, xin ngày sinh tháng đẻ của cô gái rồi về nhà làm lễ cúng tổ tiên. Trong lễ cúng tổ tiên, gia đình nhà trai sẽ hỏi thầy cúng xem chàng trai và cô gái có hợp tuổi nhau không. Nếu hợp tuổi, đôi trai gái sẽ được gia đình hai bên cho làm lễ đính ước. Trong lễ đính ước, nhà trai sẽ đưa nhà gái 2 đồng bạc gói trong miếng vải đỏ. Trong vòng 1 tháng, nếu nhà gái không trả lại 2 đồng bạc thì nhà trai tiếp tục làm lễ sách đỏ, quyết định ngày cưới. Trong ngày cưới, cô dâu phải mặc bộ áo cưới truyền thống do chính tay mình tự thêu hoặc do mẹ đẻ thêu. Điều đặc biệt là khác với người Kinh, chú rể người Dao sẽ không sang nhà gái rước dâu. Khi đoàn nhà trai đón cô dâu về đến cổng, chú rể và bố mẹ mình sẽ lánh mặt để tránh xung đột giữa mẹ chồng và nàng dâu sau này. Sau khi cô dâu được dẫn vào buồng ngủ, chú rể mới vào vén khăn che mặt, dẫn cô dâu ra trước bàn thờ tổ tiên làm lễ tơ hồng, uống rượu giao bôi. Ngày hôm sau, nhà trai đem lễ vật sang nhà gái làm lễ lại mặt. Chú rể phải mang tiền lẻ để phát vốn cho anh em nhà gái. Cũng trong buổi lại mặt, nhà gái phải làm ít nhất 6 chiếc bánh chưng biếu nhà trai mang về làm quà.

Cùng với việc giữ gìn những phong tục truyền thống độc đáo của dân tộc, người Dao ở Lãng Công luôn chủ động tiếp thu những nét đẹp văn hóa của các dân tộc khác, góp phần vào việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về "Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc".


Bạch Nga

Thôn Thành Công (xã Lãng Công, Sông Lô) là địa phương duy nhất trong tỉnh có đồng bào dân tộc Dao sinh sống. Trong xu thế hội nhập, giao thoa nền văn hóa, đồng bào dân tộc Dao nơi đây luôn có ý thức giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình.
Theo tục lệ, cứ vào các ngày mùng: 3/3; 8/4; 6/6 âm lịch hàng năm, đồng bào Dao ở Lãng Công lại làm các món xôi đen, xôi đỏ, xôi tím, bánh dùng rồi đem ra miếu thờ. Ngoài số xôi, bánh để thờ thần Núi, người dân còn làm thêm xôi, bánh để đem biếu gia đình nhà ngoại. Theo ông Trưởng bản Đặng Văn Sinh, các loại xôi có màu sắc khác lạ ở Thành Công được chế biến từ gạo nếp trộn với nước lá xôi đỏ, tím, đen giã nhuyễn. Xôi dẻo vừa độ, thơm ngon và trông rất đẹp mắt.

Ngoài lễ thờ thần Núi, người Dao ở Lãng Công còn được biết đến bởi những tập tục cổ truyền độc đáo như: Lễ cúng tổ tiên, cưới hỏi, ma chay, lễ cấp sắc, lễ đầy tháng con, Tết nhảy… Đây là những phong tục mang đậm bản sắc dân tộc Dao, được truyền từ đời này qua đời khác. Nói về gốc tích người Dao nơi đây, ông Đặng Văn Sinh nói: “Người Dao ở đây vốn dĩ có nguồn gốc từ Hòa Bình, di cư tới đây từ vài trăm năm trước. Hai người có công khai thiên lập địa ở chốn này là ông cụ tổ họ Đặng và cụ tổ họ Dương. Để tưởng nhớ tổ tiên, đồng bào người Dao đã lập miếu thờ ở sau Núi. Mỗi dịp lễ, Tết đều thực hiện cúng bái theo nghi thức để tưởng nhớ công ơn, cầu xin mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.”

Một trong những phong tục độc đáo nhất của người Dao ở Lãng Công là tục lệ cấp sắc. Lễ cấp sắc được tiến hành khi người con trai (hoặc con gái) đã đến độ tuổi trưởng thành và đã kết hôn. Các nghi thức cúng bái được tiến hành bởi 7 người thầy cúng, được coi là 7 ông bố đỡ đầu, đưa người được cấp sắc lên thiên đình làm lễ cấp sắc. Ngoài ra, cần có 20 người phục vụ cúng trong 3 ngày 2 đêm. Lễ vật tối thiểu bao gồm: 4 con lợn và 10 con gà. Sau khi làm lễ, người được cấp sắc sẽ được ban một tên âm. Tên này được con cháu sử dụng để thờ cúng người được cấp sắc khi về già.

  Đồng bào dân tộc Dao xưa kia có rất nhiều phong tục truyền thống song một số phong tục không phù hợp đã bị mai một theo thời gian. Bên cạnh đó, nhiều phong tục vẫn trường tồn với thời gian, giữ được bản sắc riêng độc đáo. Một trong những phong tục độc đáo của người Dao ở Lãng Công đó là tục cưới hỏi. Ông Hùng cho biết: “Các đôi trai gái được tự do tìm hiểu. Khi đã đồng ý kết tóc se duyên, nhà trai sẽ mang đôi gà trống sang nhà gái làm lễ niên canh, xin ngày sinh tháng đẻ của cô gái rồi về nhà làm lễ cúng tổ tiên. Trong lễ cúng tổ tiên, gia đình nhà trai sẽ hỏi thầy cúng xem chàng trai và cô gái có hợp tuổi nhau không. Nếu hợp tuổi, đôi trai gái sẽ được gia đình hai bên cho làm lễ đính ước. Trong lễ đính ước, nhà trai sẽ đưa nhà gái 2 đồng bạc gói trong miếng vải đỏ. Trong vòng 1 tháng, nếu nhà gái không trả lại 2 đồng bạc thì nhà trai tiếp tục làm lễ sách đỏ, quyết định ngày cưới. Trong ngày cưới, cô dâu phải mặc bộ áo cưới truyền thống do chính tay mình tự thêu hoặc do mẹ đẻ thêu. Điều đặc biệt là khác với người Kinh, chú rể người Dao sẽ không sang nhà gái rước dâu. Khi đoàn nhà trai đón cô dâu về đến cổng, chú rể và bố mẹ mình sẽ lánh mặt để tránh xung đột giữa mẹ chồng và nàng dâu sau này. Sau khi cô dâu được dẫn vào buồng ngủ, chú rể mới vào vén khăn che mặt, dẫn cô dâu ra trước bàn thờ tổ tiên làm lễ tơ hồng, uống rượu giao bôi. Ngày hôm sau, nhà trai đem lễ vật sang nhà gái làm lễ lại mặt. Chú rể phải mang tiền lẻ để phát vốn cho anh em nhà gái. Cũng trong buổi lại mặt, nhà gái phải làm ít nhất 6 chiếc bánh chưng biếu nhà trai mang về làm quà.

Cùng với việc giữ gìn những phong tục truyền thống độc đáo của dân tộc, người Dao ở Lãng Công luôn chủ động tiếp thu những nét đẹp văn hóa của các dân tộc khác, góp phần vào việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về "Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc".

Bạch Nga

Tục cưới hỏi của người Dao ở Điện biên (Hoàng Hải)

Lễ cưới hỏi của người Dao, Điện Biên Ở tỉnh Điện Biên, dân tộc Dao (hay có nơi còn phiên âm là Dạo) sống nhiều tại địa bàn huyện Tủa Chùa, gồm 2 loại: Dao tiền và Dao quần chẹt (chặt). Nhà ở của người Dao làm theo kiểu nhà sàn hoặc nhà trệt nhưng phổ biến nhất là kiểu nhà nửa sàn nửa trệt, nơi có sàn sẽ làm chỗ ngủ với quan niệm cách rời mặt đất sạch sẽ, thoáng mát có lợi cho sức khỏe. Ngày xưa, theo truyền thống bố mẹ chọn vợ,
gả chồng cho con cái không như bây giờ thanh niên nam, nữ Dao được tự do tìm hiểu, lựa chọn bạn đời. Một phong tục độc đáo của người Dao là khi không có con trai thừa kế họ sẽ chọn người con rể lấy con gái đầu thay thế và được thừa hưởng tài sản, quyền lợi bình đẳng với những người con khác. Lễ vật khi đi hỏi vợ của chàng trai Dao bao gồm 2 bi (điếu) thuốc lào, 1 đồng bạc, 2 đồng xu và 2 hào bạc. Trong truyền thống giao tiếp của người Dao, thuốc lào là thứ bắt buộc phải có, mở đầu cho cuộc nói chuyện, lời cảm ơn, xin lỗi, nhờ vả (tương tự như miếng trầu của người Kinh - “Miếng trầu là đầu câu chuyện”). Trong lễ ăn hỏi, thuốc lào là lễ vật dành cho bố mẹ vợ, khi bố mẹ cô gái đã nhận bi thuốc lào nghĩa là đã đồng ý chấp nhận chàng trai tìm hiểu con gái mình. Chàng trai sẽ đưa tiếp 2 đồng xu, 2 hào bạc để hỏi tên tuổi cô gái cũng như giới thiệu về bản thân. Trước đây, khi diễn ra lễ ăn hỏi người Dao chia thành 3 mức giá tùy thuộc vào cấp độ giàu nghèo của nhà gái để thách cưới nhà trai: nhà giàu tương ứng với 42 lạng bạc (cân tiểu ly), trung bình: 31 lạng, nghèo: 24 lạng. Mỗi mức giá cũng tương đương với giá trị của hồi môn do nhà gái cho cô dâu mang về nhà chồng. Ngày cưới nhà trai phải nhờ những người làm mối dắt theo một con lợn 60kg sang nhà gái nhưng không bắt buộc phải đủ trọng lượng 60kg, có thể thừa hoặc thiếu nhà gái cũng không bắt phạt nhưng không được quá 5kg. Đoàn người mối có 8 người: 5 nam, 3 nữ trong đó gồm: chủ hôn, người đối rượu, người đối hát và 2 người giúp việc. Trong đoàn người mối bắt buộc phải có 2 cô gái trẻ (chưa chồng) những người còn lại phải đã lập gia đình và hơn tuổi cô dâu chú rể. Trong lễ cưới người Dao, vui nhất là phần hát đối, hát ví giữa nhà trai và nhà gái. Họ nhà gái sẽ hát trước ví von cô gái như một công chúa cành vàng lá ngọc, nhà trai đến đây có việc gì phải xin phép những “vệ sĩ” bảo vệ bên ngoài để được gặp cha mẹ cô gái... Đại diện nhà trai khi ấy sẽ hát trả lời rằng: chàng trai là một người tài giỏi, khôn ngoan, lên rừng, xuống suối làm ăn đều thông thạo đã nhờ mối tìm hiểu cô gái và được cha mẹ cô gái chấp thuận, hôm nay đến xin phép đón về nhà làm dâu. Cuộc thi hát đối sẽ diễn ra sôi nổi trong suốt ngày cưới, người hát đối bên nhà trai không được thua, người đối rượu cũng không được kém người mời rượu bên nhà gái. Một phần sôi động không kém thi hát đối là khi nhà trai đón dâu về, bà con dân bản sẽ dùng những ống nứa nhỏ cắt bỏ 2 đầu, vót que tre làm lõi thông bên trong gọi là “tùng băng” (nghĩa là súng băng) sau đó lấy giấy thấm nước vo viên lại nhét vào làm “đạn” để bắn vào họ nhà trai. Mặc dù những “viên đạn” giấy khiến cho mình mẩy đau rát nhưng người Dao quan niệm rằng như vậy đôi trai gái mới sống vui vẻ, hòa thuận hạnh phúc đến đầu bạc răng long.

Hoàng Hải
Lễ cưới hỏi của người Dao, Điện Biên Ở tỉnh Điện Biên, dân tộc Dao (hay có nơi còn phiên âm là Dạo) sống nhiều tại địa bàn huyện Tủa Chùa, gồm 2 loại: Dao tiền và Dao quần chẹt (chặt). Nhà ở của người Dao làm theo kiểu nhà sàn hoặc nhà trệt nhưng phổ biến nhất là kiểu nhà nửa sàn nửa trệt, nơi có sàn sẽ làm chỗ ngủ với quan niệm cách rời mặt đất sạch sẽ, thoáng mát có lợi cho sức khỏe. Ngày xưa, theo truyền thống bố mẹ chọn vợ,
gả chồng cho con cái không như bây giờ thanh niên nam, nữ Dao được tự do tìm hiểu, lựa chọn bạn đời. Một phong tục độc đáo của người Dao là khi không có con trai thừa kế họ sẽ chọn người con rể lấy con gái đầu thay thế và được thừa hưởng tài sản, quyền lợi bình đẳng với những người con khác. Lễ vật khi đi hỏi vợ của chàng trai Dao bao gồm 2 bi (điếu) thuốc lào, 1 đồng bạc, 2 đồng xu và 2 hào bạc. Trong truyền thống giao tiếp của người Dao, thuốc lào là thứ bắt buộc phải có, mở đầu cho cuộc nói chuyện, lời cảm ơn, xin lỗi, nhờ vả (tương tự như miếng trầu của người Kinh - “Miếng trầu là đầu câu chuyện”). Trong lễ ăn hỏi, thuốc lào là lễ vật dành cho bố mẹ vợ, khi bố mẹ cô gái đã nhận bi thuốc lào nghĩa là đã đồng ý chấp nhận chàng trai tìm hiểu con gái mình. Chàng trai sẽ đưa tiếp 2 đồng xu, 2 hào bạc để hỏi tên tuổi cô gái cũng như giới thiệu về bản thân. Trước đây, khi diễn ra lễ ăn hỏi người Dao chia thành 3 mức giá tùy thuộc vào cấp độ giàu nghèo của nhà gái để thách cưới nhà trai: nhà giàu tương ứng với 42 lạng bạc (cân tiểu ly), trung bình: 31 lạng, nghèo: 24 lạng. Mỗi mức giá cũng tương đương với giá trị của hồi môn do nhà gái cho cô dâu mang về nhà chồng. Ngày cưới nhà trai phải nhờ những người làm mối dắt theo một con lợn 60kg sang nhà gái nhưng không bắt buộc phải đủ trọng lượng 60kg, có thể thừa hoặc thiếu nhà gái cũng không bắt phạt nhưng không được quá 5kg. Đoàn người mối có 8 người: 5 nam, 3 nữ trong đó gồm: chủ hôn, người đối rượu, người đối hát và 2 người giúp việc. Trong đoàn người mối bắt buộc phải có 2 cô gái trẻ (chưa chồng) những người còn lại phải đã lập gia đình và hơn tuổi cô dâu chú rể. Trong lễ cưới người Dao, vui nhất là phần hát đối, hát ví giữa nhà trai và nhà gái. Họ nhà gái sẽ hát trước ví von cô gái như một công chúa cành vàng lá ngọc, nhà trai đến đây có việc gì phải xin phép những “vệ sĩ” bảo vệ bên ngoài để được gặp cha mẹ cô gái... Đại diện nhà trai khi ấy sẽ hát trả lời rằng: chàng trai là một người tài giỏi, khôn ngoan, lên rừng, xuống suối làm ăn đều thông thạo đã nhờ mối tìm hiểu cô gái và được cha mẹ cô gái chấp thuận, hôm nay đến xin phép đón về nhà làm dâu. Cuộc thi hát đối sẽ diễn ra sôi nổi trong suốt ngày cưới, người hát đối bên nhà trai không được thua, người đối rượu cũng không được kém người mời rượu bên nhà gái. Một phần sôi động không kém thi hát đối là khi nhà trai đón dâu về, bà con dân bản sẽ dùng những ống nứa nhỏ cắt bỏ 2 đầu, vót que tre làm lõi thông bên trong gọi là “tùng băng” (nghĩa là súng băng) sau đó lấy giấy thấm nước vo viên lại nhét vào làm “đạn” để bắn vào họ nhà trai. Mặc dù những “viên đạn” giấy khiến cho mình mẩy đau rát nhưng người Dao quan niệm rằng như vậy đôi trai gái mới sống vui vẻ, hòa thuận hạnh phúc đến đầu bạc răng long.

Hoàng Hải

Người Dao Quần Chẹt đón Tết Nhảy (Vân Nam)

Hàng năm cứ mỗi độ đông về, cánh mai rừng nở rộ là người dân tộc Dao Quần Chẹt đón một năm mới, một Tết Nhảy mới mang đậm bản sắc dân tộc.
Cách thành phố Hòa Bình chừng 15km, thẳng theo hướng Đà Bắc ta bắt gặp khu du canh, du cư của người dân tộc Dao Quần Chẹt. Chúng tôi đến xóm Rãnh, xã Toàn Sơn huyện Đà Bắc vào đúng dịp giáp Tết Nguyên đán Kỷ Sửu. Không khí đón Tết của người dân tộc nơi đây đã rộ lên bởi tiếng cồng, tiếng chiêng cùng với tiếng xập xèng đã vang vang trong bản. Bởi hàng năm cứ đến ngày 15.12 âm lịch là người Dao Quần Chẹt dù làm ăn ở đâu xa cũng phải về để “hậu tạ” tổ tiên và chuẩn bị làm lễ “ hứa” đầu năm mới. Già làng đi thông báo với bà con xóm bản chuẩn bị ăn Tết tập thể.

Theo phong tục thì họ ăn Tết trước người Kinh nửa tháng và vui Tết đến hết rằm tháng riêng (15.1 âm lịch). Công việc đón Tết của người Dao Quần Chẹt từ ngày 15.12 âm lịch. Họ sửa sang thay mới ban thờ, làm bánh ống (gói bằng lá quận chặt hai đầu) và làm bánh dầy. Lễ “hứa” đầu năm là một thủ lợn tượng trưng cho con lợn khoảng ( 10 - 15kg), 5 chiếc bánh dầy hoặc bánh ống, nhà nào không có lợn thì thịt một con vịt hoặc 3 con gà đặt lên ban thờ cúng tổ tiên để cầu lộc, cầu tài và gánh vác mọi công việc như: tai hoạ, trừ tà ác...

Ban thờ đặt đúng góc tường của gian ngoài (gian cửa chính), chính giữa ban thờ có một bát hương và 2 bức tranh dán trên tường, tượng trưng cho tổ tiên theo từng thứ bậc trông thật giản dị, như chính cuộc sống của họ. Mỗi khi thắp hương cúng tổ tiên người Dao Quần Chẹt đem chiếc ghế gỗ ra để các vật thờ lên đó, theo phong tục ngày Tết họ chỉ cúng thịt và bánh, không cúng cơm như người Kinh. Năm mới, họ luộc trứng gà để sẵn trong nhà, mỗi khi trẻ con đến chơi thì họ mang ra mừng tuổi...

Trong một năm, người Dao Quần Chẹt ăn rất nhiều Tết như: Tết Nguyên tiêu (rằm tháng Giêng), Tết Hàn thực (3.3 âm lịch), Tết Đoan ngọ (5.5 âm lịch), song Tết Nhảy và Tết Nguyên đán vẫn là lớn nhất. Vì Tết Nhảy là một trong lễ Tết có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống cộng đồng của người dân tộc Dao Quần Chẹt và cũng là Tết “tẩy oan“, Tết “cầu may”, “cầu phúc”.

Thông thường họ tổ chức Tết nhảy theo từng thế hệ. Ví dụ, năm nay có họ làm Tết Nhảy xong, sau đó phải làm lễ “hứa” với tổ tiên vào khoảng một thời gian nhất định nào đó (10 - 15 năm) sẽ tổ chức lại. Ông Dương Đức Phong 50 tuổi ở xóm Rãnh xã Toàn Sơn huyện Đà Bắc đang cùng dòng họ và gia đình làm lễ Nhảy, cho biết: “Cách đây 5 năm, họ Dương nhà tôi đã làm lễ Nhảy rồi và hứa với tổ tiên là 5 năm sau lặp lại. Năm 2009 này là năm họ nhà tôi phải trả lễ. Nhưng có điều trong bản không phải họ nào cũng có Tết Nhảy. Vì tôi nghe các cụ kể lại rằng, từ thời xa xưa người Dao Quần Chẹt đi từ phía Bắc vượt biển vào đất liền; một số thuyền gặp gió bão, họ phải nhảy lên bờ để xin thần linh cứu giúp. Và có họ thì “hứa” làm Tết Nhảy như họ Dương, họ Bàn, họ Đặng, họ Triệu (có Triệu Xanh, Triệu Đỏ, Triệu Nhỏ), còn lại một số họ thì “hứa” làm “Đám Chay” như họ Triệu Gói, Triệu Đại, Triệu Mốc...”.

Theo quan niệm của người Dao Quần Chẹt, trong cuộc sống con người phải trải qua nhiều trắc trở, rủi ro, hàng năm phải khấn trời đất, thần linh, tổ tiên để được cứu giúp, trừ giải những oan trái, bất hạnh, ban cho những điều may mắn, hạnh phúc!

Tết Nhảy thường diễn ra từ 23 tháng chạp cho đến 27 - 28 Tết Nguyên đán (kéo dài 5 - 7 ngày đêm liền). Để chuẩn bị cho Tết Nhảy, gia đình phải mời thầy về để thiết lập ban thờ, bày biện đồ cúng, khấn mời Bàn vương, thần thánh, tổ tiên về dự lễ và tổ chức cho con cháu học nhảy và đọc sách (Sài Dung).

Tết Nhảy là Tết của gia đình nhưng lại được cả bản, cả vùng coi như Tết chung. Tất cả đều đến tham gia múa nhiều điệu múa truyền thống như múa cờ, múa tế rùa, múa kiếm, múa chuông... Trước ban thờ Bàn vương, ông thầy múa đi trước, theo sau là một tốp thanh niên (khoảng 10 người) nối tiếp nhau vừa đi, vừa diễn tả các động tác múa minh họa, cùng với tiếng trống, tiếng cồng, tiếng chiêng và tiếng hú, tiếng hò vang tạo thành không khí tưng bừng, nhộn nhịp làm rung động cả vùng núi rừng Đà Bắc. Trong suốt thời gian nhảy, chủ nhà mổ lợn, gói bánh để đãi khách. Họ vừa cúng, vừa uống rượu, ăn cỗ, múa hát thay phiên nhau liên tục trong nhiều ngày...

Đây quả thật là lễ hội đã góp phần tô điểm cho đời sống văn hóa ở vùng núi cao Hòa Bình thêm phong phú và đa dạng.
Vân Nam
Hàng năm cứ mỗi độ đông về, cánh mai rừng nở rộ là người dân tộc Dao Quần Chẹt đón một năm mới, một Tết Nhảy mới mang đậm bản sắc dân tộc.
Cách thành phố Hòa Bình chừng 15km, thẳng theo hướng Đà Bắc ta bắt gặp khu du canh, du cư của người dân tộc Dao Quần Chẹt. Chúng tôi đến xóm Rãnh, xã Toàn Sơn huyện Đà Bắc vào đúng dịp giáp Tết Nguyên đán Kỷ Sửu. Không khí đón Tết của người dân tộc nơi đây đã rộ lên bởi tiếng cồng, tiếng chiêng cùng với tiếng xập xèng đã vang vang trong bản. Bởi hàng năm cứ đến ngày 15.12 âm lịch là người Dao Quần Chẹt dù làm ăn ở đâu xa cũng phải về để “hậu tạ” tổ tiên và chuẩn bị làm lễ “ hứa” đầu năm mới. Già làng đi thông báo với bà con xóm bản chuẩn bị ăn Tết tập thể.

Theo phong tục thì họ ăn Tết trước người Kinh nửa tháng và vui Tết đến hết rằm tháng riêng (15.1 âm lịch). Công việc đón Tết của người Dao Quần Chẹt từ ngày 15.12 âm lịch. Họ sửa sang thay mới ban thờ, làm bánh ống (gói bằng lá quận chặt hai đầu) và làm bánh dầy. Lễ “hứa” đầu năm là một thủ lợn tượng trưng cho con lợn khoảng ( 10 - 15kg), 5 chiếc bánh dầy hoặc bánh ống, nhà nào không có lợn thì thịt một con vịt hoặc 3 con gà đặt lên ban thờ cúng tổ tiên để cầu lộc, cầu tài và gánh vác mọi công việc như: tai hoạ, trừ tà ác...

Ban thờ đặt đúng góc tường của gian ngoài (gian cửa chính), chính giữa ban thờ có một bát hương và 2 bức tranh dán trên tường, tượng trưng cho tổ tiên theo từng thứ bậc trông thật giản dị, như chính cuộc sống của họ. Mỗi khi thắp hương cúng tổ tiên người Dao Quần Chẹt đem chiếc ghế gỗ ra để các vật thờ lên đó, theo phong tục ngày Tết họ chỉ cúng thịt và bánh, không cúng cơm như người Kinh. Năm mới, họ luộc trứng gà để sẵn trong nhà, mỗi khi trẻ con đến chơi thì họ mang ra mừng tuổi...

Trong một năm, người Dao Quần Chẹt ăn rất nhiều Tết như: Tết Nguyên tiêu (rằm tháng Giêng), Tết Hàn thực (3.3 âm lịch), Tết Đoan ngọ (5.5 âm lịch), song Tết Nhảy và Tết Nguyên đán vẫn là lớn nhất. Vì Tết Nhảy là một trong lễ Tết có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống cộng đồng của người dân tộc Dao Quần Chẹt và cũng là Tết “tẩy oan“, Tết “cầu may”, “cầu phúc”.

Thông thường họ tổ chức Tết nhảy theo từng thế hệ. Ví dụ, năm nay có họ làm Tết Nhảy xong, sau đó phải làm lễ “hứa” với tổ tiên vào khoảng một thời gian nhất định nào đó (10 - 15 năm) sẽ tổ chức lại. Ông Dương Đức Phong 50 tuổi ở xóm Rãnh xã Toàn Sơn huyện Đà Bắc đang cùng dòng họ và gia đình làm lễ Nhảy, cho biết: “Cách đây 5 năm, họ Dương nhà tôi đã làm lễ Nhảy rồi và hứa với tổ tiên là 5 năm sau lặp lại. Năm 2009 này là năm họ nhà tôi phải trả lễ. Nhưng có điều trong bản không phải họ nào cũng có Tết Nhảy. Vì tôi nghe các cụ kể lại rằng, từ thời xa xưa người Dao Quần Chẹt đi từ phía Bắc vượt biển vào đất liền; một số thuyền gặp gió bão, họ phải nhảy lên bờ để xin thần linh cứu giúp. Và có họ thì “hứa” làm Tết Nhảy như họ Dương, họ Bàn, họ Đặng, họ Triệu (có Triệu Xanh, Triệu Đỏ, Triệu Nhỏ), còn lại một số họ thì “hứa” làm “Đám Chay” như họ Triệu Gói, Triệu Đại, Triệu Mốc...”.

Theo quan niệm của người Dao Quần Chẹt, trong cuộc sống con người phải trải qua nhiều trắc trở, rủi ro, hàng năm phải khấn trời đất, thần linh, tổ tiên để được cứu giúp, trừ giải những oan trái, bất hạnh, ban cho những điều may mắn, hạnh phúc!

Tết Nhảy thường diễn ra từ 23 tháng chạp cho đến 27 - 28 Tết Nguyên đán (kéo dài 5 - 7 ngày đêm liền). Để chuẩn bị cho Tết Nhảy, gia đình phải mời thầy về để thiết lập ban thờ, bày biện đồ cúng, khấn mời Bàn vương, thần thánh, tổ tiên về dự lễ và tổ chức cho con cháu học nhảy và đọc sách (Sài Dung).

Tết Nhảy là Tết của gia đình nhưng lại được cả bản, cả vùng coi như Tết chung. Tất cả đều đến tham gia múa nhiều điệu múa truyền thống như múa cờ, múa tế rùa, múa kiếm, múa chuông... Trước ban thờ Bàn vương, ông thầy múa đi trước, theo sau là một tốp thanh niên (khoảng 10 người) nối tiếp nhau vừa đi, vừa diễn tả các động tác múa minh họa, cùng với tiếng trống, tiếng cồng, tiếng chiêng và tiếng hú, tiếng hò vang tạo thành không khí tưng bừng, nhộn nhịp làm rung động cả vùng núi rừng Đà Bắc. Trong suốt thời gian nhảy, chủ nhà mổ lợn, gói bánh để đãi khách. Họ vừa cúng, vừa uống rượu, ăn cỗ, múa hát thay phiên nhau liên tục trong nhiều ngày...

Đây quả thật là lễ hội đã góp phần tô điểm cho đời sống văn hóa ở vùng núi cao Hòa Bình thêm phong phú và đa dạng.
Vân Nam

Người Dao đỏ Nà Hỳ giữ “hồn” dân tộc (Hà Linh)

Sinh sống rải rác ở 3 bản: Huổi Cơ Dạo, Sín Chải 1 và 2 của xã Nà Hỳ, những năm qua hơn 200 hộ dân người Dao đỏ cùng chung sống với nhiều dân tộc khác, như: Thái, Mông, Khơ Mú... song lại hết sức hòa đồng. Điều đáng nói, khi đến đây, ta vẫn nhận biết được họ bằng nhiều nét đặc trưng riêng biệt mà không lẫn với các dân tộc khác.

Điều đầu tiên dễ nhận biết nhất, đó là trang phục truyền thống. Hiện nay, người Dao đỏ ở Nà Hỳ vẫn giữ được nhiều nét đặc sắc trên bộ trang phục sử dụng trong các sinh hoạt thường ngày. Đặc biệt, chị em phụ nữ ở đây vẫn duy trì việc làm ra trang phục cho bản thân và mọi người trong gia đình. Ngoài các công việc nương rẫy, bếp núc hàng ngày, lúc nông nhàn họ lại cần mẫn với từng đường kim, mũi chỉ. Những bộ trang phục đẹp nhất sẽ được cất giữ để diện trong các dịp lễ tết, còn trang phục thường ngày sẽ được tối giản bớt các phần cầu kỳ, tuy nhiên vẫn đảm bảo đường nét, chi tiết cơ bản nhất, đặc biệt là về màu sắc, họa tiết. Bộ trang phục mang 5 màu cơ bản, trong đó màu đỏ được chọn là màu chủ đạo cho khăn đội đầu và màu đen cho thân áo. Các họa tiết hoa văn trang trí mang nét đặc trưng khác biệt với các dân tộc khác, chủ yếu sử dụng các họa tiết hình dấu chân hổ, hình thập ngoặc, cây thông, răng cưa, hoa cúc tiền bạc...

Còn đối với người nghệ nhân này, văn hóa dân tộc, chính là huyết mạch, là dòng máu đang chảy trong ông. Điều đó thể hiện qua bộ trang phục ông mang trên mình, chiếc khăn đội trên đầu không phải mỗi dịp lễ tết mà trong cả ngày thường... hay tất cả những di sản quý, như: bộ sách cổ được viết trên giấy dó, ấn tín... Trải qua gần hết đời người với bao thăng trầm, thay đổi của cuộc sống, ông vẫn gìn giữ và trân trọng những thứ đó như món đồ giá trị trong nhà. Hiện nay, ông còn làm cả thầy mo đi cúng cho mọi nhà mỗi dịp lễ tết, nhận dạy viết chữ truyền thống cho bất cứ ai có nhu cầu; hơn thế loại giấy dó dùng để viết vẫn được ông tự tay làm bằng rơm theo cách truyền thống của người Dao... Và với ông, mỗi dịp có khách ghé thăm nhà đều là cơ hội để giới thiệu, quảng bá rộng rãi hơn những nét đẹp văn hóa của dân tộc mình. Chính bởi vậy, với mỗi vị khách, đặc biệt là những người quan tâm đến văn hóa truyền thống dân tộc, đều được ông hết sức quý trọng. Đó là lý do ông không tiếc thời gian giới thiệu, hướng dẫn tỉ mỉ cho từng người cách viết chữ cổ, cách làm giấy dó, hay kể cho họ nghe về những câu chuyện ngụ ngôn dân gian, ca dao, tục ngữ truyền thống... dù đôi khi phải mất đến cả ngày. Cũng giống như gương mặt đã in hằn dấu vết của thời gian, thì nét rạng rỡ, niềm hạnh phúc từ tâm cũng là điều ông không thể dấu mỗi dịp như thế này.

Qua đợt tổng kiểm kê văn hóa cuối năm 2014 cho thấy, hiện nay người Dao trên địa bàn huyện Nậm Pồ, nhất là Dao đỏ ở xã Nà Hỳ vẫn còn lưu giữ nhiều nét văn hóa hết sức độc đáo. Ngoài trang phục; các lễ hội, phong tục ma chay, cưới hỏi; nghề làm trống, làm giấy dó bằng rơm; dân ca, dân vũ, trò chơi truyền thống... thì họ vẫn còn lưu giữ một kho tàng ngữ văn dân gian, gồm: truyện, thơ, đồng dao, tục ngữ, thành ngữ... đa dạng, thông qua cách truyền miệng từ các nghệ nhân, người già cho con, cháu mỗi dịp gia đình tụ họp đông người. Tuy nhiên, do với số lượng dân số ít, lại sinh sống hòa lẫn với nhiều dân tộc khác nên một số nét văn hóa đang có nguy cơ dần bị mai một. Trong khi đó, Nậm Pồ lại là huyện mới, đang trong quá trình đầu tư và có xu hướng phát triển mạnh trong một vài năm tới. Cùng với đó là những tác động trái chiều, ít nhiều làm ảnh hưởng đến văn hóa truyền thống là điều khó tránh khỏi. Vẫn biết, để bảo vệ “cái hồn” cho một dân tộc thì vấn đề cốt lõi vẫn là con người, mà trên hết đó là ý thức của họ. Song sẽ rất cần một dự án cụ thể, với sự quan tâm vào cuộc đồng bộ từ nhiều phía, tạo thêm nguồn lực để người dân không chỉ gìn giữ mà còn phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp được coi như “cái hồn” của dân tộc đó.

Hà Linh
Sinh sống rải rác ở 3 bản: Huổi Cơ Dạo, Sín Chải 1 và 2 của xã Nà Hỳ, những năm qua hơn 200 hộ dân người Dao đỏ cùng chung sống với nhiều dân tộc khác, như: Thái, Mông, Khơ Mú... song lại hết sức hòa đồng. Điều đáng nói, khi đến đây, ta vẫn nhận biết được họ bằng nhiều nét đặc trưng riêng biệt mà không lẫn với các dân tộc khác.

Điều đầu tiên dễ nhận biết nhất, đó là trang phục truyền thống. Hiện nay, người Dao đỏ ở Nà Hỳ vẫn giữ được nhiều nét đặc sắc trên bộ trang phục sử dụng trong các sinh hoạt thường ngày. Đặc biệt, chị em phụ nữ ở đây vẫn duy trì việc làm ra trang phục cho bản thân và mọi người trong gia đình. Ngoài các công việc nương rẫy, bếp núc hàng ngày, lúc nông nhàn họ lại cần mẫn với từng đường kim, mũi chỉ. Những bộ trang phục đẹp nhất sẽ được cất giữ để diện trong các dịp lễ tết, còn trang phục thường ngày sẽ được tối giản bớt các phần cầu kỳ, tuy nhiên vẫn đảm bảo đường nét, chi tiết cơ bản nhất, đặc biệt là về màu sắc, họa tiết. Bộ trang phục mang 5 màu cơ bản, trong đó màu đỏ được chọn là màu chủ đạo cho khăn đội đầu và màu đen cho thân áo. Các họa tiết hoa văn trang trí mang nét đặc trưng khác biệt với các dân tộc khác, chủ yếu sử dụng các họa tiết hình dấu chân hổ, hình thập ngoặc, cây thông, răng cưa, hoa cúc tiền bạc...

Còn đối với người nghệ nhân này, văn hóa dân tộc, chính là huyết mạch, là dòng máu đang chảy trong ông. Điều đó thể hiện qua bộ trang phục ông mang trên mình, chiếc khăn đội trên đầu không phải mỗi dịp lễ tết mà trong cả ngày thường... hay tất cả những di sản quý, như: bộ sách cổ được viết trên giấy dó, ấn tín... Trải qua gần hết đời người với bao thăng trầm, thay đổi của cuộc sống, ông vẫn gìn giữ và trân trọng những thứ đó như món đồ giá trị trong nhà. Hiện nay, ông còn làm cả thầy mo đi cúng cho mọi nhà mỗi dịp lễ tết, nhận dạy viết chữ truyền thống cho bất cứ ai có nhu cầu; hơn thế loại giấy dó dùng để viết vẫn được ông tự tay làm bằng rơm theo cách truyền thống của người Dao... Và với ông, mỗi dịp có khách ghé thăm nhà đều là cơ hội để giới thiệu, quảng bá rộng rãi hơn những nét đẹp văn hóa của dân tộc mình. Chính bởi vậy, với mỗi vị khách, đặc biệt là những người quan tâm đến văn hóa truyền thống dân tộc, đều được ông hết sức quý trọng. Đó là lý do ông không tiếc thời gian giới thiệu, hướng dẫn tỉ mỉ cho từng người cách viết chữ cổ, cách làm giấy dó, hay kể cho họ nghe về những câu chuyện ngụ ngôn dân gian, ca dao, tục ngữ truyền thống... dù đôi khi phải mất đến cả ngày. Cũng giống như gương mặt đã in hằn dấu vết của thời gian, thì nét rạng rỡ, niềm hạnh phúc từ tâm cũng là điều ông không thể dấu mỗi dịp như thế này.

Qua đợt tổng kiểm kê văn hóa cuối năm 2014 cho thấy, hiện nay người Dao trên địa bàn huyện Nậm Pồ, nhất là Dao đỏ ở xã Nà Hỳ vẫn còn lưu giữ nhiều nét văn hóa hết sức độc đáo. Ngoài trang phục; các lễ hội, phong tục ma chay, cưới hỏi; nghề làm trống, làm giấy dó bằng rơm; dân ca, dân vũ, trò chơi truyền thống... thì họ vẫn còn lưu giữ một kho tàng ngữ văn dân gian, gồm: truyện, thơ, đồng dao, tục ngữ, thành ngữ... đa dạng, thông qua cách truyền miệng từ các nghệ nhân, người già cho con, cháu mỗi dịp gia đình tụ họp đông người. Tuy nhiên, do với số lượng dân số ít, lại sinh sống hòa lẫn với nhiều dân tộc khác nên một số nét văn hóa đang có nguy cơ dần bị mai một. Trong khi đó, Nậm Pồ lại là huyện mới, đang trong quá trình đầu tư và có xu hướng phát triển mạnh trong một vài năm tới. Cùng với đó là những tác động trái chiều, ít nhiều làm ảnh hưởng đến văn hóa truyền thống là điều khó tránh khỏi. Vẫn biết, để bảo vệ “cái hồn” cho một dân tộc thì vấn đề cốt lõi vẫn là con người, mà trên hết đó là ý thức của họ. Song sẽ rất cần một dự án cụ thể, với sự quan tâm vào cuộc đồng bộ từ nhiều phía, tạo thêm nguồn lực để người dân không chỉ gìn giữ mà còn phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp được coi như “cái hồn” của dân tộc đó.

Hà Linh